intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược - nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở các tỉnh miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:270

30
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các DN kinh doanh DVDL, đồng thời để nâng cao ý nghĩa vận dụng công cụ này thì cần xác định giá trị của công cụ thông qua hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định vai trò trung gian của vận dụng kế toán quản trị chiến lược nhằm nhấn mạnh vai trò, vị trí và giá trị vận dụng để gia tăng sự cần thiết cho các nhà quản lý khi vận dụng công cụ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược - nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở các tỉnh miền Trung Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------- PHAN THỊ THÙY NGA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp.HCM -Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------- PHAN THỊ THÙY NGA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VIỆT NAM Chuyên ngành đào tạo: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Huỳnh Lợi 2.TS. Lê Đình Trực Tp. HCM - Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược– Nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ Du lịchở các tỉnh Miền Trung Việt Nam do đã được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn. Các tài liệu và dữ liệu sử dụng trong nghiên cứuđảm bảo sự trung thực về nguồn gốc khi trích dẫn và thu thậpcụ thể. Một phần nội dungcủa nghiên cứu đã được công bố trên một số tạp chí cũng như Hội thảo quốc gia, Hội thảo quốc tế, phần nội dung còn lại vẫn chưa công bố ở bất kỳ đâu. Tác giả Phan Thị Thùy Nga
  4. LỜI CÁM ƠN Luận án được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn có sự cổ vũ, động viên, chia sẻ của rất nhiều người, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: 1. Những người thầy hướng dẫn đãluôn tận tâm, theo sát, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ từng bước công việc cụ thểgiúp tôi hoàn thành luận án. 2. Quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã trang bị kiến thức nền tảng hỗ trợ cho tôi. 3. Tập thể lãnh đạo, đồng nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia học tập, cùng chia sẻ, động viên và luôn tạo mọi điều kiện thời gian cho. 4. Quý chuyên gia, đồng nghiệp và đại diện quýdoanh nghiệp đã hỗ trợ nhiệt tình khi góp ý và thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu. Và nhất là gia đình đã luôn bên cạnh, đồng hành và giúp đỡ, quan tâm những lúc tôi cần sự hỗ trợ, động viên nhất. MỤC LỤC
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ABC Activity based cost BGĐ, BQT Ban giám đốc, Ban quản trị CEO Chief Executive Officer CHNC Câu hỏi nghiên cứu CIMA Chartered Institute of Management Accountants
  6. Hiệp hội kế toán công chứng quản trị Anh quốc CLKD Chiến lược kinh doanh COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission CSLT Cơ sở lưu trú DN Doanh nghiệp DVDL Dịch vụ du lịch ĐTCT Đối thủ cạnh tranh HQHĐ Hiệu quả hoạt động HTTT Hệ thống thông tin KQNC Kết quả nghiên cứu KTCP Kế toán chi phí KTQT Kế toán quản trị KTQTCL Kế toán quản trị chiến lược NCTN Nghiên cứu thực nghiệm MHNC Mô hình nghiên cứu NC Nghiên cứu QĐCL Quyết định chiến lược QTCL Quản trị chiến lược QTCP Quản trị chi phí SGDCK Sở giao dịch chứng khoán DANH MỤC BẢNG Sơ đồ 3.1. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu………………………….71 Sơ đồ 3.2. Trình tự kiểm định mô hình PLS-SEM theo phần mềm SMARTPLS....87
  7. DANH MỤC HÌNH
  8. TÓM TẮT KTQTCL ngày càng minh chứng là một công cụ cần thiết cho các nhà quản trị ở các cấp quản trị. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, mộtnền kinh tế chia sẻ, xu thế liên kết kết nối giữa các đối tượng liên quan như hiện nay thì vai trò, vị trí của công cụ này càng được đánh giá cao hơn. Để phát huy giá trị chuyển thể vào thực tiễn và góp phần gia tăng tác dụng của một công cụ quản trị chiến lược trong giải quyết bài toán kinh tế ở các tỉnh Miền Trung. Nghiên cứu tổng hợp, kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCL, cũng như vai trò trung gian và giá trị lợi ích của KTQTCL. Mô hình được thiết lập dựa vào lý thuyết ngẫu nhiên và được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứuhỗn hợp, kết hợp định tính với định lượng. Dữ liệu đã được thu thập từ 326 DN kinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứukhẳng định các nhân tố sau: đặc điểm của Ban giám đốc, Ban quản trị; sự phân cấp quản lý; cạnh tranh và mạng lưới hợp tác kinh doanh ở các DN có chiến lược khác biệt hoá có tác động tích cực đến việc vận dụng KTQTCL, nhưng việc vận dụng công cụ này lại ảnh hưởng khá mờ nhạt đến HQHĐ kinh doanh và vai trò trung gian của nó trong mối quan hệ giữa nhân tố mạng lưới hợp tác với HQHĐ kinh doanh cũng khá yếu. Từ khóa: KTQTCL; Kỹ thuật KTQTCL; Vận dụng KTQTCL; Lý thuyết ngẫu nhiên; Dịch vụ du lịch
  9. FACTORS AFFECTING STRATEGIC MANAGEMENT ACCOUNTING APPLICATION – AN EMPIRICAL STUDY IN TOURISM BUSINESS IN THE CENTRAL OF VIETNAM ABSTRACT Strategic management accounting (SMA) is abeneficial tool for managers.Especially in globalization and the sharing economy, the connecting, cooperation, or collaboration among different stakeholders takes the role and position of this tool more appreciated.To promote the value of the application and contribute to the effectiveness of an SMA tool in solving economic problems in the central provinces,the research will review and test factors affecting SMA applicationand the mediating role of SMA application. Based on the contingency theory, the model is advanced and tested using qualitative and quantitative research methodology. Data was collected from 326 tourism service businesses in central Vietnam. The research results confirm the following factors:Board of Directors’characteristics, competition, decentralization, network collaboration, and business strategythat have a positive effecton SMA application. But the SMA application has a light effect on performance, so the SMA application's mediating role in the relationship between network collaboration and performance is fragile. Keywords:Strategic management accounting; Strategic management accounting techniques; Strategic management accounting application; Contingency theory; Tourism business.
  10. 11 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế có sự cạnh tranh khốc liệt, muốn tồn tại các nhà quản lý không thể dựa vào thông tin nội bộ để ra quyết định mà phải kết nối với thông tin từ bên ngoài, cụ thể đó là thông tin của ĐTCT (Simmonds, 1981) vàthông tin chuyển biến từ môi trường kinh doanh. Điều đó giúp cho các nhà quản lý định vị được vị trí cạnh tranh để tồn tại cũng như phát triển trong môi trường đầy biến động vầ không chắc chắn. Phát triển gần 40 năm, nhiều quan điểm về KTQTCL lần lượt được các nhà nghiên cứu đưa ra vàkhám phá thêm các khía cạnh khác như khách hàng (Bromwich, 1990), tiếp thị (Roslender và cộng sự, 1998),…phát triển thành những kỹ thuật mới làm gia tăng thêm khả năng xử lý thông tin cho kế toán quản trị truyền thống về chi phí, kiểm soát, đo lường hiệu quả,… cũng như nghiên cứu quy trình nhằm hiện thực hóa QTCL của công ty (Dixon & Smith, 1993; Lord, 1996).Bên cạnh các khám phá đó, cho đến hiện tại KTQTCL vẫn còn một hạn chế nhất định đó là chưa có một khung lý thuyết nhất quán như KTQT truyền thống. Đề tài về KTQTCL được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Các vấn đềNC không chỉ là về khái niệm, nội dung mà còn hướng vận dụng KTQTCL trong các DN ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng của số lượng NCTN về KTQTCL từ năm 2000 đến nay cho thấy mức độ vận dụng thực tế cũng tăng lên đáng kể, làm cho khái niệm KTQTCL đã không còn quá xa lạ so với trước đây. Các phát hiện trong NCTNđã nâng tầm vai trò, vị trí và giá trị vận dụng KTQTCL trong thực tế (Arunruangsirilert & Chonglerttham, 2017; Cadez & Guilding, 2008; Cinquini & Tenucci, 2010; Guilding và cộng sự, 2000; Lisa, 2005; Kalkhouran và cộng sự, 2017; Turner và cộng sự, 2017). Việc vận dụng KTQTCL, nhất là vận dụng các kỹ thuật được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới từ các nước phát triển và lan dần qua các nước đang phát triển, kém phát triển hơn (Rasid và cộng sự, 2020), các kỹ thuật KTQTCL được tìm thấy ở DN khách sạn khá phổ biến (Collier & Gregory, 1995; Campos và cộng sự, 2022), tuy được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng chưa được phân bổ đồng đều (Alvarez và cộng sự, 2021; Campos và cộng
  11. 12 sự, 2022; Collier & Gregory, 1995; Pavatos, 2015; Turner và cộng sự, 2017). Bên cạnh đó, từ các tài liệu hiện có, nhiềuNCTNđã ghi nhận rằng việc vận dụng KTQTCL đã dẫn đến HQHĐ của DN tốt hơn (Cadez & Guilding, 2008; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012; Bùi Thị Trúc Quy, 2021; Pavlatos &Kostakis, 2018; Lê Thị Mỹ Nương, 2021; Vu và cộng sự, 2022) vì việc vận dụng các kỹ thuật KTQTCL có thể giúp các DNphân bổ hợp lý các nguồn lực hạn chế và tích hợp thông tin nội bộ và bên ngoài để giúp các nhà quản lý đưa ra các QĐCL(Ma và cộng sự, 2022), đặc biệt là trong môi trường không chắc chắn đòi hỏi các DN phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Trước đây, KTQT chủ yếu là những thu thập và trình bày dữ liệu tài chính mà chủ đạo là quản trị và kiểm soát chi phí, vai trò của kế toán quản trị có lúc là tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra giá trị cho khách hàng (CIMA, 2015). Điều rất quan trọng là phải khám phá chuỗi giá trị của tổ chức và vai trò của KTQT trong một chuỗi như vậy (Ghandour, 2021) nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu kết nối, chia sẻ giữa các doanh nghiệp ngày càng được biểu hiện rõ ràng hơn, đây là nhu cầu tất yếu và được thúc đẩy bởi công nghệ số, dữ liệu lớn để tạo ra chuỗi sản phẩm, hay có thể kế thừa, tận dụng nguồn lực nhàn rỗi của nhau nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Vấn đề được đặt ra là trong bối cảnh này có làm ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL trong thực tế hay có làm mờ nhạt vai trò KTQTCL như sự nghi ngờ về tính lỏng lẻo vốn dĩ của công cụ này (Cinquini & Tenucci, 2010) từ trước đến nay. Sự phát triển đa dạng về ngành nghề, về hoạt động được xem điều kiện thúc đẩy sự thay đổi và vận dụng nhiều KTQT mới như KTQTCL (Ghandour, 2021), nhiều NC KTQTCL thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau minh chứng sự khác biệt trong vấn đề vận dụng KTQT nói chung và KTQTCL nói riêng, điều này được lý giải bởi lý thuyết ngẫu nhiên về sự phù hợp của một hệ thống cụ thể là hệ thống kế toán với môi trường, quy mô, công nghệ,…(Otley, 1980). Du lịch được coi là một ngành có một số điểm khác biệt so với ngành khác (Evans, 2015), trong đó phải kể đến tính kết nối, liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tượng liên quan để tạo ra sản phẩn du lịch. Hơn nữa đây là ngành có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của
  12. 13 một số quốc gia trên thế giới (Compas và cộng sự, 2022) và nhất là những quốc gia, vùng lãnh thổ có những đặc thù, khác biệt được ưu đãi từ tự nhiên trong đó có Việt Nam, có các tỉnh ở Miền Trung Việt Nam.Theo báo cáo thường niên về Du lịch của Tổng cục Du lịch năm 2018 và 2019 thì đây cũng là ngành có sự phát triển nhanh trong hơn thập niên qua ở Việt Nam, đồng thời được nhìn nhận sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam đến năm 2030, trong đó, du lịch ở các tỉnh miền Trung đóng góp một phần đáng kể về kinh tế cho địa phương, cho cả nước bởi lợi thế cạnh tranh du lịch cao hơn so với các khu vực khác và bởi vì những đặc thù về tự nhiên ưu điểm trong lợi thế cạnh tranh về địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, với sản phẩm đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, văn hoá…. Để cạnh tranh, phát triển hội nhập được với thế giới,bên cạnh các điều kiện tự nhiên, doanh nghiệp cần phải có CLKD phù hợp, một sự hợp tác theo chuỗi kinh doanh. Đây chính là tiền đề cần thiết thay đổi tư duy, nhận thức và áp dụng những công cụ quản lý mới để cung cấp thông tin chất lượng hơn, hiệu quả hơn.Điều này cho thấynghiên cứu KTQTCL trong lĩnh vực DVDL sẽ là cần thiết vì KQNC sẽgóp phần tổng hợp những vấn đề đã và đang phát sinh trong thực tế, trên cơ sở đó phát hiện ra những vấn đề mới có tính cốt lõi giúp các nhà quản lý nhận thức, khai thác hữu hiệu công cụ này trong thiết lập những đối sách kinh doanh để giải quyết bài toán vị trí kinh tế trong kinh doanh du lịch đặt ra ở các tỉnh Miền Trung. Từ yêu cầu thực tiễn và yêu cầu đóng góp về lý luận đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCL – NC tại các doanh nghiệp kinh doanh DVDLở các tỉnh Miền Trung Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU & CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ khoảng trống nghiên cứu được xác định, luận án được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chính của luận án là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL trong các DN kinh doanh DVDL, đồng thời để nâng cao ý nghĩa vận dụng công cụ này thì cần xác định giá trị của công cụ thông qua hiệu quả hoạt động.Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định vai trò trung gian của vận
  13. 14 dụng KTQTCL nhằm nhấn mạnh vai trò, vị trí và giá trị vận dụng để gia tăng sự cần thiết cho các nhà quản lý khi vận dụng công cụ này. Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được xác định: Thứ nhất: Xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL, cụ thể là các kỹ thuật KTQTCL. Thứ hai: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL tại các DN kinh doanh DVDL ở miền Trung Việt Nam, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của công cụ này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như vai trò trung gian của nó trong mối quan hệ giữa các biến khác với nhau. Để đạt được mục tiêu NC đó, tác giả đã đặt ra các câu hỏi NC như sau: (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng thuận chiều đến việc vận dụng KTQTCL, cụ thể trong DN kinh doanh DVDL ở các tỉnh miền Trung Việt Nam? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCL tại DN kinh doanh DVDL ở các tỉnh miền Trung Việt Nam? KTQTCL thể hiện được vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhân tố mới và hiệu quả hoạt động? 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mối quan hệ và ảnh hưởng của các nhân tố con người, tổ chức và môi trường bên ngoài đến việc vận dụng KTQTCL, cụ thể là các kỹ thuật KTQTCL. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ đề cập nội dung về việc vận dụng cáckỹ thuật KTQTCL. - Phạm vi không gian nghiên cứu:được thực hiện ở các DN kinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 năm 2017 đến nay, trong đó thực hiện phỏng vấn chuyên gia từ tháng 9/2018 – 3/2019 và thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu được thực hiện từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2020.
  14. 15 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp để thực hiện, đó là sự kết hợp PPNC định tính với PPNC định lượng sau khi tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu. Phương pháp định tính được tác giả thực hiện trước nhằm trả lời cho câu hỏi NC (1) đó chính là xác định nhân tố, thang đo và MHNCđề xuất thông qua phỏng vấn chuyên gia sau khi tổng hợp, tiếp cận NC các lý thuyết, các công bố khoa học trong các NC liên quan trước đó. Phương pháp định lượng được sử dụng để trả lời cho câu hỏi NC thứ (2), cụ thể thông qua thuật toán với những nội dung liên quan như gửi phiếu khảo sát đến các cá nhân là Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, các cấp quản lý của các DNkinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trungđể thu thập dữ liệu; dữ liệu thu thập được xử lý bởi SPSS 22.0, SmartPLS 3.0nhằm thống kê đặc điểm mẫu, đánh giá thang đo cho các nhân tố; đo lường mức độ ảnh hưởng và đánh giáKQNC.Từ đó đưa ra các hàm ý về phương diện NC lý thuyết và hàm ý về quản trị mang tính thực tiễn, giúp nâng cao việc vận dụng KTQTCLtrong các DN kinh doanh DVDLnói riêng và các DN nói chung. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN KQNC của luận án đã minh chứng điểm mới cũng như đóng góp của luận án về mặt học thuật lẫn thực tiễn, cụ thể: Luận án làm sáng tỏ về tiếp cận NC, dựa vào lý thuyết nền ngẫu nhiên để xác lập các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCL cũng như tác động của việc vận dụng của công cụ này đến hiệu quả kinh doanh, với trọng tâm là kỹ thuật KTQTCL, trong các doanh nghiệp kinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam. NC đã tổng kết và đánh giá hệ thống cơ sở về lý luận và bằng chứng thực nghiệm được kiểm định qua mô hình PLS-SEM, chứng minh rằng để tiếp cận NC việc vận dụng KTQTCL trong các DN như các doanh nghiệp DVDL cần có sự nhìn nhận, chọn lọc các yếu tố từ bên tronglẫn từ bên ngoài môi trường kinh doanh, có sự phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, phân cấp quản lý, mạng lưới hợp tác, cạnh tranh và đặc điểm của Ban giám
  15. 16 đốc, Ban quản trị. Đồng thời, vận dụng KTQTCL đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở các khía cạnh như tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận, tăng nhanh hoàn vốn đầu tư, ổn định trong phát triển, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, phát triển nhân sự và giữ được uy tín, thương hiệu. KQNC này tiếp tục củng cố thêm về lý luận, bằng chứng thực nghiệm việc NC vận dụng KTQTCL là cần phải luôn đặt trong mối quan hệ tác động tương thích ở một số yếu tố từ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng chỉ ra một vấn đề mới mà các doanh nghiệp kinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trung cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực DVDL cần chú ý đó là “ảnh hưởng của mạng lưới hợp tác đến việc vận dụng KTQTCL”. Điểm mới giúp nhìn nhận một yếu tố mới ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCL theo một góc nhìn về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong kinh doanh, từ đó chỉ ra con đường cạnh tranh bằng sự hợp tác sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tính đặc thù như doanh nghiệpDVDL ở các tỉnh Miền Trung. Hơn nữa thành công của các DN này chỉ đạt được bằng CLKD khác biệt trong điều kiện tự nhiên mang tính riêng có của dải đất Miền Trung Việt Nam.Điều này cũng giúp củng cố thêm giá trị vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên trong NC KTQTCL. Ngoài ra, kết quả của NC cũng cung cấp những kiến thức nhất định về KTQTCL phục vụ cho công tác đào tạo vàNC, đồng thời giúp người làm công tác quản lý đề ra các chính sách hỗ trợ hợp tác, tạo môi trường cạnh tranh tốt, phân bổ cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo, đồng thời giúp doanh nghiệp có sự tiệm cận hơn với trình độ quản lýcủa các DN, nhất là DN ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Kết cấu luận án gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Trong chương này, nội hàm là tổng quan các tài liệu NC trước để đúc kết các vấn đề trọng tâm: khái niệmKTQTCL, các kỹ thuật, vận dụng từng kỹ thuật trong lĩnh vực KTQTCL hiện nay, các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQTCLcụ
  16. 17 thể trong các DN kinh doanh (trong lĩnh vực DVDL) trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó xác định khoảng trống NC, xác định định hướng NC. - Chương 2:Cơ sở lý thuyết Trong chương này, bốn nội dung chính được trình bày bao gồm:thứ nhất là cơ sở lý thuyết liên quan đến KTQTCL như: các khái niệm KTQTCL, vai trò thông tin của KTQTCL và nội dung vận dụng KTQTCL; thứ hai, nêu đặc điểm về sản phẩm DVDLcũng như đặc điểm của các DN kinh doanh DVDL ở các tỉnh Miền Trung;thứ ba là trình bày lý thuyết nền và cuối cùng là trình bày các giả thuyết NC và đưa ra MHNCđề xuất. - Chương 3: PPNC Trình bày khung NC, quy trình thực hiện PPNC hỗn hợp gồm PPNC định tính và PPNC định lượngnhằmlý giải, trả lời những câu hỏi NCđược đưa giúp đạt được mục tiêu NC. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Bàn luận các KQNC như: mô hình chính thức sau khi kiểm định các giả thiết và thang đo; ý nghĩa của mô hình; sự khác biệt từ KQNC của tác giả với các NC trước đặc biệt là điểm mới của mô hình. - Chương 5: Kết luận và hàm ý Dựa trên kết quả, tác giả đưa ra các kết luận từ NC có đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các hàm ývề phương diện NC, về lý thuyết lẫn hàm ý quản trị nhằm nâng cao giá trị của KQNC mang lại. Ngoài ra, hạn chế của NC cũng được xác định để gợi mở một vài hướng mới cho các NC tương lai liên quan đến chủ đề này. CHƯƠNG 1
  17. 18 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nội dung chương giới thiệu về bối cảnh chung về các NC liên quan trước đây, bao gồm các NC về lý thuyết lẫn thực nghiệm về KTQT nói chung và KTQTCL nói riêng, cụ thể: thứ nhất tổng quan về các NCvề việc vận dụng KTQTCL trong các DN, thứ hai tổng quan các nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL trong các DN nói chung và các DN kinh doanh DVDLnói riêng, thứ ba là giá trị lợi ích của việc vận dụng KTQTCL trong DN. Trên cơ sở tổng quan, tác giả đưa ra các nhận xét những vấn đề về đối tượng, phạm vi NC, PPNC cũng như lý thuyết nền, đặc biệt là nhận xét những KQNC về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCL, từ đó xác định khoảng trống trong cácNC trước làm định hướng NC của luận án. 1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về việc vận dụng KTQTCL KTQTCL trong phạm vi NC này chỉ bàn về các kỹ thuật KTQTCL thay vì một khung lý thuyết chuẩn như KTQT truyền thống. Các kỹ thuật trên được sử dụng như là một công cụ quản lý nhằm hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc cung cấp thông tin ở nhiều góc độ khác nhau, các kỹ thuật này cũng được thực hiện NC cho nhiều loại hình DN có đặc điểm, đặc thù khác nhau nhằm đánh giá giá trị thiết thực của công cụ này. Ví dụ ở Anh, Mỹ và New Zealand kỹ thuật xác định vị trí cạnh tranh là kỹ thuật được cho là sử dụng nhiều nhất (Guilding và cộng sự, 2000); Tại Ý thì kỹ thuật Điểm chuẩn được nhận định là có sử dụng nhiều hơn so với các kỹ thuật kế toán liên quan đến khách hàng, hay liên quan đến ĐTCT và chi phí chất lượng, trong đó chi phí dựa vào hoạt động, chi phí vòng đời, chi phí chất lượng, phân tích chi phí mục tiêu và phân tích chuỗi chi phí được nhận định là những kỹ thuật có ảnh hưởng đến chiến lược trong kinh doanh nhiều nhất (Cinquini &Tenucci, 2010). Sự phát triển đa dạng của các kỹ thuật KTQTCL thể hiện được vị trí cũng như chức năng truyền tải thông tin liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau nhằm cung cấp cho DN.Nhưng thực tế, việc vận dụng vẫn tồn tại sự lỏng lẻo về mặt nội dung vì bản chất vẫn chứa đựng sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế mà mấu chốt chính là sự nhận định có độ lệch pha khi định vị KTQT trong mỗi DN (Nixon & Burns, 2012).
  18. 19 Tổng hợp tài liệu cho thấyNCTNvề việc vận dụng KTQTCL có những vấn đề chính cụ thể sau: Thứ nhất, khái niệm về KTQTCL, hầu hết các NCTNliên quan dùng khái niệm về KTQTCL là tập hợp các kỹ thuật KTQTCL định hướng chiến lược nhằm hỗ trợ cho DN gia tăng hiệu quả. Mục đích các NC này đều nhằm kiểm chứng những kỹ thuật nào được vận dụng phổ biến, mức độ vận dụng trong thực tế ra sao và những nhân tố có tác động thuận chiều đến việc vận dụng đó. Thứ hai:sự khác biệt về việc lựa chọn các kỹ thuật KTQTCL trong mỗi NCTN(Bảng 1.1). NCTNđầu tiên là của Guilding và cộng sự (2000), nhóm tác giảđã xác định 12 kỹ thuật để thực hiện trong NCvì họ cho rằng nhóm kỹ thuật này giúp đảm bảo việc định hướng môi trường, tiếp thị, định hướng dài hạn, có hướng tới tương lai và tập trung vào ĐTCT. Tiếp đến Guilding và cộng sự (2000) thì thực hiện cho ba quốc gia: New Zealand, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, đây cũng là NC đầu tiên có sự đánh giá về mức độ thực tế của vận dụng các kỹ thuật KTQTCL giữa ba quốc gia khác nhau. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm và sự phổ biến rộng rãi của các kỹ thuật này trong các DN trên thế giới. Kết quả nàylà tiền đề, gợi mở cho các NC về vấn đề này, ví dụ Lisa Jack (2005) có xác định mức độ vận dụng tại các DN trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Úc và New Zealand. Các kết quả cho thấy mức độ vận dụng còn khá hạn chế, lại được một số ít nhà sản xuất lớn trong ngành ở New Zealand và Mỹ quan tâm và có xu hướng vận dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số nông dân trẻ có sử dụng hệ thống chi phí lại rất tích cực tham gia chương trình thực hiện kỹ thuật chuẩn hóa tại các quốc gia này.
  19. 20 Bảng 1.Tổng hợp về việc vận dụng các kỹ thuật KTQTCL trong các NC liên quan Cadez & Arunruangsirilert Hasid & Al – Marten và Guilding và Lisa Jack Cinquini & Turner và Kalkhouran và & Guilding Chonglerttham(201 Sayed (2021) cộng sự (2022) cộng sự (2000) (2005) Tenucci (2010) cộng sự (2017) cộng sự (2017) Nhóm Kỹ (2008) 7) Kỹ thuật thuật New Zealand, KTQTCL Anh, Úc, Mỹ KTQTCL Hoa kỳ và Vương Quốc và New Slovenia & Úc Ý Slovenia Malaysia ThaiLand Indonesia Vương Quốc Anh Zealand Anh 1. Kế toán chi × × × × phí theo thuộc × × tính 2. Kế toán chi × × × × × × × phí vòng đời sản phẩm 3. Kế toán chi × × × × × × × phí chất lượng Chi phí 4. Kế toán chi × × × × × × × phí mục tiêu 5. Kế toán chi × × × × × × × phí theo chuỗi × × giá trị 6. Kế toán chi × × × × phí dựa trên hoạt động 7. Điểm chuẩn × × × × × × × Dự toán, kiểm soát và đo 8. Đo lường × × × × × × × lường hiệu quả hiệu quả tích hợp 9. Kế toán chi × × × × × × × phí chiến lược Ra quyết định 10. Chiến lược × × × × × × thực hiện quản về giá trị chiến lược 11. Định giá × × × × × thương hiệu Kế toán liên 12. Đánh giá × × × × × × × quan đến ĐTCT chi phí của ĐTCT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2