Luận án Tiến sĩ: Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954
lượt xem 11
download
Luận án nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ 2. TS NGUYỄN BÌNH HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Xuân
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 Chương 1: XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952) 18 1.1. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948 và chủ trương của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng 18 1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952 36 Chương 2: XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954) 69 2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng 69 2.2. Đảng bộ Liên khu III tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức (5/1952 - 7/1954) 74 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103 3.1. Nhận xét 103 3.2. Một số kinh nghiệm 128 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 165
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tàì Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng không ngừng trường thành và lãnh đạo cách mạng thành công. Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới, hội nhập, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nghiên cứu, đúc rút và vận dụng kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong lịch sử góp phần đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cấp bách đó. Công tác xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, cả thành công và những hạn chế. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng thời kỳ này là một yêu cầu khách quan nhằm làm sáng rõ lịch sử của Đảng, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay. Thực tiễn phong phú của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nói chung và xây dựng Đảng nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục luận giải và làm sáng tỏ thêm. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 là một trong những vấn đề đó. Là địa bàn chiến lược quan trọng, Liên khu III không chỉ trực tiếp chiến đấu, xây dựng, bảo vệ quê hương mà còn có nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng
- 2 của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Ở đó, Đảng bộ Liên khu đã có những sáng tạo, những quyết định đúng đắn trong việc đề chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn phong phú về quá trình Đảng bộ Liên khu tiến hành công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến, đến nay, chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thấu đáo. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954" làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tái hiện quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ Liên khu III trong cuộc kháng chiến; khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo; những đóng góp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III trong công tác xây dựng Đảng; đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử công tác xây dựng Đảng của Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. - Phân tích làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng ở Liên khu III nói riêng từ năm 1948 đến năm 1954.
- 3 - Tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948 đến năm 1954. - Nêu bật những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng và những kết quả đạt được. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ tháng 2-1948 đến 7-1954 trên địa bàn Liên khu III. - Về không gian: + Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh Hải Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949, Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo). + Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình - Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.
- 4 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 4.2. Nguồn tài liệu Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương (sau Đại hội II là Bộ Chính trị), Ban Bí thư, Liên khu uỷ III, các tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn Liên khu III về công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954 đã được công bố trong Văn kiện Đảng toàn tập hoặc hiện lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng và các cơ quan lưu trữ khác. - Báo cáo tổng kết của Trung ương, Liên khu uỷ III, các tỉnh ủy, thành uỷ, các cơ quan chính quyền các địa phương trên địa bàn về quá trình lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung và công tác xây dựng Đảng nói riêng - Sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địa bàn Liên khu III đã xuất bản; hồi ký của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án. - Các bài nói, bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Liên khu III về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình, đề tài đã công bố về xây dựng Đảng, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số sách, báo, tạp chí có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 5 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là chủ yếu, trong đó, chương 1 và chương 2 sử dụng phương pháp lịch sử, chương 3 sử dung phương pháp logic; đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là lấy tài liệu gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để tái hiện lại quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954. Luận án cũng được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số địa phương thuộc địa bàn Liên khu III trước đây. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về tư liệu Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, trong đó có nhiều sử liệu mới 5.2. Về nội dung Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954; vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phần làm phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
- 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử Đảng bộ; các ban, ngành, đoàn thể địa phương. 1.1. Những công trình nghiên cứu chung về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954) [147], là công trình lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ Đảng thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Công trình đã tái hiện một cách sinh động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trình bày một số nét cơ bản về công tác xây dựng Đảng nói chung về các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Khi trình bày những vấn đề lịch sử chung của Đảng, cuốn sách đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III. Cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [129], viết theo thể loại biên niên, phản ánh phong phú hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng. Trong các hoạt động chung, công trình cung cấp một vài sự kiện, số liệu, chủ trương có liên qua đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Ba cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, tập I [187]; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- 7 xâm lược 1945-1954, tập II [186]; 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam [188], ở mức độ nhất định, đề cập một số hoạt động liên quan đến công tác xây dựng Đảng nói chung trong cuộc kháng chiến; trong đó phản ánh một vài khía cạnh về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong quân đội. Lịch sử công tác đảng công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975 [189], phản ánh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội trong các chiến dịch. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học [105] của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến, rút ra một số bài học, kinh nghiệm về xây dựng Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III. Cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000 [106], Lịch sử biên niên công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954) [107] phản ánh công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng từ năm 1925 đến năm 2000, trong đó đề cập đến một số sự kiện liên quan trực tiếp tới công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng bộ Liên khu III, của một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [184] nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tổ chức và quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Khi đề cập đến công tác tổ chức của Đảng bộ Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công trình đã đưa ra
- 8 một vài số liệu về phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện của một vài tỉnh trên địa bàn Liên khu. Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng của GS, TS Mạch Quang Thắng [178] trình bày một cách hệ thống, sâu sắc các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gợi mở định hướng nghiên cứu chung cho đề tài luận án. Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc [174], trình bày quá trình xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 2011. Công trình phản ánh rõ quan điểm, chủ trương, nội dung xây dựng Đảng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995) [167], do PGS, TS Trịnh Nhu chủ biên, phản ánh phong trào nông dân trong cả nước nói chung, ở các tỉnh Liên khu III nói riêng, trong đó đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của một số địa phương trên địa bàn Liên khu. Trên Tạp chí Lịch sử Đảng đăng tải một số bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng của một số Đảng bộ Liên khu nói riêng. Điển hình là bài viết của GS Đậu Thế Biểu “Những kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70 năm hoạt động của Đảng” [109]; bài viết của TS Nguyễn Quý “Bài học về xây dựng Đảng trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám (1945) soi sáng công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới” [112]; bài viết của Nguyễn Danh Lợi “Công tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV thời kỳ 1945- 1950” [157]; bài viết của Nguyễn Thị Kim Thanh “Về công tác phát triển đảng vùng có đồng bào Công giáo (thời kỳ 1945-1975)” [177]; bài viết của Nguyễn Quang Hòa “Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng của Đảng
- 9 bộ Liên khu V (1949-1951)” [127]; bài viết của Nguyễn Ngọc Mão “Một số kinh nghiệm từ công tác xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp” [160] v.v.. Đề tài khoa học cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (1930-1954) [170] do GS, TS Trịnh Nhu làm Chủ nhiệm. Trong khi phản ánh sự ra đời của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đề tài đề cập đến công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng, trong đó đề cập một vài khía cạnh, số liệu về phát triển đảng viên của Đảng bộ Liên khu III trong kháng chiến. Những nhận định, đánh giá về công tác lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng thể hiện trong đề tài phần nào có ý nghĩa cho việc đối chiếu, tổng kết, rút ra những nét riêng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) [110] do TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệm nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trong cuộc kháng chiến. Đề tài tập trung trình bày quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương; trong đó điểm một vài nét về công tác xây dựng tổ chức của một số Liên khu, tỉnh, thành phố điển hình. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ Liên khu III, ở một vài thời điểm, đề tài đưa ra một vài số liệu về số lượng chi bộ, đảng viên của Liên khu. Căn cứ vào những số liệu về tổ chức Đảng mà đề tài đưa ra, tác giả luận án có điều kiện lựa chọn những những số liệu đáng tin cậy; và cũng là một cơ sở góp phần giúp tác giả so sánh, rút ra một vài điểm giống, khác nhau về công tác xây dựng tổ chức giữa Liên khu III với các Liên khu khác.
- 10 Các bài nghiên cứu trên đều phản ánh những khía cạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức nói chung; công tác xây dựng Đảng của các Liên khu nói riêng; nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng cũng như kinh nghiệm xây dựng Đảng của một số đảng bộ địa phương. Điều đó giúp tác giả luận án nghiên cứu trên nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án. 1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III Trong một số sách viết về Liên khu III, ở những mức độ khác nhau, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã được đề cập đến. Phải kể đến các công trình như: Cuốn Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp [112]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng 1945-1955 [130]; cuốn Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1955 [131]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955) [111]. Bốn công trình lịch sử quan trọng đó đã dựng lại một cách chân thực, khá toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III; trong đó trình bày tương đối phong phú về tình hình Liên khu qua các giai đoạn lịch sử; chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Liên khu ủy III, của cấp ủy các tỉnh, thành; phong trào đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và những kết quả đạt được; chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo kháng chiến, kiến quốc; đưa ra một vài số liệu về công tác phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ của Đảng bộ Liên khu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này.
- 11 Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1954) [125] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên. Cuốn sách nghiên cứu sâu về chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả đạt được của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ trên mặt trận chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng nóng bỏng trên chiến trường Liên khu III, công tác lãnh đạo và phong trào chiến tranh du kích vùng sau lưng địch được phản ánh đậm nét. Những thành công, chưa thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào chiến tranh du kích của các Đảng bộ trên địa bàn sẽ là một cơ sở để tác giả luận án đánh giá phần nào những thành công, hạn chế trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Liên khu. Phần nhận xét, đánh giá của công trình đề cập một vài khái cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, có thể tham khảo phục vụ việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Những kết quả của phong trào chiến tranh du kích mà công trình thể hiện còn giúp cho tác giả luận án nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn; hiểu rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đảng ở Bắc Bộ, trong đó có Đảng bộ Liên khu III. Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố miền Bắc [175] do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm đã trình bày sự lãnh đạo của Liên khu ủy III đối với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của quân và dân Liên khu từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954. Đề tài khái quát một số nét cơ bản về sự ra đời của Liên khu ủy III; dựng lại quá trình Liên khu ủy III lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến chống địch đánh chiếm đồng bằng; xây dựng lực lượng; phát triển phong trào chiến tranh du kích, phối hợp với các chiến trường; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của
- 12 Liên khu v.v. Ở đó, những chủ trương, chính sách của Liên khu ủy về đẩy mạnh kháng chiến, xây dựng lực lượng, phối hợp đấu tranh, củng cố hậu phương kháng chiến…; những trận chiến đấu giằng co, cam go của quân và dân địa phương chống địch càn quét được phản ánh sinh động với nhiều số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, vì là đề tài nghiên cứu về vai trò của Liên khu uỷ đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trên địa bàn nên vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu chỉ được đề cập ở mức độ nhất định với việc đưa ra một vài khía cạnh, một vài số liệu nhằm minh họa cho công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này. Những kết quả đạt được trên các mặt công tác, cùng với những khía cạnh, số liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, tuy còn khái lược nhưng là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo phục vụ việc nhận xét, đánh giá vai trò của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong những năm 1948-1954; thấy được phần nào mặt thành công, chưa thành công hay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Liên khu, của cán bộ đảng viên các địa phương trên địa bàn. 1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành, đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III Các công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên địa bàn Liên khu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đề cập đến một số nét về công tác xây dựng Đảng của địa phương mình. Các công trình đó bao gồm: Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955) [75]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930-1975 [79]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập II 1945-1954 [182]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, tập I, 1929-1954 [183]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập I, 1930-1954 [122]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình [123]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập
- 13 1(1927-1954) [78]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927-1954) [76]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, (1930-2000) [121] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tập I (1927-1975) [77]. Các công trình lịch sử Đảng bộ nêu trên trình bày sự ra đời, phát triển và quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc từ năm 1945 đến năm 1954. Ở đó, các chủ trương kháng chiến, kiến quốc của các cấp ủy Đảng; các phong trào chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa... và kết quả đạt được trên các mặt công tác được phản ánh sinh động. Hòa trong phong trào kháng chiến, các công trình cũng thể hiện những hoạt động xây dựng Đảng của các cấp bộ Đảng địa phương, tuy chỉ mới dừng ở mức khái lược, chủ yếu đưa ra một vài số liệu minh họa về xây dựng tổ chức như: số lượng đảng viên, một số chi bộ, các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn. Công tác lãnh đạo tư tưởng có được phản ánh nhưng còn mờ nhạt. Trong một vài thời đoạn của cuộc kháng chiến, ở nhiều địa phương, công tác xây dựng Đảng không được đề cập đến. Hầu hết các công trình chưa có nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ mình. Mặc dù vậy, các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương không chỉ đơn thuần cung cấp một số sự kiện, số liệu về công tác xây dựng Đảng, mà thực tiễn kháng chiến sôi động của Đảng bộ, của quân và dân các tỉnh, thành là nguồn tài liệu không thể thiếu để nghiên cứu sinh tham khảo phục vụ việc xây dựng nội dung nghiên cứu; phân tích, đánh giá, nhận xét một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế, cũng như rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng Đảng của các địa phương trên địa bàn Liên khu. Các ban, ngành, đoàn thể một số tỉnh, thành trên địa bàn cũng đã nghiên cứu, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy không đề cập trực tiếp đến công tác
- 14 xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng những kết quả đạt được cũng như những khuyết điểm, hạn chế trong công tác của từng ban, ngành, đoàn thể, ở chừng mực nhất định, có ý nghĩa cho việc nhìn nhận, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo và công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo cán bộ của Đảng bộ Liên khu cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Liên khu trong cuộc kháng chiến. Mỗi công trình có một giá trị riêng, song, tựu chung, đó là nguồn tài liệu tham khảo phong phú, góp phần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án của mình. 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua các công trình đã công bố, vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 đã được quan tâm nghiên cứu, được đề cập ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau. - Hầu hết các công trình đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận lợi, khó khăn của Liên khu III cũng như phong trào kháng chiến của quân và dân trên địa bàn từ năm 1945-1954; trình bày những nét cơ bản về vị trí địa lý, những thay đổi địa giới hành chính, tổ chức, nhân sự của cơ quan lãnh đạo Đảng ở Liên khu III và một số tỉnh, thành phố trên địa bàn; đề cập khái quát quan điểm và chỉ đạo của Liên khu uỷ III và của một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu, chủ yếu là chủ trương về kháng chiến, chiến tranh du kích, xây dựng kinh tế kháng chiến; nêu lên một số chi bộ điển hình về lãnh đạo, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, tiến hành chiến tranh du kích và ủng hộ kháng chiến v.v… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên
- 15 quan đến đề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn, mang tính minh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Các công trình đó chú trọng trình bày về các hoạt động quân sự, diễn biến, kết quả, ý nghĩa các chiến dịch, các trận chống càn, các hoạt động chiến tranh du kích, tổng kết các vấn đề về kháng chiến, về chiến tranh du kích trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III được thực hiện trên cơ sở sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III hầu như chưa được đề cập đến. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 được tiến hành trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình trên chủ yếu phản ánh về lịch sử kháng chiến, tập trung vào lĩnh vực quân sự, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu. Chỉ có một số ít công trình điểm qua một vài nội dung trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng còn hết sức chung chung và mờ nhạt. - Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Một số công trình đã đưa ra một vài khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu như: phát triển Đảng “ẩu”; củng cố không theo kịp đà phát triển; thiếu cán bộ, bộ máy Đảng còn thiếu tính ổn định. - Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954 để lại nhiều kinh nghiệm quý. Các công trình đã xuất bản chưa đề cập đến những kinh nghiệm trong công tác xây
- 16 dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu có ý nghĩa cho công tác xây dựng Đảng nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa của đề tài và tình hình nghiên cứu, có thể nói, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 vẫn có thể xem là có khoảng trống, rất cần được nghiên cứu thấu đáo, hệ thống, toàn diện và khoa học, góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ Liên khu cũng như lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành trên địa bàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Qua nghiên cứu các công trình đã công bố cho thấy mảng đề tài xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và của Đảng bộ Liên khu III nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm là những cuốn lịch sử chung; lịch sử các ban, ngành, đoàn thể và lịch sử đảng bộ các địa phương nên công tác xây dựng Đảng được phản ánh ở đó còn mờ nhạt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học, toàn diện về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Vì vậy, để nghiên cứu sâu sắc, hệ thống toàn diện mảng đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954. - Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 75 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 89 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 3 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn