intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dịch tễ học: Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

127
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Dịch tễ học "Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội" do Nguyễn Tuyết Xương thực hiện với hai mục tiêu sau: Mô tả một số đặc điểm của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội, 2011 - 2012; xác định một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khu vực nội thành Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dịch tễ học: Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN TUYẾT XƯƠNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NGHE KÉM Ở TRẺ EM TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO NỘI THÀNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ DỊCH TỄ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.Ts. Nguyễn Anh Dũng 2. PGS.Ts. Khu Thị Khánh Dung HÀ NỘI – 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện. Các số liệu được thu thập nghiêm túc và trung thực. Kết quả trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh
  3. MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ............................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. Giải phẫu, sinh lý cơ quan thính giác ............................................... 3 1.1.1. Sơ lược giải phẫu tai [90].................................................................. 3 1.1.2. Sinh lý nghe [24] .............................................................................. 5 1.2. Các nghiệm pháp thăm dò thính giác ............................................... 6 1.2.1. Thăm khám tai .................................................................................. 6 1.2.2. Các xét nghiệm thính học ................................................................. 6 1.2.3. Các nghiệm pháp thăm dò thính giác được sử dụng ở Việt Nam ..... 13 1.3. Phân loại và mức độ nghe kém ....................................................... 15 1.3.1. Phân loại nghe kém......................................................................... 15 1.3.2. Mức độ nghe kém ........................................................................... 16 1.4.Tình hình nghe kém.......................................................................... 18 1.4.1. Tình hình nghe kém trên thế giới .................................................... 18 1.4.2. Tình hình nghe kém ở Việt Nam ..................................................... 21 1.5. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ .......................................... 23 1.5.1. Các yếu tố bẩm sinh........................................................................ 23 1.5.2. Các nguyên nhân mắc phải ............................................................. 27 1.6. Các ảnh hưởng của nghe kém ......................................................... 30 1.7. Các biện pháp can thiệp nghe kém ................................................. 31 1.7.1. Thiết bị trợ thính ............................................................................. 31 1.7.2. Các phương pháp phục hồi ngôn ngữ .............................................. 32 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 33
  4. 2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 33 2.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 33 2.3 Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 34 2.4 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 34 2.5 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................. 34 2.6 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 36 2.7 Công cụ thu thập số liệu ..................................................................... 38 2.8 Các chỉ số và các biến số nghiên cứu.................................................. 40 2.9 Khắc phục sai số ................................................................................. 44 2.10 Quản lý và xử lý số liệu .................................................................... 44 2.11 Đạo đức trong nghiên cứu................................................................. 45 2.12 Một số hạn chế và khu trú của nghiên cứu ........................................ 45 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ............................................................................. 47 3.1. Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi ................ 47 3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................ 47 3.1.2 Kết quả đo âm ốc tai (OAE) lần 1 tại cộng đồng .............................. 48 3.1.3 Đặc điểm nghe kém của trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội qua đo ABR hoặc đơn âm ........................................................................................... 51 3.2 Phân tích các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi ..................................................................................................... 62 3.2.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................... 62 3.2.2 Xác định các yếu tố nguy cơ của nghe kém ..................................... 63 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................... 70 4.1.Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội .................... 70 4.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................................ 70 4.1.2 Tỷ lệ nghe kém qua sàng lọc bằng phương pháp OAE ..................... 71 4.1.3 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo tuổi ............................................. 75 4.1.4 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo giới tính ...................................... 76
  5. 4.1.5 Nghe kém theo vị trí tai ................................................................... 77 4.1.6 Mức độ nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội ......................... 77 4.1.7 Hình thức nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội ..................... 79 4.2. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi nội thành Hà Nội........................................................................................... 80 4.2.1. Các yếu tố trước sinh ...................................................................... 80 4.2.2. Các yếu tố trong khi sinh ................................................................ 82 4.2.3. Các yếu tố sau sinh ......................................................................... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................. 91 1. Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo tại các trường mẫu giáo công lập nội thành Hà Nội năm 2011 – 2012. ....................................................... 91 2. Một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi khu vực nội thành Hà Nội ...................................................................... 91 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 92 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
  6. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABR Auditory Brainstem Response Điện thính giác thân não ASL American Sign Language – Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ ASHA American Speech - Language-Hearing Association - Hiệp hội Phát âm - Ngôn ngữ - Thính học Mỹ CI Cochlear implantation - Cấy điện cực ốc tai Hib Haemophilus influenzae type b OAE Otoacoustic Emission - Âm ốc tai kích thích OAE(-) Âm ốc tai kích thích âm tính OAE(+) Âm ốc tai kích thích dương tính OR Odd Ratio - Tỷ suất chênh TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TMH Tai Mũi Họng TCMR Tiêm chủng mở rộng VTG Viêm tai giữa VTGM Viêm tai giữa mạn VTTD Viêm tai thanh dịch VXC Viêm xương chũm VMN Viêm màng não VMNM Viêm màng não mủ
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mức độ nghe kém theo ASHA [60] .............................................. 16 Bảng 1.2: Mức độ nghe kém theo Tổ chức Y tế thế giới [62] ....................... 16 Bảng 1.3: Phân loại nghe kém ở trẻ sơ sinh ở một số nghiên cứu ở Việt Nam[12] ....................................................................................................... 17 Bảng 1.4: Phân loại mức độ nghe kém đang sử dụng tại bệnh viện Nhi TƯ..17 Bảng 2.1 : Danh sách các trường và số trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tham gia sàng lọc nghe kém ................................................................................................ 36 Bảng 2.2: Phân loại mức độ nghe kém ......................................................... 40 Bảng 2.3: Định nghĩa các biến số nghiên cứu ............................................... 41 Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo quận (n=7.191) ..................... 47 Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi (n=7.191) .................. 48 Bảng 3.3: Tỷ lệ OAE (-) theo quận (n=7.191) .............................................. 48 Bảng 3.4: Kết quả đo OAE lần 2 những trẻ OAE (-) lần 1 (n=337) .............. 50 Bảng 3.5: Tỷ lệ nghe kém theo quận (n=7191) ............................................. 51 Bảng 3.6: Đặc điểm nghe kém theo tuổi và giới (n=314).............................. 53 Bảng 3.7: Đặc điểm trẻ nghe kém theo vị trí tai và giới (n=314) .................. 53 Bảng 3.8: Kết quả khám nhĩ lượng cho trẻ nghe kém ................................... 54 Bảng 3.9: Kết quả phản xạ cơ bàn đạp ở trẻ nghe kém ................................. 55 Bảng 3.10: Mức độ nghe kém của trẻ theo giới (n=314) ............................... 56 Bảng 3.11. Mức độ nghe kém của trẻ theo lứa tuổi ....................................... 56 Bảng 3.12 : Hình thức nghe kém theo giới ( n = 314 ) .................................. 57 Bảng 3.13: Hình thức nghe kém theo tuổi ( n = 314 ) ................................... 58
  8. Bảng 3.14: Đặc điểm tiền sử mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai trẻ nghe kém (n = 314) ............................................................................................... 59 Bảng 3.15: Đặc điểm tiền sử khi sinh của trẻ nghe kém (n=314) .................. 60 Bảng 3.16: Đặc điểm tiền sử bị bệnh của trẻ nghe kém (n=314) ................... 61 Bảng 3.17: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=942) ......................... 62 Bảng 3.18: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới tính (n=942) ........ 62 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tiền sử mẹ bị bệnh khi mang thai và nguy cơ nghe kém ở trẻ.............................................................................................. 63 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa tiền sử khi sinh và nguy cơ nghe kém ở trẻ .. 65 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa các yếu tố sau sinh và nguy cơ nghe kém ở trẻ ..................................................................................................................... 67 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa các yếu tố trước sinh, trong sinh và sau sinh tới nghe kém ở trẻ - mô hình phân tích hồi quy đa biến, Mô hình 1 .............. 68 Bảng 3.23: Mối liên quan giữa các yếu tố trước sinh, trong sinh và sau sinh tới nghe kém ở trẻ - mô hình phân tích hồi quy đa biến, Mô hình 2 .............. 69
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ OAE (-) theo từng nhóm tuổi (n=7.191) .......................... 49 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ OAE (-) theo giới tính ..................................................... 50 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nghe kém theo lứa tuổi (n=7.191).................................... 52 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trẻ nghe kém theo giới tính (n=7.191) ............................. 52 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1: Sơ đồ cắt ngang tai……………………………………………….…..4 Hình 2: Thính lực đồ điếc dẫn truyền qua đơn âm…………………………....7 Hình 3: Kết quả đo OAE (âm tính)……………………………………….…..9 Hình 4: Phản xạ cơ bàn đạp và Nhĩ lượng…………………………………...10 Hình 5: Kết quả đo ABR………………………………………………...…..12 Hình 6 : Đo OAE tại trường mầm non…………………………………...….37 Hình 7 : Máy đo OAE loại Audx………………………………………...….39 Hình 8 : Máy đo ABR đơn âm loại GSI của Mỹ…………………………….39 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu………………………………………….....…. 43
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh [8], [24]. Nghe kém có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [128]. Ảnh hưởng của nghe kém phụ thuộc rất lớn vào lứa tuổi mắc bệnh [24]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị nghe kém sẽ không giao tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, kết quả là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống. Trầm trọng hơn, trẻ sẽ trở thành tàn tật vĩnh viễn [8], [19], [128]. Do đó, việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội [86], [128]. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị hỗ trợ khám và điều trị nghe kém không ngừng phát triển, sàng lọc nghe kém và triển khai các chương trình can thiệp đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và đã trở thành chương trình y tế quốc gia ở nhiều nước, đặc biệt ở những nước phát triển [52], [78]. Ở Việt Nam, theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2003 cả nước có khoảng 662.000 trẻ từ 0-18 tuổi bị khuyết tật. Trong đó, rối loạn thần kinh và khiếm thính là loại khuyết tật phổ biến thứ hai, chiếm 17.0%, sau khuyết tật vận động (29.0%). Qua đây cho thấy khuyết tật liên quan đến nghe kém, điếc là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm nghiên cứu và hỗ trợ [7]. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về tình hình nghe kém ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em bị nghe kém ở học sinh tiểu học được ước tính là 1,13% [39]. Số trẻ bị
  11. 2 khiếm thính còn tăng lên do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau [15], [19]. Trẻ em trong lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi là một trong những nhóm đối tượng cần được quan tâm nghiên cứu, bởi ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ những kỹ năng giao tiếp cộng đồng thông qua việc học tập ở lớp học và tiếp xúc với thế giới xung quanh. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi chuẩn bị đi học nên việc phát hiện sớm trẻ nghe kém kết hợp với các biện pháp can thiệp sẽ giúp trẻ có khả năng trở lại cộng đồng, hòa nhập với xã hội. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có 840 trường mầm non, trong đó 85,0% là công lập chiếm hơn 90,0% tổng số học sinh mầm non [29]. Cũng như các địa phương khác, việc nghiên cứu các đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ trong độ tuổi nói trên là hết sức cần thiết đối với thành phố Hà Nội để xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao khả năng nghe cũng như phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội, 2011 - 2012. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khu vực nội thành Hà Nội.
  12. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu, sinh lý cơ quan thính giác 1.1.1. Sơ lược giải phẫu tai [90] Cấu tạo của tai (hình 1) gồm: Tai ngoài: Bao gồm vành tai và ống tai ngoài, chức năng chủ yếu là thu thập và dẫn truyền sóng âm đến màng nhĩ, quá trình dẫn truyền sóng âm này có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tai giữa: Tai giữa là một khoang chứa đầy không khí bao gồm hòm nhĩ, ngách thượng nhĩ và thượng nhĩ, phía sau nối tiếp với hang chũm (sào bào) qua ống thông hang (sào đạo), phía trước với họng mũi qua vòi nhĩ. Tai giữa chứa 3 xương con gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp, hai cơ gồm cơ co bàn đạp chi phối bởi thần kinh VII và cơ căng màng nhĩ chi phối bởi nhánh vận động thần kinh V3. Tai trong: Nằm giữa ở phần đáy xương thái dương bao gồm tiền đình và hốc tai. Hệ thống tiền đình bao gồm 3 ống bán khuyên và tiền đình thật sự (xoang nang, cầu nang). Ốc tai là một ống cuộn thành hai vòng rưỡi,dài khoảng 30mm chứa đầy dịch. Màng Reissner và màng đáy chia ốc tai thành 3 thang dọc theo chiều dài ốc tai gồm: thang tiền đình, thang giữa (ống ốc tai) và thang nhĩ. Thang tiền đình và thang giữa ngăn cách bởi màng Reissner, thang giữa và thang nhĩ ngăn cách bởi màng đáy. Thang tiền đình và thang nhĩ chứa ngoại dịch giàu Na+, thang giữa chứa nội dịch giàu K+.
  13. 4 Hình 1: Sơ đồ cắt ngang tai Thần kinh ốc tai: Thần kinh ốc tai (thần kinh thính giác) là dây thần kinh sọ số VIII (thần kinh tiền đình- ốc tai), bao gồm các sợi hướng tâm và ly tâm, các sợi hướng tâm nằm ở hoạch xoắn, 88% sợi hướng tâm synáp với tế bào lông trong, 12% còn lại synáp với tế bào lông ngoài, các sợi hướng tâm rời tai trong qua ống tai trong nằm ở mặt sau phần đá xương thái dương, đi vào thân não ở góc cầu tiểu não và kết thúc ở phức hợp nhân ốc tai. Nhân tế bào sợi ly tâm nằm ở phức hợp trám trên gồm nhân quanh trám và nhân trước trám. Ngược với sợi hướng tâm phần lớn sợi ly tâm synáp với tế bào lông ngoài, phần nhỏ synáp với đuôi các sợi hướng tâm nằm bên dưới tế bào lông trong [90]. Dải tiếp nhận tần số âm ở ốc tai nằm trên thần kinh ốc tai với tần số cao tiếp nhận ở bề mặt sợi thần kinh, tần số thấp tiếp nhận bởi các sợi sâu bên trong phần lõi thần kinh [42].
  14. 5 1.1.2. Sinh lý nghe [24] Cả 2 tai đều có khả năng nghe và định hướng như nhau, giúp cho việc định hương âm thanh. Bình thường âm thanh đến với tai trái trước sau đó được khuyếch đại ở tai phải. Khi não so sánh thông tin từ cả 2 tai, não có thể phân biệt được thông tin nào đến từ tai phải hay tai trái. Hơn nữa não có thể phân biệt được âm thanh có nghĩa trong một môi trường ồn ào giúp ta có thể nói chuyện được với một người ở trong 1 phòng đông đúc. Sóng âm được truyền vào ống tai rồi đến màng nhĩ, do kích thước của màng nhĩ lớn hơn màng ở cửa sổ bầu dục và chuỗi xương con dẫn truyền âm thanh qua cơ chế đòn bẩy nên âm thanh được khuyếch đại trước khi vào tai trong. Năng lượng sóng âm được tăng lên là cần thiết để bù lại cho phần mất di khi chuyển từ môi trường khí sang môi trường lỏng. Nếu âm thanh quá lớn, cơ ở tai giữa co lại làm giảm cường độ âm thanh để bảo vệ tai trong. Tuy nhiên đối với những âm thanh lớn hoặc đột ngột có thể gây hại cho tai trong ngay lập tức bởi vì dây thần kinh thính giác đáp ứng với âm thanh trước khi nhóm cơ này có thể co lại, sóng âm được truyền tới cửa sổ bầu dục để vào tai trong làm thay đổi áp xuất trong nội dịch của ốc tai. Sóng âm bắt đầu làm di chuyển lông của tế bào lông trên màng đáy, mỗi tần số của sóng âm tạo nên những thay đổi đặc trưng ở trên màng đáy tạo nên những kích thích thần kinh để phản hồi lại tế bào lông mà nó cảm nhận được, nếu âm thanh tần số cao các tế bào lông ở gần đáy của ốc tai sẽ rung động, nếu âm thanh có tần số thấp tế bào lông ở gần đỉnh của ốc tai sẽ rung động, tế bào lông được chuyển động bởi sóng âm và dẫn truyền những thông tin này tới màng đáy. Đây là lí do làm thay đổi thành phần hoá học ở tế bào lông và chuyển thành những tín hiệu điện và được dẫn truyền đến dây thần kinh thính giác.
  15. 6 1.2. Các nghiệm pháp thăm dò thính giác 1.2.1. Thăm khám tai Thăm khám tai bắt đầu với bệnh sử chi tiết, bao gồm các triệu chứng về tai như nghe kém, đau tai hoặc chảy mủ tai, nặng tai, ù tai, chóng mặt, tê hoặc liệt vùng mặt, cần chú ý đến thời gian xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng, các yếu tố làm tăng hoặc giảm các triệu chứng này.Bệnh sử rất quan trọng, bao gồm các phẫu thuật trước đây, nhiễm trùng hoặc tình trạng chóng mặt, choáng váng kèm theo. Tiền sử gia đình về nghe kém gợi ý khả năng di truyền hoặc bẩm sinh, tình trạng tiếp xúc tiếng ồn đặc biệt do nghề nghiệp, các thuốc độc cho tai như aminoglycoside hoặc hóa trị liệu, các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, bệnh lý thận, bênh tuyến giáp, huyết áp cao và bệnh lý tim mạch. Khám lâm sàng bắt đầu với việc khám tai ngoài, phát hiện các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý ống tai ngoài và màng nhĩ. Màng nhĩ bình thường có màu xám sáng óng ánh xa cừ, lõm nhẹ vào trong. Quan sát dịch phía sau màng nhĩ hoặc chú ý áp lực âm ở tai giữa do tắc vòi nhĩ gây co lõm màng nhĩ. Đối với những bệnh lý phức tạp cần sử dụng kính vi phẫu, khả năng khuếch đại của kính giúp phát hiện và nhìn rõ các lỗ thủng màng nhĩ và giúp lấy các dị vật ống tai dễ dàng hơn. 1.2.2. Các xét nghiệm thính học 1.2.2.1. Đo thính lực đơn âm [20] 1.2.2.1.1 Những nguyên tắc khi đo Mục tiêu đo dẫn truyền khí âm đơn là nhằm xác định ngưỡng nghe ở mỗi tần số đo. Ngưỡng nghe là mức âm nhỏ nhất bệnh nhân có thể nghe 50% thời gian phát âm.Người bệnh không thể nghe âm phát ra vào mọi thời điểm, chỉ nghe một nửa hoặc nhiều hơn chút ít đối với âm phát ra.
  16. 7 Trước khi đo thính lực cần hỏi rõ bệnh sử, thăm khám tai qua đèn soi tai hoặc qua nội soi, lấy ráy tai khi cần thiết.Luôn đo tai tốt trước, tai bệnh đo sau, nếu cả hai tai có bệnh lý như nhau, bắt đầu với tai phải trước. Hình 2: Hình ảnh thính lực đồ điếc dẫn truyền qua đo đơn âm Cần hướng dẫn kỹ để bệnh nhân thuần thục trước khi đo. Bệnh nhân đáp ứng bằng nhiều cách thức như đưa cao ngón tay trỏ phải khi nghe âm ở tai phải, đưa cao tay trái khi nghe âm ở tai trái hoặc mức âm bắt đầu đo tốt nhất là 40 dBHL ở tần số 1.000 Hz, nếu bệnh nhân không đáp ứng, gia tăng từng bước 10 dB cho đến khi có đáp ứng. 1.2.2.1.2 Kỹ thuật đo âm đơn cơ bản Bằng cách phát âm ra một âm, mỗi tần số ở một thời điểm, bắt đầu phát âm ở cường độ để người bệnh có thể nghe dễ dàng.Kỹ thuật giảm dần mức âm:
  17. 8 giảm từng bước 10 dB cho đến khi người bệnh không còn nghe được âm, đây chính là ngưỡng nghe. Kỹ thuật tăng dần mức âm: tăng từng bước 5 dB cho đến khi nghe trở lại, ngưỡng nghe là mức thấp nhất để người bệnh nghe được âm 50% thời gian phát âm. 1.2.2.1.3 Kỹ thuật đo dẫn truyền xương đơn âm Đo dẫn truyền đường xương nhằm xác định trực tiếp ngưỡng nghe của ốc tai và xác định có hay không thành phần dẫn truyền (khoảng cách khí xương) ở một tần số bất kỳ đối với tai nghe kém. Đặt bộ phận tiếp nhận lên xương chũm phía sau vành tai, không để bộ phận tiếp nhận chạm vào vành tai. Để tìm điểm đặt chính xác trên mỏm chũm, nên đặt máy đo trên phần xương chũm và dùng tần số 500Hz, cường độ 40dB. Di chuyển bộ phận tiếp nhận dọc theo mỏm chũm và người bệnh cho biết nơi có cường độ âm lớn nhất.Khi đo dẫn truyền xương không che lấp âm ù, cần bắt đầu trên ngưỡng, hạ thấp dần đến ngưỡng. Độ chênh lệch hai tai trong dẫn truyền xương là 0dB, vì vậy chỉ cần đo tai nghe tốt hơn mà thôi. 1.2.2.2 Đo âm ốc tai (OAE) [38] 1.2.2.2.1 Cơ sở của nghiệm pháp đo âm ốc tai Âm ốc tai là âm nghe trong tai, phát sinh ở ốc tai và truyền ra tai giữa, ống tai ngoài, có thể đo được bằng microphone cảm ứng. David Kemp lần đầu tiên mô tả âm này, từ năm 1978 – 1980 nhiều nghiên cứu của ông về OAEs ở tai bình thường cũng như tai bệnh lý. Kể từ đó đã có nhiều nghiên cứu các dạng OAEs và mối liên quan của nó với chức năng thính giác [79]. 1.2.2.2.2 Mục tiêu của đo âm ốc tai Đo âm ốc tai được dùng để đánh giá: - Tình trạng ốc tai - Chức năng tế bào lông ngoài ở tai trong.
  18. 9 - Tầm soát sức nghe đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc trẻ khiếm thính. - Đánh giá sức nghe. Hình 3: Kết quả đo OAE (âm tính) ảnh minh họa - Phân biệt giữa nghe kém tiếp nhận (tổn thương tế bào lông ngoài) và nghe kém thần kinh (tổn thương tế bào lông trong, tổn thương thần kinh thính giác thân não). - Xét nghiệm nghe kém chức năng. 1.2.2.2.3 Ưu điểm và hạn chế của nghiệm pháp đo âm ốc tai Nghiệm pháp đo âm ốc tai do được tiến hành nhanh, đơn giản và ít tốn kém do đó được sử dụng phổ biến trong sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh cũng như trên lâm sàng. Hạn chế của nghiệm pháp là không thể tăng cường độ kích thích lên trên 70dB, vì nếu cường độ kích thích lớn quá sẽ xảy ra hiện tượng co một cách bị động của các tế bào lông ngoài ốctai khi các tế bào này bị tổn thương. Do đó mà kết quả đo âm ốc tai không thể giúp đánh giá tổn thương ốc tai trong các trường hợp nghe kém nặng trên 80dB [38].
  19. 10 1.2.2.3 Phản xạ cơ bàn đạp Phản xạ âm là phản xạ co các cơ tai giữa do kích thích âm, kết hợp với nhĩ lượng giúp phát hiện một số bệnh lý và tổn thương tai giữa, bệnh lý ốc tai và sau ốc tai. Hình 4: Phản xạ cơ bàn đạp, và Nhĩ lượng Ngưỡng phản xạ cơ bàn đạp. Ngưỡng phản xạ bàn đạp là cường độ âm kích thích thấp nhất phát sinh phản xạ bàn đạp và đo bằng sự thay đổi độ thông thuận âm. Biên độ phản xạ lớn hơn khi gia tăng mức kích thích. Cách đo ngưỡng phản xạ bàn đạp. Trên lâm sàng ngưỡng phản xạ bàn đạp được đo ở các tần số 500, 1000, và 2000 Hz và thường sử dụng âm dải rộng (BBN). Tần số 4.000 Hz không cần đo do sức nghe bình thường ở người lớn có ngưỡng phản xạ bàn đạp cao ở tần số này và khả năng thích ứng nhanh (Silverman, 1991).
  20. 11 Thiết bị đo đủ nhạy cảm cho phép phát hiện phản xạ phát sinh do âm dải rộng và cường độ thấp dao động khoảng 60 dB SPL. Độ tin cậy. Nghiên cứu của Forquer (1979) cho biết độ tin cậy cao đối với phép đo phản xạ bàn đạp nhiều lần trong nhiều ngày, thí dụ: sự khác biệt lớn nhất giữa trị số trung bình hai ngưỡng phản xạ bàn đạp bất kỳ chỉ khoảng 2.4 dB đối với nhóm có sức nghe bình thường và cũng tương tự đối với nhóm nghe kém tiếp nhận thần kinh (trung bình 2 dB). Ngưỡng phản xạ bàn đạp bình thường Ngưỡng phản xạ bàn đạp bình thường từ 85-100 dB SPL đối với âm đơn và từ 65-80 dB đối với âm dải rộng. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của ngưỡng phản xạ bàn đạp đối bên và cùng bên bình thường. 1.2.2.4 Nghiệm pháp đo điện thính giác thân não (ABR) Lần đầu tiên vào năm 1970 Jewett và cộng sự đã chứng minh được những đáp ứng thính giác xuất phát từ thân não và có thể ghi lại được những đáp ứng này bằng cách đặt điện cực ở da đầu [101]. Năm 1977 kỹ thuật ABR đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, đặc biệt là trong chẩn đoán khối u dây VIII [64]. Về thuật ngữ, hiện nay trong các y văn thế giới nghiệm pháp đo điện kích thích thính giác thân não có rất nhiều tên gọi khác nhau như đáp ứng thính giác thân não (ABR: Auditory Brainstem Response), điện thế kích thích thính giác thân não (BAEP: Brainstem Auditory Evoked Potentials) [118]. Tuy vậy để cho ngắn gọn, trong lâm sàng các tác giả trên thế giới và ở Việt nam thường dùng thuật ngữ đáp ứng thính giác thân não.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2