Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích các nhân tố tác động đến biến động dân số ở tỉnh Đồng Nai. Từ đó, luận án định hướng, đề xuất những giải pháp tổ chức điều chỉnh sự biến động của quá trình dân số phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lý BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lý BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kì học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lý
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xuân Hậu đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa lí kinh tế - xã hội và khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã động viên, ủng hộ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Phòng Kế hoạch Tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai; Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THPT Nam Hà, gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Lý
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................ 14 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................... 14 1.1.1. Dân số ...................................................................................................... 14 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số ......................................... 22 1.1.3. Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội ............ 29 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 40 1.2.1. Những bài học kinh nghiệm về nghiên cứu biến động dân số và giải quyết những ảnh hưởng của biến động dân số đến kinh tế - xã hội ........ 40 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 42 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 46 Chương 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................................. 48 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số tỉnh Đồng Nai ......................................... 48 2.1.1. Vị trí địa lý phạm vi lãnh thổ và lịch sử hình thành ................................ 48 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 50 2.1.3. Kinh tế - xã hội......................................................................................... 55 2.2. Thực trạng dân số và biến động dân số tỉnh Đồng Nai .................................. 76 2.2.1. Quy mô dân số ......................................................................................... 76 2.2.2. Gia tăng dân số ......................................................................................... 78 2.2.3. Cơ cấu dân số ........................................................................................... 85
- 2.2.4. Phân bố dân cư ......................................................................................... 94 2.3. Ảnh hưởng của biến động dân số đến kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ........... 97 2.3.1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ............................................................ 97 2.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội ............................................................................ 108 2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường.................................................................... 116 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 121 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ......................................... 123 3.1. Căn cứ để xây dựng định hướng .................................................................. 123 3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số ........................................ 123 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 ................................................................... 129 3.1.3. Căn cứ vào xu hướng của các quá trình dân số ở Đồng Nai ................. 132 3.1.4. Căn cứ vào tác động của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai ............................................................................................... 133 3.1.5. Căn cứ vào dự báo dân số Đồng Nai ..................................................... 135 3.2. Định hướng chính sách dân số của Đồng Nai .............................................. 135 3.2.1. Định hướng về quy mô dân số ............................................................... 135 3.2.2. Định hướng về cơ cấu ............................................................................ 137 3.2.3. Định hướng về phân bố dân cư và đô thị hóa ........................................ 140 3.2.4. Định hướng về lao động việc làm .......................................................... 142 3.3. Giải pháp về các vấn đề biến động dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.... 143 3.3.1. Nhóm giải pháp về biến động quy mô ................................................... 143 3.3.2. Nhóm giải pháp kiểm soát và quản lý cơ cấu dân số ............................. 146 3.3.3. Giải pháp về phân bố dân cư, lao động và quản lý lao động nhập cư ... 149 3.3.4. Giải pháp về nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nhân lực ............. 152 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 157 KẾT LUẬN............................................................................................................ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐNB : Đông Nam Bộ ĐTNN : Đầu tư ngước ngoài FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam KT – XH : Kinh tế - xã hội QL : Quốc lộ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNTN : Tài nguyên thiên nhiên Tp : Thành phố TX : Thị xã
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai và các tỉnh khác năm 2017 ............................................................................................... 57 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2017 ........... 58 Bảng 2.3. Vốn đầu tư của tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ........................ 59 Bảng 2.4. Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số của các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2017................................................... 76 Bảng 2.5. Dân số và tốc độ gia tăng dân số phân theo huyện thị, thành phố tỉnh Đồng Nai năm 2000, 2010, 2017 ................................................... 77 Bảng 2.6. Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Đồng Nai, vùng ĐNB và cả nước, giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................... 78 Bảng 2.7. Tỷ suất gia tăng tự nhiên dân số Đồng Nai phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2017 ................................................................ 79 Bảng 2.8. Tỷ suất gia tăng cơ học phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................................... 83 Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2000 – 2017 .................... 85 Bảng 2.10. Tỷ số phụ thuộc của Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ........................ 86 Bảng 2.11. Cơ cấu dân số Đồng Nai theo giới tính, giai đoạn 2000 – 2017 ........... 87 Bảng 2.12. Tỷ số giới tính phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................................... 87 Bảng 2.13. Nguồn lao động ở Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ........................... 88 Bảng 2.14. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 .................................................................................. 91 Bảng 2.15. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, giai đoạn 2000 – 2017 ........... 92 Bảng 2.16. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 (%) ......................................................................................................... 93 Bảng 2.17. Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................... 94
- Bảng 2.18. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của cả nước, vùng ĐNB và các tỉnh thành trong vùng ĐNB năm 2017 ........................................... 95 Bảng 2.19. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ......................................................... 98 Bảng 2.20. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 .................................................................................. 99 Bảng 2.21. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 .... 100 Bảng 2.22. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000- 2017 .... 101 Bảng 2.23. Lao động trong công nghiệp tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 ......................................................................................... 103 Bảng 2.24. Cơ cấu GTSX Nông - lâm thủy - sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 & 2017................................................................................................ 105 Bảng 2.25. Dân số và tổng giá trị hàng hóa bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 108 Bảng 2.26. Số học sinh và giáo viên tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017........ 109 Bảng 2.27. Số cán bộ y tế, số giường bệnh, số cơ sở y tế tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 – 2017 .................................................................................... 111 Bảng 2.28. Chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2000 – 2017 ......................................................................................... 112 Bảng 2.29. Lực lượng lao động, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc và tỷ lệ thất nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 ...................... 114 Bảng 2.30. Diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 ......................................................................................... 117 Bảng 3.1. Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai, cả nước năm 2017 và định hướng đến 2030 .............................................................................................. 136 Bảng 3.2. Tỷ số giới tính, tỷ lệ dân số nam, tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến 2025, 2030 .......................... 137 Bảng 3.3. Quy mô, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025 .............................................................. 138
- Bảng 3.4. Tỷ số dân số phụ thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025, 2030 ............................................................................ 139 Bảng 3.5. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế tỉnh Đồng Nai năm 2015 và định hướng đến năm 2025 ............................ 140 Bảng 3.6. Dự báo lao động toàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 .......................... 142 Bảng 3.7. Cơ cấu dân số theo tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng 2025 ..................................................................................................... 147
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2000 và 2017 (%) .......................................... 53 Hình 2.2. Tỷ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên giai đoạn 2000 – 2017 .... 81 Hình 2.3. Tỷ suất gia tăng cơ học của một số tỉnh, thành trong vùng ĐNB năm 2017 ............................................................................................... 82 Hình 2.4. Tỷ suất gia tăng dân số tỉnh Đồng Nai, vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................... 84 Hình 2.5. Cơ cấu lao động Đồng Nai đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2017 .............................................................. 89 Hình 2.6. Cơ cấu dân số Đồng Nai thành thị và nông thôn, giai đoạn 2000 – 2017 ........................................................................................... 96 Hình 2.7. Phân bố các nhóm ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp năm 2017 ............................................................................................. 102 Hình 3.1. Định hướng tỷ trọng dân số tỉnh Đồng Nai theo đơn vị hành chính năm 2017 và 2025 ............................................................................... 136 Hình 3.2. Mật độ dân số của các đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng 2025............................................................................. 141
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai Bản đồ 2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai Bản đồ 2.3. Các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai Bản đồ 2.4. Bản đồ dân số tỉnh Đồng Nai năm 2000 Bản đồ 2.5. Bản đồ dân số Tỉnh Đồng Nai năm 2017
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, quy mô, cơ cấu của dân số quyết định quy mô, cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Con người – dân số đóng vai trò trung tâm trong mọi chương trình, chiến lược phát triển, nó vừa là điều kiện, phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển. Phát triển dân số là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đề gia tăng dân số là một yếu tố quan trọng trong những giải pháp để phát triển kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới (Bộ Y tế, 2013). Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Do đó, phát triển dân số đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Biến động động dân số là quá trình tất yếu của mỗi khu vực, mỗi địa phương. Quá trình biến động dân số sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Biến động dân số sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh tế khác, làm thay đổi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn lao động. Tỉnh Đồng Nai đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng công nghiệp không ngừng tăng lên, kinh tế phát triển nên địa phương thu hút mạnh dân nhập cư. Số lượng người nhập cư chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh,
- 2 Hà Nội và Bình Dương nên tốc độ đô thị hóa cũng mạnh mẽ, dân số của tỉnh đang tăng nhanh do nhiều nguyên nhân: gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học. Do đó, dân số vừa là yếu tố thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng đó. Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Đồng Nai có nhiều thay đổi tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%, là vùng đang trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế và dân số, là tỉnh có số dân đông thứ hai so với các tỉnh khác trên cả nước. Số người nhập cư đa số nằm trong độ tuổi lao động (chiếm trên 70% số người nhập cư). Vì thế có thể khẳng định là dân nhập cư chính là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số, tác động của dân số đến phát triển KT – XH để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng; phân tích các nhân tố tác động đến biến động dân số ở tỉnh Đồng Nai. Từ đó, luận án định hướng, đề xuất những giải pháp tổ chức điều chỉnh sự biến động của quá trình dân số phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và biến động dân số. - Thu thập các tài liệu có liên quan đến biến động dân số và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động dân số. - Nghiên cứu biến động dân số ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 - Đánh giá, phân tích biến động dân số đến phát triển KT - XH ở Đồng Nai - Xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển dân số phù hợp với sự KT - XH ở tỉnh Đồng Nai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 423 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 99 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 139 | 17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 140 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 27 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 98 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn