intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Doanh nghiệp công nghệ cao ở đà nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Doanh nghiệp công nghệ cao ở đà nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư" trình bày các nội dung chính sau: Phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022; Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Doanh nghiệp công nghệ cao ở đà nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƯƠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƢƠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ M : NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: . PGS.TS. VŨ VĂN PHÚC . TS. NGUYỄN THANH SƠN HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu được trích dẫn theo đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hƣơng
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 7 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án và các khoảng trống mà luận án tiếp tục nghiên cứu 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 34 2.1. Những vấn đề chung về khu công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 34 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 56 2.3. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bài học cho Đà Nẵng 66 Chương 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ… 86 3.1. Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 86 3.2. Thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022 96 3.3. Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022 123 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 136 4.1. Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng 136 4.2. Quan điểm phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 143 4.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030 151 KẾT LUẬN 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 186
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin KH&CN Khoa học và công nghệ R&D Nghiên cứu và triển khai
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng 88 Bảng 3.2: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Giai đoạn 2010 – 2022) 97 Bảng 3.3: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng theo từng năm (Giai đoạn 2010-2022) 97 Bảng 3.4: Các doanh nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022) 99 Bảng 3.5: Các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022) 100 Bảng 3.6: Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010-2022) 107 Bảng 3.7: Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trong nước tại khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010-2022) 108 Bảng 3.8: Nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Tính đến 30/12/2022) 111 Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn của nhân lực tại các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Tính đến 30/12/2022) 117 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong 2 năm 2021 và 2022. 121 Bảng 3.11: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng phân theo loại hình chức năng (Giai đoạn 2010-2022) 121
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao đã trở thành nền tảng quan trọng mang tính chiến lược trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững của các quốc gia. Trước xu thế đó, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao là một đòi hỏi tất yếu của các nước, yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải nhanh nhạy trong việc phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, gắn chiến lược sản xuất, kinh doanh với hoạt động nghiên cứu khoa học, để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Doanh nghiệp công nghệ cao có thể nằm riêng lẻ, có thể được thu hút tập trung vào một khu gọi là khu công nghệ cao. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, khu công nghệ cao là một khu kinh tế - kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, nhằm tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước, đồng thời huy động các nguồn lực về khoa học và công nghệ cao, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khu công nghệ cao, các doanh nghiệp công nghệ cao có vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng với việc đóng vai trò là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao, các doanh nghiệp công nghệ cao còn là đầu tàu giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các doanh nghiệp khác tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển... Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố đã xác định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao là định hướng chiến lược trong mục tiêu phát triển theo hướng xanh, bền vững. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 về việc thành lập khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ - doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành và phát
  8. 2 triển các ngành công nghệ cao, gắn kết hiệu quả giữa nghiên cứu, ứng dụng với sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của Đà Nẵng, góp phần phát triển KH&CN của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Do đó, Chính phủ và chính quyền thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt, không nằm ngoài xu thế tất yếu, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã rất quan tâm, không ngừng nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến thu hút các dự án đầu tư để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao theo đúng định hướng và phù hợp với tiềm năng của địa phương. Bước đầu, doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã có sự gia tăng về số lượng, có hiệu quả về chất lượng, tạo lập nền tảng để phát triển các ngành công nghệ cao mũi nhọn và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, khó khăn dẫn đến tình trạng: sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp chưa nhiều, chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa được chú trọng đúng mức, số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện R&D trên tổng số lao động của một số doanh nghiệp biến động lớn... Trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp công nghệ cao, đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn đối với địa phương. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 2010 - 2022, luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  9. 3 - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. - Phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư là như thế nào? Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao là gì? - Thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2022 như thế nào? Vấn đề gì đang đặt ra? - Cần có giải pháp gì để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư đến năm 2030? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Luận án tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Về quan hệ sản xuất: nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc thu hút, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Trong đó, chính quyền nhà nước là trọng tâm, thông qua các cấp chính quyền, Ban quản lý khu công nghệ cao và các doanh nghiệp, các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu liên kết phối hợp. Về lực lượng sản xuất: Nghiên cứu các nguồn lực, điều kiện để doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động, gồm: Vốn; con người; cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ. Về kiến trúc thượng tầng: Vai trò và năng lực, quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp và các chủ thể liên quan trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
  10. 4 - Phạm vi nội dung: Để phù hợp với mục tiêu và đảm bảo quy định về dung lượng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó tập trung vào 3 nội dung: số lượng, chất lượng và cơ cấu; không nghiên cứu góc độ công nghệ, kỹ thuật. - Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Đây là những doanh nghiệp công nghệ cao đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí về dự án công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong quy định của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng [3]. Ban Quản lý đã xét chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp này trong quá trình thu hút đầu tư và hoạt động tại khu công nghệ cao Đà Nẵng. - Phạm vi về thời gian: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010- 2022, đề xuất giải pháp đến 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Tác giả đã sử dụng phương pháp này trong toàn bộ luận án. Trong chương 1, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những công trình trong nước và nước ngoài có liên quan trực tiếp đến đề tài và khái quát những vấn đề chủ yếu cần tiếp tục giải quyết. Trong chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao; tập trung khảo sát kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở một số thành phố trong nước và nước ngoài để rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Trong chương 3, vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học trong phần phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà
  11. 5 Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả đạt được của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao điển hình, có quy mô lớn, có thành tựu nổi bật về phát triển các lĩnh vực công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Trong chương 4, trên cơ sở các nguyên nhân chủ yếu đã được đưa ra ở chương 3, luận án đề xuất các quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này đã được nghiên cứu sinh sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án và được áp dụng phổ biến ở chương 2 và chương 3 của luận án. Trong chương 2, trên cơ sở các dữ liệu định tính mà tác giả đã thu thập được thông qua các văn bản, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương và tài liệu có liên quan đến những vấn đề về doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao, nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, tổng hợp để xây dựng thành một hệ thống các quan niệm và một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm khác, hình thành khung lý luận ở chương 2 của luận án. Trong chương 3, trên cơ sở các báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng, của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng..., nghiên cứu sinh đã tổng hợp những dữ liệu định lượng về số lượng, tỉ lệ, mức độ... của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân tích và đưa ra các minh chứng cần thiết cho những nhận định của mình. Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các số liệu trong các báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng, của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng..., nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp thống kê và so sánh để thấy được mức độ thay đổi về cơ cấu và quy mô của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng như để phân tích thành tựu, hạn chế của các doanh nghiệp công nghệ cao tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2022. Phương pháp lô gic và lịch sử: Phương pháp này đã được nghiên cứu sinh sử dụng phổ biến ở chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Trong chương 2,
  12. 6 nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này trong khảo cứu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao của các thành phố trong nước và nước ngoài. Theo đó, nghiên cứu sinh đã khái quát kinh nghiệm thành các luận điểm, phân tích và minh chứng cho các luận điểm đó. Trong chương 3, sử dụng phương pháp lô gic và lịch sử nhằm khái quát thực trạng bằng các luận điểm, sau đó chứng minh các luận điểm với các số liệu hoặc mô tả các hiện tượng, quá trình kinh tế trong thực tiễn của các doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó, đặc biệt coi trọng minh họa, phân tích các ví dụ điển hình nhằm đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2022. Trong chương 4, nghiên cứu sinh khái quát các quan điểm và giải pháp bằng các luận điểm, phân tích, lập luận để minh chứng khẳng định sự cần thiết của các luận điểm đó. 6. Điểm mới và đóng góp của luận án Một là, Góp phần làm rõ, bổ sung lý luận về doanh nghiệp công nghệ cao như (1) Đưa ra khái niệm, vai trò của doanh nghiệp công nghệ cao, quan niệm về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư; (2) Rút ra bài học kinh nghiệm từ một số địa phương trong và ngoài nước về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Hai là, Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2022 và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư đến năm 2030. Ba là, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cầu gồm phần mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghệ cao, khu công nghệ cao 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, (Tập 46), [11]: Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [11, tr.372]. Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C.Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [11, tr.367]. Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng. Hay nói cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc. Theo C.Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất
  14. 8 thông qua hoạt động của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Đặc biệt, quan điểm là cơ sở cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, lựa chọn những phương thức khai thác hiệu quả các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học và con người. Võ Đại Lược (2002), Xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, [33], khi xây dựng khu công nghệ cao, tác giả cho rằng cần chú ý đến những điều kiện cần và đủ để các khu công nghệ cao có thể hoạt động hiệu quả và thành công. Những điều kiện đó bao gồm: (1) Đó là nơi có lợi thế cạnh tranh nổi trội trong việc tiếp cận với các ý tưởng công nghệ cao trong và ngoài nước; (2) Phải có thể chế kinh tế - xã hội thông thoáng hấp dẫn các nhà kinh doanh công nghệ cao; (3) Phải có một nguồn vốn mạo hiểm đủ cung cấp cho việc kinh doanh công nghệ cao; (4) Phải có một lực lượng lao động có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao; (5) Phải có kết cấu hạ tầng công nghệ thích hợp với kinh doanh công nghệ cao; (6) Phải có môi trường kinh tế - xã hội khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, [20], đã đề cập đến những vấn đề về công nghệ cao và lực lượng sản xuất mới; nền kinh tế tri thức với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay và đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan mật thiết đến đề tài mà luận án nghiên cứu: Một là, trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản về KH&CN, tác giả đã phân tích, luận giải các vấn đề về công nghệ cao; vai trò, đặc điểm của các trụ cột của công nghệ cao như: Công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới. Hai là, tác giả đã phân tích vai trò của hệ thống công nghệ cao đối với lực lượng sản xuất mới bằng cách so sánh lực lượng sản xuất mới trong nền sản xuất hiện đại (cốt lõi là hệ thống công nghệ cao bao gồm 8 công nghệ cao cơ bản và hàng loạt công nghệ cao chuyên ngành) với lực lượng sản xuất cũ trên các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất như con người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  15. 9 Ba là, cuốn sách đã trình bày về vai trò, các bộ phận chủ yếu của khu công nghệ cao và một số khu công nghệ cao được thành lập sớm trên thế giới như thung lũng Silicon của Mỹ; thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản; công viên phần mềm Bangalore của Ấn Độ; khu công nghệ cao Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc; khu công nghệ cao ở một số nước khác [20]. Hoàng Xuân Long (2007), Một số vấn đề trong phát triển khu công nghệ cao hiện nay, [30], là một nghiên cứu đã xác định một số vấn đề trong phát triển các khu công nghệ cao ở Việt Nam. Trước hết, đó là việc phát triển các khu công nghệ cao chịu sự chi phối lớn bởi tính cục bộ địa phương, chưa định lượng được tác động lan tỏa sang địa phương khác cũng như ảnh hưởng ngược lại của khu công nghệ cao ở các khu vực lân cận; khiến cho nguồn lực vốn có hạn của đất nước bị phân tán; làm cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia gặp nhiều khó khăn,... Thứ hai, quản lý khu công nghệ cao còn nhiều lúng túng, thiếu ổn định và rõ ràng. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Tổng luận khoa học Chính sách phát triển công nghệ của một số nước, [43], trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 chắc chắn đang và sẽ tạo thêm nhiều động lực phát triển và nhiều sự thay đổi ấn tượng cho nền kinh tế nước ta trong tương lai. Với sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, EU vào phát triển kinh tế nước ta, các ngành công nghệ, trong đó, có nhiều ngành công nghệ cao đang đứng trước các cơ hội và điều kiện phát triển chưa từng có. Việc tìm hiểu và nắm vững các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghệ và du nhập công nghệ của các nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới và trong khu vực trong những thập kỷ gần đây có ý nghĩa quyết định đối với việc đưa nền kinh tế và công nghiệp nước ta trở thành bộ phận hữu cơ của thị trường khu vực và thế giới, cũng như đối với việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên vũ đài chính trị và kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai [43]. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Tổng luận khoa học Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, [44], trong nửa thế kỷ qua, tận dụng có hiệu quả những thành tựu vĩ đại của các làn sóng đổi mới công nghệ nảy sinh trong cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra hiện nay, nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã có
  16. 10 những bước tiến nhảy vọt về lượng và chất. Nhờ vậy, bước vào thế kỷ XXI, vị thế của các nước này trên bản đồ kinh tế thế giới đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ngoài việc xác lập được một chính sách KH&CN quốc gia đúng đắn, với quyết tâm đầu tư cao cho công tác nghiên cứu và phát triển, một trong những bí quyết giành thắng lợi của những nước có mức độ phát triển kinh tế cao là tầm nhìn chiến lược trong đường lối và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng. Trên cơ sở đó, các nước ASEAN đều tập trung vào việc tăng cường lực lượng cán bộ KH&CN của mình thông qua một số biện pháp cơ bản như: Một là, các chương trình học bổng trong các ngành KH&CN từ cấp đại học trở lên cho các tài năng theo học tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở các nước phát triển; Hai là, chương trình kêu gọi các kiều dân là chuyên gia KH&CN trở về phục vụ phát triển đất nước; Ba là, khuyến khích học sinh theo học các ngành KH&CN cũng như đổi mới và tăng cường các chương trình giảng dạy KH&CN trong nhà trường. Đây là một trong số các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo cho các quốc gia, góp phần phát triển các lĩnh vực công nghệ cao cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia [44]. Phan Xuân Dũng (2008), Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, [21]. Dựa trên cơ sở trình bày những vấn đề lý luận về công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao như: Nêu khái niệm công nghệ cao của các quốc gia khác như Pháp, Mỹ và nêu lên 3 đặc điểm của công nghệ cao theo tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS, 1998); Phân biệt công nghệ cao với công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; Hệ thống các tiêu chí đánh giá, xác định ngành công nghệ cao của các Tổ chức quốc tế và một số quốc gia; các đặc điểm của các ngành công nghiệp công nghệ cao. Công trình đã trình bày một số vấn đề về thực tiễn phát triển công nghệ cao, ngành công nghiệp công nghệ cao: Một là, quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của một số nước và khu vực trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia và một số khu công nghệ cao trên thế giới như thung lũng Silicon;
  17. 11 Khu Sophia Antipolis; thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản; khu công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan) và một số khu công nghệ cao của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển một số khu công nghệ cao ở Việt Nam. Hai là, thực trạng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam. Tác giả hệ thống lại một số văn bản pháp luật, chính sách về công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam; đưa ra một số nhận xét về hệ thống văn bản pháp luật, chính sách này. Công trình đã phân tích thực trạng nghiên cứu, phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam và rút ra một số nhận xét. Ba là, quá trình hình thành, phát triển các khu công nghệ cao, khu phần mềm ở Việt Nam như khu công nghệ cao Hoà Lạc; khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; các công viên phần mềm và đưa ra một số nhận xét có thể tham khảo. Chương 5 cuốn sách trình bày về một số chủ trương, giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trong đó cuốn sách đã trình bày về một số vấn đề về ứng dụng, phát triển công nghệ tiến tiến, công nghệ cao ở Việt Nam như chủ trương, định hướng, bước đi và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, khu công nghệ cao, một số chính sách về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam [21]. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2009), Tổng luận khoa học Kinh nghiệm về dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên của một số nước trên thế giới, [45], sự khai thác công nghệ thành công đã trở thành nhân tố quan trọng để đạt được khả năng cạnh tranh. Do vậy, cả những quốc gia phát triển lẫn đang phát triển đều có sự quan tâm và đầu tư lớn nhằm phát triển những năng lực nhận dạng công nghệ mới đang nổi lên và thiết lập những lĩnh vực mục tiêu ưu tiên để phân bổ ngân sách một cách tối ưu. Dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển KH&CN và nhận được sự quan tâm rất lớn của cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp. Tổng luận khoa học cung cấp hiểu biết về kinh nghiệm các nước trong hoạt động dự báo và lựa chọn những công nghệ cần được ưu tiên thu hút đầu tư R&D. Nguyễn Minh Ngọc (Chủ biên) và các cộng sự (2018), Định hướng chiến lược phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng, [36], đã cho rằng các khu công nghệ cao quốc gia ở Việt Nam được hình thành để phát triển lĩnh vực công nghệ cao
  18. 12 nhằm mục tiêu tăng trưởng và cải thiện kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền; đóng góp cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng, gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân; tăng mức độ công nghệ cao trong các sản phẩm hàng hóa; và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu trường hợp khu công nghệ cao Đà Nẵng, công trình đã nhận định khu công nghệ cao này sẽ phải đối mặt với những thách thức sau: (i) thách thức trong việc tạo ra và duy trì sức hút từ hoạt động R&D do xu hướng gia tăng đầu tư cho R&D trên thế giới, xu hướng tập trung hóa hoạt động R&D vào các lĩnh vực công nghệ cao và khu công nghệ cao; (ii) thách thức trong việc thu hút các nguồn lực ngân sách để phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học do Chính phủ đã quy hoạch một Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở Huế (chỉ cách khu công nghệ cao Đà Nẵng chưa đến 100km); (iii) khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) còn tương đối thấp; (iv) thách thức cạnh tranh quốc tế dưới ảnh hưởng của CMCN lần thứ tư [36]. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Saxenian, A. (1994), Regional Advantage: Culture and Competition in Silicon Valley and Route 128, [90] và Saxenian, A. (2002), Brain Circulation: How High-Skill Immigration Makes Everyone Better Off, [91], là những nghiên cứu nổi bật về thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) đã so sánh sự tổ chức của các nền kinh tế khu vực, tập trung vào hệ thống dựa trên mạng lưới khu vực đang phát triển mạnh của thung lũng Silicon và hệ thống dựa trên công ty độc lập đang suy giảm của Route 128. Lịch sử của thung lũng Silicon của California và Route 128 của Massachusetts trên cương vị những trung tâm đổi mới trong ngành điện tử được xem xét từ những năm 1970 để thấy được hiệu quả trong cách thức tổ chức mạng lưới này đã đóng góp vào khả năng thích ứng với cạnh tranh quốc tế. Cả hai khu vực đều phải đối mặt với khủng hoảng vào những năm 1980, khi các máy tính nhỏ sản xuất ở Route 128 bị thay thế bằng máy tính cá nhân và các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản đã chiếm thị trường bộ nhớ bán dẫn của thung lũng Silicon. Tuy nhiên, trong khi các tập đoàn trong khu vực Route 128 hoạt động bằng nội bộ hóa, sử dụng các chính sách bí mật và sự trung thành với công ty để bảo vệ sự đổi mới, thung lũng Silicon thì lại tận dụng tối đa giao tiếp theo chiều ngang và thị trường lao động mở bên cạnh các chính sách cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty. Kết quả là,
  19. 13 mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt, số việc làm mới ở thung lũng Silicon đã tăng gấp ba trong giai đoạn 1975- 1990 và giá trị thị trường của các công ty tăng 25 tỷ đô la từ năm 1986 đến năm 1990, trong khi các công ty Route 128 chỉ tăng 1 tỷ đô la trong cùng khoảng thời gian. Từ phân tích các khu vực này, có thể thấy đổi mới phải là một quá trình tập thể, sự thành công xuất hiện khi các rào cản thể chế và xã hội bị phá vỡ. Một nền kinh tế khu vực phát triển mạnh không chỉ phụ thuộc vào sáng kiến của các cá nhân mà còn phụ thuộc vào mạng lưới liên kết các mối quan hệ xã hội, kỹ thuật và thương mại giữa các công ty và các tổ chức bên ngoài. Với thị trường ngày càng bị phân mảnh, sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực dựa vào các mối quan hệ chính thức và không chính thức được làm mới liên tục, cũng như nguồn tài trợ công cho giáo dục, nghiên cứu và đào tạo. Các hệ thống công nghiệp địa phương được xây dựng trên mạng lưới khu vực có xu hướng linh hoạt và năng động hơn về mặt công nghệ so với các hệ thống phân cấp, dựa trên công ty độc lập, trong đó sựđổi mới bị cô lập trong ranh giới của các tập đoàn [90; 91]. DeVol, R. (1999), America’s High-tech Economy: Growth, Development, and Risks for Metropolitan Areas, [67] và Ki, J. H. (2002), A statistical analysis of the formation and location factors of high-tech centers in the United States, 1950-1997: An evaluation using quasi- experimental control group methods, [77] đã nhận định lĩnh vực công nghệ cao là động cơ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Tác giả J.H. Ki nghiên cứu sự hình thành của các trung tâm công nghệ cao ở Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1997 và các nhân tố địa lý ảnh hưởng đến sự hình thành đó. Tác giả đã sử dụng phương pháp nhóm đối chứng thử nghiệm trên nhóm khu công nghệ cao và nhóm tương tự (bao gồm các hạt của Hoa Kỳ với điều kiện kinh tế và giáo dục gần giống với nơi có khu công nghệ cao). Nghiên cứu chỉ ra rằng một số lượng đáng kể các khu công nghệ cao được hình thành trong giai đoạn 1970 – 1980 tại Hoa Kỳ và các dịch vụ công nghệ cao đóng vai trò vai trò hàng đầu trong việc hình thành các khu công nghệ cao trong giai đoạn này. Quan trọng hơn cả, nghiên cứu nhận định hầu hết các nhân tố vị trí thông thường không đóng vai trò trong việc xây dựng các khu công nghệ cao trong giai đoạn 1970 - 1980 tại Hoa Kỳ, mà các khu công nghệ cao thành lập một cách tự phát, không có hoạch định hoặc chính sách cụ thể trong thời kỳ hình thành [77].
  20. 14 United Kingdom Science Park Association - UKSPA (2003), Concept and definition, [97], một báo cáo của UKSPA đã đưa quan niệm về khu công nghệ cao và xác định sáu yếu tố thành công: i) sự kiểm soát chính xác và chặt chẽ các hoạt động của các chủ thể nằm trong khu công nghệ cao; ii) sự chính xác trong thiết kế tòa nhà, sử dụng đất và mật độ; iii) quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả; iv) sự tham gia của trường đại học có cơ sở nghiên cứu vững chắc; v) sự sẵn có các dịch vụ hỗ trợ và tài chính; vi) sự sẵn có của không gian ươm tạo. Link, A. N., & Scott J.T. (2003), U.S. Science Parks: The Diffusion of an Innovation and Its Effects on the Academic Mission of Universities, [79] là một nghiên cứu khám phá về khu công nghệ cao ở Hoa Kỳ trong vai trò lan tỏa đổi mới và tác động đến nhiệm vụ học thuật của các trường đại học địa phương. Các phân tích thống kê cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa sự gần gũi của khu công nghệ cao với trường đại học và xác suất chương trình giảng dạy sẽ chuyển từ cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng. Link, A.N. and Scott, J.T. (2006), U.S. University Research Parks, [80] là các tác giả đã phát triển một mô hình để mô tả sự tăng trưởng hoặc năng suất của các khu công nghệ cao và kiểm tra mô hình này bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu mới (vào thời điểm áp dụng mô hình) được xây dựng của National Scicence Foundation (Quỹ Khoa học Quốc gia - NSF) về khu công nghệ cao. Các tác giả nhận thấy rằng khu công nghệ cao gần trường đại học hơn, được điều hành bởi tổ chức tư nhân và tập trung vào công nghệ cụ thể - đặc biệt là ngành CNTT - phát triển nhanh hơn so với mức trung bình 8,4% mỗi năm. Từ việc mô tả và cung cấp phân loại cho khu công nghệ cao ở Hoa Kỳ [79], [80], Link, A.N. and Scott, J.T. (2007), The Economics of University Research Parks, [81] cũng đã thực hiện một nghiên cứu về khía cạnh kinh tế học của khu công nghệ cao. Các tác giả trình bày bằng chứng quốc tế về sự phát triển của University Research Parks - URP, xem xét các tài liệu học thuật về URP và vạch ra một chương trình nghị sự cho các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bổ sung về chủ đề này. Để đánh giá tác động một cách định lượng, tác giả so sánh các công ty nằm trong và ngoài khu công nghệ cao theo cặp tương ứng, trên hai phương diện là: bằng sáng chế nhận được và các ấn phẩm học thuật xuất phát từ nghiên cứu được thực hiện bởi các công ty. Nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất trung bình giữa các công ty trong khu công nghệ cao thường cao hơn so với các công ty ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2