Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Thông qua mô hình khung lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, luận án hướng đến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị của các Đài trong bối cảnh đổi mới cơ chế hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỮU TẤN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, 2021
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỮU TẤN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1. PGS.TS.TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN 2. GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH Đà Nẵng, 2021
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….. …….ii MỤC LỤC………………………………………………………… … ….. …….iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………….. ….vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………….. …………. .…..ix DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………...………………………….…. xii MỞ ĐẦU………………………………………….. ……………………………….1 1. Tính cấp thiết của Luận án...............................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 4 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5 5. Phuơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….5 6. Khung nghiên cứu của luận án………………………………………………6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………………………………………7 8. Kết cấu của Luận án………………………………………………………….8 CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ……………………………… ………………………… 10 1.1. Các mô hình khung về hệ thống kiểm soát nội bộ……………………… 10 1.1.1. Các khái niệm về kiểm soát nội bộ…………………………………...…10 1.1.2. Các mô hình khung của hệ thống kiểm soát nội bộ………… ………...13 1.2. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ…………………………………… …21 1.2.1. Khái niệm về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB…………………. ……21 1.2.2. Cách tiếp cận về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ...22 1.3. Các lý thuyết nền có liên quan …………………………………….… …..24 1.3.1. Lý thuyết ngữ cảnh…………………………………………….………..24
- ii 1.3.2. Lý thuyết đại diện……………………………………………………….26 1.3.3. Lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan……………….....28 1.3.4. Lý thuyết Chaos…………………………………………………………29 1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tính hữu hiệu của HT KSNB ..30 1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước……………………………….... 30 1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước………………………………….46 1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu……………………………………………….50 KẾT LUẬN CHUƠNG 1……………………………………….. ……………….53 CHUƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU……………….. …………..…………54 2.1. Ảnh hưởng cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh…………….……..54 2.1.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức tại các Đài ….……………………….. ……54 2.1.2. Đặc điểm về phân cấp quản lý tại các Đài ………………………………56 2.1.3. Đặc điểm về kiểm soát, giám sát, kiểm tra tại các Đài…………………. 60 2.2.Phát triển giả thuyết nghiên cứu………………………..……………….63 2.2.1. Mô hình nghiên cứu……………………………….…………………… 63 2.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu……………..………………………… 63 2.3. Thiết kế đo lường các biến……………………..…………………………….68 2.4. Thiết kế chọn mẫu và kỹ thuật phân tích xử lý số liệu…………………….71 2.4.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu…………………………………….……71 2.4.2. Kỹ thuật phân tích xử lý số liệu…………………………………….….74 KẾT LUẬN CHUƠNG 2…………………………………………………………77 CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ……. ………………….………………...………………………..78 3.1. Kết quả nghiên cứu định tính để hình thành bộ đo lường ………..….. ….78 3.1.1. Bộ đo lường chính thức các thành phần của hệ thống KSNB………….. 78 3.1.2. Bộ đo lường chính thức mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB …..…..86
- iii 3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ…………………………………… …. ... …… . ………….89 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần môi trường kiểm soát……..…90 3.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần đánh giá rủi ro…………... ….91 3.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động kiểm soát…………93 3.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần thông tin và truyền thông……93 3.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động giám sát………..…94 3.2.6. Đánh giá độ tin cậy các thang đo về mục tiêu của kiểm soát nội bộ….... 95 3.3. Kết quả đo lường qua phân tích nhân tố………………...…………………97 3.3.1. Bộ đo lường các thành phần của hệ thống KSNB…………..… .. .. ……97 3.3.2. Bộ đo lường mục tiêu kiểm soát………………..…………………….. .101 3.4. Mô hình phân tích đã điều chỉnh………………………………….. ……...103 KẾT LUẬN CHUƠNG 3………………………………………………… …. .105 CHUƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ………………….. 106 4.1. Thống kê mô tả các đặc trưng của hệ thống KSNB tại các Đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh ……………………………………………………… …106 4.1.1. Đặc trưng các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài……………106 4.1.2. Đặc trưng mục tiêu kiểm soát tại các Đài……………………………...115 4.2. Mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tai các Đài…. …..118 4.2.1. Phân tích ma trận tương quan………………………………………….118 4.2.2. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các thành phần KSNB…. ….. …121 4.3. Đánh giá các giả thuyết và bàn luận kết quả……………………………..128 KẾT LUẬN CHUƠNG 4………………………………………………………..132 CHUƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………..………………... 133 5.1. Kết luận…………………………………………….……………………….133 5.1.1 Đo lường mục tiêu kiểm soát…………… ……………………………133 5.1.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ…………………..…… .134
- iv 5.1.3 Ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến mục tiêu kiểm soát……….135 5.2. Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu………...…………… ...………..136 5.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu hoạt động………………….. .137 5.2.2. Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ……………………………..……138 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và huớng nghiên cứu tiếp theo………………. 141 KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BASEL Basel Commmittee on Banking Supervision BGĐ Ban giám đốc BCQT Báo cáo quyết toán CBVC Cán bộ viên chức CoBIT Control Objectives for Information and Related Technology COSO Committee Of Sponsoring Organizations CSVC Cơ sở vật chất CSA Control Self Assesement EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GTTB Gía trị trung bình INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions KSNB Kiểm soát nội bộ NĐ-CP Nghị định Chính phủ NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước PT-TH Phát thanh –truyền hình QLNN Quản lý nhà nước ROA Return on total assets ROE Return on common equyty TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- vi TSCĐ Tài sản cố định TT-TT Thông tin-truyền thông UBND Uỷ ban nhân dân VTV Đài Truyền hình Việt nam XDCB Xây dựng cơ bản
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Đối sánh mục tiêu kiểm soát giữa COSO (2013) và 17 INTOSAI GOV 9100 1.2 So sánh các thành phần của hệ thống KSNB giữa COSO 18 (2013) và INTOSAI GOV 9100 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu về cách tiếp cận đánh giá tính 36 hữu hiệu KSNB ở các nước 1.4 Bảng tổng hợp đo lường biến mục tiêu kiểm soát ở các 37 nghiên cứu nước ngoài 2.1 Đặc trưng mẫu theo người trả lời 73 2.2 Đặc trưng mẫu theo giới tính và khu vực 73 3.1 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần môi trường 79 kiểm soát 3.2 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần đánh giá rủi 81 ro 3.3 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần hoạt động 83 kiểm soát 3.4 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần thông tin và 84 truyền thông 3.5 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần giám sát 86 3.6 Chỉ mục đo lường chính thức về mục tiêu kiểm soát 88
- viii 3.7 Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành 90 phần môi trường kiểm soát 3.8 Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành 91 phần môi trường kiểm soát 3.9 Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành 92 phần đánh giá rủi ro 3.10 Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành 92 phần đánh giá rủi ro 3.11 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt 93 động kiểm soát 3.12 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần 94 thông tin và truyền thông 3.13 Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành 95 phần hoạt động giám sát 3.14 Kết quả phân tích lần 2 độ tin cậy thang đo về thành 95 phần hoạt động giám sát 3.15 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính hữu hiệu 96 và hiệu quả 3.16 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tin cậy của 97 BCQT 3.17 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về tính tuân thủ 97 qui định pháp luật 3.18 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố các thành phần 98 KSNB 3.19 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố đối với mục tiêu 101 kiểm soát 4.1 Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần môi trường 106 kiểm soát
- ix 4.2 Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần đánh giá rủi 108 ro 4.3 Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần thông tin và 110 giám sát 4.4 Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần hoạt động 112 kiểm soát 4.5 Đánh giá mức độ các thủ tục kiểm soát 113 4.6 Thống kê về mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị 115 4.7 Thống kê về mục tiêu hiệu quả tài chính 116 4.8 Thống kê về mục tiêu tính tin cậy của BCQT 117 4.9 Phân tích ma trận tương quan 120 4.10 Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Mục tiêu 122 chính trị 4.11 Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Hiệu quả 124 tài chính 4.12 Kết quả phân tích hồi qui với biến phụ thuộc là Tính tin 126 cậy Báo cáo quyết toán 4.13 Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết 128 4.14 Tổng hợp hệ số hồi qui chuẩn hóa 131
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số Tên hình Trang hiệu 1 Khung nghiên cứu của luận án 6 1.1 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính 40 1.2 Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ 43 thống KSNB 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Đài PT-TH cấp tỉnh 55 2.2 Đặc điểm công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra 62 2.3 Mô hình nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống 63 KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh 2.4 Qúa trình thiết kế đo lường tính hữu hiệu của hệ thống 70 KSNB 3.1 Mô hình phân tích đã điều chỉnh 104
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô lớn, nhỏ như thế nào, muốn tồn tại và phát triển, điều đầu tiên là phải xác định các mục tiêu và thiết lập các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tùy vào đặc điểm của từng tổ chức ở khu vực công hay khu vực tư trong từng bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mục tiêu của các tổ chức cũng khác nhau, nhưng nhìn chung việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và trách nhiệm giải trình luôn được quan tâm. Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cần thiết lập các cơ chế để kiểm soát và đó chính là nền tảng của hệ thống KSNB. Xuất phát từ vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị ở các tổ chức mà giới học thuật trong nhiều thập niên qua đã nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có vấn đề về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị, tổ chức ở những lĩnh vực khác nhau. Đó là những nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại, như nghiên cứu của Sultana và Haque (2011), William và Kwasi (2003), Karagiorgos và cộng sự (2012), Gamage và cộng sự (2014), Olatunji (2009), Charles (2011), Salehi và cộng sự (2013), Ayagre (2014). Ở các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác nhau là các nghiên cứu của Joseph và cộng sự (2012), Dennis (2013), Ofori (2011), Noorvee (2006)... Các nghiên cứu ở khu vực tư đều có điểm chung là dựa trên nền tảng của BASEL (đối với nghiên cứu ở các NHTM) hoặc trên nền tảng COSO và đa phần đều hướng đến mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB khi mà mục tiêu của KSNB không chỉ là mục tiêu hoạt động mà các tổ chức còn phải đảm bảo mục tiêu về tính tin cậy của báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ. Ngoài ra, việc đo lường mục tiêu của KSNB cũng là vấn đề còn có nhiều điểm khác biệt do chọn cách tiếp cận theo chỉ tiêu tài chính hay chỉ tiêu phí tài chính.
- 2 Khu vực công cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong hơn 10 năm qua. Điển hình là nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các truờng đại học công được công bố bởi Mawanda (2008), Sharah (2011), Lemi và Kebede (2013), Adagye (2015), Tsedal (2015), Ayam (2015). Đó còn là nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bộ, ngành chính phủ, như Yogendrarajah (2006), Aziz (2015), Ghneimat và Seyam (2011), Owizy (2014), Amudo (2009), Babatunde và Dandago (2014). Cũng như khu vực tư, các nghiên cứu này cũng có nhiều khó khăn khi đánh giá các mục tiêu kiểm soát. Nhiều nghiên cứu chỉ đi vào các thành phần của hệ thống KSNB mà chưa thể hiện mối liên hệ giữa thành phần kiểm soát với mục tiêu kiểm soát thông qua các mô hình kinh tế lượng. Hệ thống KSNB là một tồn tại khách quan trong các tổ chức, nhưng thiết lập và vận hành nó như thế nào đòi hỏi phải có những nguyên tắc và khuôn khổ lý thuyết nhất định. Kế thừa những giá trị lý thuyết ở các nước, các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong hơn 10 năm qua, nhưng đa phần dừng lại ở góc độ nghiên cứu tình huống, như Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Do đặc điểm của nghiên cứu tình huống nên các nghiên cứu trên thường tập trung vào thiết lập cụ thể các thủ tục kiểm soát hoặc cơ chế kiểm soát mà chưa mô hình hóa mối liên hệ giữa các thành phần kiểm soát nội bộ với mục tiêu kiểm soát. Gần đây, Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), với đề tài “Các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thuơng mại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Thu Phụng (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” cũng đã bắt đầu
- 3 tiếp cận theo hướng định lượng. Tuy nhiên ở đó vẫn còn những khoảng trống về đo lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB. Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có những chuyển biến sâu rộng về cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn ở các tổ chức. Khởi đầu từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP nâng cao hơn nữa về quyền tự chủ, công tác KSNB và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngày càng được coi trọng tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong khu vực công cũng có ý nghĩa sâu sắc, trong đó có các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Hiện tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được giao quyền tự chủ một phần, bên cạnh nhiệm vụ chính trị mà mỗi Đài phải thực hiện thì mục tiêu tài chính cũng phải được coi trọng. Trong thời gian qua, các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nguời dân. Bên cạnh đó vẫn còn những sai phạm được phát hiện về mua sắm TSCĐ; chi sai quy định so với Quy chế chi tiêu nội bộ; vi phạm về quy trình, thủ tục nghiệp vụ; về công tác bổ nhiệm nhân sự,.... Các vấn đề nêu trên được cho là có liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB tại các Đài và cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này trong ngành PT-TH ở Việt Nam. Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ảnh huởng đến việc đạt được các mục tiêu của đơn vị, tổ chức. Hơn nữa, việc tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông nói chung và lĩnh vực PT-TH nói riêng chưa được các nhà khoa học trên thế giới tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống. Việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết và thời sự, thông qua nghiên cứu luận án tập trung vào
- 4 xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Các vấn đề trên được xem là khoảng trống nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Thông qua mô hình khung lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, luận án hướng đến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị của các Đài trong bối cảnh đổi mới cơ chế hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Mục tiêu cụ thể: Phát triển và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TP cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam theo ba mục tiêu kiểm soát cụ thể: mục tiêu tuân thủ, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tin cậy của báo cáo quyết toán. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hệ thống KSNB các Đài PT- TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau định hình quy trình nghiên cứu của luận án: Câu hỏi 1: Những nhân tố nào là phù hợp, cấu thành nên các thành phần của hệ thống KSNB và ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu kiểm soát tại các Đài TP- TP cấp tỉnh tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Những chỉ tiêu nào là phù hợp để đo lường hợp lý các thành phần của hệ thống KSNB cũng như mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại
- 5 Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các thành phần hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Các kết quả nghiên cứu đã gợi ra những hàm ý chính sách quan trọng nào để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Đây là giai đoạn có sự chuyển đổi từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP sang Nghị định 16/2015/NĐ-CP. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng: đó là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thông qua: - Phân tích các quy định của nhà nước về quy chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các Đài PT-TH cấp tỉnh nói riêng. Qua đó phát họa các đặc thù về công tác quản trị tại các Đài trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. - Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia là Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của một số Đài PT-TH cấp tỉnh ở ba khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu nhằm xây dựng bộ đo lường các tiêu chí liên quan đến mục tiêu kiểm soát và các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài. - Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia sau khi có kết quả xử lý định lượng để giải thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu đã được phát hiện. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện thông qua: - Phương pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập ý kiến đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Đối tượng được
- 6 phỏng vấn gồm 6 nhóm đối tuợng: Giám đốc, Phó giám đốc nội dung, Phó giám đốc kỹ thuật, Trưởng/Phó phòng Kế toán, Trưởng/Phó phòng Tổ chức hành chính, Trưởng/Phó phòng Kỹ thuật công nghệ theo các hình thức gặp mặt trực tiếp. Cách thức này tuy mất nhiều thời gian nhưng có ưu điểm là kết quả của phiếu trả lời có tính tin cậy cao do người trả lời tương tác và hiểu được nội hàm của bảng câu hỏi. - Sau khi thu thập số liệu xong, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố để tạo lập bộ đo lường chính thức nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. - Phương pháp phân tích t-test cùng phương pháp phân tích hồi qui bội được sử dụng nhằm đánh giá mức độ hữu hiệu cũng như ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. 6. Khung nghiên cứu của luận án Khung lý thuyết Nhu cầu quản lý tại Tổng quan các công INTOSAI, COSO các Đài PT-TH trình nghiên cứu -Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài - Mô hình ảnh hưởng Phỏng vấn sâu Bộ đo lường Nghiên cứu chuyên gia định lượng - Chọn mẫu - Thu thâp số liệu Kiểm định GT Thảo luận kết quả nghiên cứu
- 7 Khuyến nghị Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả tự xây dựng) 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng có liên quan đến sự vận hành hệ thống KSNB hữu hiệu ở cả khu vực công và khu vực tư. Qua đó phát họa khung lý thuyết về KSNB cho các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam trong bối cảnh Chỉnh phủ giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp, nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng bộ thang đo để đo lường các thành phần thuộc hệ thống KSNB, đo lường các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Bộ đo lường này là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển đo lường trong bối cảnh cơ chế quản trị tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam luôn tiếp tục đổi mới trong những năm gần đây. - Luận án đã xây dựng mô hình về các thành phần đặc thù thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu cho biết có ba nhân tố có ý nghĩa tác động: Truyền thông giám sát, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát. Ba nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tin cậy của báo cáo quyết toán của các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Đó là những cơ sở để lãnh đạo các Đài PT-TH có những định hướng đúng đắn trong tổ chức quản lý tại các Đài, hạn chế các rủi ro trong quá trình điều hành hoạt động của đơn vị mình.
- 8 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm năm chương, được kết cấu như sau: Phần mở đầu: Trình bày tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu của luận án. Chương 1: Cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và tổng quan các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trong chương này còn trình bày các lý thuyết nền tảng về KSNB, như: lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, lý thuyết Chaos. Trên cơ sở đánh giá một số công trình nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong và ngoài nước, tác giả xác định được khoảng trống nghiên cứu mà luận án tập trung giải quyết. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, khung nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu bộ đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Các nguồn dữ liệu, quy trình ghi chép và kỹ thuật phân tích dữ liệu (định tính và định luợng) cũng được trình bày. Chương 3: Kết quả đo lường các thành phần liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ Chương này phân tích kết quả nghiên cứu định tính để hình thành bộ đo lường ban đầu. Đồng thời, các kết quả phân tích định lượng thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố để xác định các chỉ mục chính thức của các thành phần kiểm soát nội bộ cũng như mục tiêu kiểm soát. Kết quả của chương này cũng là cơ sở để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn