intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:176

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Quảng Ngãi làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên và thực trạng khai thác tài nguyên của tỉnh, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Khai thác và sử  dụng hợp lí tài nguyên phục vụ  phát triển kinh tế  ­ xã hội  (KT­XH) gắn với mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) là vấn đề  mang tính th ời  sự, đang đặt ra cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Khai thác tài nguyên quá mức   đã nảy sinh nhiều bất cập. Một số nơi, khai thác chưa đi đôi với bảo vệ, tái tạo, chỉ  tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có… nên tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đã và đang  có dấu hiệu suy thoái, mất cân bằng sinh thái, môi trường (MT) bị  ô nhiễm... Vì  vậy, cần thiết phải nghiên cứu tổng hợp và đánh giá đúng tiềm năng TNTN trước  khi tiến hành khai thác và sử dụng. Hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)  là hướng nghiên cứu quan trọng, góp phần thiết thực giải quyết những vấn đề thực  tiễn đặt ra. Đồng thời, hướng nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lí  (SDHL) tài nguyên, bố trí hợp lí các ngành sản xuất và bảo vệ môi trường (BVMT)  lãnh thổ nghiên cứu.  Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Quảng Ngãi được đánh giá là tỉnh  có tiềm năng lớn cho phát triển nền kinh tế  toàn diện. Với ba phía bắc, tây, nam   giáp các tỉnh trong vùng và các tỉnh Tây Nguyên, phía đông là biển Đông rộng lớn,   đường bờ biển dài khoảng 130km. Vị trí địa lí tạo lợi thế cho Quảng Ngãi trong xu   thế hội nhập hiện nay. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đa dạng về hình  thái và vật liệu cấu thành. Ven bờ  có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảng biển (quan   trọng nhất là cảng nước sâu Dung Quất) ­ là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển   giao thông vận tải biển, du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản... Vùng đồi  núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên – nơi thích hợp cho tỉnh thực hiện các mô hình nông   ­ lâm kết hợp. Nguồn khoáng sản quy mô tuy không lớn nhưng đang được  khai thác,  chế   biến,   thúc   đẩy   hoạt   động   công   nghiệp,   hợp   tác   đầu   tư   phát   triển.   Ngày   11/3/2005, khu công nghiệp (KCN) Dung Quất được mở  rộng thành khu kinh tế   (KKT) Dung Quất (theo Quyết định số 50/2005/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ),   cùng với các KCN vừa và nhỏ  đã hình thành, tạo thuận lợi để  đưa ngành công   nghiệp tỉnh trở thành ngành mũi nhọn.  Kinh tế  Quảng Ngãi những năm gần đây tăng trưởng  ấn tượng, song vẫn   chưa khai thác tốt tiềm năng sẵn có. Khai thác tài nguyên tuy đã quy hoạch, nhưng  1
  2. chưa được đánh giá chi tiết, chưa chú trọng đến tái tạo tài nguyên, để lại nhiều hậu   quả: xói mòn, rửa trôi mạnh trên địa hình dốc, đất đai bạc màu, thoái hoá, sa mạc  hóa gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, bồi lấp cửa sông, sạt  lở  bờ  biển... Hơn nữa,  ở vị trí địa lí này, hàng năm Quảng Ngãi luôn chịu nhiều tai   biến thiên nhiên, gây ra những vấn đề MT cấp bách, ảnh hưởng lớn đến phát triển  KT­XH. Hệ  quả  tất yếu là tình hình phát triển KT­XH Quảng Ngãi chưa cao, đời  sống người dân còn nhiều khó khăn. Bằng cách nào để tăng năng suất và hiệu quả  các ngành kinh tế? Bằng cách nào để khai thác, SDHL các loại tài nguyên phục vụ  phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch? Và bằng cách nào đánh giá được đơn  vị  cảnh quan trong tỉnh thích hợp nhất để  tiếp tục mở  rộng diện tích cây cao su   nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Khả năng mở rộng diện tích bao nhiêu thì  đáp  ứng đủ  nguyên liệu cho nhà máy chế  biến cao su và phù hợp với cơ  cấu cây   trồng của tỉnh?...  Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục  đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi” nhằm  góp phần giải quyết những vấn đề  bất cập trong khai thác, sử  dụng tài nguyên,   BVMT hiện nay của tỉnh và một số  định hướng phát triển cây cao su, nhằm phục   vụ mục tiêu lâu dài là PTBV cho Quảng Ngãi. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Quảng Ngãi làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên  và thực trạng khai thác tài nguyên của tỉnh, nhằm xác lập cơ sở  khoa học cho khai  thác và sử  dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ  môi trường hướng đến phát triển bền  vững.  2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Tổng quan tài liệu liên quan đến nghiên cứu, đánh giá cảnh quan  phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và các tài liệu liên quan đến  lãnh thổ nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận vận dụng cho đề tài. Nhiệm vụ 2: Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan (CQ), thành lập bản  đồ  CQ Quảng Ngãi tỉ  lệ  1: 100.000, bản đồ  CQ huyện Bình Sơn tỉ  lệ  1: 50.000;  phân tích cấu trúc CQ nhằm làm sáng tỏ  quy luật phân hóa tự  nhiên  ở  lãnh thổ  nghiên cứu.  2
  3. Nhiệm vụ 3: Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ  thích hợp từng loại   CQ phục vụ  phát triển các ngành kinh tế  tỉnh; phát triển cây cao su (huyện Bình  Sơn) và kiến nghị SDHL tài nguyên, BVMT tỉnh Quảng Ngãi.   3. Phạm vi nghiên cứu  3.1.Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, tập trung   nghiên cứu phần đất liền, không xét phần biển và hải đảo của tỉnh (hình 1). 3.2. Phạm vi khoa học Nghiên cứu, ĐGCQ phục vụ SDHL tài nguyên và BVMT là vấn đề tổng hợp,  liên quan đến nhiều lĩnh vực. Luận án tập trung NCCQ tỉnh Quảng Ngãi (ở bản đồ  tỉ lệ 1: 100.000), xác định đặc điểm CQ toàn lãnh thổ. Đánh giá tiềm năng tự  nhiên  cho phát triển sản xuất, luận án ĐGCQ ở cấp loại CQ cho phát triển 3 ngành:  nông  nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trên toàn tỉnh. Trường hợp đánh giá mức độ thích hợp  của điều kiện tự nhiên (ĐKTN) cho một loại cây trồng cụ thể, luận án lựa chọn cây  cao su (ở huyện Bình Sơn) và đánh giá theo các dạng CQ (ở bản đồ tỉ lệ 1: 50.000).  Quảng Ngãi có nhiều loại TNTN, luận án chú trọng xem xét tài nguyên khí  hậu, đất, nước mặt và tài nguyên rừng. Những định hướng BVMT, bố  trí hợp lí  không gian  ưu tiên phát triển các ngành sản xuất được đề  xuất dựa trên kết quả  ĐGCQ, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên của địa phương.  4. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Tiếp cận địa lí tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học trong nghiên  cứu lãnh thổ  tỉnh Quảng Ngãi sẽ  làm sáng tỏ  sự  phân hóa đa dạng, nhưng có quy  luật của tự nhiên, được thể hiện qua đặc trưng phân hóa của 1 hệ CQ, 1 phụ hệ, 1   kiểu CQ, 3 lớp, 7 phụ lớp, 16 hạng CQ và 139 loại CQ cũng như khả năng và giá trị  ứng dụng thực tiễn cho phát triển của tỉnh. Luận điểm 2:  Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ  nghiên cứu là cơ  sở  khoa học và thực tiễn nhằm xác định các định hướng tổ  chức không gian  ưu tiên  phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Quảng Ngãi (bản   3
  4. đồ tỉ lệ 1: 100.000) và không gian phân bố, khả năng mở rộng diện tích cây cao su ở  huyện Bình Sơn (bản đồ tỉ lệ 1: 50.000). 5. Những điểm mới của đề tài Đã xây dựng bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 cho tỉnh Quảng Ngãi và bản đồ CQ   tỉ lệ 1: 50.000 cho huyện Bình Sơn.  Đã xác định được mức độ  thuận lợi và thứ  tự   ưu tiên của các loại CQ cho   phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi; xác định khả  năng  mở rộng diện tích và phạm vi phân bố cây cao su ở huyện Bình Sơn theo các dạng   CQ.  Trên quan điểm tiếp cận Địa lí tổng hợp và ĐGCQ đã đề  xuất định hướng  SDHL tài nguyên và BVMT, phát triển các ngành sản xuất, kinh tế tỉnh Quảng Ngãi  theo hướng bền vững.  6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp  nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự  nhiên, SDHL tài nguyên theo hướng địa lí tự  nhiên (ĐLTN) tổng hợp ứng dụng cho một lãnh thổ cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng SDHL tài nguyên, bố trí   hợp lí không gian sản xuất theo các đơn vị  CQ; hỗ trợ các nhà quy hoạch xây dựng   chiến lược phát triển KT­XH theo hướng bền vững cho tỉnh Quảng Ngãi. Luận án có  thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.  7. Cơ sở tài liệu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các   công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề  tài, các chương trình, các dự  án… Các tài liệu được tác giả  thu thập trong quá trình nghiên cứu, như  tài liệu  ở  thư viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương, thư  viện tỉnh Quảng Ngãi; thư  viện Đại học Sư  phạm Hà Nội, Đại học KHTN, Đại  học Quy Nhơn); Các đề  tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Viện Khoa học và Công   4
  5. nghệ Việt Nam, đề tài cấp cơ sơ và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện thuộc:   Đề tài: 48B.05.01: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên dải ven biển và hải đảo   ven bờ (1991); Đề tài KHCN 07 – 02: “Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn   chặn quá trình hoang mạc hoá vùng Trung Trung bộ  (Quảng Ngãi – Bình Định),   2000; Đề tài cấp Viện KH&CN Việt Nam Đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên   nhằm cảnh báo và ngăn ngừa thiên tai, lũ lụt một số  lưu vực (lưu vực sông Thu   Bồn, Trà Khúc), (2003); Đề tài cấp Nhà nước (KC. 09 – 11), đề tài nhánh là “Đánh  giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam   cho mục đích phát triển kinh tế ­ xã hội, bảo vệ môi trường (2003); Đề tài cấp nhà  nước KC 08­12:  Nghiên cứu cơ  sở  khoa học cho các giải pháp tổng thể  dự  báo   phòng tránh lũ lụt  ở  miền Trung (2005); Đề  tài cấp tỉnh “Tổng hợp, biên hội Bản   đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất giải pháp đầu tư, thăm dò khai   thác, sử dụng hợp lí một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh”  (2006). Đề tài  cấp Viện Địa lí “Đánh giá tình trạng khô hạn vùng Trung bộ  Việt Nam thông qua   một số chỉ tiêu khô hạn (2007); Đề tài “Xây dựng bản đồ nguy cơ và các giải pháp   khả  thi mang tính ngăn ngừa, hạn chế tác hại của lũ quét, lũ ống trên địa bàn tỉnh   Quảng Ngãi” (2008); Đề  tài cấp Viện KH&CN VN “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về   điều kiện tự  nhiên và môi trường phục vụ  lập quy hoạch phát triển KT­XH tỉnh   Quảng Ngãi đến năm 2020” (2006 ­ 2009)…  Các tài liệu chuyên ngành thuộc Viện Địa lí, Trung tâm tư  vấn lâm nghiệp;   các tài liệu thuộc các sở  ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi: sở  Khoa học và Công  nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Văn   hóa thông tin, sở  Kế  hoạch và Đầu tư  và các phòng ban  ở  huyện Bình Sơn (tỉnh   Quảng Ngãi). Đồng thời, tác giả  còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy hoạch   tổng thể  phát triển KT­XH địa phương; Các tài liệu từ  mạng Internet, từ  Website   của các trường đại học, từ  các tạp chí chuyên ngành trên Thế  giới và Việt Nam;  Các công trình, bài báo tác giả  đã thực hiện trong quá trình học nghiên cứu sinh  (NCS), các tài liệu thu được từ  thực địa… Những tài liệu trên là cơ  sở  quan trọng   cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án. 8. Cấu trúc luận án 5
  6. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung   luận án gồm 3 chương: Chương 1.  Cơ  sở  lí luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục   đích ứng dụng thực tiễn Chương 2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi  Chương 3. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi và một số đinh hướng sử  dụng Luận án được trình bày trong 148 trang, trong đó có 24 hình và 29 bảng. Nội  dung và kết quả  nghiên cứu của từng chương mục được cụ  thể  hóa  ở  hình 2 và  bảng 1. 6
  7. Chương 1 Tổng hợp,  phân tích hệ thống Nội dung ­ Tình hình NCCQ, ĐGCQ ­ Những nội dung liên quan đến đề tài ­ Phương pháp luận NCCQ, ĐGCQ  Phương pháp vận dụng cho lãnh thổ nghiên cứu Kết quả Chương 2 Chương 3 Tổng hợp,  Khảo sát  Bản đồ, phân tích  ­ Ý kiến chuyên  Bản đồ, phân tích  ­ Tổng hợp,  phân tích hệ  thực địa không gian bằng  gia không gian bằng  phân tích hệ  thống GIS ­  ĐGCQ GIS thống ­ Khảo sát thực  địa Đặc điểm các nhân tố  Đa dạng CQ  ­  Bản  đồ  các  hợp  phần  thành  tạo  ­ Phân cấp mức độ thuận  ­  Các  bản  đồ  ĐGCQ  phát  ­  Kiến  nghị  SDHL  tài  thành tạo CQ  Quảng Ngãi CQ lợi từng loại CQ cho phát  triển  nông  nghiệp,  lâm  nguyên và không gian  ưu  Quảng Ngãi ­ Bản đồ CQ tỉnh Quảng Ngãi triển  các  ngành  kinh  tế  nghiệp, du lịch tỉnh Quảng  tiên  phát  triển  các  ngành  ­ Bản đồ CQ huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi; Ngãi;  cây  cao  su  huyện  sản  xuất  trên  toàn  tỉnh  ­ Phân cấp mức độ thuận  Bình Sơn Quảng Ngãi lợi từng dạng CQ cho cây  ­  Bản  đồ  định  hướng  ­ Kiến nghị BVMT cao su huyện Bình Sơn không  gian  ưu  tiên  phát  ­  Kiến  nghị  phát  triển,  triển các ngành kinh tế. mở  rộng  diện  tích  cây  ­ Bản đồ định hướng phân  cao su huyện Bình Sơn. bố cây cao su. 7
  8. Hình 2: Sơ đồ cấu trúc, nội dung chi tiết, phương pháp thực hiện và kết quả luận án 8
  9. Bảng 1. Nội dung nghiên cứu và kết quả từng chương của luận án Chươn Vấn đề tồn tại  Câu hỏi cần giải quyết   Tài liệu và phương   Mục tiêu Kết quả và thảo luận Kết luận g (cần nghiên cứu) (giả thuyết) pháp nghiên cứu ­   Địa   phương   chưa          NCCQ   và  có   nghiên   cứu,   đánh  Vận dụng NCCQ, ĐGCQ  ­   Các   tài   liệu   tham  ­ Các giai đoạn, xu hướng phát triển  ĐGCQ   đã   giải  giá   tổng   hợp   theo  vào nghiên cứu  ở  Quảng  khảo   về   lí   luận  và   tình   hình   NCCQ,   ĐGCQ   trên   thế  quyết   được  từng đơn vị CQ Để  hiểu về  lí luận NCCQ,  Ngãi như  thế  nào để  đưa  NCCQ,   ĐGCQ   trên  giới và Việt Nam. những tồn tại cho  1 ĐGCQ   và   vận   dụng   vào  ra   được   những   định  thế giới và Việt Nam. ­   Chưa   có   định  nghiên cứu ở Quảng Ngãi ­ Những phương pháp NCCQ, ĐGCQ  tỉnh,   là   hướng  hướng sử  dụng tổng hợp  hướng   phát   triển  ­ Tổng hợp, phân tích  đã được xác định để áp dụng cho lãnh   nghiên   cứu   rất  theo các đơn vị  cảnh quan  tổng   thể   trên   từng  hệ thống thổ nghiên cứu. cần   thiết   cho  của tỉnh? đơn vị CQ Quảng Ngãi. ­   Cảnh   quan   tự   nhiên  ­ Mỗi nhân tố có vai trò nhất định đối   ­ Tìm quy luật phân hóa tự  (CQTN) lãnh thổ phân hóa  với sự thành tạo CQ Quảng Ngãi. CQ   Quảng   Ngãi  ­   Nghiên   cứu   từng  nhiên   bao   trùm   thiên   nhiên  theo quy luật địa lí nào?  hợp phần riêng lẻ. lãnh thổ nghiên cứu ­ Cơ  sở  dữ  liệu (bản   ­ Tác động tổng hợp các nhân tố  (tự  phân hóa đa dạng,  ­ Những nhân tố  nào hình  đồ số), bản đồ giấy. nhiên,   hoạt   động   khai   thác   lãnh   thổ  phức   tạp,   nhưng  ­   Nghiên   cứu   tổng  ­ Đ ể  hiể u vai trò t ừng nhân   thành và tác động đến sự  của người dân) tạo nên sự  phân hóa  vẫn thể  hiện quy   2 hợp   ở   từng   đơn   vị  tố  thành tạo CQ, đặc điểm  phân   hóa   CQ   Quảng  ­ Tổng hợp, phân tích  CQ.  luật chung và chi  lãnh thổ nhỏ phân   hóa   CQ   toàn   tỉnh   ở  Ngãi? hệ   thống,   thực   địa,  phối   hình   thức  bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000;  bản đồ, GIS. ­ CQ Quảng Ngãi  thuộc 1 kiểu CQ,   khai   thác,   sử  và phân hóa CQ cấp huyện  ­   Đặc   điểm   CQ   Quảng  gồm 3 lớp, 7 phụ  lớp, 16 hạng và có  dụng tự nhiên. ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 Ngãi   thể   hiện   như   thế  139 loại. Riêng huyện Bình Sơn có 48  nào?  loại và 107 dạng CQ. 3 ­ Chưa phát huy hết    ­   Xác   định   tiềm   năng   tự  ­ Làm thế nào để phát huy  ­   Quy   hoạch,   kế  ­ Bản đồ  ĐGCQ phát triển các ngành   Định   hướng   đưa  lợi thế của ĐKTN và  nhiên   cho   phát   triển   các  hết   những   lợi   thế   của  hoạch,   chỉ   tiêu   phát  kinh tế chiến lược toàn tỉnh và bản đồ  ra   phù   hợp   với  TNTN ngành kinh tế chiến lược ĐKTN cho phát triển  KT­ triển   KT­XH   địa  ĐGCQ   cho   phát   triển   cây   cao   su  tình   hình   thực  XH ở Quảng Ngãi? phương huyện Bình Sơn. tiễn   ở   Quảng  ­ Hoạt động KT­XH  ­ Quy luật biến đổi CQ và  Ngãi. để   lại   nhiều   tác  kiến   nghị   định   hướng  ­ Khả  năng cho mở  rộng  ­ Tổng hợp, phân tích  ­ Quảng Ngãi có thế  mạnh phát triển  động   tiêu   cực   đến  SDHL   tài   nguyên,   BVMT  diện   tích   cao   su   là   bao  hệ thống; ĐGCQ; GIS,  nông nghiệp, tiềm năng phát triển lâm  MT lãnh thổ sản xuất. nhiêu và phân bố   ở đâu là  ý   kiến   chuyên   gia;  nghiệp, lợi thế  cho phát triển du lịch  9
  10. biển và khả năng lớn cho phát triển và  hợp lí?  khảo sát thực  địa mở rộng diện tích cây cao su.  10
  11. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO  CÁC MỤC ĐÍCH ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu 1.1.1. Trên Thế giới 1.1.1.1. Khái quát các hướng nghiên cứu của Khoa học cảnh quan Nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) trên Thế giới được tiến hành từ rất sớm, nội   dung nghiên cứu ngày càng đa dạng và chuyên sâu, kết quả  nghiên cứu ngày càng   phục vụ nhiều mục đích khác nhau của cuộc sống. Hướng nghiên cứu ĐLTN tổng hợp trên thế  giới có từ  rất sớm, cùng với sự  phát triển của khoa học Địa lí, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, học thuyết CQ   được hình thành và cùng phát triển độc lập ở hai nước Nga và Đức. Khi nghiên cứu về  thổ  nhưỡng V.V.Ducotraev đã phát triển học thuyết về  tính toàn vẹn, thống nhất của   môi trường (MT) địa lí, đồng thời đề  xuất hướng  nghiên cứu mới ­ mối quan hệ, tác động tương hỗ và nhân quả giữa giới vô sinh và  hữu sinh. Học thuyết của ông được coi là nền tảng ban đầu của KHCQ Xô Viết.   Sau   V.V.   Docutraep   có   nhiều   công   trình   của   các   nhà   địa   lí   kinh   điển,   ở   Nga:  L.C.Berge, G.N.Vưxotxkii...  ở  Đức là: Z.Passarge; A.Hettner... NCCQ và công tác  phân vùng ĐLTN bề mặt Trái đất cũng được các nhà địa lí Anh, Mỹ, Pháp quan tâm  giải quyết. Cảnh quan học (CQH) ngày càng mở  rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu.  Đến giữa thế kỉ XX, học thuyết CQ tiến đến bước nghiên cứu phân hoá cấu trúc,   chức năng của CQ. Nếu như cuối thế kỉ XIX là giai đoạn đặt nền móng hình thành  khái niệm CQ, thì những năm 20 – 30 của thế kỉ XX , học thuyết CQ phát triển và  đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng. Mặc dù chưa cung cấp được những tổng  hợp lí luận lớn, song quan điểm CQ đã bắt đầu thâm nhập sâu vào thực tế  nghiên   cứu lãnh thổ  [45]. Khái niệm CQ được hoàn thiện bởi nhiều nhà bác học [5], [25],   [47], [55]. Sau Thế  chiến thứ  II (1945),  ở Nga (Liên Xô cũ), NCCQ thực sự phát triển  mạnh mẽ, lí thuyết NCCQ dần được hoàn thiện. Đóng góp vào sự phát triển này là  11
  12. công   lao   của   các   nhà   địa   lí   Xô   Viết:   N.A.Xoltsev,   A.A.Grigoriev,   B.B.Polưnov,   X.V.Kalexnik, N.A.Gvozdetxki, V.A.Nhicolaev, A.G.Ixatrenko ... Giai đoạn này CQH đi vào nghiên cứu sự phân hoá bề mặt Trái đất và lớp vỏ  địa lí. “CQ được xác định như một đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật   phân hoá địa đới và phi địa đới” (A.G. Ixatxenko, 1953) [45]. Mặc dù có nhiều quan  niệm về  CQ, nhưng hầu hết các nhà địa lí Xô Viết đều coi “cảnh quan” là “tổng   hợp thể tự nhiên” ở các cấp khác nhau. KHCQ  chuyển từ nghiên cứu định tính sang   nghiên cứu định lượng với nhiều hướng tiếp cận mới: tiếp cận hệ thống, tiếp cận   sinh thái học [132], tiếp cận điều khiển học, tiếp cận đa ngành.... Những tác động  kĩ thuật vào CQ tạo nên bước ngoặt lớn trong NCCQ, chuyển “từ  nghiên cứu cấu   trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực của CQ” [25] vào những năm 1960.  Đến những năm 1970, nội dung NCCQ mở  rộng, ngoài những nghiên cứu  CQTN còn có nghiên cứu CQ văn hóa, CQ nhân sinh.  Đồng thời với việc mở  rộng  phạm vi nghiên cứu, CQH còn đi sâu nghiên cứu từng hợp phần CQ trong mối quan   hệ với các khoa học liên ngành: Địa vật lí cảnh quan, Địa hóa CQ [68], sinh thái CQ  [114], [120]… Gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho   NCCQ. Nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm tin học, hệ thống thông tin địa lí, viễn thám  và các công cụ hiện đại khác (GPS, GPRS...), NCCQ có thêm “sức mạnh” trong việc   đo đạc, tính toán. Đồng thời, tăng tính khách quan, tính chính xác cho kết quả nghiên  cứu và cho phép các nhà nghiên cứu có thể tiến hành trên quy mô lớn, trên những địa  hình hiểm trở đạt hiệu quả cao [39], [116], [133].  Đối tượng nghiên cứu của CQ là các đơn vị  CQ – gồm các thành phần tự  nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn…), mối quan hệ  giữa các hợp phần  thông qua quá trình chuyển hóa vật chất, năng lượng trong CQ và hoạt động khai  thác con người. Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố thành tạo CQ như  những hợp phần trong cấu trúc đứng. Bên cạnh những nghiên cứu chung, NCCQ đi  vào lĩnh vực chuyên sâu: CQ địa mạo [110], [127], CQ sinh thái [111], [114], [120],  CQ nông nghiệp  [121], [123], CQ nông thôn [117], [123], CQ đô thị, CQ văn hoá  [112] CQ du lịch… tựu chung lại, CQ vẫn là một chủ đề rộng lớn và phức tạp.  12
  13. Tóm lại, NCCQ trên thế giới có những bước tiến vượt bậc, đạt được những   thành tựu to lớn. Bước vào thế kỉ XXI, nhân loại đối mặt với hàng loạt vấn đề toàn  cầu,  ứng dụng NCCQ giải quyết những vấn đề  này được đẩy mạnh hơn bao giờ.   Sự phát triển mạnh mẽ theo nhiều hướng khác nhau thể  hiện ý nghĩa thực tiễn và   những   đóng   góp   to   lớn   của   CQH,   góp   phần   hoàn   thiện   phương   pháp   luận   và  phương pháp nghiên cứu KHCQ.  1.1.1.2. Phân tích các kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án ­ Hệ thống phân vị cảnh quan Việc nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên không thể tiến hành trên  phạm vi rộng lớn, mà phải chia thành các lãnh thổ  nhỏ. Để  phục vụ  cho công tác   phân chia lãnh thổ, các nhà CQH đã đưa ra nhiều hệ  thống phân vị  khác nhau và   được chia thành hai nhóm: các hệ  thống phân vùng CQ và các hệ  thống phân loại   CQ. Song song với hệ thống phân vùng của các tác giả: Xontxev (1958,1960); M.I.   Mikhainov (1962); V.I. Prokaev (1967) [69], [128], là các hệ thống phân loại CQ của   các   tác   giả   A.G.Ixatrenco  (1961),   N.A.Gvozdexki  (1961),   V.A.   Nhicolaev   (1966),   P.W. Mitchell và I.A.Howard (FAO­ 1978)…[46], [69]. Giữa các hệ thống phân loại  CQ có số lượng chỉ tiêu, thứ bậc các cấp phân loại không giống nhau. Vì các tác giả  dựa vào đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ được thành lập. Ví dụ: Hệ  thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatrenco (1961, 1991), g ồm 8 bậc:  Nhóm kiểu    kiểu    phụ  kiểu    lớp    phụ  lớp    loại    phụ  loại    biến   chủng (thể loại) [45], [59], [69]. Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Gvozdexki (1961), gồm 5 bậc: lớp  kiểu   phụ kiểu   nhóm   loại [21], [59], [69]. Hệ   thống   phân   loại   cảnh   quan   của   V.A.   Nhicolaev   (1966),   gồm  12  cấp:   Thống  hệ  phụ hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ kiểu  hạng  phụ hạng  loại  phụ loại   [25], [59], [69].    Luận án so sánh một số  hệ thống phân loại CQ phổ  biến trên thế  giới [45],   [46], [69] với các phân loại CQ hiện nay  ở Việt Nam [25], [36], [55] (bảng 1.1) để  làm căn cứ xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu. Qua  13
  14. tham khảo nhiều hệ  thống phân loại, luận án nhận thấy: Khi xây dựng hệ  thống  phân loại, mỗi tác giả đưa ra một hệ thống phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu cụ thể.  Vì vậy, nếu áp dụng hệ thống phân loại nào đó vào nghiên cứu và phân chia cho các   lãnh thổ  khác, cần xem xét tính đặc thù lãnh thổ  đó. Trong các hệ  thống phân loại  đó có một số cấp phân loại được các tác giả  thống nhất sử dụng: hệ CQ, lớp CQ,   kiểu CQ và loại CQ. Tuy nhiên, ở các hệ thống phân loại, thứ tự các cấp bậc không đồng nhất. Đa   số  các sơ  đồ  đặt cấp lớp trên cấp kiểu, nhưng có nhiều sơ  đồ  đặt cấp kiểu trên   cấp lớp, phụ thuộc vào chỉ tiêu chuẩn đoán từng cấp. Trong hệ thống phân loại của  A.G.Ixatrenco (1961, 1991), cấp kiểu được xác định bởi điều kiện nhiệt ­ ẩm, cấp  lớp được xác định bởi yếu tố  sơn văn tác động đến cấu trúc của CQ. Nên ông đặt   cấp kiểu trên cấp lớp.  14
  15. Bảng 1.1. So sánh các bậc đơn vị và dấu hiệu phân loại cảnh quan Tác giả A.G.Ixatrenco V.A. Nhicolaev (*)   Đơn vị  N.A.Gvozdexki (1961) Vũ Tự Lập (1976) Viện Địa lí Đại học KHTN (1961, 1991) (1966) ph.loại CQ Kiểu   tiếp   xúc   khái  1 Thống   quát Cân   bằng   nhiệt   ẩm  2 Hệ (*) Nền tảng nhiệt, ẩm Nền bức xạ Nền bức xạ qua tính địa đới   Hoàn   lưu   khí   quyển  Chế   độ   hoàn   lưu   gió  Hoàn   lưu   khí   quyển  3 Phụ hệ (tương   tác   với   địa  mùa (chế độ gió mùa) hình) Cấu   trúc   hình   thái   đại  Yếu   tố   kiến   tạo   sơn   văn   tác  Dấu   hiệu   địa   chất,   địa  Đại địa hình (bóc mòn,  Đặc trưng hình thái đại  4 Lớp (*) địa   hình   (núi,đồng  Nhóm kiểu địa hình động đến cấu trúc đới của CQ mạo tích tụ) địa hình  bằng) Sự  phân hóa của dãy vòng đai  Phân   hóa   theo   tầng  Nhóm   kiểu   địa   hình  Sự   phân   tầng   bên  Sự   phân   tầng   theo   đai  5 Phụ lớp theo chiều cao trong lớp và kiểu địa hình trong lớp cao trong lớp những nét tương tự địa đới của  Kiểu chế  độ  thủy địa  Nhóm   kiểu   địa   hình   Những đặc điểm địa chất  6 Nhóm các CQ trong phạm vi địa ô và  hóa (theo mức độ thoát  (kiểu   địa   hình)   và  (Giống V.A.Nhicolaev) ­ địa mạo lục địa  nước) nhóm kiểu khí hậu Dấu   hiệu   mang   tính   địa  Sinh   khí   hậu   thổ    Nhóm kiểu khí hậu  Đặc   điểm   sinh   ­   khí  Đặc   điểm   sinh   ­   khí  7 Kiểu (*) Điều kiện nhiệt ẩm (của đới) đới (chỉ số khô hạn) nhưỡng  và đại tổ hợp đất hậu hậu  Nét  khác biệt của  địa đới  thứ  Phụ  kiểu theo vĩ độ; các  Phụ kiểu  Đồng nhất tất cả các  Đặc điểm sinh khí hậu   Đặc điểm sinh khí hậu  8 cấp   và  chuyển  tiếp  trong   cấu  vòng đai theo độ  cao; tính  Phân hóa thứ cấp (Chủng) yếu tố vô cơ cực đoan cực đoan trúc. địa khu theo kinh tuyến Kiểu   địa   hình   phát  Kiểu địa hình phát sinh,  9 Hạng Kiểu địa hình phát sinh sinh, nền nham động lực hiện đại 1 Kiểu địa hình phát sinh  Phụ hạng   0 và nham thạch bề mặt Cùng nguồn gốc, kiểu địa hình,  Đồng   nhất   cao   về   các  Mối quan hệ tương hỗ  Mối quan hệ  tương hỗ  1 Sự giống nhau của các  Đồng   nhất   toàn   bộ  Loại CQ (*) đá mẹ  và cấu trúc hình thái  ưu  ĐKTN và cấu trúc ngang  giữa nhóm quần xã thực  giữa   nhóm   quần   xã  1 dạng ưu thế các ĐKTN thế (tổ hợp các vi CQ) vật và loại đất. thực vật và loại đất. Dạng CQ Ưu   thế   về   diện   tích  Đồng   nhất   về   biện  Mối quan hệ giữa quần  1 Khác nhau  ở một vài đặc điểm  Phụ loại  của   các   dạng   phụ  pháp   sử   dụng,   bảo  xã   thực   vật   và   tổ   hợp  2 về bối cảnh (thứ) thuộc vệ và cải tạo đất. 15
  16. (*): Phổ biến 16
  17. Trong hệ  thống phân loại của V.A. Nhicolaev (1966), cấp kiểu được xác  định bởi yếu tố sinh khí hậu thổ nhưỡng, còn cấp lớp được chuẩn đoán theo cấu  trúc hình thái đại địa hình lãnh thổ, và ông đặt cấp lớp trên cấp kiểu. Vậy, khi   xây dựng hệ thống phân loại cho lãnh thổ nghiên cứu, ngoài việc tham khảo các   công trình có trước, còn phải căn cứ và đặc điểm phân hóa ĐKTN của lãnh thổ,  nhất là sự phân hóa của các yếu tố thành tạo CQ. ­ Các yếu tố thành tạo cảnh quan CQ là một thể  tổng hợp lãnh thổ  tự  nhiên. Tham gia thành tạo CQ là các  hợp   phần   tự   nhiên   (nham   thạch,   địa   hình,   khí   hậu,   thủy   văn,   sinh   vật,   thổ  nhưỡng…) và các quá trình tự  nhiên (quá trình địa mạo, quá trình thủy văn, quá   trình sinh thái, động lực khí quyển…). Trong các công trình nghiên cứu về  CQ,   các tác giả  đều quan tâm phân tích đặc điểm các yếu tố  thành tạo CQ và mối  quan hệ giữa chúng. Vì sự phân hóa của CQ vừa phụ thuộc vào sự phân hóa của   các yếu tố  thành tạo CQ, vừa phụ thuộc và mối quan hệ  và tương tác giữa các   hợp phần với nhau. Nội dung này được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên  cứu. Có những công trình phân tích đặc điểm yếu tố  thành tạo như  những hợp   phân tạo nên cấu trúc đứng của CQ trên toàn lãnh thổ (thể  hiện qua lát cắt CQ),  có những công trình đi sâu phân tích vai trò của từng hợp phần và mối quan hệ  tổng hợp giữa chúng với nhau.  NCCQ còn phải xem xét đến sự vận động, biến đổi và phát triển của từng   hợp phần. Đây là cơ  sở  để  “điều khiển” CQTN phục vụ lợi ích của con người.   Do đó, khi xem xét yếu tố thành tạo CQ, các công trình nghiên cứu đều phân tích   tầm quan trọng của các quá trình tự  nhiên trong CQ. Việc nghiên cứu động lực   các quá trình tự nhiên giúp KHCQ mở rộng phạm vi và lĩnh vực ứng dụng. Ví dụ,  CQ sinh thái nghiên cứu các quá trình sinh thái và sự can thiệp của con người vào  tự nhiên, cho phép CQH đưa ra các biện pháp quản lí rừng, bảo tồn tự nhiên và   đa dạng sinh học [115], hay quy hoạch không gian đô thị, kiến trúc CQ… Hướng  nghiên cứu này phổ  biến rộng rãi từ  Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ, châu Phi đến  Australia.  ­ Nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan 17
  18. Khai thác TNTN phục vụ sản xuất cần phải hiểu rõ quy luật của  tự nhiên,  quá trình vận động và biến đổi của tự nhiên, nên CQH không thể dừng lại ở việc  nghiên cứu phân hóa các khu vực ĐLTN, mà phải đi vào nghiên cứu cấu trúc,  đồng thời với nghiên cứu chức chức năng và động lực CQ [30], [129].  Quan niệm về cấu trúc CQ hiện nay chưa thống nhất, có nhiều định nghĩa  về  cấu trúc CQ. Nhìn chung, các tác giả  đề  cập đến cấu trúc không gian (gồm  cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian (chu kì mùa, chu kì ngày  đêm...). Việc nghiên cứu cấu trúc CQ được rất nhiều tác giả quan tâm như: X.V.  Kalexnik (1978), Bastian và Steinhardt (2002)... Nghiên cứu chức năng cũng được   đề  cập đến trong nhiều công trình:  A.G. Ixatsenko (1961), Forman (1981), De  Groot (1992)… Cũng như  nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu chức năng CQ có   nhiều quan niệm khác nhau. Theo A.G. Ixatsenko (1961), chức năng CQ là “tổng   hợp các quá trình trao đổi, biến đổi vật chất và năng lượng trong CQ”,  còn  Forman (1981) lại xác định “là dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng và sinh vật   giữa các yếu tố  CQ”. Bên cạnh đó, chức năng của CQ được hiểu là lợi ích mà  con người thu được từ  các thuộc tính và quá trình của CQ như  Niemann (1977),   De Groot (1992)… Do đó, có nhiều hệ thống phân loại chức năng CQ. Chức năng   CQ gồm chức năng tự nhiên, chức năng KT­XH, chức năng BVMT... Thực tế thì  tiềm năng và khả  năng cung cấp vật chất và phi vật chất của CQ đáp  ứng nhu   cầu xã hội là rất lớn, rất đa dạng. Vì vậy, trong quy hoạch CQ còn phổ  biến  thuật ngữ CQ đa chức năng (nhất là ở châu Âu) [119].  Từ những năm 1980 nghiên cứu động lực CQ rất được chú trọng, nhất là  trong nghiên cứu sinh thái CQ (nghiên cứu động lực CQ trong nghiên cứu sinh thái  CQ). Theo Mc. Garigal (2002) động lực CQ là “cơ  chế biến đổi cấu trúc và các   quá trình của hệ sinh thái trong CQ theo thời gian” . Cho đến nay, rất ít các công  trình nghiên cứu riêng biệt về động lực CQ [125].  ­ Phương pháp đánh giá cảnh quan Ngoài việc đánh giá các quá trình tự nhiên, các nhà CQH còn  đánh giá giá   trị  kinh tế  của tài nguyên, đánh giá hiệu quả  vốn đầu tư   như  mô hình đánh giá  của B.M. Rabinovich (1997) [132]. Các nhà NCCQ đặc biệt chú trọng xu hướng   phát triển của CQ hiện đại dưới tác động kĩ thuật của con người [130], [131].  Nhiều công trình đánh giá mức độ  tác động của con người đến CQTN, đánh giá  18
  19. ĐKTN phục vụ  nhu cầu phát triển của con người:  mô hình đánh giá của L.I.  Mukhina (1970) [131]; của A.M. Marinhich (1970); Đánh giá kinh tế  TNTN của   A.A. Minx (1980) [130]; mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng hòa Ucraina của  Sisenko P.G (1983) và nhiều công trình khác [25]...   Có nhiều cách đánh giá CQ. Nhìn chung, các công trình thường đánh giá  mức độ  thích hợp (hay thuận lợi) của CQ (hay ĐKTN) đối với hoạt động sản   xuất. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp. Cách tính điểm phổ biến   là tính điểm theo công thức trung bình cộng (hoặc tổng điểm của các yếu tố  thành phần) và trung bình nhân (hoặc tính tích điểm của các yếu tố thành phần).  Mỗi cách tính đều có ưu nhược điểm nhất định. Cách tính điểm theo công thức trung bình nhân có lợi thế  là cho kết quả  đánh giá có sự phân hóa rõ ràng giữa các CQ; giá trị  trung bình nhân ổn định hơn   trung bình cộng. Tuy nhiên, tích các điểm thành phần cho ra con số quá lớn, hoặc  số lẻ (tính trung bình nhân) rất khó tính. Hơn nữa, nếu CQ chứa đựng yếu tố giới  hạn, có một điểm thành phần bằng 0, thì tích các điểm thành phần của CQ đó   cũng bằng 0, CQ đó bị xếp vào mức độ không thích hợp, mặc dù các yếu tố khác  ở  mức độ  rất thích hợp. Vì vậy, không thể  tính đến phương án cải tạo, khắc  phục bất lợi của một hoặc một số  yếu tố  trong CQ đó như  khi sử  dụng công  thức tính trung bình cộng.  Để đơn giản cho quá trình đánh giá, trước khi tiến hành, người đánh giá sẽ  xác định yếu tố giới hạn của từng CQ đối với loại hình sử dụng và xếp vào mức  không thích hợp, sau đó đánh giá cho các CQ còn lại. Mỗi đơn vị  CQ (hay địa  tổng thể) không phải là thuận lợi hoặc bất lợi một cách chung chung, mà chúng  có mức độ khác nhau đối với một loại hình cụ thể. Vì vậy, khi ĐGCQ cần chỉ ra   giá trị của chúng cho loại hình sản xuất nào. Vận dụng công thức trung bình cộng   hay trung bình nhân còn tùy thuộc vào đối tượng đánh giá và chủ quan của người   đánh giá. ­ Các nghiên cứu ứng dụng của cảnh quan Kết quả  NCCQ và ĐGCQ ngày càng được  ứng dụng vào nhiều lĩnh vực:  sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch; kiến trúc đô thị, sử dụng đất, quản lí và   SDHL tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, [118]…  19
  20. Tùy thuộc đặc thù từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, trên thế  giới  NCCQ và  ĐGCQ  còn được  ứng dụng trong các lĩnh vực: phân phối lại vùng sinh thái, lập   bản đồ  biến động, chuyển đổi mục đích sử  dụng đất   (ở  Bắc Mỹ)  [118], [124];  nghiên cứu sự tiến hóa của CQ và sinh vật rừng mưa nhiệt đới (ở Nam Mỹ), giảm   thiểu suy thoái tài nguyên, biến đổi khí hậu và tài nguyên nước, sự   mở  rộng của   CQ hoang mạc (ở châu Phi) [122], bảo tồn di truyền học, quản lí tài nguyên, khai   thác đồng cỏ chăn nuôi, phục hồi lợi ích cộng đồng, bảo tồn di sản văn hoá công   nghiệp… (ở  Australia) [118], [122], bảo tồn CQ văn hóa, bảo tồn CQ nông thôn   truyền thống (ở  Nhật Bản và châu Á) [112], [117], quy hoạch nông nghiệp, thay   đổi mùa vụ và hoạt động sản xuất… [122], [126] và các lĩnh vực kinh tế, chính trị,   văn hoá, nghệ  thuật, triết học, hay   các  chương trình nghị  sự  quan trọng khác   [113], hướng đến PTBV của CQ đa chức năng [119]. Do nhu cầu phát triển mạnh  mẽ của xã hội và đô thị  hóa, CQH hỗ trợ  việc thiết kế CQ và quy hoạch đô thị.   Vì vậy, khái niệm CQ là “phong cảnh” ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với   lĩnh vực ứng dụng CQ đô thị và kiến trúc CQ. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Khái quát các hướng nghiên cứu của cảnh quan học nước ta Nghiên cứu ĐLTN tổng hợp ở nước ta xuất hiện khá sớm, nhưng CQH phát  triển muộn hơn. Lí luận CQH nước ta về cơ bản theo trường phái Nga (Xô Viết  cũ). Các nhà CQH Việt Nam đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt   Nam.  Mỗi giai đoạn phát triển, các công trình có tên gọi khác nhau: phân vùng  ĐLTN, phân vùng CQ, CQ địa lí, đặc điểm CQ, CQ sinh thái, nghiên cứu đa dạng   CQ, ĐGCQ, phân tích CQ, phân vùng CQ, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN,  TNTN… Thời kì Pháp thuộc (trước năm 1954), các công trình viết về CQ của các tác  giả trong nước còn hạn chế. Chủ yếu là những công trình nghiên cứu trên quy mô   toàn quốc và bán đảo Đông Dương thuộc Pháp nhằm phục vụ mục tiêu quân sự và  khai thác tài nguyên của Pháp ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam). Thời kì 1954 – 1975, với sự hỗ trợ của các nhà địa lí Xô Viết, nhiều công  trình phân vùng ĐLTN tổng hợp được ra đời.  Đầu tiên là “Việt Nam”của T.N.  Scheglova (1957).  Sau đó là “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam” của V.M. Fridlan  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0