Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp
lượt xem 19
download
Nội dung nghiên cứu của luận án gồm 3 chương với các nội dung: cơ sở lí luận của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường theo quan điểm tích hợp; thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên theo quan điểm tích hợp; quy trình và thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI _____________ o0o______________ PHẠM THỊ DIỆU THÚY DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI _____________ o0o______________ PHẠM THỊ DIỆU THÚY DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn KH: PGS.TS.Nguyễn Thị Tình HÀ NỘI – 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận án là kết quả nghiên cứu trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kì tài liệu nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Diệu Thúy
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo – PGS.TS. Nguyễn Thị Tình, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin được trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các phòng ban chức năng, đặc biệt là Phòng Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Bộ môn Phương pháp giảng dạy, các nhà khoa học, các giảng viên đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên các trường trên địa bàn khảo sát Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHSP Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hạ Long, Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSP Huế - Đại học Huế, Trường ĐHSP Đà Nẵng – Đại học Đà Nẵng, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ và Trường ĐHSP Kĩ thuật Vĩnh Long đã giúp đỡ tôi tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn những người bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tinh thần và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Phạm Thị Diệu Thúy
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ .vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................................ ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................... 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................................ 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu................................................................... 4 8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................................................... 8 9. Những luận điểm bảo vệ................................................................................................................... 9 10. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................................... 9 Chương 1. ................................................................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ................................................................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................................... 10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp ...................................................... 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp ................................ 18 1.2. Dạy học tích hợp ........................................................................................................................... 24 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................................. 24 1.2.2. Mục tiêu dạy học tích hợp ........................................................................................ 27 1.2.3. Đặc điểm đặc trưng của dạy học tích hợp ............................................................... 28 1.2.4. Các mô hình và hình thức dạy học tích hợp ............................................................... 31 1.2.5. Phương pháp, kĩ thuật dạy học trong dạy học tích hợp .......................................... 39 1.2.6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp .............................................................. 40 1.2.7. Quy trình dạy học tích hợp ....................................................................................... 41 1.3. Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ............................................................................................. 42 1.3.1. Khái niệm dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp..................................................... 42
- iv 1.3.2. Chương trình học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong chương trình đào tạo cử nhân của trường đại học sư phạm ......................................................... 42 1.3.3. Cơ sở của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp..................................................... 44 1.3.4. Các thành tố của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ..................................... 50 1.3.4.1. Mục tiêu dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ....................................................... 50 1.3.4.2. Nội dung dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ....................................................... 50 1.3.4.3. Hình thức dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ....................................................... 50 1.3.4.4. Phương pháp, kĩ thuật dạy học trong học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp .......................... 52 1.3.4.5. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp .................................. 52 1.3.5. Điều kiện để thực hiện dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp .............................. 53 1.3.6. Quy trình và mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp .............................. 54 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ...................... 59 1.4.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................................. 59 1.4.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................................. 60 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học tích hợp và dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp.................................................................................... 61 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học tích hợp ................................................................ 61 1.5.2. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp .............................................................................................. 64 Kết luận chương 1 ..................................................................................................................................... 66 Chương 2. ................................................................................................................................................... 67 THỰC TRẠNG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP................................................................................................................................................ 67 2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng.......................................................................................... 67 2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................................. 67 2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng.............................................................................. 67 2.1.3. Khách thể khảo sát.................................................................................................... 67 2.1.4. Phương pháp khảo sát thực trạng ........................................................................... 69
- v 2.1.5. Quá trình chọn mẫu khảo sát và thu thập số liệu ................................................... 70 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ....................................................................................................... 72 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường đại học sư phạm về dạy học tích hợp ................................................................................................................................ 72 2.2.2. Thực trạng thực hiện dạy học tích hợp ở trường đại học sư phạm........................ 76 2.2.3. Thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp..................................................... 78 2.2.4. Những khó khăn trong quá trình dạy và học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp .................................................................... 101 2.2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ........................................................................................................... 104 Kết luận chương 2 ................................................................................................................................... 107 Chương 3. ................................................................................................................................................. 108 QUY TRÌNH VÀ THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ............................................................................. 108 3.1. Nguyên tắc thiết kế quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp..................................... 108 3.2. Quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ....................................................................... 109 3.3. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quy trình đã đề xuất ..................................... 112 3.4. Thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp............................................... 125 3.4.1. Khái quát về thực nghiệm....................................................................................... 125 3.4.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................................... 126 3.4.3. Thang đo và các công cụ đánh giá......................................................................... 127 3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................................. 137 Kết luận chương 3 ................................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 147 1. Kết luận ........................................................................................................................................... 147 2. Khuyến nghị ................................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ PL1
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí DHTH Dạy học tích hợp ĐHSP Đại học Sư phạm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giảng viên HS Học sinh KHGD Khoa học giáo dục KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học NCKHGD Nghiên cứu khoa học giáo dục NL Năng lực NLCN Năng lực cá nhân PPDH Phương pháp dạy học PPNCKH Phương pháp nghiên cứu khoa học SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV trường ĐHSP về khái niệm DHTH ...............73 Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của DHTH .......................................74 Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL và GV trường ĐHSP về đặc điểm cơ bản của DHTH .......................................................................................................................................75 Bảng 2.4. Mức độ thực hiện DHTH trong quá trình giảng dạy của GV trường ĐHSP..........76 Bảng 2.5. Hình thức tích hợp được sử dụng trong quá trình giảng dạy của GV trường ĐHSP .............................................................................................................................77 Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của học phần PPNCKH giáo dục trong chương trình đào tạo sinh viên trường ĐHSP ......................................................78 Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ cần thiết của việc dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp ............................................................79 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp .................................................................80 Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học học phần PPNCKH giáo dục của giảng viên trường ĐHSP ..........................................................................................................82 Bảng 2.10. Những nội dung mà SV đã được học trong học phần PPNCKH giáo dục ở trường ĐHSP..................................................................................................................83 Bảng 2.11.Những nội dung của học phần PPNCKH giáo dục được GV thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp..........................................................................................84 Bảng 2.12. Những nội dung kiến thức hoặc môn học đã được tích hợp với nội dung học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP ............................................................85 Bảng 2.13. Hình thức tích hợp được sử dụng khi dạy học học phần PPNCKH giáo dục của GV trường ĐHSP ....................................................................................................86 Bảng 2.14. Thực trạng phương pháp dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp .....................................................................................87 Bảng 2.15. So sánh mức độ sử dụng PPDH học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP nói chung và khi thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp ............................89 Bảng 2.16. Thực trạng kĩ thuật dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp .....................................................................................89 Bảng 2.17. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp .........................................................................91 Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp ............................................................93 Bảng 2.19. Các hoạt động được giảng viên thực hiện trong quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp .............................94
- viii Bảng 2.20. Đánh giá của GV về kết quả học tập học phần PPNCKH giáo dục của SV trường ĐHSP..................................................................................................................96 Bảng 2.21. Mức độ tích cực và hứng thú học tập của SV khi tham gia học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp .................................................................97 Bảng 2.22. Thực trạng vận dụng kiến thức tích hợp để tham gia hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP ...........................................................................................................98 Bảng 2.23. Mức độ nhận thức SV đạt được khi học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp ........................................................................................................99 Bảng 2.24. Những khó khăn GV gặp phải khi thực hiện dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp ................................................................................103 Bảng 2.25. Những khó khăn SV gặp phải khi tham gia học tập học phần PPNCKH giáo dục với những nội dung DHTH ...................................................................................103 Bảng 2.26. Đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp ...............104 Bảng 2.27. Đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc học tập những nội dung DHTH học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP .............................105 Bảng 3.1. Bảng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong NCKH của SV (sau khi xin ý kiến chuyên gia) .......................................................................130 Bảng 3.2. Phiếu học tập nhóm .....................................................................................133 Bảng 3.3. Phiếu tự đánh giá của nhóm sau khi hoàn thành dự án học tập ..................134 Bảng 3.4. Phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng giữa các thành viên trong nhóm135 Bảng 3.5. Bảng kiểm quan sát đánh giá quá trình làm việc nhóm và sản phẩm của nhóm....136 Bảng 3.6. So sánh kết quả mức độ năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN1 và nhóm ĐC1 sau thực nghiệm .................................................................138 Bảng 3.7. Kiểm định t-test so sánh kết quả điểm năng lực GQVĐ và ST trong NCKH của SV nhóm TN1 và nhóm ĐC1 sau thực nghiệm ....................................................140 Bảng 3.8. So sánh kết quả mức độ năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN2 và nhóm ĐC2 sau thực nghiệm .................................................................142 Bảng 3.9. Kiểm định t-test so sánh kết quả điểm năng lực GQVĐ và ST trong NCKH của SV nhóm TN2 và nhóm ĐC2 sau thực nghiệm ....................................................144
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình tiếp cận tích hợp của R. Forgaty .......................................................35 Hình 1.2. Các mô hình tiếp cận tích hợp của Susan M. Drake và Joanne L. Reid .......36 Hình 1.3. Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp ................................................37 Sơ đồ 1.1. Mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ..........................................58 Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GV trường ĐHSP về đặc điểm cơ bản của DHTH .75 Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện DHTH trong quá trình giảng dạy của GV trường ĐHSP ....76 Biểu đồ 2.3. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của học phần PPNCKH giáo dục trong chương trình đào tạo sinh viên trường ĐHSP ......................................................78 Biểu đồ 2.4. Đánh giá về mức độ cần thiết của việc dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp......................................................80 Sơ đồ 3.1. Quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp ................................................................................112 Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN1 và nhóm ĐC1 sau thực nghiệm ...........................................................................139 Biểu đồ 3.2. So sánh điểm năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN1 và nhóm ĐC1 sau thực nghiệm ...................................................................................140 Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN2 và nhóm ĐC2 sau thực nghiệm ...........................................................................143 Biểu đồ 3.4. So sánh điểm năng lực GQVĐ và sáng tạo trong NCKH của SV nhóm TN2 và nhóm ĐC2 sau thực nghiệm ...................................................................................144
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong hệ thống giáo dục quốc dân của bất cứ quốc gia nào, giáo dục đại học luôn giữ một vai trò then chốt góp phần tạo ra đội ngũ những người lao động có kiến thức chuyên môn, có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đối với giáo dục Việt Nam, việc tìm hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học luôn được coi là một nhiệm vụ trọng yếu của nền giáo dục quốc gia. Giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng đang trong giai đoạn tìm tòi những hướng đổi mới về mặt nội dung chương trình, phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Với sứ mạng là nơi đào tạo cho đất nước những người giáo viên vừa hồng vừa chuyên, có trình độ chuyên môn vững vàng và năng lực sư phạm tốt, các trường sư phạm cần phải có những giải pháp đổi mới toàn diện và hiệu quả quá trình đào tạo. Thực tiễn dạy học trong các trường sư phạm đã và đang nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn sâu, nghiệp vụ giỏi đồng thời có khả năng thích ứng sáng tạo với yêu cầu cao của lao động nghề nghiệp, với những thay đổi của xã hội và bên kia là khả năng đáp ứng còn hạn chế của nhà trường. Mâu thuẫn này phải được giải quyết bởi tác động đồng bộ của nhiều biện pháp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [35]. Nghị quyết cũng chỉ rõ một trong những mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học là “Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng” đồng thời chỉ rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới là “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục… Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học” [35]. Như vậy, một trong những nhiệm vụ chiến lược của các trường đại học nói chung và các trường ĐHSP trọng điểm nói riêng được xác định trong giai đoạn hiện nay là phải chuyển hướng sang đẩy mạnh NCKH. Nhiệm vụ chiến lược này do đó cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới mục
- 2 tiêu, nội dung chương trình đào tạo đại học theo hướng hình thành và phát triển năng lực NCKH cho người học, giúp cho các trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu có đội ngũ kế cận chất lượng cao. 1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều nội dung kiến thức mới cần được cập nhật và đưa vào nhà trường. Tuy nhiên việc tăng số lượng môn học là khó khả thi do thời gian đào tạo ở nhà trường có hạn. Một trong những giải pháp đang được chú ý hiện nay là tích hợp nội dung một số môn học, với cách thức này có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho người học mà không quá tải, đồng thời giúp họ có khả năng huy động được nhiều kiến thức, kĩ năng đa dạng giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Định hướng này cũng được Nghị quyết số 29 của Hội nghị trung ương 8 khóa XI chỉ rõ là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công những mục tiêu của đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo “Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học” [35]. 1.3. Khung chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp trường ĐHSP theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp đã chỉ ra các giá trị nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp mà SV cần phải có. Trong đó, năng lực phát triển cá nhân nằm trong nhóm năng lực nghề nghiệp là một năng lực cần thiết đối với tất cả SV sư phạm. Năng lực NCKH là một cấu thành quan trọng trong nhóm năng lực phát triển cá nhân. Đối với SV ở các trường đại học nói chung và các trường ĐHSP nói riêng, việc tham gia các hoạt động NCKH cũng được coi là một cách thức học tập hiệu quả, giúp SV tiếp cận gần nhất với những kiến thức và kĩ năng về ngành nghề mình đang theo học, giúp họ phát huy được khả năng tự học, khả năng làm việc một cách độc lập, sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy SV sư phạm chưa thực sự tích cực tham gia vào phong trào NCKH, chất lượng các công trình NCKH nói chung và đặc biệt là chất lượng những công trình NCKH giáo dục còn chưa cao. Điều này đặt ra những vấn đề cần đổi mới trong cách thiết kế quy trình dạy học và phương pháp giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho SV nhằm đáp ứng những chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp trường ĐHSP. 1.4. Học phần Phương pháp NCKH giáo dục có một vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ngành cử nhân sư phạm thuộc khối ngành khoa học xã hội, giúp cho SV nắm được cách thức và phương pháp để thực hiện một đề tài NCKH giáo dục hay khóa luận tốt nghiệp. Trong học phần này, SV được tiếp cận với những kiến thức về phương pháp luận NCKH giáo dục, về các nhóm phương pháp nghiên cứu chính trong khoa học giáo dục, đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê toán học. Tuy nhiên, thực tế dạy và
- 3 học học phần này cho thấy sinh viên chưa nắm vững những kiến thức về phương pháp luận, chưa sử dụng tốt các phương pháp NCKH giáo dục, đặc biệt là hai nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê toán học, còn nhiều lúng túng trong việc triển khai đề tài NCKH trong thực tiễn. Nguyên nhân một phần là do việc giảng dạy học phần Phương pháp NCKH giáo dục còn khá nặng về lí thuyết, đã có sự gắn kết với thực hành nhưng hiệu quả chưa cao. Bản thân kiến thức học phần Phương pháp NCKH giáo dục lại mang tính liên ngành, đa ngành và xuyên ngành cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học học phần này cũng như nâng cao chất lượng, kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong các đề tài NCKH, hình thành năng lực NCKH cho SV, có thể thực hiện tổ chức dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp. Trong đó, các nội dung học phần có thể được tích hợp với kiến thức của một số học phần có liên quan như Triết học, Lôgic học, Giáo dục học, Tâm lí học, Xác suất thống kê, Tin học và các phần mềm xử lí số liệu. Mặt khác, qua việc tìm hiểu về tổng quan nghiên cứu vấn đề, chúng tôi thấy các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện ở các cấp học từ tiểu học, phổ thông đến bậc đại học. Ở bậc đại học cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp thực hiện ở các trường dạy nghề và một số học phần, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học học phần này cũng như chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên của các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, thiết kế quy trình dạy học tích hợp học phần Phương pháp NCKH giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục và đạt mục tiêu đào tạo ở trường ĐHSP. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.
- 4 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp và tổ chức dạy học theo quy trình đã xây dựng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cũng như hình thành năng lực NCKH cho SV, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong NCKH. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận của dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. - Xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHPS theo quan điểm tích hợp. - Thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục theo hướng tích hợp liên môn với các học phần Triết học, Lôgic học, Giáo dục học, Tâm lí học, Xác suất thống kê, Tin học và nội dung phần mềm thống kê cho SV trường ĐHSP. - Tiến hành thực nghiệm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn theo quy trình đã được thiết kế trên SV một số khoa của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Khảo sát được thực hiện trên CBQL (cấp khoa và bộ môn), giảng viên thuộc 11 trường ĐHSP bao gồm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hạ Long, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long và SV thuộc 6 trường bao gồm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quá trình dạy học ở trường ĐHSP là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố chính là mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, môi trường, giảng viên và sinh viên… có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố này không tồn tại một cách độc lập mà
- 5 tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Với quan điểm dạy học tích hợp, các nội dung kiến thức có thể xem như một thành tố của quá trình dạy học, luận án nghiên cứu quy trình dạy học tích hợp, thực hiện việc thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp học phần Phương pháp NCKH giáo dục theo quy trình đã đề xuất và thực nghiệm dạy học các chủ đề này cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và môi trường nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ở các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - xã hội Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của dạy học tích hợp nói chung và dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp nói riêng tại Việt Nam và ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như tác động của nó đến sự tiến bộ của nền giáo dục là cần thiết để có thể thấy được những ưu điểm nổi bật của DHTH. Trên cơ sở tiếp cận những ưu điểm của những nghiên cứu đã có, chúng tôi xây dựng quy trình DHTH và thực hiện việc dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu đào tạo SV của các trường ĐHSP ở Việt Nam đáp ứng những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục và của toàn xã hội. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Những nghiên cứu mà luận án thực hiện đều dựa trên cơ sở xuất phát từ những yêu cầu đổi mới của thực tiễn giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, luận án luôn bám sát nội dung chương trình đào tạo đại học hiện hành, đối chiếu với những vấn đề lí luận và thực tiễn đào tạo giáo viên ở Việt Nam để xây dựng cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực trạng, xây dựng quy trình DHTH cũng như triển khai dạy thực nghiệm đạt hiệu quả. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm áp dụng việc DHTH môn học trong thực tiễn giảng dạy ở các trường ĐHSP. 7.1.4. Tiếp cận sư phạm tích hợp Tiếp cận sư phạm tích hợp xuất phát từ việc nhận thức thế giới tự nhiên – xã hội và con người nói chung và người học nói riêng như một thể thống nhất, đối lập với cách nhìn chia cắt, rạch ròi các sự vật, hiện tượng. Để có thể đào tạo ra những người lao động đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì phải cung cấp cho họ những kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của giáo dục đại học là phải cung cấp cho người học những kiến thức, kĩ năng một cách tổng thể để hình thành ở họ những phẩm chất năng lực chung chứ không phải những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ. Tiếp cận theo quan điểm tích hợp trong nghiên cứu không chỉ đơn thuần là đặt các vấn đề cạnh nhau, liên kết với nhau mà còn là sự xâm nhập, đan xen, lồng ghép các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Trong đó, không những giá
- 6 trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó được nhân lên. Quan điểm tiếp cận này sẽ là cơ sở để luận án đưa ra quy trình dạy học tích hợp cũng như triển khai trong dạy học thực nghiệm. 7.1.5. Tiếp cận liên ngành Tiếp cận liên ngành là làm cho các ngành riêng lẻ không còn như nó vốn có. Tích hợp không chỉ hạn chế trong một môn học nhất định mà là sự liên môn nhằm lồng ghép, đan xen tạo nên những khối kiến thức hoàn chỉnh nhất, cung cấp cho người học những kiến thức mang tính chất tổng thể và giúp họ phát triển những năng lực chung toàn diện nhất. Dựa trên cơ sở quan điểm tiếp cận liên ngành, những nghiên cứu của luận án hướng tới việc tìm ra những quy luật của sự phát triển chương trình tích hợp liên môn, xuyên môn; những yếu tố ảnh hưởng và các thành tố cấu thành nên sự phát triển của DHTH. 7.1.6. Tiếp cận năng lực Trong quá trình nghiên cứu của luận án, chúng tôi luôn tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi GV, SV nhằm triển khai DHTH có hiệu quả tối ưu nhất. DHTH không chỉ giúp người học tích lũy kiến thức liên môn mà quan trọng hơn cả, thông qua các hoạt động học tập cụ thể, người học có thể biến những kiến thức liên môn đã học thành những năng lực giải quyết được các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Luận án thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm các công trình khoa học, các sách chuyên khảo, bài báo, tạp chí trong và ngoài nước về dạy học tích hợp nói chung và dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp nói riêng, các văn kiện, văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT, tiến hành so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm phát hiện các xu hướng nghiên cứu, các trường phái nghiên cứu, từ đó rút ra những cơ sở lí luận để xây dựng hệ thống các khái niệm công cụ và khung lí luận của đề tài. 7.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết Dựa trên kết quả của phân tích và tổng hợp, luận án tiến hành sắp xếp, phân loại các tài liệu khoa học, các nghiên cứu về dạy học tích hợp và dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp. Trên cơ sở kết quả phân loại, hệ thống hóa để có được một chỉnh thể lí luận với kết cấu chặt chẽ, khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra
- 7 Sử dụng các mẫu phiếu hỏi đã được biên soạn sẵn để thu thập thông tin về thực trạng dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP nói chung và theo quan điểm tích hợp nói riêng. Bảng hỏi được đặt ra đối với 77 cán bộ quản lí (cấp khoa và bộ môn) và giảng viên thuộc 11 trường sư phạm và 816 sinh viên ở 6 trường sư phạm ở cả ba khu vực Bắc, Trung và Nam. Việc thu thập thông tin bằng các mẫu phiếu hỏi được thực hiện theo đúng các yêu cầu và tuân thủ các bước từ xây dựng bảng hỏi, điều tra thử, điều chỉnh và hoàn thiện phiếu hỏi, điều tra chính thức, làm sạch dữ liệu và xử lí dữ liệu. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát trực tiếp hoạt động dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục dưới hình thức dự giờ nhằm thu thập các thông tin về nhận thức, kĩ năng, thái độ của SV; nội dung dạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá mà giảng viên sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp. Đồng thời quan sát, đánh giá những tiến bộ, tính tích cực, tự giác trong học tập của sinh viên khi tham gia các hoạt động dạy học mà giảng viên thiết kế và triển khai thực hiện. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu giáo án, hồ sơ, phiếu học tập phục vụ cho giờ giảng của giảng viên, các nguồn tài liệu mà giảng viên cung cấp nhằm hỗ trợ quá trình học tập của sinh viên, bài kiểm tra giữa kỳ của sinh viên, các sản phẩm học tập, bài tập mà sinh viên thực hiện theo yêu cầu của giảng viên. Việc thu thập và đánh giá các sản phẩm hoạt động của quá trình dạy học góp phần bổ sung thêm thông tin để đánh giá thực trạng một cách sâu sắc và đầy đủ hơn. 7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn sâu một số GV và SV để làm tăng độ tin cậy của các thông tin đã thu thập được từ phiếu điều tra về nhận thức của GV, SV về tầm quan trọng, mức độ cần thiết, mục tiêu, nội dung và đặc điểm của dạy học tích hợp nói chung và dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. Các thông tin thu thập được từ phương pháp phỏng vấn được xử lí bằng phương pháp xử lí dữ liệu định tính, từ đó đưa ra những phân tích làm rõ thêm cho những thông tin định lượng đã thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia Thu thập lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp hoặc qua phiếu hỏi nhằm đảm bảo có các căn cứ khoa học cho việc xây dựng hệ thống cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu một cách chuẩn xác hơn, đồng thời nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của quy trình DHTH đã
- 8 được thiết kế, các thang đo, các công cụ đánh giá đã được xây dựng để đo kết quả thực nghiệm quy trình DHTH trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 7.2.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp này được sử dụng để tổng kết những kinh nghiệm trong đổi mới chương trình, mục tiêu, nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, trong việc soạn giáo án và xây dựng quy trình dạy học tích hợp cho sinh viên trường ĐHSP nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên của các trường trên địa bàn khảo sát. 7.2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm giảng dạy nội dung các chủ đề đã được biên soạn theo quy trình dạy học tích hợp đã được thiết kế trên sinh viên một số khoa của trường ĐHSP Hà Nội. Sau khi triển khai dạy thực nghiệm, tiến hành đo đạc và phân tích kết quả thực nghiệm để thấy được những chuyển biến về năng lực của sinh viên, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Từ đó rút ra những kết luận về hiệu quả của quy trình dạy học tích hợp đã được thiết kế, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết thực nghiệm đã đưa ra. 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học Các kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm đều được xử lí trên phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0 bằng các lệnh thống kê mô tả và thống kê suy luận để đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Các phiếu hỏi đã được thiết kế đều được đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp thống kê toán học nhằm có những điều chỉnh phù hợp trước khi đưa vào điều tra chính thức. Trên cơ sở các số liệu thu được, phân tích và rút ra những kết luận định lượng và định tính cụ thể. 8. Những đóng góp mới của đề tài Ở Việt Nam, lí thuyết DHTH đã được nghiên cứu và đã được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo nghề, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông. Ở bậc đại học, DHTH trong lĩnh vực dạy học các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: (1) Làm sáng tỏ lí luận về dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển lí luận dạy học đại học nói chung và dạy học tích hợp ở đại học nói riêng. (2) Phân tích, đánh giá thực trạng dạy học tích hợp nói chung và dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp nói riêng, giúp GV có thêm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp cũng như xây dựng quy trình DHTH hiệu quả ở các môn học họ đang đảm nhiệm.
- 9 (3) Từ nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời giúp nâng cao chất lượng của các công trình NCKH, khóa luận tốt nghiệp, hình thành năng lực NCKH, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong NCKH cho SV, đáp ứng chuẩn đầu ra của trường ĐHSP. 9. Những luận điểm bảo vệ - Dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu để hình thành và phát triển năng lực cho người học, đặc biệt phù hợp với việc dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP. - Dạy học tích hợp đã được thực hiện ở các trường ĐHSP nhưng hiệu quả còn chưa cao, chưa đáp ứng ở mức độ cần thiết về chuẩn đầu ra của các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, một trong số những yếu tố đó là do chưa xây dựng được quy trình DHTH hiệu quả. - Xây dựng quy trình DHTH là việc làm cần thiết và vận dụng quy trình đó trong dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV sư phạm theo quan điểm tích hợp sẽ cải thiện theo hướng tích cực chất lượng dạy và học học phần này trong các trường ĐHSP. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp Chương 2. Thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp Chương 3. Quy trình và thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 270 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam
189 p | 211 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 22 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 34 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 27 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 25 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn