intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:283

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu về những nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng như những trở ngại đối với việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, qua đó góp phần nhận biết và đánh giá một cách toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Đình Tân CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Đình Tân CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Theo sự hiểu biết và niềm tin của tôi, luận án không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc đã được công nhận như điều kiện để tốt nghiệp ở bất cứ bậc đào tạo nào, ngoại trừ những trích dẫn đã được ghi rõ trong nội dung và danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Đặng Đình Tân
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Trần Thị Giang Tân, về tất cả những sự kiên nhẫn, hỗ trợ và định hướng mà cô đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô lãnh đạo và giảng viên Khoa Kế toán, Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM; quý thầy, cô lãnh đạo và giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM; quý anh, chị lãnh đạo và kiểm toán viên tại các doanh nghiệp kiểm toán và các đơn vị khác đã tham gia trong nghiên cứu này, về tất cả những sự quan tâm, động viên và hỗ trợ mà thầy, cô và anh, chị đã dành cho tôi trong quá trình vừa qua. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu sâu sắc đến mẹ và gia đình nhỏ của tôi, về tất cả những nâng đỡ, khích lệ và chia sẻ mà mẹ và gia đình đã, đang và sẽ dành cho tôi trong cuộc sống. Đặng Đình Tân
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................v 1) Lý do chọn đề tài .............................................................................................v 2) Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................. ix 3) Đối tượng nghiên cứu......................................................................................x 4) Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: .................................................x 5) Phương pháp nghiên cứu............................................................................... xi 6) Những đóng góp của nghiên cứu ................................................................. xii 7) Kết cấu của luận án ..................................................................................... xiii Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......................................1 1.1 Các nghiên cứu của nước ngoài ..................................................................1 1.1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy thực hiện KTLT .....................2 1.1.1.1 Nhu cầu của NSD trong việc được cung cấp thông tin tin cậy bởi KTLT theo thời gian thực (real-time information) .........................................2 1.1.1.2 Nhu cầu của doanh nghiệp và KTV về KTLT .................................5 a) Nhu cầu của doanh nghiệp về KTLT ..................................................5 b) Nhu cầu của KTV về KTLT ................................................................9 1.1.1.3 Điều kiện về HTTT của doanh nghiệp để thực hiện KTLT ...........13 a) Hệ thống xử lý trực tuyến – thời gian thực (online real-time systems) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu .......................................................................14 b) Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) .......................15
  6. c) Nguồn dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ phân tích dữ liệu (Data Analytics) ..................................................................................................16 d) Ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (eXtensible Business Reporting Language – XBRL) ..................................................................17 1.1.2 Các nghiên cứu về trở ngại đối với thực hiện KTLT ...........................18 1.1.2.1 Trở ngại về tổ chức và HTTT của doanh nghiệp ...........................18 a) Những người quản lý cấp cao của doanh nghiệp cho rằng KTLT không cần thiết ..........................................................................................18 b) Tình trạng quá tải thông tin (information overload) .........................19 c) Thiếu chuẩn hóa, tích hợp giữa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................20 1.1.2.2 Trở ngại về sự toàn vẹn của HTTT của doanh nghiệp...................21 1.1.2.3 Trở ngại về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ........................22 1.1.2.4 Trở ngại về năng lực chuyên môn của KTV ..................................24 1.1.2.5 Trở ngại về điều kiện pháp lý ........................................................26 1.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................28 1.2.1 Nhu cầu của nghề nghiệp kiểm toán về KTLT nhằm ứng phó với ảnh hưởng của tiến bộ về CNTT ..............................................................................29 1.2.2 Nhu cầu của một số doanh nghiệp về KTLT nhằm đáp ứng các yêu cầu tuân thủ và QTRR .............................................................................................31 1.3 Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước và khoảng trống lý thuyết ....32 1.3.1 Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước..........................................32 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án ............34 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................37 2.1 Một số khái niệm .......................................................................................37
  7. 2.1.1 Khái niệm về kiểm toán ........................................................................37 2.1.2 Khái niệm về KTLT ..............................................................................38 2.2 Các lý thuyết nền tảng ...............................................................................41 2.2.1 Lý thuyết về cung và cầu (Theory of supply and demand) ..................41 2.2.2 Lý thuyết về sự khuếch tán đổi mới (Diffusion of innovation theory) .42 2.2.3 Lý thuyết phát tín hiệu (Signaling theory) ............................................45 2.2.4 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ....................................................47 2.3 Khung lý thuyết và các khái niệm nghiên cứu ..........................................48 2.3.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu ...........................................................48 2.3.2 Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu ..................................................49 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................52 3.1 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ......................................52 3.1.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án .....................................52 3.1.2 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu của luận án ............................................52 3.2 Thiết kế nghiên cứu của luận án ...............................................................53 3.2.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................54 3.2.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu định tính của luận án ............................54 3.2.1.2 Quy trình nghiên cứu định tính ......................................................55 3.2.1.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định tính ....................55 a) Phương pháp chọn mẫu .....................................................................55 b) Thủ tục thu thập dữ liệu.....................................................................56 c) Thủ tục phân tích dữ liệu ...................................................................59 3.2.2 Nghiên cứu định lượng .........................................................................61 3.2.2.1 Quy trình nghiên cứu định lượng ...................................................61
  8. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định lượng .................63 a) Phương pháp chọn mẫu .....................................................................63 b) Thủ tục thu thập dữ liệu.....................................................................64 c) Thủ tục phân tích dữ liệu ...................................................................65 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................70 4.1 Thực trạng về sự hình thành của KTLT tại Việt Nam ..............................70 4.1.1 Nguồn tài liệu sử dụng để nghiên cứu ..................................................70 4.1.2 Sự hình thành của KTLT trong lĩnh vực KTNB tại Việt Nam .............71 4.1.2.1 Đối với các CTNY không thuộc lĩnh vực tài chính .......................72 4.1.2.2 Đối với các ngân hàng và các CTNY thuộc lĩnh vực tài chính .....73 4.1.3 Sự hình thành của KTLT trong lĩnh vực KTĐL tại Việt Nam .............75 4.1.3.1 Kết quả phân tích từ các trang thông tin điện tử ............................75 4.1.3.2 Kết quả phân tích dựa trên các báo cáo tổng kết hoạt động của KTĐL của VACPA và Bộ Tài chính ............................................................77 4.1.4 Kết luận chung về sự hình thành của KTLT tại Việt Nam ...................79 4.2 Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ...............................................................................................80 4.2.1 Quy trình thực hiện ...............................................................................81 4.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và thảo luận ..............................................85 4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................87 4.3.1 Quy trình thực hiện ...............................................................................87 4.3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ...............................88 4.3.2.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................88 4.3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................89
  9. a) Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................89 b) Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố trở ngại đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................90 4.3.3 Xây dựng thang đo nghiên cứu .............................................................91 4.3.3.1 Cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát ................................................92 4.3.3.2 Kiểm tra sơ bộ giá trị và độ tin cậy của thang đo ..........................93 4.3.4 Thu thập dữ liệu (khảo sát chính thức) .................................................95 4.3.5 Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................97 4.3.5.1 Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................97 4.3.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................98 4.3.5.3 Đánh giá về sự phiến diện bởi phương pháp chung .....................100 4.3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............................................101 a) Phân tích nhân tố khám phá khái niệm liên quan đến các yếu tố thúc đẩy và trở ngại đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .........................................................................................................101 b) Phân tích nhân tố khám phá khái niệm liên quan đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................104 c) Điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................................................................106 4.3.5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (MLR) ...............................108 4.3.6 Kết quả nghiên cứu định lượng và thảo luận ......................................115 4.3.6.1 Về kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................115 4.3.6.2 Về kết quả phân tích hồi quy đa biến ...........................................117
  10. a) Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................................117 b) Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng trở ngại đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................120 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP ...........................................124 5.1 Kết luận ...................................................................................................124 5.2 Những đóng góp mới của nghiên cứu .....................................................127 5.3 Một số giải pháp gợi ý.............................................................................130 5.3.1 Đối với các doanh nghiệp ...................................................................130 5.3.1.1 Cơ sở để xác định doanh nghiệp thích hợp với KTLT ................130 5.3.1.2 Triển khai thí điểm KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh nghiệp thích hợp ..........................................................................................131 5.3.1.3 Triển khai mở rộng KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh nghiệp thích hợp ..........................................................................................132 5.3.2 Đối với các DNKiT .............................................................................133 5.3.2.1 Chia sẻ thông tin về KTLT và cung ứng dịch vụ tư vấn triển khai thực hiện KTLT cho các doanh nghiệp thích hợp.......................................134 5.3.2.2 Sử dụng hệ thống KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh nghiệp cho các mục đích của KTĐL ...........................................................134 5.3.3 Đối với các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đào tạo ..............................135 5.3.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ...........................137 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................137 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu: .....................................................................137 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ..............................................................138 KẾT LUẬN .............................................................................................................139
  11. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................................. xiii TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... xiv Tiếng Việt ............................................................................................................ xiv Tiếng Anh ............................................................................................................ xvi PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1/PL Phụ lục 1 – Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước ................................................ 1/PL Phụ lục 2 – Danh sách các CTNY khảo sát BCTN 2013, 2014, 2015............ 20/PL Phụ lục 3 –Danh sách các ngân hàng/CTNY đã hoặc có kế hoạch thực hiện KTLT trong KTNB ......................................................................................... 22/PL Phụ lục 4 –Danh sách các DNKiT thuộc 10 công ty có doanh thu và/hoặc số lượng khách hàng lớn nhất năm 2015 ............................................................. 24/PL Phụ lục 5 – Dàn bài thảo luận ......................................................................... 25/PL Phụ lục 6 – Danh sách chuyên gia trả lời phỏng vấn ...................................... 29/PL Phụ lục 7 – Bảng phân tích nội dung trả lời phỏng vấn theo các chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam 30/PL Phụ lục 8 – Tổng hợp các yếu tố theo chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ........................................... 51/PL Phụ lục 9 – Các khái niệm và các yếu tố đo lường (biến quan sát) của thang đo nghiên cứu định lượng .................................................................................... 53/PL Phụ lục 10 – Thư mời trả lời khảo sát ............................................................. 56/PL Phụ lục 11 – Bảng xác định cỡ mẫu so với kích thước tổng thể ..................... 61/PL Phụ lục 12 – Danh sách KTV tham gia trả lời khảo sát .................................. 63/PL Phụ lục 13 – Kết quả kiểm định chính thức độ tin cậy thang đo .................... 67/PL Phụ lục 14 – Kết quả phân tích đơn nhân tố của Harman ............................... 74/PL Phụ lục 15 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................... 78/PL
  12. Phụ lục 16 – Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................. 99/PL
  13. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên ĐBLT Đảm bảo liên tục BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CTNY Công ty niêm yết DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán ĐGRR Đánh giá rủi ro GDĐT Giao dịch điện tử GSLT Giám sát liên tục HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ HTTT Hệ thống thông tin KSNB Kiểm soát nội bộ KTĐL Kiểm toán độc lập KTLT Kiểm toán liên tục KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên NSD Người sử dụng QTRR Quản trị rủi ro QTDN Quản trị doanh nghiệp SOX Sarbanes-Oxley TCTD Tổ chức tín dụng TMĐT Thương mại điện tử TNKS Thử nghiệm kiểm soát TTKS Thủ tục kiểm soát
  14. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT ..........................................................................................................33 Bảng 2.1 Định nghĩa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu................................49 Bảng 3.1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................................................................................53 Bảng 4.1 Các loại tài liệu sử dụng để phân tích nhằm xác định sự hình thành của KTLT tại Việt Nam ...................................................................................................71 Bảng 4.2 Vai trò của KTNB theo BCTC một số CTNY tại Việt Nam .....................72 Bảng 4.3 Danh sách chuyên gia đồng ý trả lời phỏng vấn ........................................83 Bảng 4.4 Số lượng chủ đề (nhân tố) được ghi nhận dựa trên kết quả phỏng vấn định tính sử dụng phương pháp chọn mẫu lý thuyết .........................................................84 Bảng 4.5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi khảo sát .........93 Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra sơ bộ độ tin cậy của thang đo.........................................94 Bảng 4.7 Thống kê số lượng phản hồi khảo sát từ các KTV ....................................96 Bảng 4.8 Hồ sơ về kinh nghiệm của các KTV tham gia trả lời khảo sát ..................98 Bảng 4.9 Hồ sơ về vị trí của KTV trong doanh nghiệp ............................................98 Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha ........................................................99 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Bartlett và KMO .....................................................101 Bảng 4.12 Tổng phương sai được giải thích (Total variance explained) ................102 Bảng 4.13 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) a ...........................103 Bảng 4.14 Các nhân tố thúc đẩy và trở ngại đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .................................................................................................104 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Bartlett và KMO .....................................................105 Bảng 4.16 Communalities trong PCA .....................................................................105 Bảng 4.17 Tổng phương sai được giải thích (Total variance explained) ................105 Bảng 4.18 Ma trận nhân tố (Component Matrix) a .................................................105 Bảng 4.19 Nhân tố về sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........106
  15. iii Bảng 4.20 Tổng hợp phân tích nhân tố khám phá về các nhân tố ảnh hưởng đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..............................................106 Bảng 4.21 Định nghĩa các biến trong mô hình các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................................108 Bảng 4.22 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy (Model Summaryb) ...............................112 Bảng 4.23 Bảng ANOVAa cho kiểm định F ...........................................................112 Bảng 4.24 Bảng trọng số hồi quy (Coefficientsa) ...................................................112 Bảng 4.25 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam......................113 Bảng 4.26 Vị trí quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ..................................................................................114 Bảng 5.1 Xác định các điều kiện triển khai KTLT thí điểm và mở rộng trong hoạt động KTNB của các doanh nghiệp tại Việt Nam....................................................132 Bảng 5.2 Lộ trình phối hợp của các bên có liên quan nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................................................136
  16. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Khung lý thuyết của luận án ......................................................................49 Hình 4.1 Các ứng dụng của KTLT............................................................................77 Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu định tính của luận án ...............................................82 Hình 4.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng của luận án............................88 Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam .......................................................................89 Hình 4.5 Biểu đồ phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa ..................110 Hình 4.6 Biểu đồ phân phối của phần dư chuẩn hóa ..............................................111 Hình 4.7 Biểu đồ Q-Q Plot của phần dư chuẩn hóa ................................................111 Hình 4.8 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam ............................................................................................................117
  17. v PHẦN MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, những tiến bộ nhanh chóng của CNTT đã thay đổi cách thức các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó, các quá trình xử lý giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan khác bên ngoài (nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ, v.v…) ngày càng được tự động hóa dựa trên nền tảng trao đổi dữ liệu điện tử. Sự “bùng nổ” về dữ liệu và thông tin liên quan đến các hoạt động của các doanh nghiệp một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính kịp thời của thông tin trong việc ra quyết định của người sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, mặt khác lại đặt ra những vấn đề về tính tin cậy của dữ liệu và thông tin có thể được cung cấp theo thời gian thực (real-time information). Bối cảnh chung này đã đặt ra những thách thức to lớn cho tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động kiểm toán, với tư cách là các hoạt động đảm bảo nhằm gia tăng mức độ tin cậy chẳng những đối với thông tin (tài chính, phi tài chính) về các hoạt động của doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ hệ thống KSNB và QTRR nói chung của các doanh nghiệp. Với đặc trưng cơ bản của cách tiếp cận kiểm toán truyền thống, trong đó các kế hoạch kiểm toán thường được lập theo chu kỳ là hàng năm và việc thu thập bằng chứng kiểm toán dựa trên cơ sở chọn mẫu, các kết quả kiểm toán rõ ràng hướng về quá khứ hơn là hướng về tương lai, và do đó, cung cấp ít giá trị hơn cho người sử dụng trong việc ra quyết định trong thời đại “bùng nổ” về thông tin ngày nay. Để ứng phó với thách thức này, giải pháp về KTLT (continuous auditing) đã được đề xuất và thực hiện xem như một cách tiếp cận mới nhằm giúp khắc phục những hạn chế của cách tiếp cận kiểm toán truyền thống, giúp duy trì và nâng cao chất lượng và hiệu quả và của các hoạt động kiểm toán trong điều kiện các quy trình xử lý giao dịch của các doanh nghiệp có mức độ tự động hóa ngày càng cao dựa trên nền tảng CNTT. Khái niệm về KTLT đầu tiên được chính thức đưa ra trong báo cáo nghiên cứu có nhan đề “Continuous Auditing” do Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
  18. vi (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA) và Hiệp hội Kế toán viên công chứng Ca-na-đa (Canadian Institute of Chartered Accountants – CICA) thực hiện vào năm 1999. Theo đó, KTLT được định nghĩa như là một phương pháp luận kiểm toán cho phép KTV phát hành các báo cáo kiểm toán bằng văn bản về vấn đề được kiểm toán đồng thời hoặc ngay sau khi giao dịch phát sinh (CICA/AICPA, 1999). Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (The Institute of Internal Auditors – IIA) và Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán Hệ thống thông tin (Information Systems Audit and Control Association – ISACA), trong các hướng dẫn đã ban hành, đề cập đến KTLT như là các phương pháp kiểm toán, chủ yếu dựa trên việc sử dụng các kỹ thuật kiểm toán được hỗ trợ bởi máy tính (Computer- Assisted Audit Techniques –CAATs), được KTV nội bộ hoặc KTV HTTT thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát (TTKS) và/hoặc đánh giá rủi ro (ĐGRR) một cách liên tục (ISACA, 2010; IIA, 2015). So với cách tiếp cận truyền thống, khác biệt đáng kể nhất của cách tiếp cận KTLT đó là, việc kiểm toán sẽ tiến hành cho toàn bộ giao dịch và theo một tần suất cao hơn (thường xuyên hơn) thay vì chỉ thực hiện định kỳ hàng năm trên cơ sở chọn mẫu. Chính vì vậy, việc áp dụng KTLT sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho tất cả các bên có liên quan của các doanh nghiệp do giúp nâng cao tính minh bạch thông tin, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro (QTRR) (kể cả gian lận và hành vi không tuân thủ) và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể, việc thực hiện KTLT sẽ đem đến nhiều lợi ích cho các bên có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán tại các doanh nghiệp, bao gồm: (1) NSD thông tin được kiểm toán, (2) doanh nghiệp được kiểm toán, và (3) KTV (độc lập và nội bộ) (Hao & Zhang, 2010). Thứ nhất, lợi ích trong dài hạn và lớn nhất của KTLT đó là, trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và tiến bộ nhanh chóng về CNTT, KTLT chính là giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu cấp bách về thông tin tin cậy kịp thời (theo thời gian thực) của NSD thông tin bên trong cũng như bên ngoài (nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác, cơ quan quản lý nhà nước…) doanh nghiệp (AICPA, 1997a; Alles, et al., 2002; Elliott, 2002; Tyagi, 2012; ACCA, 2013). Thứ hai, thông qua
  19. vii việc các thử nghiệm kiểm toán được thực hiện một cách tự động, gần như đồng thời hoặc chỉ thời gian ngắn kể từ khi các giao dịch được cập nhật vào HTTT của doanh nghiệp (Chan & Vasarhelyi, 2011), KTLT có thể giúp doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao: (1) khả năng phát hiện kịp thời các giao dịch bất thường (gian lận, sai sót) (Krass & Leibs, 2002; Kuhn & Sutton, 2006; Best, et al., 2009; Antonio, 2014), (2) khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các quy định pháp lý liên quan đến KSNB (Daigle & Lampe, 2003; Nelson & Ambrosini, 2007), và (3) hiệu quả hoạt động QTRR của doanh nghiệp (Marks, 2010; Vasarhelyi, et al., 2010a; IIA, 2015). Thứ ba, KTLT giúp nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động kiểm toán trong điều kiện tiến bộ nhanh chóng về CNTT, chẳng hạn giúp tự động thu thập bằng chứng kiểm toán đối với toàn bộ giao dịch ngay khi hoặc gần ngay sau khi các giao dịch phát sinh; các thủ tục kiểm toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, và đặc biệt là có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán từ xa thay vì phải có mặt tại các cơ sở hoạt động của doanh nghiệp được kiểm toán (Rezaee, et al., 2001; Vasarhelyi, et al., 2004; Alles, et al., 2008; Chan & Vasarhelyi, 2011). Trong nỗ lực thúc đẩy áp dụng KTLT vào thực tế, đã có nhiều nghiên cứu, chủ yếu tại Hoa Kỳ, được thực hiện nhằm tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của KTLT. Nhiều nghiên cứu đi theo hướng tìm hiểu nhân tố thúc đẩy thực hiện KTLT, nhiều nghiên cứu khác, trái lại, được thực hiện nhằm tìm hiểu nhân tố gây trở ngại đối với sự đổi mới phương pháp luận kiểm toán truyền thống theo hướng tiếp cận KTLT. Một số nghiên cứu tiêu biểu bao gồm các nghiên cứu về yếu tố nhu cầu về KTLT (AICPA, 1997a; The Panel on Audit Effectiveness, 2000; Rezaee, et al., 2001; Alles, et al., 2002; Elliott, 2002; Daigle & Lampe, 2003; Brown, et al., 2007; Omoteso, et al., 2008; Byrnes, et al., 2015a), các nghiên cứu về yếu tố điều kiện thực hiện KTLT (Groomer & Murthy, 1989; CICA/AICPA, 1999; Rezaee, et al., 2002; Debreceny, et al., 2003; Murthy & Groomer, 2004; Brown, et al., 2007; Kuhn & Sutton, 2010; Teeter, et al., 2010; Chan & Vasarhelyi, 2011; Kiesow, et al., 2014), và các nghiên cứu về trở ngại đối với KTLT (PwC, 2006; KPMG, 2010; KPMG, 2012) tại các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là ở Hoa Kỳ, Ca-na-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0