Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn, để lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp thích hợp có tính khả thi, nhằm phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH KOULAP KEOMANY NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH, 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH KOULAP KEOMANY NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.PHẠM ĐÌNH BẨM 2. PGS.TS.NGUYỄN CẨM NINH BẮC NINH, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực Và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Koulap Keomany
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào :Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CLB :Câu lạc bộ CLBTDTT :Câu lạc bộ thể dục thể thao CNH :Công nghiệp hóa HĐH :Hiện đại hóa GDTC :Giáo dục thể chất NXB :Nhà xuất bản TDTT :Thể dục thể thao TTTTC :Thể thao thành tích cao VĐV :Vận động viên XHH TDTT :Xã hội hóa thể dục thể thao TX :Thường xuyên SL :Số lượng
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 4 Giả thiết khoa học 4 Ý nghĩa lý luận 5 Ý nghĩa thực tiễn 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về thể dục thể thao quần chúng 6 1.1.1. Khái niệm về thể thao quần chúng 6 1.1.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng 6 1.1.3. Một số thuật ngữ trong thể dục thể thao quần chúng 10 1.1.4. Cơ sở lý luận chung về giải pháp 12 1.2 Quan điểm đường lối phát triển thể dục thể thao quần chúng của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 16 1.3 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới sự phát triển thể dục thể thao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 21 1.3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng 21
- 1.3.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng tới sự phát triển phong trao thể dục thể thao quần chúng 30 1.4. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 31 1.4.1. Quan điểm phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 31 1.4.2. Mục tiêu phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 32 1.4.3. Chiến lược phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 34 1.4.4. Kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng và trọng điểm phát triển thể thao quần chúng năm 2019 của thủ đô Viêng Chăn 36 1.4.5. Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao cho mọi người. 38 1.5. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn 45 1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan 47 1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 47 1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 49 Kết luận chương 51 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 52 NGHIÊN CƯU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 52 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 52 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 52 2.1.3. Phương pháp phân tích SWOT 53 2.1.4. Phương pháp chuyên gia 54 2.1.5. Phương pháp điều tra xã hội học 54 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm 55
- 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 58 BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 58 3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 58 3.1.2. Thực trạng thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 60 3.1.3. Thực trạng các giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 77 3.1.4. Bàn luận về thực trạng phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dâc chủ Nhân dân Lào 78 3.2. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 83 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 83 3.2.2. Chọn lựa giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 90 3.2.3. Xây nội dung cụ thể của các giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn 94 3.2.4. Bàn luận về lựa chọn giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng thủ đô Viêng Chăn. 108
- 3.3. Ứng dụng và đánh giá giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn 112 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn 112 3.3.2. Kết quả cụ thể của quá trình thực nghiệm trong từng giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn 114 3.3.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn. 124 3.3.4. Bàn luận về kết quả đạt được trong quá trình ứng dụng giải pháp nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132 Kết luận 132 Kiến nghị 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHAO
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Thể TT Nội dung Trang loại Xác định tiêu chí đánh giá TDTT quần chúng của thủ 3.1 59 đô Viêng Chăn (n=81) Thực trạng người tập TDTT thường xuyên ở thủ đô 3.2 63 Viêng Chăn 3.3 Thực trạng gia đình thể thao ở thủ đô Viêng Chăn 64 Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện 3.4 thể dục thể thao của người dân thủ đô Viêng Chăn 65 (n = 8.190) Thực trạng câu lạc bộ các môn thể thao ở thủ đô Viêng 3.5 66 Chăn Thực trạng nội dung và hình thức tập luyện TDTT 3.6 67 quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn (n=296.405) Bảng Thực trạng giải thể thao quần chúng ở các quận, huyện Biểu 3.7 68 của thủ đô Viêng Chăn Giải thi đấu TDTT quần chúng hàng năm ở thủ đô 3.8 70 Viêng Chăn Thực trạng cơ sở vật chất thủ đô Viêng Chăn nước 3.9 72 CHDCND Lào Thực trạng cơ sở vật chất của các quận, huyện thủ đô 3.10 73 Viêng Chăn Sau 3.11 Thực trạng cán bộ TDTT thủ đô Viêng Chăn tr.74 Thực trạng về kinh phí cho hoạt động TDTT quần 3.12 chúng của thủ đô Viêng Chăn và 09 quận, huyện tại 76 thủ đô
- Kết quả đang sử dụng các giải pháp phát triển phong 3.13 trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn 77 (n = 29) Kết quả phỏng vấn các chuyên gia về lựa chọn những 3.14 giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT tại thủ đô 93 Viêng Chăn nước CHDCND Lào (n = 81) Kết quả thực hiện giải pháp giáo dục chính trị, tư Bảng 3.15 tưởng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về 115 biểu giá trị và vai trò của TDTT Kết quả thực hiện giải pháp Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 3.16 116 TDTT quần chúng Kết quả thực hiện giải pháp hoàn thiện bộ máy quản 3.17 117 lý TDTT Kết quả thực hiện giải pháp xây dựng hệ thống thi đấu 3.18 118 TDTT quần chúng Kết quả thực hiện giải pháp đẩy mạnh và nâng cao 3.19 120 hiệu quả xã hội hóa thể dục thể thao Kết quả thực hiện giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật 3.20 121 chất, nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT Kết quả thực hiện giải pháp kịp thời động viên khen 3.21 thưởng trong phong trào TDTT quần chúng tại thủ đô 123 Viêng Chăn Bảng tổng hợp so sánh hiệu quả phát triển TDTT quần 3.22 124 chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào Cơ cấu bộ máy tổ chức Phòng TDTT quần chúng, Sở Sơ đồ 3.1 61 Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn Kết quả phân tích SWOT về TDTT quần chúng ở thủ Sơ đồ 3.2 86-87 đô Viêng Chăn
- 1 MỞ ĐẦU Thể dục thể thao (TDTT) quần chúng là một bộ phận của nền TDTT Lào, hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân với nội dung và hình thức đa dạng, tùy theo hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng cá nhân. TDTT quần chúng có nhiều hình thức tổ chức đa dạng như các hội TDTT, gia đình TDTT, câu lạc bộ TDTT theo đối tượng và địa bàn dân cư (cậu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ TDTT của người khuyết tật, câu lạc bộ TDTT phường, câu lạc bộ thể thao trường học...). Hình thức hoạt động của TDTT quần chúng cũng rất phong phú như: thi đấu các môn thể thao của các đối tượng, các độ tuổi khác nhau, nhằm nâng cao sức khỏe và cổ vũ động viên phong trào tập luyện; biểu diễn TDTT trong những dịp lễ hội, các hình thức tập luyện TDTT mang tính chất phục vụ nghề nghiệp như: thể dục sản xuất, thể dục bổ trợ nghề nghiệp, TDTT mang tính chất giải trí, nghỉ ngơi hồi phục, thể dục dưỡng sinh, thể dục chữa bệnh... Công tác TDTT đã và đang giữ vai trò to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh. Vì vậy, phát triển sâu rộng TDTT quần chúng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với nền TDTT Lào cả trong những năm trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, đến nay công tác TDTT quần chúng của nước Lào còn nhiều hạn chế, số người tham gia tập luyện TDTT còn ít, cơ sở vật chất TDTT còn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều trường học, địa bàn dân cư không có sân bãi tập luyện; đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu cả về chuyên môn và năng lực điều hành; phương thức quản lý TDTT chưa theo kịp tiến trình đổi mới, còn ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chưa khai thác được những tiềm năng của xã hội để phát triển TDTT. Đây là một vấn đề bất cập xu hướng phát triển TDTT cần được quan tâm giải quyết.
- 2 Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) rất quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các văn bản của Đảng, Chính phủ và các nội dung chỉ đạo phát triển sự nghiệp TDTT trong các văn kiện Đại hội Đảng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, thường xuyên của Đảng và Nhà nước đối với công tác TDTT. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền, các toàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, trong đó các cơ quan, đơn vị TDTT giữ vai trò nòng cốt. Từng bước xã hội hóa tổ chức hoạt động TDTT dưới sự quản lý điều hành của Nhà nước một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm vừa qua, TDTT Lào có sự phát triển rộng rãi từ trung ương tới địa phương. Đặc biệt, những thành tựu to lớn đối với nhân dân Lào cả nước đó là nước CHDCND Lào có thể tổ chức một sự kiện thể thao ASEAN trong lịch sử: Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 năm 2009 và Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ XVI năm 2012. Tuy nhiên, trong việc thực hiện kế hoạch phát triển TDTT quần chúng trong thời gian qua cho dù Bộ Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo, nhưng sự phát triển TDTT quần chúng còn hạn chế về nhiều mặt, mục tiêu phát triển TDTT còn thấp về số lượng và chất lượng khi so sánh với mục tiêu phát triển của các nước trong khối ASEAN. Mặc dù vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển TDTT nói chung và kế hoạch phát triển TDTT quần chúng nói riêng còn chưa hiệu quả. Công tác triển khai các chương trình phát triển thể dục thể thao quần chúng ở các quận, huyện, nhất là các huyện ở ngoại thành còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa có các giải pháp hữu hiệu trong việc phổ biến và tổ chức các hoạt động TDTT, đặc biệt là chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, chưa có thiết chế, nội dung và giải pháp phù hợp đã tạo ra một khoảng cách chênh lệch khá lớn về phong trào thể dục thể thao ở thủ đô Viêng Chăn.
- 3 Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TDTT quần chúng ở Việt Nam, như: Ngô Trang Hưng (2013), Nông Trung Hiếu (2014), Nguyễn Văn Quý (2014), Dương Quang Sứng (2016),… Ở Lào và đặc biệt là thủ đô Viêng Chăn, ngoài đề án Quy hoạch phát triển TDTT thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020, chiến lược đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 thì chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính khoa học, cụ thể trong lĩnh vực TDTT quần chúng. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn sẽ góp phần đưa TDTT thủ đô Viêng Chăn lên tầm cao mới. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn, để lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp thích hợp có tính khả thi, nhằm phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Đối tượng nghiên cứu: Là giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
- 4 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phong trào TDTT quần chúng thủ đô Viêng Chăn. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 9 người trưởng Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện, 18 phó Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện và 54 cán bộ TDTT làm việc tại Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và thủ đô Viêng Chăn. Cơ quan phối hợp nghiên cứu: Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn; Cục thể thao quần chúng; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Chantabuly; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Sikhottabong; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Xaysettha; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Sisattanak; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Hadxaifong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Naxaithong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Sangthong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Paknguem; Phòng Giáo dục và Thể thao Xaythany. Giả thiết khoa học: Phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn có chiều hướng tốt, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển TDTT quần chúng. Tuy nhiên, chất lượng phong trào TDTT quần chúng còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn là chưa có những giải pháp khoa học, việc lựa chọn đúng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn theo tinh thần xã hội hóa có hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển
- 5 vững chắc phong trào thể thao cơ sở theo đúng kỳ vọng của thủ đô, đạt được mục tiên chiến lược về TDTT mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá và hoàn thiện các vấn đề lý luận liên quan tới các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển TDTT quần chúng; Những thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới phong trào phát triển TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; quan điểm về lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới phong trào phát triển TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; Lựa chọn được giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; Ứng dụng giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
- 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thể dục thể thao quần chúng 1.1.1. Khái niệm thể dục thể thao quần chúng Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp công tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, ngỉ ngơi giải trí của các đối tượng mầm non đến người cao tuổi. Đối tượng của TDTT quần chúng là tất cả mọi người (kể cả người khuyết tật). Theo Luật thể dục thể thao Lào: “TDTT quần chúng là sự thi đấu của từng môn thể thao không theo một quy chuẩn, tiêu chí nào cả mà chỉ tiến hành theo quy luật và quy tắc của từng môn thể thao nhằm mang tính chất giải trí, tạo sự đoàn kết, giữ gìn sức khỏe, tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời góp phần làm cho xã hội trong lành và tránh xa các tệ nạn xã hội. Việc tổ chức thi đấu TDTT quần chúng là trách nhiệm của tất cả mọi người hoặc tổ chức liên quan mà phải dưới sự chỉ đạo đúng đắn” [57]. Khác với thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của một số người có tài năng đặc biệt; trong đó thành tích cao; kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người, TDTT quần chúng là hình ảnh một nền TDTT của mỗi quốc gia, là một hoạt đông rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản phẩm của nó là một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự phồn vinh của xã hội [8], [9]. 1.1.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng Theo Matveev L.P., Macximenko A.M., Xuxlov Ph.V., Kholodov Z.K thì để có thể hiểu rõ “thể thao cho mọi người”, cũng như “phong trào TDTT quần chúng”, cần thiết phải bắt đầu từ khái niệm thể thao và những khái niệm liên kết với nó [86],[87],[88],[89].
- 7 Khi đề cập đến khái niệm thể thao cần xem xét theo nghia hẹp (nghĩa đen) và nghĩa rộng của nó. Nói một cách ngắn ngon. Thể thao theo nghĩa hẹp là một hoạt động thi đấu theo đúng nghĩa của nó. Đây là hoạt động mang tính lịch sử được hình thành và tách ra dưới dạng các cuộc tranh tài như một hình thức đặc biệt chủ động dành thành tích, biểu hiện trong những điều kiện tranh đua được quy định rõ và hướng đến việc hiện thực hóa tối đa những khả năng đạt được của cá nhân (thể lực, năng khiếu, kỹ năng), trong sự tách biệt chuyên môn dành cho những dạng hoạt động này cùng với việc đánh giá khách quan các kết quả đạt được. Với những nét cơ bản, những hình thức và điều kiện tổ chức hiện nay của hoạt động như vậy, hoàn toàn định rõ đặc thù dấu hiệu đặc thù của mình [89]. Toàn bộ những dấu hiệu liệt kê trong sự thống nhất tổ chức vốn có chỉ ở thể thao, đưa đến những cơ sở chỉ có thể gọi nó là hoạt động thể thao theo đúng nghĩa của nó, mặc dù điểm này hay điểm khác của quan hệ thi đấu biểu hiện trong phạm vi nào đó và ở nhiều dạng và lĩnh vực hoạt động khác nhau (thi tuyển trong nghệ thuật, đua tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa v.v....). Tuy nhiên, hoàn cảnh sau cùng không đưa ra bất kỳ cơ sở nghiêm túc nào để kết hợp thể thao với những hiện tượng khác theo bản chất. Sự quan niệm rộng về thể thao. Định nghĩa cấu thành khái niệm “thể thao” theo nghĩa hẹp như một hoạt động thể thao không tận dụng hết theo đúng nghĩa của nó, ngụ ý muốn nói bản chất của nó như một hiện tượng xã hội đa diện, hữu cơ bao trùm trong hệ thống rộng lớn của quan hệ giữa các cá nhân, giữa các tập thể và giữa con người với con người trên toàn thế giới. Theo nghĩa rộng (nhưng không quá mở rộng), thuạt ngữ “thể thao” bao trùm lên hoạt động thi đấu đặc biệt, quá trình chuẩn bị cho việc giành thành tích, cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và những chuẩn mực hành vi phát sinh trên cơ sở hoạt động này [89]. Một số khái niệm xuất phát có sự trùng lặp cục bộ. Với sự phát triển của thực tiễn thể thao và phản ánh lý luận nảy sinh tổ hợp rộng lớn những khái niệm, sự trung lặp cục bộ với phạm trù “thể thao” hoặc các dẫn xuất của nó. Để nhận được định nghĩa chặt chẽ hơn hoặc kém, họ đưa vào khái niệm bộ máy lý luận thể
- 8 thao. Một số trong số đó là nguyên tắc định nghĩa đầu vào. Trong trường hợp này các chuyên gia đã phân biệt một ngoại diên tương đối rộng thường được sử dụng, song trong các tài liệu chuyên môn tạm thời chưa định nghĩa thống nhất hoàn toàn hoặc khách thể có sự sai lệch lớn. Đó là về các khái niệm “hoạt động thể thao”, đào tạo vận động viên” và “trình độ chuẩn bị thể thao”, “phong trào thể thao”. Trên cơ sở thực tiễn phát triển thể thao trong xã hội xuất hiện và mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là “phong trào thể thao”. Ngày nay nó là một xu hướng xã hội rộng, diễn ra việc tiếp xúc với thể thao, mở mang, điều chỉnh và phát triển nó. Ngày nay phong trào thể thao mở rộng trên phạm vi toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế của loài người (phong trào Olympic và các hình thức khác của phong trào thể thao quốc tế, trong số đó một bộ phận hoạt động “Thể thao cho mọi người” được tổ chức dưới sự bảo trợ của UNESCO). Đồng thời trong các hình thức của phong trào thể thao khu vực không bị mất đi bản sắc của các nền văn hóa quốc gia và được phát triển tùy theo đặc điểm của sự hình thành xã hội. Sự tác động qua lại của quốc gia và quốc tế là một trong những nguồn gốc của sự tiến bộ trong thể thao [86],[88],[89]. Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006) thì thể thao là một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT [48]. So với các thành phần khác trong TDTT, thể thao đòi hỏi cao và điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ nhất phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng môn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chuyên môn hóa rất cao. Ngày nay không thể có những nhà vô địch thể thao quốc tế trên nhiều môn, cự ly thi đấu mang tính chất khác hẳn nhau. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn về năng lực thể chất đã có. Bởi vậy, đặc trưng và chức năng chính đó đòi hỏi vận động viên thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt (hệ thống thi đấu với trình độ ngày càng cao; hệ thống tập luyện, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe; hệ thống khen thưởng...).
- 9 Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sực khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính – lao động, học tập quân sự. Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao. Tuy nhiên, trong Luật Thể dục, Thể thao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2006) sử dụng thuật ngữ thể dục, thể thao cho mọi người (Chương II); Thể dục, thể thao quần chúng (Mục 1); Phong trào thể dục, thể thao quần chúng (Điều 12); Thi đấu thể thao quần chúng (Điều 13). Điều này cho thấy, thuật ngữ TDTT quần chúng trong các tài liệu lý luận và phương pháp TDTT và văn bản luật ở nước Việt Nam chưa có sự thống nhất. Thực sự chúng ta chưa có các công trình nghiên cứu sâu về lý luật TDTT nên chưa có những kiến giải xác đáng để phân định thuật ngữ và khẩu ngữ thông thường trong đời sống. Thậm chí ngay trong cả từ điển tiếng Việt (năm 2008) cũng không có cụm từ “Thể dục thể thao”, mà chỉ có từ “Thể dục” và “Thể thao”. Chính vì vậy văn bản luật phải sử dụng một cụm từ hay một thuật ngữ chính thống cũng là lẽ đương nhiên [30]. Luât thể dục, thể thao quy định “Nhà nước phát động phong trào thể dục, thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người” [30]. Như vật từ những kiến giải nêu trên cho thấy, thể thao là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở rộng giới hạn khả năng GDTC và tinh thần con người. Trong xã hội thể thao gồm hai bộ phận là thể thao thành tích cao (thể thao đỉnh cao) và thể thao cho mọi người và đây cũng chính là “thể thao quần chúng” và thường được gọi là “Thể dục thể thao quần chúng”. Còn phong trào TDTT quần chúng chính là phong trào TDTT chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính (lao động, học tập, quận sự...), hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người [48],[89].
- 10 1.1.3. Một số thuật ngữ trong thể dục thể thao quần chúng Theo nghĩa rộng, TDTT quần chúng là chỉ một bộ phận hợp thành của nền TDTT, bao gồm: TDTT cho mọi người mang tính tự nguyện, TDTT trường học, TDTT lực lượng vũ trang, TDTT nghề nghiệp và TDTT trị liệu. Hiểu theo nghĩa rộng này thì tất cả các hoạt động TDTT, ngoại trừ thể thao thành tích cao đều là TDTT quần chúng. Theo nghĩa hẹp, TDTT quần chúng được hiểu là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu của quần chúng nhân dân mang tính tự nguyện và được tiến hành cong thời gian rảnh rỗi, nhằm tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, thỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển, giao tiếp xã hội.... TDTT quần chúng theo nghĩa hẹp còn có cách gọi khác là TDTT cho mọi người. Cách gọi này hiện nay được chấp nhận khá phổ biến trên thế giới. (Spost for all) [21]. Thể dục thể thao quần chúng: là hoạt động thể thao, hay là tập luyện thể thao, hay là hoạt động giải trí được tổ chức cho nhân dân; cho mọi giới tính, cho mọi lứa tuổi; cho tất cả các nghề nghiệp được tham gia vào hoạt động thể thao, với mục đích mang đến cho tất cả mọi người khỏe mạnh, có sức khỏe tâm thần hoàn hảo, có chất lượng cuộc sống tốt trong đời sống hằng ngày. Thể dục thể thao giải trí: là hoạt động TDTT làm phong phú đời sống văn hóa, điều tiết tinh thần với mục đích cơ bản là nghỉ ngơi tích cực, tiêu trừ mệt mỏi, vui vẻ; thời gian nghỉ ngơi được sử dụng theo phương thức vì sự cân bằng tình cảm, vì sức khỏe, vì cuộc sống văn minh, khoa học; thuộc phạm trù TDTT quần chúng [21]. Thể dục thể thao dân gian: là hình thức thể thao truyền thống lưu truyền rộng rãi trong dân gian, có phong cách dân tộc và đặc tính địa phương rõ ràng. Là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa thể chất. TDTT dân gian có lịch sử lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc. Thể thao dân tộc: Thể thao dân tộc, trước hết cũng là những môn thể thao, ra đời và phát triển chủ yếu ở một dân tộc, vùng nước nào đó; phản ánh đặc điểm của con người và điều kiện thiên nhiên, xã hội nơi đó. Như vậy, thể thao dân tộc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 270 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 28 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 27 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn