Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam" gồm những nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án; Những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng; Thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005; Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong cải cách hệ thống ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THU HIỀN CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THU HIỀN CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Hoàng Nga 2. TS. Phạm Thị Nguyệt HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Thu Hiền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án .............................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................ 4 4.1. Phương pháp luận .........................................................................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.......................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án........................................................................ 6 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng..........................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Nhật Bản .............. 15 1.3. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam .............. 20 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu........................... 25 1.4.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu ................................................................. 25 1.4.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án .................................................................... 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG....................................................................................................................... 28 2.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 28 2.1.1. Hệ thống ngân hàng ..................................................................................................................... 28 2.1.2. Cải cách hệ thống ngân hàng ..................................................................................................... 32 2.2. Động lực cải cách hệ thống ngân hàng ................................................................... 35 2.3. Đối tượng, mục tiêu, nguồn lực tài chính để cải cách hệ thống ngân hàng .... 37 2.3.1. Chủ thể cải cách............................................................................................................................ 37 2.3.2. Đối tượng cải cách ....................................................................................................................... 37 2.3.3. Mục tiêu cải cách .......................................................................................................................... 38 2.3.4. Nguồn lực tài chính để thực hiện cải cách ................................................................................ 39 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia 40 2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình cải cách...................................................... 42 2.6. Nội dung, các bước thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng .............................. 44 2.6.1. Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, hệ thống....................................................................................... 45 2.6.2. Sáp nhập và giải thể ngân hàng yếu kém.................................................................................. 46
- 2.6.3. Cơ cấu lại vốn chủ sở hữu ........................................................................................................... 47 2.6.4. Xử lý nợ xấu ................................................................................................................................... 48 2.6.5. Thành lập cơ quan đặc trách xử lý nợ xấu ............................................................................... 51 2.6.6. Nâng cao công tác quản trị ngân hàng và trao quyền độc lập.............................................. 52 2.6.7. Cải cách hoạt động của cơ quan giám sát................................................................................ 54 Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2005 ............................................................................................................... 58 3.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng Nhật Bản và những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005 ........................................ 58 3.1.1. Khái quát kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng Nhật Bản..................................................... 58 3.1.2. Những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản................................. 65 3.2. Các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ...................................... 76 3.2.1. Ổn định hệ thống ngân hàng....................................................................................................... 77 3.2.2. Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Tái cấp vốn công và xử lý nợ xấu ....................................... 79 3.2.3. Loại bỏ ngân hàng yếu kém ...................................................................................................... 83 3.2.4. Cải cách hệ thống ngân hàng gắn với tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp.......................... 87 3.2.5. Thiết lập một khuôn khổ giám sát và điều tiết dựa trên thị trường........................................ 90 3.3. Đánh giá về quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2005.............................................................................................................................. 93 3.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................................................... 93 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................................................. 99 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại................................................................................ 100 Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ............................................................................... 104 4.1. Những bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản....... 104 4.1.1. Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ....... 104 4.1.2. Bài học về ứng phó khi có khủng hoảng xảy ra ..................................................................... 107 4.1.3. Bài học về xử lý nợ xấu .............................................................................................................. 109 4.1.4. Bài học về cải cách hệ thống ngân hàng phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. ....................................................................................................................... 111 4.2. Thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam: Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân...................................................................................................................... 113 4.2.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu cải cách ........................................................ 113 4.2.2. Những thành tựu, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 ............................................................................................................................................ 119 4.3. Khuyến nghị giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ........................................................ 131 4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách ... 131 4.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó của hệ thống ngân hàng khi có khủng hoảng xảy ra .................................................................................................................................................................. 132
- 4.3.3. Giải pháp về xử lý nợ xấu .......................................................................................................... 136 4.3.4. Một số giải pháp khác ................................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 145 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 148 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 161
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt ACB Asia Commercial Joint Stock Ngân hàng Thương mại Á Châu Bank AMA Advanced Measurement Phương pháp Đo lường hiện đại Approach AMC Asset Management Company Công ty Quản lý tài sản ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations Á BCBS Basel Committee on Banking Ủy ban Basel về Giám sát Ngân Supervision hàng BIDV Bank for Investmennt and Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Development of Vietnam Việt Nam BIS Bank for International Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Settlement BoJ Bank of Japan Ngân hàng Trung ương Nhật Bản CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn CNTT Công nghệ thông tin CSTT Chính sách Tiền tệ DICJ Deposit Insurance Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Nhật Corporation of Japan Bản DNNN Doanh nghiệp nhà nước ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài FSAJ Financial Services Agency of Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Japan Bản FSAP Financial Sector Assessment Chương trình đánh giá ngành tài Program chính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IAS International Accounting Tiêu chuẩn kế toán quốc tế
- Standards IFI International Financial Định chế tài chính quốc tế Institution IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế INSOL International Federation of Liên đoàn Quốc tế về các chuyên International Insolvency Professionals gia phá sản IRCJ Industrial Revitalization Công ty Phục Hồi Công nghiệp Corporation of Japan Nhật Bản M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và Sáp nhập NBFI Non-Bank Financial Tổ chức tài chính phi ngân hàng Institution NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPNN Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NPL Non-Performing Loan Khoản nợ không hoạt động (nợ xấu) NSNN Ngân sách Nhà nước RCC Resolution and Collection Công ty Thu hồi và xử lý nợ Corporation ROA Return on assets Lợi nhuận ròng/tổng tài sản ROE Return on Equity Lợi nhuận ròng/vốn tự có TCTD Tổ chức tín dụng WB World Bank Ngân hàng Thế giới OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Kinh tế Development WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- DANH MỤC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1: So sánh quá trình mua lại, hợp nhất, sáp nhập của một số nước 42 châu Á nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính 1997 -1998 Bảng 2.2. Thay đổi số lượng ngân hàng trước và sau khủng hoảng tài 43 chính 1997 -1998 Bảng 2.3: Cơ chế xử lý nợ xấu của một số nền kinh tế Đông Á trong 49 cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1997-1998 Bảng 2.4. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn của Basel trên thế giới 50 Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn rủi ro hoạt động/Tổng thu nhập tại các khu vực 51 trên thế giới Bảng 2.6: So sánh tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu 53 Bảng 3.1: Xếp loại các ngân hàng Nhật Bản từ 1993 - 2002 57 Bảng 3.2: Tỷ lệ tổn thất trên vốn của các ngân hàng phá sản của Nhật 58 Bảng 3.3. Bơm vốn công vào hệ thống ngân hàng, tháng 3 năm 1998 80 và 1999 Bảng 3.4: Nhóm ngân hàng và tài sản hợp nhất 86 Bảng 3.5. Những thay đổi về thể chế và pháp lý để tạo điều kiện tái 88 cấu trúc doanh nghiệp Bảng 3.6. Đánh giá của OECD về cải cách khu vực tài chính, 2003 94 Bảng 4.1. Nợ xấu và nợ quá hạn so với tổng dư nợ theo báo cáo 126 Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2015-2018 137 Bảng Phụ lục 1. Niên đại các sự kiện liên quan đến ngành ngân hàng 173 Nhật Bản, giai đoạn 1990 -2003 Bảng Phụ lục 2. Tiêu chuẩn phân loại tài sản và khách hàng vay trên 184 cơ sở tự đánh giá của các ngân hàng Nhật Bản
- DANH MỤC HÌNH Nội dung Trang Hình 2.1. Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ 28 Hình 2.2. Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ 29 Hình 3.1: Cung ứng tiền và cho vay ngân hàng của Nhật Bản, 1980- 67 2003 Hình 3.2: Giá tài sản của Nhật Bản, giá cổ phiếu và đất đai 1980-2003 71 Hộp 3.1: Các Luật liên quan quy định về hoạt động mua lại cổ phiếu 100 tại Nhật Bản Hình 4.1. Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo 122 Hình 4.2. Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo 123 Hình 4.3. Tăng trưởng dư nợ toàn ngành theo báo cáo 124 Hình 4.4. Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu theo báo cáo 125
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 30 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước. Những thành tựu kinh tế xã hội rực rỡ mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế là có sự đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng. Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu không đảm bảo an toàn thì dễ gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế. Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, ... và chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn còn để lại hậu qua nặng nề ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là sự yếu kém của hệ thống NHTM. Điều đó buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM để đảm bảo cho các NHTM thích nghi được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động. Ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn dồn lên vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống NHTM ổn định và lành mạnh càng cần phải đặc biệt quan tâm. Do đó, việc tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh là yêu cầu cần thiết. Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong điều kiện hệ thống ngân hàng yếu kém và gặp nhiều khó khăn về ngân sách; trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng. Những khó khăn trong cải cách hệ thống ngân hàng đòi hỏi Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước để điều chỉnh các cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu của mình. Nhật Bản có những thành công và thất bại trong cải cách hệ thống ngân hàng mà Việt Nam có thể tham khảo do nước này có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc 1
- hệ thống tài chính và các nguyên nhân gây nợ xấu, khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Nhật Bản với các đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng như: Ngân hàng là cơ sở của toàn bộ hệ thống tài chính, các ngân hàng hay thị trường vốn gián tiếp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các công ty và cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản; hệ thống ngân hàng mang tính khép kín và hướng nội; sự can thiệp mang tính bảo hộ của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng cộng với việc coi trọng những ràng buộc nhóm và các quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, quan hệ gia đình, quan hệ “cánh hẩu”… trong nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho các quyết định cho vay của các ngân hàng không phải lúc nào cũng được dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro một cách cẩn trọng. Ngành ngân hàng Nhật Bản hiện đã và đang trải qua quá trình tái cấu trúc, tái tổ chức và củng cố lớn trên quy mô chưa từng có trong lịch sử, tất cả đều diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngày càng được điều chỉnh theo định hướng thị trường. Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản được khởi động và thúc đẩy bởi những khó khăn kinh tế từ việc đổ vỡ tài sản và đình trệ kinh tế bắt đầu vào đầu những năm 1990 và dẫn đến cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng năm 1997 - 1998; tiếp sau đó là những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009. Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế của Nhật Bản trong việc cải cách hệ thống ngân hàng, có thể rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách hợp lý. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách ngân hàng của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 là hết sức cần thiết, nhằm góp phần xây dựng, điều chỉnh chính sách và biện pháp trong quá trình tái cơ cấu, tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Do vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ Kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005; rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy tiến trình 2
- cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn tiến hành cải cách hệ thống Ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005, cũng như sự cần thiết phải tiến hành cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn cải cách hệ thống Ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005. Những thành tích mà Nhật Bản đã đạt được cùng những tồn tại Nhật Bản phải đối mặt, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu thực tế cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ (2008) đến 2019; Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu thực tế ở Nhật Bản và Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cho cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về một quốc gia và bài học kinh nghiệm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động cải cách hệ thống Ngân hàng ở Nhật Bản, và những tác động của việc cải cách đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Trên cơ sở đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2020 – 2030. Phạm vi nghiên cứu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam tập trung chủ yếu và hệ thống ngân hàng thương mại. - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống ngân hàng Nhật Bản và Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Những nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản của luận án chủ yếu tập trung vào thời gian trong giai đoạn 1990 - 2005, khi Nhật Bản phải trải qua bốn giai đoạn khủng hoảng với các mốc 1992-1993 (giai đoạn I); 1995 (giai đoạn II); 1997-1999 (giai đoạn III) và 2001-2002 (giai đoạn IV). Thời 3
- kỳ này thường được biết đến với tên gọi “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, trong đó ở hai giai đoạn đầu, mức tăng trưởng GDP của Nhật sụt giảm mạnh và đến hai giai đoạn sau thì mức tăng trưởng GDP âm, việc vực dậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và các chính sách cải cách hệ thống ngân hàng được áp dụng mạnh mẽ, rõ nét. Đối với Việt Nam, nghiên cứu tập trung vào thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 2019, do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, 2009 làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, suy thoái, và hệ thống tài chính ngân hàng bộc lộ những yếu kém một cách rõ nét với yêu cầu cấp bách phải tiến hành cải cách. Những giải pháp được đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, lấy định hướng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng để làm cơ sở và định hướng nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Thu thập tài liệu thứ cấp Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu các cấp, bài báo khoa học. Nguồn dữ liệu trên được khai thác từ: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, website của NHNN, Cục Thống kê, trang Thông tin tín dụng của Cục Công nghệ Thông tin, Bộ ngành liên quan…; số liệu thứ cấp từ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Basel, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam; Tài liệu dịch, tài liệu hội thảo khoa học về hệ thống ngân hàng, cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản và Việt Nam; một số cơ sở dữ liệu khoa học: Ebscohosts; lhtv.vista,vn; Portal.igpublish.com; Pro Quest; Science Direct; Bankscope. Do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản nên luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, để có được nguồn số liệu đầy đủ và đáng tin cậy, luận án sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, đặc biệt là các tài liệu tham khảo quốc tế. 4
- - Phương pháp thống kê mô tả: Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu trong và ngoài nước. Các tài liệu này được tác giả tập hợp và mô tả nhằm làm rõ thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 ở chương 3; và thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 ở chương 4. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân tích thực trạng và tổng hợp tình hình về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Phân tích để đánh giá, rút ra những bài học - cả bài học thành công và chưa thành công mà Việt Nam có thể vận dụng hoặc cần phải tránh, và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam ở chương 4. - Phương pháp logic, lịch sử: Luận án nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản trong khoảng gần hai thập kỷ, kể từ năm 1990 để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng cho cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó phương pháp logic, lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của hệ thống ngân hàng Nhật Bản và Việt Nam theo đúng trình tự thời gian và không gian, đặc biệt là trình bày hệ thống các chính sách của chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã thực hiện nhằm cải cách hệ thống ngân hàng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005; đối chiếu với đặc điểm hệ thống ngân hàng của Việt Nam để rút ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030. Do đó, luận án dự kiến sẽ có những đóng góp mới về khoa học như sau: Thứ nhất, góp phần hệ thống hoá những lý thuyết, quan điểm cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến định hướng chính sách và các giải pháp cụ thể trong tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng. Thứ hai, phân tích một số vấn đề thực tiễn cơ bản liên quan đến cải cách ngân hàng trong bối cảnh tác động của khủng hoảng và các tác động khác của toàn cầu hóa nền kinh tế; bối cảnh tác động đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, tổng kết những thành công, hạn chế của tiến trình này, trên cơ sở đó, rút ra 5
- một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến hệ thống ngân hàng nói chung, ở Nhật Bản và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng Chương 3: Thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 Chương 4: Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong cải cách hệ thống ngân hàng. 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là khi các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động nghiêm trọng làm tỉ lệ nợ xấu tăng cao, đe dọa đến hệ thống ngân hàng (HTNH) của các quốc gia. Những nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng nói chung chủ yếu tập trung vào phân tích các dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng đang có vấn đề; nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng; và các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới thời gian qua. - Trong số các nghiên cứu về khủng hoảng hệ thống ngân hàng trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu của một số chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) như: Nghiên cứu của IMF cho thấy các cách tiếp cận phổ biến về cải cách hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Cách thứ nhất, theo nghiên cứu của IMF (1999), cải cách hệ thống ngân hàng nhằm đạt được 03 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc bảo đảm khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; (ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng. Cách thứ hai, theo nghiên cứu của Waxman (1998), cải cách ngân hàng có thể nhằm giải quyết vấn đề của một ngân hàng đổ vỡ ngay trong điều kiện của hệ thống ngân hàng đang hoạt động hiệu quả. Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận này là ở đối tượng cải cách là toàn bộ hệ thống ngân hàng hay chỉ những khâu yếu nhất của hệ thống này. - Một số nghiên cứu tập trung vào nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới như: Các nghiên cứu của Goldstein và Turner (1996); Klingebiel và Caprio (1996) đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, các yếu tố vi mô, gồm: (i) Các quy định và thực tiễn hoạt động ngân hàng yếu kém, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn, vi phạm chính sách cho vay; (ii) Mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành, đặc biệt là các chính sách thưởng để khuyến khích cho vay mà không chú ý tới rủi ro có thể gặp phải; và (iii) Trình độ của nhân viên hạn chế, đặc biệt trong việc áp dụng công nghệ mới. Thứ hai, các yếu tố vĩ mô, như sự biến động mạnh về giá cả hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô như nền kinh tế tăng trưởng nóng. Thứ ba, các yếu tố có tính hệ thống, đặc biệt môi trường hoạt động không thuận lợi như: (i) Số lượng lớn các ngân hàng Nhà nước dẫn đến tình trạng bóp méo xu hướng cho vay, thu hút tiền gửi và cạnh tranh, cũng như 7
- hạn chế khả năng đa dạng hóa hoạt động của các ngân hàng; (ii) Chính phủ định hướng chặt chẽ về tín dụng làm hạn chế các ngân hàng phát triển kỹ năng đánh giá các khoản cho vay; (iii) Hệ thống pháp luật không đầy đủ làm hạn chế hiệu quả của hệ thống ngân hàng (như về chính sách an toàn và minh bạch thông tin); (iv) Các quy định và cơ chế giám sát không đầy đủ và hiệu quả; và (v) Thị trường chứng khoán chưa phát triển, đặc biệt là đối với các chứng khoán dài hạn (khi đó, các ngân hàng sẽ phải cung cấp các khoản vay dài hạn và tập trung quá nhiều rủi ro). - Các nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu (1997, 1998) về các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới thời gian qua. Các tác giả đã nghiên cứu trên một tập hợp gồm 24 quốc gia đại diện từ các khu vực khác nhau trên thế giới và với trình độ phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng khác nhau. Khảo sát chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại 24 quốc gia trong những năm 1980s và những năm đầu 1990s, Dziobek và Pazarbasioglu (1998) đã liệt kê những chính sách cụ thể được áp dụng phổ biến tại các nước: (i) Chính phủ bơm vốn hoặc mua cổ phiếu để nắm giữ quyền điều hành các ngân hàng thương mại (quốc hữu hóa một phần); (ii) Đóng cửa các ngân hàng yếu kém; (iii) Sáp nhập các ngân hàng trong nước với ngân hàng nuớc ngoài; (iv) Sáp nhập các ngân hàng trong nuớc với nhau; (v) Thành lập công ty quản lý tài sản; (vi) Thay đổi cơ cấu sở hữu ngân hàng thông qua tư nhân hóa. Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng không có chính sách đơn lẻ nào chứng tỏ tính ưu việt tới hiệu quả tái cơ cấu so với các chính sách khác. Bản thân hiệu quả của từng chính sách phụ thuộc vào các yếu tố thể chế và pháp lý đặc thù của mỗi nước. Do vậy việc sử dụng một tổ hợp chính sách được coi là sự lựa chọn hợp lý cho việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của các quốc gia. Trong một nghiên cứu trước đó, Dziobek và Pazarbasioglu (1997) đã phân tích một tập hợp mẫu đại diện gồm 24 quốc gia trên 6 khu vực lãnh thổ trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1995, từ đó phát hiện những yếu tố tạo nên thành công của một quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo nghiên cứu, 24 quốc gia được lựa chọn đã sử dụng trung bình 8 công cụ để thực hiện tái cấu trúc. Trong đó, các công cụ tốt nhất được nhận diện liên quan đến những chính sách sau: Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc dẫn dắt công cuộc chuyển đổi tại các nước; kế hoạch xử lý nợ xấu; chính sách đóng cửa các TCTD thông qua mua bán, sáp nhập hoặc cho phá sản; tư nhân hóa; tái cấu trúc doanh nghiệp; các chính sách khuyến khích đối với nhà quản lý và chủ sở hữu. Hai nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu nói trên cũng đã tổng quát hóa những bài học kinh nghiệm về cải cách hệ thống ngân hàng tại các quốc gia như: (i) 8
- Đánh giá đúng bản chất và phạm vi những vấn đề của hệ thống ngân hàng là một yếu tố quan trọng của quá trình tái cấu trúc – cần có phương pháp tiếp cận toàn diện (trên các khía cạnh: Giải quyết ngân hàng yếu kém, giải quyết những sai sót trong hệ thống kế toán và khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro); (ii) Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đơn vị đi đầu (thường là ngân hàng trung ương) nhằm thiết kế các thước đo kết quả của quá trình tái cấu trúc và tách biệt nhiệm vụ, quyền lợi của các ngân hàng phải tái cơ cấu đối với những ngân hàng còn lại trong hệ thống và luôn sẵn sàng để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết trong suốt quá trình tái cơ cấu này; (iii) Chính phủ cần có chính sách đóng cửa hoặc hỗ trợ tài chính đối với các ngân hàng yếu kém – nguyên tắc chia sẻ tổn thất giữa Chính phủ, các ngân hàng, và công chúng là một phần quan trọng cho thành công của quá trình tái cấu trúc; (iv) Việc loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của các ngân hàng và chuyển các khoản nợ đó sang một tổ chức khôi phục nợ độc lập là một phương pháp hiệu quả được các quốc gia sử dụng, đồng thời, cũng là phương thức để giảm thiểu chi phí của quá trình tái cấu trúc ngân hàng và gửi tín hiệu đến những đối tượng vay nợ vị phạm. - Nghiên cứu của Daniela Klingebiel (2000) về việc sử dụng các công ti quản lý tài sản trong giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ xấu ngân hàng – Kinh nghiệm xuyên quốc gia. Nghiên cứu đã phân tích những lợi thế và bất lợi của các AMC trong việc quản lý và xử lý tài sản nợ xấu ngân hàng; đồng thời đánh giá hiệu quả của các tổ chức này, thông qua việc phân tích kinh nghiệm sử dụng các công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu tập trung vào 7 trường hợp: Phần Lan, Ghana, Thụy Điển, Mexico, Philippines, Tây Ban Nha và Mỹ. Nghiên cứu cũng phân biệt 2 loại AMC chính: Các AMC được thành lập để giúp đỡ và xúc tiến tái cấu trúc doanh nghiệp và các AMC được thành lập để xử lý tài sản được mua/được chuyển giao cho chính phủ trong cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu đã chỉ ra, các AMC có thể được sử dụng hiệu quả, nhưng chỉ với mục đích giải quyết các thể chế tài chính vỡ nợ không thể kiểm soát được. Còn đối với các khoản cho vay có động cơ chính trị hoặc tài sản gian lận thì các AMC khó có thể giải quyết được. Trong phần II của nghiên cứu đã xem xét việc xử lý tài sản có vấn đề trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng các giải pháp chứng khoán hóa và so sánh hiệu quả của việc sử lý nợ xấu ngân hàng bằng các AMC và bằng biện pháp chứng khoán hóa nợ xấu. - Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng: Nghiên cứu của World Bank (2006); Glen Bullivant (2010), và rất nhiều nghiên cứu 9
- khác đã chỉ ra rằng nguyên nhân phá sản của ngân hàng bắt đầu từ nợ xấu tăng cao, chất lượng tài sản kém. Các nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kết nhiều vấn đề mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, các tài liệu nói trên là các nghiên cứu xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên ít gắn với thực tiễn Việt Nam. - Nghiên cứu của Strauss-Kahn (2009) cho rằng, khi các quốc gia đối mặt với khủng hoảng kinh tế và đang theo đuổi các chính sách khôi phục, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém, là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng đang có vấn đề bao gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP; (ii) Vay nợ nước ngoài lớn trong khi dự trữ ngoại hối mỏng và rủi ro tỷ giá cao; (iii) Giá tài sản biến động lớn; (iv) Khả năng đánh giá tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng kém; thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch; và (v) Các quy định về hoạt động ngân hàng không phù hợp, lỏng lẻo; giám sát ngân hàng không hiệu quả. - Cukierman, A., (2011) “Reflections on the crisis and its lessons for regulatory reform and for central bank policies” (Phản ánh về cuộc khủng hoảng và những bài học của nó cho cải cách thể chế và chính sách của NHTW). Bài viết nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong lĩnh vực giám sát tài chính; mô tả và đánh giá các vấn đề liên quan đến vai trò của các Ngân hàng Trung ương, ưu và khuyết điểm của việc giám sát tài chính của Ngân hàng Trung ương. Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, NHTW đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm ổn định tài chính quốc gia, phải bơm tiền để cứu nền kinh tế, điều này khẳng định vai trò cần thiết của NHTW. - Công trình nghiên cứu của Borish, Michael S., Millard F. Long, and Michel Noel (2012) về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và vấn đề tái cơ cấu ngân hàng trong trường hợp của các nền kinh tế chuyển đổi, đã cho thấy, sự sụp đổ của mô hình quản lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung và việc mở cửa của các nền kinh tế XHCN trước đây ở Trung và Đông Âu và Liên Xô cũ có hai ảnh hưởng chính đối với việc tái cấu trúc ngân hàng và doanh nghiệp. Trước tiên, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp xã hội phải đối mặt với rất nhiều thử thách: Mất sự bảo hộ, các DNNN đã bị cắt giảm đáng kể sản lượng sau khi tự do hóa kinh tế. Thứ hai, nhiều người quay sang các ngân hàng để có được các khoản tín dụng cho phép họ tạm thời thoát khỏi những khó khăn về ngân sách và trì hoãn cơ cấu lại hoặc 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn