intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022, luận án đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NHUNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NHUNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. VŨ VĂN PHÚC 2. TS. PHẠM ANH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Hồng Nhung
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 27 2.1. Một số vấn đề lý luận về liên kết kinh tế 27 2.2. Phát triển du lịch và liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh 34 2.3. Kinh nghiệm về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc 55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2022 68 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động đến liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc 68 3.2. Tình hình liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022 78 3.3. Đánh giá chung về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc 105 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 123 4.1. Quan điểm và định hướng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2030 123 4.2. Giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2030 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155 1. Kết luận 155 2. Kiến nghị 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 174
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm trong nước GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn KH&KT Khoa học và Kỹ thuật NSNN Ngân sách nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân VH-TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân loại liên kết kinh tế theo truyền thống và liên kết kinh tế theo nền tảng khoa học 34 Bảng 3.1: Thực trạng chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (bao gồm tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phân biệt loại hình và thành phần kinh tế) 85 Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc thời kỳ 2012 - 2022 97 Bảng 3.3: Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, giai đoạn 2015 - 2022 98 Bảng 3.4: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, phân theo thị trường giai đoạn 2010- 2020 99 Bảng 3.5: Khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc, giai đoạn 2015- 2022 100 Bảng 3.6: Tổng doanh thu du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2022 101 Bảng 3.7: Hiện trạng thu nhập du lịch của các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2022 103 Bảng 3.8: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc (2015-2020) 104
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Khung phân tích 4 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 68
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Phát triển du lịch đang là một hướng phát triển được ưu tiên ở rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Phát triển du lịch tốt sẽ đem lại nhiều kết quả như góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách địa phương; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế; phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường… Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được coi là “cầu nối”, “cách thức” quan trọng tạo ra nên những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch hướng tới mục tiêu khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, lợi thế về không gian du lịch và sự hợp tác có hiệu quả giữa các chủ thể du lịch của các địa phương còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra những động lực quan trọng cho sự phát triển ngành du lịch của các địa phương và hình ảnh du lịch của đất nước Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được coi là một xu hướng mang tính tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành “đòn bẩy” quan trọng để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ du lịch của các địa phương cũng như của Việt Nam. Vĩnh Phúc được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; hệ
  9. 2 thống di tích văn hóa, tâm linh dày đặc; các sản phẩm thủ công, nghệ thuật ẩm thực độc đáo… Ngoài ra, ngành du lịch Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ chuyên môn;…Vì thế, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nhận thức được những lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong liên kết kinh tế để phát triển du lịch, vai trò quan trọng của liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện những hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch với một số địa phương trong khu vực Bắc Bộ trên các lĩnh vực tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, xuất bản các ấn phẩm, video tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh đã tạo ra những bước tiến quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, thích ứng hiệu quả với những biến động của thị trường du lịch và ngành du lịch có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có chủ trương đúng đắn, kịp thời với “Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 - 2020” và hiệu quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch đã tạo cho du lịch Vĩnh Phúc có diện mạo mới và du lịch có những đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương với “tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 7,06%/năm. Trong đó, tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 6,67%/năm; giai đoạn 2016- 2020 đạt 6%/năm” [70, tr.5- 6]. “Khách nội địa, có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015:12%/năm; giai đoạn 2016-2020: 11,6%. Khách Quốc tế có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2015 đạt 11%/năm; giai đoạn 2016-2020: 12%/năm” [70, tr.6]. “Doanh thu du lịch từ các cơ sở lữ hành và cơ sở lưu trú năm 2015 đạt 1.170 tỷ đồng (giai
  10. 3 đoạn 2011-2015 tăng bình quân 11%/năm; Doanh thu du lịch tăng ổn định qua các năm tăng nguồn thu cho ngân sách và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương, năm 2019 đạt 1.910 tỷ đồng, năm 2020, ngành du lịch Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, song vẫn đạt 1.255 tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 12%/năm)” [70, tr.7]. Tuy nhiên, vấn đề liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay chưa được nhận thức đúng mức so với tầm quan trọng của nó đối với việc khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, cũng như hoạt động liên kết kinh tế để phát triển du lịch, còn thiếu sự chủ động, thiếu tính chuyên nghiệp, vì thế hiệu quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Để du lịch Vĩnh Phúc thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong tăng trưởng kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện có hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch để tạo ra “cầu nối” nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch, không gian địa lý của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận trong khu vực Bắc Bộ. Thực hiện có hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, phong phú, đa dạng, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, tạo nên hình ảnh du lịch đẹp, các điểm đến du lịch ấn tượng, nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, vùng du lịch Bắc Bộ nói chung trong phạm vi trong nước và quốc tế. Những điều đó đòi hỏi cần có một nghiên cứu hệ thống, toàn diện, làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp phù hợp về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
  11. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022, luận án đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. (2) Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022. (3) Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030. Trên cơ sở xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án cần thực hiện khung phân tích dưới đây: Hình 1: Khung phân tích
  12. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu liên kết kinh tế vùng trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Đánh giá kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giai đoạn 2011- 2022, trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2030 ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Về không gian: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc dưới góc độ: liên kết giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và liên kết giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, Nhà nước về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu từ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng đến đề xuất giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030. Phương pháp kinh tế học: thu thập, nghiên cứu các định hướng, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại địa phương. Thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp và xử lý số liệu, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan, sở, ban, ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nguồn số liệu được dùng trong nghiên cứu này bao gồm là những thông tin đã
  13. 6 được công bố trên sách, tạp chí, trên các trang web, các báo cáo của Sở, Ban, Ngành, niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án kết hợp nhiều kỹ thuật thu thập thông tin để thu thập thông tin một cách tương đối đầy đủ và chính xác theo những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án, trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu, số liệu thu thập được thông qua các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương và các tài liệu có liên quan đến hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu so sánh: với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nên phương pháp nghiên cứu so sánh được lựa chọn sử dụng. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có thể so sánh tăng trưởng qua các năm, so sánh kế hoạch và thực hiện nhằm đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch và tìm ra được những điểm tương đồng của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ nhằm thực hiện hiệu quả việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp lôgic và lịch sử: sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử nhằm khái quát thực trạng bằng các luận điểm, sau đó chứng minh các luận điểm với các số liệu hoặc mô tả các hiện tượng trong thực tiễn liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận Một là, luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh; làm rõ nội hàm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở địa phương cấp tỉnh. Hai là, những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là yếu tố quan trọng, là yêu cầu tất yếu để đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  14. 7 5.2. Về thực tiễn Một là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó là định hướng phát triển du lịch từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển du lịch bền vững với chất lượng dịch vụ cao hơn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành…; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết. Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Chương 3: Thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022 Chương 4: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2030.
  15. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch * Những nghiên cứu ngoài nước Công trình “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững) của UNWTO và UNEP [99]. Công trình đưa ra những chỉ dẫn cho các Chính phủ trong việc xây dựng các chính sách hướng tới phát triển du lịch bền vững. Trong đó, công trình này đưa ra các khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch; các quan điểm về những nguyên tắc chủ đạo và phương pháp tiếp cận hiệu quả để xây dựng các định hướng, chiến lược và chính sách nhằm tăng cường du lịch bền vững; phân tích vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp, du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ, sự tác động của yếu tố thị trường và các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Công trình “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” (Để du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà hoạch định) do UNEP và UNWTO biên soạn [133], đã đưa ra các hướng dẫn và khuyến nghị về phát triển du lịch bền vững đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, mộ số quan điểm lý luận chung về phát triển du lịch bền vững của UNEP và UNWTO. Công trình “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Daniela Drumbraveanu [101] làm rõ một số nội dung lý thuyết về phát triển du lịch bền vững như quan điểm về phát triển du lịch bền vững, các khía cạnh cần có để du lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của của du lịch bền vững…
  16. 9 Công trình “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do UNWTO ấn hành [134]. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề củ điểm du lịch cụ thể; đề xuất một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch. Công trình “Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site development” (Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa) của tác giả Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè [113] đã hệ thống một số nội dung lý luận về di sản văn hóa, về du lịch bền vững, các quy định pháp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch và di sản văn hóa, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ sự phát triển du lịch đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản văn hóa ở các điểm đến; mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó khuyến nghị các giải pháp chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thác những mặt tích cực của mối quan hệ này để hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Công trình “Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan” (Du lịch sinh thái: Một cách tiếp cận bền vững của du lịch ở Jordan) của Al- Mughrabi và Abeer [108], các tác giả đã nêu một số nội dung lý luận về du lịch sinh thái như định nghĩa, nguyên tắc, tác động của du lịch sinh thái đối với tài nguyên và môi trường, từ đó khẳng định vai trò của du lịch sinh thái như một hướng phát triển du lịch bền vững hơn. Trong bài viết “Cultural tourism and sustainable development” (Du lịch văn hóa và phát triển bền vững) [137], tác giả tập trung phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội. Những tác động, ảnh hưởng đó theo
  17. 10 hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào đó cho sự phát triển bền vững của một vùng, miền, khu vực tùy thuộc vào việc loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. * Những nghiên cứu trong nước Tác giả Phạm Trung Lương với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” [49], đã nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển du lịch bền vững như những nguyên tắc cơ bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam; chỉ rõ một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Tác giả Đỗ Trọng Dũng trong cuốn “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên” [13], đi sâu vào nghiên cứu một số nội dung như: hệ thống các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch sinh thái, vị trí của du lịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đánh giá điều kiện tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và các tài nguyên du lịch tự nhiên đối với du lịch sinh thái bền vững, vai trò của các điều kiện tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch sinh thái; phân tích hiện trạng phát triển và các mô hình quản lý hoạt động du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Cuốn Kỷ yếu hội thảo “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UNWTO [5] tập hợp một số bài nghiên cứu của các học giả quốc tế và trong nước về các nội dung liên quan đến chủ đề về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững. Trong nội dung các bài viết, các tác giả đề cập một số vấn đề chung về phát triển bền vững và du lịch bền vững, các
  18. 11 quan niệm về du lịch tâm linh, đặc điểm, xu hướng phát triển; nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tâm linh, đạo đức và du lịch bền vững, giữa di sản văn hóa với du lịch tâm linh và phát triển bền vững. Các tác giả cũng đề xuất giải pháp kết nối văn hóa, truyền thống và tâm linh với du lịch trong quá trình phát triển theo hướng đảm bảo tôn trọng các trụ cột của phát triển bền vững, nhằm tăng cường ý nghĩa, vai trò, tác động tích cực nói trên của du lịch tâm linh. Tác giả Lê Chí Công với bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững” [9], đã khái lược một loạt quan điểm về phát triển du lịch bền vững. Tác giả phân tích, so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển du lịch bền vững và không bền vững dựa trên các yếu tố đánh giá như tốc độ phát triển, mức độ kiểm soát, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, đối tượng tham gia kiểm soát, yếu tố chiến lược, kế hoạch, quản lý, việc sử dụng nguồn lực, thái độ của du khách… Các tác giả trong bài viết "Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững” [96], phân tích ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch. Theo tác giả, sử dụng hợp lý tài nguyên bao gồm cả phát huy hiệu quả sử dụng trong hiện tại trên cơ sở kiểm kê đánh giá, quy hoạch phù hợp để sử dụng cho các mục tiêu cụ thể, đồng thời sử dụng sao cho các nguồn tài nguyên này còn có thể lưu lại cho các thế hệ tương lai. Tác giả Nguyễn Thế Đồng với bài viết “Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững” [21], đã phân tích, làm rõ vai trò của môi trường, vai trò, ý nghĩa của việc đảm bảo quản lý nhà nước chặt chẽ đối với sự phát triển du lịch bền vững. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp rất cụ thể và toàn diện. Tác giả Nguyễn Văn Mạnh với công trình “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [51], trình bày quan điểm chung về phát triển du lịch bền vững, phân tích ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường), đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam sau một năm gia nhập
  19. 12 WTO, đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục những yếu kém, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tác giả Trần Tiến Dũng trong luận án “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” [12], đã khái lược một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch bền vững và phát triển, mục tiêu, nguyên tắc, các chỉ số đánh giá tính bền vững của du lịch. Tác giả Nguyễn Đức Tuy với luận án “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên” [98] hệ thống một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững; các vấn đề về hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch bền vững. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế * Những nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, các nghiên cứu về liên kết kinh tế, liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: i) Các lý thuyết làm cơ sở cho liên kết kinh tế, liên kết trong phát triển kinh tế; ii) Các nghiên cứu về sự cần thiết của liên kết kinh tế, những hạn chế trong thực hiện liên kết và giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại một cách bền vững nhất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều hình thức cụ thể của liên kết kinh tế xuất hiện trong lịch sử như: Phường buôn phường hội trong xã hội phong kiến; Cácten, Xanhdica, Côngxoocxiom trong chủ nghĩa tư bản độc quyền. Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ rõ tính khách quan, sự cần thiết của sự xuất hiện các hình thức liên kết, ưu nhược điểm và đặc biệt là chỉ ra các nội dung cốt lõi của từng hình thức liên kết, ưu nhược điểm của chúng. Với những nội dung trên, tính đa dạng của các hình thức liên kết đã được nghiên cứu và chỉ ra khá đầy đủ và chi tiết. Adam Smith trong nghiên cứu của mình về lợi thế tương đối đã chỉ ra rằng, thương mại quốc tế sẽ mang lại lợi ích nếu dựa vào sự chuyên môn hóa sản xuất của mỗi quốc gia. Theo Ông, quốc gia nào có đất tốt thì nên chuyên
  20. 13 môn hóa trống lúa mì và mua hàng hóa công nghiệp ở nước khác, ngược lại quốc gia nào có nhiều tài nguyên khoáng sản thì nên phát triển công nghiệp và mua lúa mì từ nước khác. Adam Smith cũng đã chứng minh thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa theo điều kiện tự nhiên, địa lý không cần sự tước đoạt lẫn nhau mà vẫn tăng lợi ích cho các bên tham gia vào quá trình giao thương. Tuy nhiên, nếu một nước có lợi thế tương đối trong cả trồng lúa mỳ và phát triển công nghiêp thì lý thuyết lợi thế tương đối lại không vận dụng để khai thác được. Tuy nhiên vấn đề này đã được David Ricardo chứng minh rằng, quốc gia sẽ có xu hướng bán sản phẩm mà nó có hiệu suất tương đối hơn hay nó ít kém hiệu suất tương đối hơn trong sản xuất. Thông qua chuyên môn hóa và liên kết kinh tế mọi quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế. Công trình của Goran Lindqvist, Chiristian Ketels, Orjan Solvell (2013) “Sách xanh về việc xây dựng liên kết kinh tế” [115] đã thực hiện việc nghiên cứu các liên kết kinh tế hình thành trên thế giới, trả lời những câu hỏi: liên kết kinh tế hoạt động thế nào, cách thức tổ chức và quản lý, đầu tư tài chính ra sao, đánh giá một số kết quả của một số trường hợp điển hình. Trong đó, khảo sát về liên kết kinh tế trong khảo sát toàn cầu GCIS phân tích dữ liệu từ 356 liên kết kinh tế ở 50 quốc gia toàn thế giới, chủ yếu ở các nước thuộc OECD, người tham gia là nhà quản lý của các liên kết kinh tế; những ngành nghề tham gia liên kết kinh tế bao gồm công nghệ thông tin, thực phẩm, công nghiệp ôtô, công nghệ xanh, sức khỏe và năng lượng. * Những nghiên cứu trong nước Tác giả Vũ Minh Trai với công trình “Tăng cường, phối hợp, liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh phụ cận trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp” [94] đã xem liên kết kinh tế vừa là hình thức tổ chức sản xuất vừa là cơ chế quản lý, sự cần thiết khách quan của liên kết kinh tế là do yêu cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng, yêu cầu phải phát huy và kết hợp mọi lực lượng kinh tế xã hội; chỉ ra lợi ích của liên kết kinh tế; nhấn mạnh nguyên tắc cùng có lợi trong liên kết kinh tế và đã đề cập đến nhiều hình thức liên kết kinh tế. Tuy nhiên, tác giả đã đồng nhất liên kết kinh tế với quan hệ kinh tế, liên kết kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2