intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Mạng lưới trường học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

32
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng mạng lưới các trường phổ thông ở TP.HCM từ góc độ địa lí dịch vụ, coi giáo dục là một ngành dịch vụ đặc biệt. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện mạng lưới các trường phổ thông ở TP.HCM trong những thập kỷ tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Mạng lưới trường học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ THÙY DUNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ THÙY DUNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VIẾT THỊNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2020 Tác giả luận án ĐINH THỊ THÙY DUNG
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục bản đồ Danh mục hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 4. Tổng quan tài liệu ......................................................................................................3 4.1. Trên thế giới .................................................................................................3 4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................12 5. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................................16 5.1. Quan điểm tổng hợp ...................................................................................16 5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh .....................................................................17 5.3. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................17 5.4. Quan điểm hệ thống ...................................................................................17 5.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ..............................................18 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18 6.1. Tổng quan (hồi cứu) các công trình đã công bố về lý luận và về thực tiễn liên quan đến nội dung luận án ...................................................18 6.2. Phương pháp thống kê ...............................................................................19 6.3. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS) ......................................19 6.4. Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học .............................................20 6.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia ............................................................21 6.6. Phương pháp dự báo ..................................................................................21 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ..............................................22
  5. 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ......................................................22 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ......................................................22 8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................22 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................23 1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông .......................23 1.1.1. Những quy định có liên quan trong Luật Giáo dục ..................................23 1.1.2. Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông ..........................................................27 1.2. Quan niệm về khu vực dịch vụ và về dịch vụ giáo dục ........................................29 1.2.1. Giáo dục trong cơ cấu ngành dịch vụ .......................................................29 1.2.2. Dịch vụ giáo dục và đào tạo .....................................................................31 1.2.3. Đặc điểm của dịch vụ giáo dục .................................................................34 1.3. Một số chỉ tiêu về tiếp cận dịch vụ giáo dục và kết quả giáo dục ........................39 1.3.1. Một số chỉ tiêu chính phản ánh tiếp cận dịch vụ giáo dục........................39 1.3.2. Một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả giáo dục .....................................42 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng dịch vụ giáo dục .................44 1.4. Các vấn đề liên quan đến mạng lưới trường học phổ thông .................................45 1.4.1. Quy hoạch mạng lưới trường học phổ thông ............................................45 1.4.2. Vấn đề phát triển mạng lưới trường học phổ thông..................................48 1.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến mạng lưới trường học phổ thông ............................................................................................................49 1.5.1. Số học sinh đi học theo từng cấp học .......................................................50 1.5.2. Vốn đầu tư cho giáo dục ...........................................................................52 1.5.3. Quỹ đất ......................................................................................................54 1.5.4. Quy hoạch mạng lưới trường ....................................................................56 1.5.5. Sự hài lòng của phụ huynh và học sinh ....................................................56 1.6. Một số chỉ tiêu thống kê đánh giá mạng lưới trường học phổ thông ở cấp tỉnh, vận dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................57 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................62
  6. Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................64 2.1. .Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục và mạng lưới trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................64 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí, tổ chức lãnh thổ hành chính..............................64 2.1.2. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................64 2.1.3. Dân cư .......................................................................................................67 2.1.4. Di cư..........................................................................................................74 2.1.5. Xu hướng đô thị hóa .................................................................................86 2.1.6. Trình độ phát triển kinh tế ........................................................................89 2.2. Thực trạng phát triển giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh .................90 2.2.1. Tiếp cận dịch vụ giáo dục .........................................................................90 2.2.2. Số học sinh bình quân một giáo viên và bình quân một lớp học ..............96 2.2.3. Học phí và khả năng chi trả cho giáo dục.................................................98 2.2.4. Mức độ đảm bảo chất lượng dịch vụ giáo dục .........................................99 2.2.5. Sự hài lòng của người hưởng dịch vụ giáo dục ......................................104 2.2.6. Quỹ đất ....................................................................................................106 2.2.7. Vốn đầu tư ..............................................................................................107 2.2.8. Tâm lý của các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục .........................109 2.3. Thực trạng mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh ..........112 2.3.1. Quy hoạch mạng lưới trường .................................................................112 2.3.2. Số trường, lớp học phổ thông ................................................................115 2.3.3. Bình quân sĩ số học sinh một lớp (phân theo cấp học và quận, huyện) ....................................................................................................116 2.3.4. Khái quát về mạng lưới trường ..............................................................118 2.3.5. Đặc điểm phân bố không gian mạng lưới cơ sở trường phổ thông .......121 2.3.6. Khoảng cách học sinh Tiểu học di chuyển từ nhà đến trường ..............126 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................133
  7. Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HỢP LÝ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................135 3.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp .................................................................................135 3.1.1. Các văn bản pháp quy ............................................................................135 3.1.2. Xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới ...................................................................................................137 3.1.3. Việc hiện thực hóa cơ chế đặc thù cho giáo dục do Sở Giáo dục - đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất ..............................................139 3.1.4. Phân hóa học sinh theo hướng học nghề ...............................................140 3.2. Những nhóm giải pháp để tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................142 3.2.1. Giải pháp liên quan đến vấn đề dân số ..................................................142 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ..............................146 3.2.3. Giải pháp phát huy nguồn “vốn xã hội” trong giáo dục ........................148 3.2.4. Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi chính sách quy hoạch vùng được thực hiện ...........................................150 3.2.5. Giải pháp tổ chức mạng lưới trường học phổ thông về mặt xã hội ........151 3.2.6. Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi học sinh phân hóa cao theo hướng học nghề .........................................153 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................155 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................156 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................159 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH Đại học ĐHQG Đại học quốc gia GD Giáo dục GD&ĐT, GD-ĐT Giáo dục - đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh KT-XH Kinh tế - xã hội NCS Nghiên cứu sinh PT Phổ thông TCTK Tổng cục thống kê TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ và của ngành GD&ĐT trong cơ cấu GDP và trong lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế ....... 30 Bảng 1.2. Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học, thành thị - nông thôn .................. 40 Bảng 1.3. Tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo cấp học, thành thị - nông thôn ............ 41 Bảng 1.4. Quy định về quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ đô thị cơ bản ...................................................................................................... 48 Bảng 1.5. Các chỉ tiêu công trình công cộng, dịch vụ trong trường học phổ thông ................................................................................................ 48 Bảng 1.6. Tỉ trọng của chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước.......................................................................................... 52 Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo quận, huyện (đến 31/12/2017) .......... 65 Bảng 2.2. Dân số Thành phố Hồ Chí Minh qua một số năm 2001-2017 ................ 68 Bảng 2.3. Tỉ suất gia tăng dân số chung, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học ...... 70 Bảng 2.4. Di cư ở TPHCM giai đoạn 1994-1999 phân theo quận, huyện .............. 75 Bảng 2.5. Cơ cấu dân số trong độ tuổi học phổ thông phân theo tình trạng di cư và theo quận, huyện, năm 1999 ......................................................... 77 Bảng 2.6. Các phường/xã có tỉ lệ trẻ nhập cư chiếm hơn 30% số trẻ trong độ tuổi đi học ở tất cả các cấp học, năm 1999 ............................................ 78 Bảng 2.7. Di cư ở TPHCM giai đoạn 2004-2009 phân theo quận, huyện .............. 80 Bảng 2.8. Cơ cấu dân số trong độ tuổi học phổ thông phân theo tình trạng di cư và theo quận, huyện, năm 2009 ......................................................... 84 Bảng 2.9. Các phường/xã có tỉ lệ trẻ nhập cư chiếm hơn 30% số trẻ trong độ tuổi đi học ở tất cả các cấp học, năm 2009 ............................................. 86 Bảng 2.10. Tổng số học sinh phổ thông các năm học ............................................... 92 Bảng 2.11. Tỉ lệ đi học đúng tuổi của cả nước và Đông Nam Bộ ............................ 93 Bảng 2.12. Tỉ lệ trẻ em đang đi học ở từng độ tuổi (6-17) phân theo tình trạng di cư, năm 2009....................................................................................... 94 Bảng 2.13. Tỉ lệ đi học đúng tuổi ở TPHCM phân theo tình trạng di cư .................. 94
  10. Bảng 2.14. Tỷ lệ học sinh phổ thông đi học đúng tuổi phân theo cấp học và phân theo giới tính .................................................................................. 96 Bảng 2.15. Số học sinh bình quân 1 giáo viên và bình quân 1 lớp học .................... 97 Bảng 2.16. Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học................. 98 Bảng 2.17. Phân bổ phiếu hỏi phụ huynh học sinh ................................................. 101 Bảng 2.18. Thống kê mô tả về thái độ của phụ huynh học sinh đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường ............................... 102 Bảng 2.19. Tỉ lệ học sinh trả lời về mức độ được tham gia ngoại khóa, trải nghiệm (% số người được hỏi) ............................................................ 104 Bảng 2.20. Mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh đối với chất lượng dịch vụ giáo dục ............................................................................................ 105 Bảng 2.21. Số trường học, lớp học phổ thông ở TPHCM qua các năm học ........... 108 Bảng 2.22. Quỹ đất dành cho giáo dục, phân theo khu vực quy hoạch .................. 112 Bảng 2.23. Nhu cầu về cơ sở vật chất, phân theo khu vưc quy hoạch .................... 113 Bảng 2.24. Số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học phân theo quận/huyện và phân theo cấp học năm học 2017 – 2018 ......................................... 117 Bảng 2.25. Một số chỉ tiêu về mạng lưới trường phân theo quận, huyện 2017 ...... 119 Bảng 2.26. Thời gian trung bình để đi học và về nhà (% số trường hợp được hỏi) ............................................................................................... 121 Bảng 2.27. Đoạn đường trung bình học sinh Tiểu học di chuyển từ nhà đến trường ở các quận/huyện trong năm học 2017 - 2018 .......................... 128 Bảng 2.28. Khoảng cách trung bình học sinh quận Phú Nhuận di chuyển từ nhà đến trường ............................................................................................. 130
  11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 63 Bản đồ 2. Bản đồ gia tăng mật độ dân số phân theo quận, huyện, giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................. 73 Bản đồ 3. Những “điểm nóng” do sức ép của người nhập cư lên khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em năm 1999 ............................................. 79 Bản đồ 4. Bản đồ các phường, xã thu hút mạnh nhất người nhập cư giai đoạn 2004-2009 ............................................................................................... 82 Bản đồ 5. Những “điểm nóng” do sức ép của người nhập cư lên khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em năm 2009 ............................................. 85 Bản đồ 6. Các khu vực quy hoạch mạng lưới trường phổ thông (theo Quyết định số 02/2003/QĐ-UB của UBND TP. Hồ Chí Minh)...................... 114 Bản đồ 7. Bản đồ mạng lưới trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh ............ 123 Bản đồ 8. Bản đồ mạng lưới trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 124 Bản đồ 9. Bản đồ mạng lưới trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 125
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ...................................... 25 Hình 1.2. Sơ đồ các ngành dịch vụ ........................................................................... 29 Hình 1.3. Sơ đồ các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến mạng lưới trường học phổ thông ............................................................................................ 50 Hình 1.4. Độ đàn hồi của các nhu cầu dịch vụ lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế tạo .......................... 51 Hình 2.1. Sự thay đổi mật độ dân số phân theo quận, huyện, 2010-2017 ................ 72 Hình 2.2. Số lượng học sinh nhập học phân theo cấp học và loại hình trường ........ 92 Hình 2.3. Số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học phân theo quận/huyện và phân theo cấp học năm học 2017 – 2018 ................................................ 117
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục - đào tạo là cái nôi của sự phát triển kinh tế - xã hội, là loại ngành dịch vụ mà với vai trò của giáo dục thì một mặt là dịch vụ công (vì nó nhằm đào tạo các thế hệ công dân của một quốc gia, nhằm phát triển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực vì lợi ích của quốc gia), một mặt giáo dục là dịch vụ cá nhân, mà mỗi cá nhân và gia đình nhìn thấy ở các cơ sở dịch vụ giáo dục này khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo bản thân mình hay con em mình để phát triển nhân cách (cả về thể lực, trí lực, năng khiếu, thái độ tình cảm, quan niệm sống, kĩ năng sống,…) mà họ kì vọng. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã xem giáo dục như “quốc sách hàng đầu” và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam cũng cần có hướng đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý. Hầu như không có sự phân bố nào trên thế giới là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên một số vẫn nằm trong giới hạn cho phép, trong khi một thực tế là hiện nay sự tổ chức các trường học phổ thông ở TPHCM còn có quá nhiều bất cập: nơi thiếu trường, nơi tập trung quá nhiều trường, nơi thì trường dư chỉ tiêu, nơi thì trường thiếu học sinh,… TPHCM là TP lớn của cả nước, trong những năm qua có mức gia tăng dân số nhanh, nhưng quỹ đất không tăng đã dẫn đến nguy cơ HS đúng tuyến thiếu chỗ học. Thêm vào đó, việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học của TP trong thời gian qua tiến hành với tốc độ chậm, số lượng trường học không tăng đang là thách thức đối với các nhà quản lý, là áp lực lớn với các trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia. Những gia đình có điều kiện ở cả nội và ngoại thành đã "đổ xô" xin cho con vào các trường điểm. Nhiều phụ huynh phải tìm mọi cách xoay trường, chạy lớp cho con, bởi tâm lý mong cho con em mình được học trường tốt, bất kể khoảng cách địa lí xa gần. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, thay mặt lãnh đạo TPHCM trong buổi làm việc với đoàn Công tác Trung ương khảo sát kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, ngày 7/8/2018:
  14. 2 “Thành phố xác định Giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng để thành phố phát triển bền vững và phấn đấu đến năm 2030, hệ thống Giáo dục và đào tạo thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đưa thành phố trở thành trung tâm Giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á”. Cũng theo ông Lê Thanh Liêm, muốn làm được việc này, trong thời gian tới, TP phải xây dựng được các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ các thiết bị dạy học thiết yếu như: các phòng học thông minh, phòng đa năng, nhà thể chất… và hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ. HS được học thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, bằng những phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới nhằm bảo đảm phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện. Năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 2449/BGDĐT-GDTH để tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP: “Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng các trường; mở thêm trường, thêm lớp để giảm áp lực tuyển sinh ở những địa bàn đông dân cư”. Tất cả những lý do trên cho thấy việc tổ chức mạng lưới trường học phổ thông hợp lý đang là vấn đề cấp bách, nhất là TPHCM là TP lớn của cả nước, trong những năm qua có mức gia tăng dân số nhanh, quỹ đất lại không tăng; thực trạng HS đúng tuyến thiếu chỗ học đã và đang là “vấn nạn” của giáo dục địa phương. Với những lý do trên, NCS đã chọn đề tài “Mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm hướng nghiên cứu để làm rõ thực trạng mạng lưới trường học phổ thông ở TPHCM hiện nay; đồng thời phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự tổ chức các trường chưa hợp lý; từ đó nêu ra những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất để TPHCM mãi là TP văn minh, hiện đại và phát triển xa hơn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Phân tích thực trạng mạng lưới các trường phổ thông ở TPHCM từ góc độ địa lí dịch vụ, coi giáo dục là một ngành dịch vụ đặc biệt. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện mạng lưới các trường phổ thông ở TPHCM trong những thập kỷ tới.
  15. 3 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí dịch vụ áp dụng cho dịch vụ giáo dục và mạng lưới trường học phổ thông. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục và mạng lưới trường học; đồng thời làm rõ thực trạng phát triển giáo dục phổ thông và thực trạng mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất những giải pháp để góp phần hoàn thiện mạng lưới trường học phổ thông ở TPHCM. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi lãnh thổ: 24 quận, huyện ở TPHCM hiện nay. - Thời gian nghiên cứu: chủ yếu trong giai đoạn 5 năm trở lại đây: từ năm học 2013-2014 đến 2017-2018. Trong một số trường hợp cần thiết có sử dụng số liệu các giai đoạn trước đó. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu thực trạng phân bố các trường học phổ thông trên địa bàn các quận, huyện ở TPHCM trong mối quan hệ với yêu cầu đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao cả về số lượng học sinh và chất lượng giáo dục. + Phân tích những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả tổ chức mạng lưới các trường phổ thông ở TPHCM. + Chủ yếu đề xuất những giải pháp ở tầm vĩ mô để tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông ở TPHCM. 4. Tổng quan tài liệu 4.1. Trên thế giới Trên thế giới, những vấn đề về giáo dục và về hệ thống giáo dục luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, các tổ chức về văn hóa giáo dục như UNESCO, chính phủ các nước và cộng đồng xã hội. Vì thế, khó có thể bao quát được các khía cạnh về giáo dục có liên quan đến luận án. NCS chỉ điểm qua được những công trình mà bản thân được đọc, được tiếp xúc trực tiếp và cũng có thể có tác phẩm NCS dẫn lại theo công trình của người khác. a) Trước hết là các nghiên cứu về triết lý giáo dục và về giáo dục học so sánh,
  16. 4 những nghiên cứu có tính gợi mở rất rõ cho các nhà giáo dục vận dụng vào hoàn cảnh của nước mình, địa phương mình. Công trình đầu tiên cần nhắc đến là tác phẩm “Dân chủ và giáo dục: Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục” của John Dewey (1916), đã được tái bản nhiều lần và đã được dịch sang tiếng Việt [27]. John Dewey là triết gia vĩ đại và là nhà giáo dục sâu sắc. Những triết lý giáo dục mà ông đề xuất từ cách nay 100 năm vẫn còn nguyên giá trị, và còn những điều mà nền giáo dục hiện đại vẫn chưa hiện thực hóa được. Dewey cho rằng trong giáo dục, chúng ta phải cho trẻ em (HS) trải nghiệm cùng người lớn, dưới sự hướng dẫn của người lớn. Trẻ em cũng phải được tham gia các hoạt động xã hội, từ đó nhận thức rõ hơn vai trò của bản thân và điều chỉnh hành vi của mình. Công trình “Các xu hướng trong giáo dục trung học ở các nước công nghiệp: Các xu hướng này có phù hợp cho các nước châu Phi không?” (“Trends in secondary education in industrialized countries: Are they relevant for African countries?”) [100] của Briseid O, Caillods F. (2004) đã phân tích những biến đổi lớn lao trong giáo dục phổ thông trung học ở các nước OECD từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và những bài học kinh nghiệm cho các nước châu Phi. Các tác giả nhấn mạnh rằng: ngày nay, giáo dục có một sứ mệnh quan trọng là cung cấp cho thế hệ trẻ kiến thức và những kỹ năng cần thiết để sống trong một xã hội công nghệ tiên tiến, là chuẩn bị cho họ bước vào thế giới làm việc và học tiếp nối, là truyền lại những giá trị văn hóa và đạo đức cần thiết mà mọi công dân cần phải có để hội nhập và tham gia tích cực vào một xã hội dân chủ. Đáng lưu ý là hệ thống giáo dục hiện nay ở các nước OECD định hình được phải trải qua thời gian hàng chục năm. Và các nước OECD có nguồn lực mạnh, có cơ chế năng động để có thể làm thay đổi nền giáo dục. Còn các nước châu Phi có nguồn lực hạn chế, bối cảnh xã hội còn nhiều vấn đề chưa ổn định. Do vậy, các bài học kinh nghiệm rút ra có tính chất gợi ý ở đường nét lớn, còn các nước sẽ căn cứ điều kiện cụ thể của mình để thảo luận và quyết định. Công trình “Giáo dục trung học ở các ngã rẽ: các quan điểm quốc tế phù hợp với vùng Châu Á – Thái Bình Dương” (“Secondary education at the crossroads: international perspectives relevant to the Asia-Pacific region”) [113] do Phillip Hughes chủ biên (2006) nằm trong một series về các vấn đề giáo dục vùng châu Á –
  17. 5 Thái Bình Dương. Trong thời đại ngày nay, xã hội có nhiều biến đổi, có nhiều yếu tố bất định, có những cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức to lớn. Cải cách giáo dục chính là cách thích ứng với sự thay đổi đó. Những mối quan tâm hàng đầu là chương trình và cộng đồng, trong đó cộng đồng là nhân tố có ảnh hưởng lớn. Ở trong luận án này, NCS chú ý đến quan điểm của các tác giả về cộng đồng. Đó là cộng đồng xung quanh nhà trường và ngay nhà trường cũng được coi là một cộng đồng. Chính mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng rộng lớn tác động quan trọng đến bản chất của nhà trường và sức mạnh của nhà trường tác động đến sự thay đổi. Các tác giả đã đặc biệt lưu ý đến công trình nổi tiếng của Robert Putnam (2000) (cuốn “Bowling alone: The collapse and revival of American community”) và nhận xét của Putnam rằng: “Vốn xã hội, mức độ của niềm tin xã hội, sự kết nối cá nhân, đó là các biến dự đoán mạnh mẽ nhất về sự thành công giáo dục”. b) Nghiên cứu về giáo dục và phát triển Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội. Rất đáng chú ý là các nghiên cứu của Jamison D.T, Lau L.J và cộng sự (1982, 1991) [116], [117]. Công trình “Giáo dục nông gia và hiệu quả của trang trại” (“Farmer education and farm efficiency”) (1982) [117] dựa trên khảo cứu ở Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc. Trong công trình này, các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất gộp để chứng minh rằng đầu tư cho giáo dục ở vùng nông thôn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công trình “Giáo dục và năng suất lao động ở các nước đang phát triển: Cách tiếp cận hàm sản xuất gộp” (“Education and productivity in developing countries: An aggregate production function approach”) [116] do Lau L.J., Jamison D.T. và Louat F. F. đồng chủ biên (1991) dựa trên việc phân tích số liệu của 58 nước đang phát triển từ 1960 đến 1986. Hàm sản xuất được dựa trên các biến độc lập là số lượng vốn, lao động, đất đai, trình độ học vấn trung bình của lực lượng lao động, và trật tự thời gian. Nghiên cứu này đi đến kết luận rằng giáo dục là định thức quan trọng của sản lượng thực gộp và năng suất gộp, nhưng hiệu lực của nó biến thiên đáng kể giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
  18. 6 Một nghiên cứu khác cũng do Ngân hàng Thế giới công bố là cuốn “Giáo dục và phát triển: Bằng chứng mới cho các ưu tiên” (“Education and Development: Evidence for new priorities”) (1990) [108] của Wadi D.Haddad, Martin Carnoy, R. Rinaldi và Omporn Regel. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển dưới mọi hình thức: kinh tế, xã hội, văn hóa – phụ thuộc ngày càng nhiều vào giáo dục, vì các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ngày càng sử dụng nhiều tri thức. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng giãn rộng. Ngân hàng Thế giới, với vai trò của mình, là nhà tài trợ lớn cho giáo dục. Đó cũng chính là lý do tại sao Ngân hàng Thế giới có những nghiên cứu về giáo dục, vì họ cần có cơ sở để đưa ra các chính sách cho vay. Bài báo “Lợi nhuận đối với đầu tư trong giáo dục: tiếp tục cập nhật” (“Returns to investment in education: A further update”) [125] của Psacharopoulos G., và Patrinos H. A. (2004) tiếp tục cập nhật các nghiên cứu từ nhiều năm trước đó của tác giả Psacharopoulos G. về mức lợi nhuận trong đầu tư vào giáo dục, ở các khu vực khác nhau trên thế giới và tính chung toàn cầu. Nghiên cứu này cho thấy mức lợi nhuận ở các trường tư luôn cao hơn nhiều so với các trường công, và lợi nhuận cao nhất chính ở bậc tiểu học. Các tác giả đã tính lợi nhuận riêng (private returns) bao gồm chi phí mà sinh viên (và gia đình họ) phải trả và lợi ích mà người tốt nghiệp nhận được. Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận riêng cao nhất ở nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình 4.852 USD/người, có thể hiểu rằng đó chính là các nước có nền kinh tế mới nổi. Đối với nhóm này, lợi nhuận riêng ở giáo dục tiểu học lên tới 35%, giáo dục trung học là 23%, giáo dục đại học là 21%. Về lợi nhuận xã hội (social returns), ngoài lợi nhuận riêng còn cộng thêm chi phí và lợi ích từ phần còn lại của nền kinh tế (đặc biệt là của những người đóng thuế). Lợi nhuận xã hội có mức cao nhất ở các nước nghèo, và thấp nhất ở các nước có thu nhập cao. c) Nghiên cứu về địa lí giáo dục Bài báo “Giáo dục học so sánh và nhân tố địa lí” (“Comparative education and geographical factor”) [101] của Colin Brocks (2013) khá thú vị. Tác giả nhận xét sự tương đồng giữa giáo dục học và địa lí học ở chỗ đây là hai khoa học phức hợp và tích hợp. Giáo dục học có bản chất là “phổ biến tri thức”, còn địa lí học có
  19. 7 bản chất “không gian”. Việc lĩnh hội tri thức và kỹ năng cũng như việc phổ biến chúng luôn có chiều cạnh không gian, gắn liền với không gian diễn ra các quá trình giáo dục này: trong lớp học, thông qua chương trình truyền hình, thông qua internet,... Tác giả cũng lưu ý rằng các nhà địa lí cần quan tâm đến sự bất bình đẳng không gian trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, mà việc khắc phục sự bất bình đẳng này đóng góp quan trọng cho các chính sách quốc gia. Trong một xã hội học tập, học suốt đời, các thay đổi trong dịch vụ giáo dục và nhu cầu giáo dục làm xuất hiện vấn đề về không gian -thời gian. Về phương diện này, địa lí giáo dục liên quan đến lịch sử, địa lí văn hóa và địa lí chính trị. Một công trình nghiên cứu khá toàn diện và độc đáo là cuốn “Địa lí xã hội của sự biến đổi giáo dục” (“Social Geographies of Educational Change”) (2004) [110] do F. Hernandez và I.F. Goodson chủ biên. Theo quan điểm của các tác giả, khi sử dụng khái niệm “địa lí xã hội” trong phương diện giáo dục, họ đang nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các không gian tự nhiên và không gian xã hội để hiểu người ta đã tạo ra và phản ứng với các thay đổi giáo dục như thế nào. Bằng việc sử dụng khái niệm “địa lí xã hội” các tác giả cố gắng giải thích các hình mẫu không gian và các quá trình cho phép hay hạn chế các cấu trúc và các hành động của sinh hoạt hàng ngày, vì nó cung cấp một cách giải trình về các phương thức trong đó các quá trình phức tạp về văn hóa-xã hội, kinh tế và chính trị vận hành thông qua thời gian và không gian [tài liệu đã dẫn, tr. xi]. Các tác giả nhấn mạnh rằng, khi sử dụng khái niệm “địa lí xã hội” trong bối cảnh của sự thay đổi giáo dục, chúng ta cần luôn ghi nhớ: - Các sáng kiến trong lớp học hay trong các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi khung cảnh xung quanh nhà trường, địa phương hay quốc gia như thế nào; - Các đổi mới sáng tạo được lan truyền hay phổ biến từ trường này sang trường khác như thế nào; - Làm thế nào và liệu các cải cách có thể mở rộng quy mô từ một số ít trường lên toàn bộ hệ thống;
  20. 8 - Các cuộc cải cách bề ngoài đã được chuẩn hóa có ảnh hưởng đến các nhà trường theo cách khác nhau như thế nào tùy thuộc vào chỗ các trường này được phân bố ở đâu; - Các trường ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào; - Các bản sắc của các trường và các quan hệ tương hỗ giữa các trường bị ảnh hưởng như thế nào bởi công nghệ, các nguyên tắc của cạnh tranh và lựa chọn thị trường và các sáng kiến khác. Trong cuốn sách nêu trên, phần II “Vượt ra khỏi các bức tường của nhà trường: sáng tạo các mạng lưới trong giáo dục” là phần rất có ý nghĩa với luận án. Mạng lưới trường ở đây được hiểu là một hình thức của các mạng lưới xã hội. Giáo dục ở thành phố luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi tính chất đặc thù và vai trò tiên phong của nó. Cuốn sách “Giáo dục ở đô thị: cẩm nang cho các nhà giáo dục và cha mẹ học sinh” (“Urban education: a handbook for educators and parents”) của Donna Adair Breault và Louise Anderson Allen (2008) [99] viết về giáo dục ở các thành phố Hoa Kỳ, dưới tác động của các luật liên bang như “Luật không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”. Giáo dục ở các thành phố Hoa Kỳ chịu sức ép rất lớn, khi mà đô thị hóa tiếp tục tạo ra các luồng chuyển cư từ nông thôn đến các trung tâm đô thị hay ven đô làm cho việc tuyển sinh tăng nhanh với tốc độ chóng mặt (“tốc độ tên lửa”). Thêm vào đó, các luồng nhập cư vào Hoa Kỳ cũng tăng lên đột ngột, mà hầu hết những người mới nhập cư lại định cư ở các thành phố, tạo thành các cộng đồng tộc người. Sức ép này đặc biệt lớn đối với các trường công. Những sức ép này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Trong khi đó, yêu cầu là tạo ra sự khác biệt trong giáo dục ở đô thị. Rất thú vị là phân tích của tác giả về đặc điểm giáo dục ở đô thị Hoa Kỳ: các hệ thống giáo dục ở đô thị Hoa Kỳ là các tổ chức quan liêu theo nghĩa kinh điển. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhất là ở cấp trung tâm. Do quan liêu, đáng lẽ phải chú ý đến sự khác biệt khá nhiều giữa các nhà trường, những người ra quyết định lại có tâm trạng muốn “một cỡ áo vừa cho mọi người” khi quyết định các vấn đề về chương trình, dạy học, nhân sự, và các khía cạnh khác trong điều hành các ngôi trường của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2