Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
lượt xem 10
download
Luận án "Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG PHẠM HỒNG NHUNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG PHẠM HỒNG NHUNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – Năm 2022 Hà Nội - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG PHẠM HỒNG NHUNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 9.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam 2: TS. Lê Huy Khôi Hà Nội - Năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung cam đoan Luận án: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)” là công trình khoa học do tôi độc lập nghiên cứu và hoàn thành với kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2022 Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung i
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam và TS. Lê Huy Khôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đơn vị chức năng trong Viện đã tạo điều kiện, góp ý chuyên môn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, cơ quan và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ............................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu.............................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................ 11 6. Kết cấu của luận án ................................................................................... 11 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 13 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 13 VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....... 13 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án ............................................................................................................ 13 1.1.1. Các nghiên cứu về lý thuyết thương mại quốc tế ..................................... 13 1.1.2. Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong nước - ngoài nước............................................................................... 15 1.1.3. Nghiên cứu về giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu da giày của Việt Nam 19 1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan chính sách thương mại Việt Nam và EU đối với các mặt hàng xuất khẩu ............................................................... 21 1.1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan nội dung Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và đánh giá tác động của các FTA tới thị trường hàng hóa của Việt Nam ........................................................................................................ 23 1.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ...................................... 25 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 27 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ......................... 27 DA GIÀY CỦA MỘT QUỐC GIA VÀO MỘT KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ....................................................... 27 2.1. Một số vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của một quốc gia vào thị trường đã ký kết FTA ............................................... 27 iii
- 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ............................................................................. 27 2.1.2. Xuất khẩu mặt hàng da giày ..................................................................... 28 2.1.3. Khái niệm và vai trò đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày .................. 29 2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày ......................................................................................................................... 32 2.2.1. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu .................................................................. 33 2.2.2. Các tiêu chí đánh khả năng đẩy mạnh xuất khẩu ................................... 35 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU .......................................................................................... 38 2.3.1. Nhân tố trong nước.................................................................................... 38 2.3.2. Nhân tố từ thị trường nước nhập khẩu .................................................... 42 2.3.3. Nhân tố quốc tế .......................................................................................... 43 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 50 THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY ................. 50 CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH ..................... 50 THỰC HIỆN EVFTA.................................................................................................. 50 3.1. Khái quát về xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 ..................................................................................................... 50 3.1.1. Quy mô và kim ngạch xuất khẩu .............................................................. 50 3.1.2. Cơ cấu thị trường và mặt hàng da giày xuất khẩu................................... 53 3.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU trước và sau khi thực thi EVFTA ............................................ 56 3.2.1. Giai đoạn trước khi thực thi EVFTA (2014 - 7/2020) ............................. 56 3.2.2. Giai đoạn sau khi thực thi EVFTA (8/2020 - 8/2022) .............................. 59 3.2.3. Thực trạng các tiêu chí đánh giá khả năng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam ................................................................................. 69 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang EU ........................................................... 73 3.3.1. Nhân tố trong nước.................................................................................... 73 3.3.2. Nhân tố phía nước nhập khẩu .................................................................. 87 3.3.3. Yếu tố quốc tế ............................................................................................. 98 3.4. Đánh giá chung về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 8/2022 ..................... 101 3.4.1. Những thành tựu, kết quả đạt được ........................................................ 101 3.4.2. Những hạn chế, tồn tại ............................................................................ 105 iv
- 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 107 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................ 110 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ............................ 110 XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO EU.................... 110 TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ................... 110 TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) ......................................................................... 110 4.1. Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới................. 110 4.1.1. Bối cảnh.................................................................................................... 110 4.1.2. Yêu cầu đặt ra .......................................................................................... 120 4.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực thi EVFTA.............. 123 4.2.1. Quan điểm ................................................................................................ 123 4.2.2. Định hướng .............................................................................................. 125 4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU ............................................................................................... 127 4.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô .............................................................................. 127 4.3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp .................................................... 135 4.3.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội da giày - túi xách ........................................ 140 4.4. Một số khuyến nghị .............................................................................. 141 4.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước .......................................................... 141 4.4.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................... 143 4.4.3. Đối với ngành da giày (Viện, Hiệp hội) .................................................. 144 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ....................... 1 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 2 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 13 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt BCT Bộ Công Thương BTC Bộ Tài chính BVMT Bảo vệ môi trường CMCN Cách mạng công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ CNTTMT Công nghệ thân thiện môi trường DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ GTGT Giá trị gia tăng HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế KH&CN Khoa học & Công nghệ KNXK Kim ngạch xuất khẩu NĐ-CP Nghị định Chính phủ SL Sản lượng SXCN Sản xuất công nghiệp TB Trung bình TCHQ Tổng cục Hải quan TCTK Tổng cục Thống kê TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSAT Vệ sinh an toàn XHCN Xã hội chủ nghĩa XNK Xuất nhập khẩu NPL Nguyên phụ liệu vi
- 2. VIẾT TẮT TIẾNG ANH Viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt AEC Asean Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN Community AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asian Nations C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ CMT Cut - Make - Trim Gia công CPTPP Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Progressive Agreement for Xuyên Thái Bình Dương Trans - Pacific Partnership EFTA EU Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu EVFTA European - Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Trade Agreement Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSP General System of Prefence Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GTAP Global Trade Analysis Mô hình phân tích thương mại toàn cầu Project GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu HS Harmonized Commodity Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Description and Coding System HSL Highly Sensitive List Danh mục nhạy cảm cao ILO International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế vii
- ISO International Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Standardization Organization ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế LEFASO Vietnam Leather, Footwear Hiệp hội da giầy và túi xách and Handbag Association Việt Nam MFN Most favoured nation Nguyên tắc tối huệ quốc MUTRAP Trade Policy and Investment Dự án hỗ trợ chính sách thương Support Project mại đa biên OBM Original Brand Tự thiết kế, sản xuất, phân phối Manufacturing ODM Original design Nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn manufacturer đặt hàng OEA Original Equipment Lắp ráp thiết bị nguyên gốc Assembling OEM Original Equipment Chế tạo sản phẩm nguyên gốc Manufacturing R&D Reaseach and Devolopment Nghiên cứu và phát triển RCA Revealed Comparative Chỉ số lợi thế cạnh tranh Advantage RTAs Regional Trading Các Thỏa thuận thương mại khu vực Arrangements SA 8000 Social Accountability Hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải International trình xã hội SME Small and Medium Doanh nghiệp nhỏ và vừa Enterprise SPS Sanitary and Phytosanitary Vệ sinh và Kiểm dịch Động thực vật SWOT Strengths; Weaknesses; Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Opportunities; Threats TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại viii
- UN United Nations Liên hợp quốc UNDP United Nations Chương trình phát triển Liên hợp quốc Development Programme UNIDO United Nations Industrial Tổ chức phát triển công nghiệp Development Organization Liên hiệp quốc USD United States Dollar Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ (Đô la Hoa Kỳ) VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới ix
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu vào EU ............................................................................................. 45 Hình 3.1. Sản lượng một số sản phẩm da giày của Việt Nam ......................... 50 Hình 3.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI .................................................................................... 52 Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang 10 thị trường chính giai đoạn 2014-2021............................................................................... 54 Hình 3.3. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng da giày của Việt Nam ............. 55 giai đoạn 2014 - 2021 ...................................................................................... 55 Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU ..... 56 Hình 3.5. Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU ...................... 58 giai đoạn 2014 - 2020 ...................................................................................... 58 Hình 3.6. Cơ cấu mặt hàng da giày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014-2020 .... 59 Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực thuộc EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực 2 năm ........................... 60 Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại giày dép sang EU ............ 61 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực .................................................. 61 Bảng 3.4. Nhập khẩu của EU và thị phần giày dép Việt Nam tại EU thời điểm tròn 2 năm EVFTA có hiệu lực........................................................................ 62 Bảng 3.6. Thị trường xuất khẩu của hàng da giày Việt Nam tại EU theo C/O mẫu EUR.1 ....................................................................................................... 64 Bảng 3.7. Một số mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 ............................................................................................................... 65 Hình 3.7. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 .............................................................................. 70 Hình 3.8. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu đối với nhóm hàng giày dép ..... 70 (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 ............. 70 Hình 3.9. Chỉ số tập trung thương mại (TII) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014-2021 ........................... 71 Hình 3.10. Chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 ......................... 72 Hình 3.21. Đánh giá thế nào về mức độ tác động của hệ thống thể chế, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu da giày hiện nay của Nhà nước đến doanh nghiệp ............. 75 x
- Hình 3.32. Kết quả điều tra để tăng tính cạnh tranh về sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU ........................................................... 78 Hình 3.43. Cơ cấu thị trường xuất khẩu da giày của doanh nghiệp................. 78 Hình 3.54. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp .................................................................................................... 80 Hình 3.65. Khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày.................................................................... 82 Hình 3.76. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định, chính sách quản lý nhập khẩu mặt hàng da giày hiện nay của các nước EU ........................................................................................................... 86 giai đoạn 2017 - 2020...................................................................................... 90 Bảng 3.9. So sánh GSP và EVFTA ................................................................. 95 Bảng 3.10. Các quốc gia tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới............................ 99 Bảng 3.11. Phân tích SWOT ngành da giày Việt Nam..................................102 Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản ................................................118 Bảng 4.2. Thương mại của EU với các đối tác FTA (2025, tỷ Euro, %) ......119 Hình 4.1. Dự báo quy mô dân số của EU đến năm 2040...............................120 Bảng 4.3. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đối với mặt hàng da giày đến năm 2025 ...........................................................................126 xi
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sản lượng một số sản phẩm da giày của Việt Nam ....................................... 50 Hình 3.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI ......................................................................................... 52 Hình 3.3. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng da giày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021.... 55 Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU ................... 56 Hình 3.5. Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014 - 2020 58 Hình 3.6. Cơ cấu mặt hàng da giày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014-2020 ......... 59 Hình 3.7. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021.......................................................................................... 70 Hình 3.8. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 .................................. 70 Hình 3.9.Chỉ số tập trung thương mại (TII) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014-2021 .................................... 71 Hình 3.10. Chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 .................................. 72 Hình 3.11. Đánh giá thế nào về mức độ tác động của hệ thống thể chế, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu da giày hiện nay của Nhà nước đến doanh nghiệp ............ 75 Hình 3.12. Kết quả điều tra để tăng tính cạnh tranh về sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng ......... 78 Hình 3.13. Cơ cấu thị trường xuất khẩu da giày của doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng.................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 3.14. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp.. 80 Hình 3.15. Khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày.......................................................................... 82 Hình 3.16. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định, chính sách quản lý nhập khẩu mặt hàng da giày hiện nay của các nước EU ....... 86 Hình 4.1. Dự báo quy mô dân số của EU đến năm 2040 ............................................120 xii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Da giầy là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm đem về khoản thu ngoại tệ đáng kể phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, đồng thời đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trên thực tế, xuất khẩu da giầy của Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng trong thời gian qua. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam năm 2020 đạt 16,75 tỷ USD, chiếm gần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu giầy dép tăng nhanh là nhờ vào thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đặc biệt là phát triển sang các thị trường cao cấp gồm cả Mỹ, EU, Nhật Bản. Giá xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng liên tục tăng trong thời gian qua, hiện nay giá xuất khẩu da giày của Việt Nam cao gấp khoảng 1,6 lần giá xuất khẩu trung bình của thế giới, điều này cho thấy, Việt Nam có khả năng sản xuất các mặt hàng giày da cao cấp, chất lượng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Có thể nói, kết quả đạt được của ngành da giày thời gian qua là kết quả của các nỗ lực vượt bậc không chỉ của Đảng và Chính phủ mà còn là sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội mới cho xuất khẩu giầy da của Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành da giày Việt Nam, EU luôn là 1 trong 2 thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam. Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 được coi là bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước EU nói chung và đối với xuất khẩu 1
- da giầy nói riêng cũng như là có tác động sâu rộng tới xuất khẩu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam. Theo Hiệp định EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dòng thuế ngành giầy dép (các loại giầy chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giầy dép…), số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm đối với phần lớn các loại giầy dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm hàng này. Tuy nhiên, lợi ích trong thương mại da giầy Việt Nam - EU khi thực hiện Hiệp định không chỉ dừng ở giá trị kim ngạch tăng thêm mà còn thể hiện trên các khía cạnh về tính ổn định bền vững trong phát triển và xu hướng mở rộng thị trường các nước thành viên EU trong tương lai. Kết quả sau 2 gần năm thực thi EVFTA cho thấy, Hiệp định đã có những ảnh hưởng nhất định với xuất khẩu giày dép Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh cho hàng da giầy tại thị trường EU. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu giầy dép các loại của Việt Nam năm 2021 đã tăng gần 6% so với năm 2020, từ mức 16,79 tỉ USD năm 2020 lên 17,75 tỉ USD năm 2021, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 4,64 tỉ USD, tăng 6,1% so với năm trước. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,37 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang thị trường EU đạt 3,96 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết như: - Xuất khẩu vẫn chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng doanh nghiệp (trên 10%) nhưng đóng góp lớn về kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (70 - 80%). Trong khi các doanh nghiệp da giày trong nước hầu hết năng lực sản xuất còn hạn chế, công nghệ chậm được đổi mới, do đó tỷ trọng đóng góp còn rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. - Sản xuất của ngành da giày vẫn chủ yếu theo hình thức gia công (có tới 60 - 70% là hình thức gia công), phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu đầu nhập khẩu, do đó giá trị gia tăng thấp. 2
- - Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày chậm phát triển, dẫn đến phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu do thiếu các chính sách khuyến khích, khả năng liên kết và tham gia vào chuỗi giá trị ngành da giày của doanh nghiệp còn hạn chế. - Do chủ yếu là xuất khẩu theo hình thức gia công nên mặt hàng da giày của Việt Nam đa phần chưa có thương hiệu. Các mặt hàng da giày Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá yếu về mặt thiết kế cũng như tiếp cận thị trường, do chưa phát triển được thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu; thiếu các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) cho ngành da giày. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bối cảnh kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cùng với việc mở rộng tự do hóa thương mại và thực thi các FTAs thế hệ mới, ngành da giày sẽ ngày càng phải tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn, môi trường cạnh tranh hơn, điều này đồng nghĩa với đó là những khó khăn, thách thức ngày càng lớn hơn đòi hỏi phải có những giải pháp và sự nỗ lực ngày càng lớn hơn đối với ngành da giày. Song song với đó, việc thực thi các FTAs thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội, thuận lợi lớn, cụ thể: - Khi EVFTA có hiệu lực, ngành da giày và túi xách sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu (phần lớn giảm gần 70% thuế suất), tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đây là những cơ hội, thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu da giầy sang EU so với các đối thủ cạnh tranh chưa có FTA với EU. - Khi thuế quan giảm về 0%, các thương hiệu lớn trên thị trường EU sẽ chuyển đơn hàng về Việt Nam nhiều hơn, từ đó các doanh nghiệp trong nước có thể tranh thủ cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài có trình độ quản lý cao để học hỏi, cải thiện năng lực quản lý, đồng thời nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại, bảo đảm sản lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn, đáp ứng tiêu chuẩn của từng khách hàng nhập khẩu với những yêu cầu cụ thể. - Bên cạnh những cam kết về thuế quan, một hiệp định toàn diện với mức độ cam kết cao như EVFTA hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp hai bên khai thác 3
- tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên EU trong thời gian tới, đặc biệt Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực da giày để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, xuất khẩu hàng da giầy của Việt Nam thời gian tới cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ: - Trước hết, một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam khi thực thi các cam kết trong Hiệp định EVFTA chính là phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm da giày để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU, cũng như các điều kiện về tuân thủ quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA. Trong khi đó, việc chứng minh xuất xứ nguyên liệu đầu vào cho ngành da giày cũng là một trở ngại đối với xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Mặc dù da giày là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng da giày còn chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Trong khi hầu hết các FTA thế hệ mới đều có quy định nguồn gốc xuất xứ với giá trị nguyên phụ liệu sản xuất nội địa là 55%, ngành da giày Việt Nam mới tự chủ được khoảng 50% nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA đặt ra các quy định, tiêu chuẩn ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các vấn đề về môi trường, cũng như các vấn đề về lao động và trách nhiệm xã hội, áp lực cạnh tranh do đó cũng sẽ ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu. - Thứ hai, mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với xu hướng tăng cường các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn sản phẩm rất khắt khe từ các nước nhập khẩu lớn thuộc EU. Các tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm da giày của EU chủ yếu liên quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo tồn động thực vật, gồm các quy định bắt buộc về cấm hoặc hạn chế sử dụng các hóa chất, vật liệu nghi là có hại cho sức khỏe con người trong thành phần sản phẩm (hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất) và các quy định tự nguyện về thiết kế, ghi nhãn mác, tiêu chuẩn thân thiện môi trường, nhãn sinh thái, các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn khác… 4
- - Thứ ba, ngay cơ tiềm ẩn đối với vấn đề gian lận thương mại và làm giả quy tắc xuất xứ có thể gây tổn hại đến cả cộng đồng doanh nghiệp trong ngành da giày nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn. Đồng nghĩa với việc nếu một doanh nghiệp làm giả quy tắc xuất xứ thì EU có thể áp đặt gian lận thương mại cho cả ngành công nghiệp da giày. Đây là một thách thức lớn không chỉ đối với ngành da giày mà còn đối với cả nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi những nỗ lực của cả nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hải quan về xuất xứ hàng hóa, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để đảm bảo tuân thủ quy định xuất xứ; đồng thời, cũng đòi hỏi doanh nghiệp da giầy nỗ lực nâng cao năng lực tự thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm tuân thủ pháp luật, trau dồi đạo đức kinh doanh… Ngoài ra, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức do thị trường thế giới có nhiều biến động và nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu. Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, do đại dịch Covid 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất da giày trên toàn thế giới. Chi phí đầu vào tăng nhiều trong thời gian gần đây như mức lương ngày càng tăng ở trong nước và những thách thức đến từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trước xu hướng gia tăng bảo hộ và cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục khai thác tốt các lợi thế và cơ hội xuất khẩu mặt hàng da giầy vào thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA, cần nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn để có những giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang thị trường EU. Do đó, việc thực hiện đề tài luận án: "Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)" là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. - Về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về thương mại quốc tế, nghiên cứu này sẽ góp phần luận giải rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của một quốc gia vào một thị trường đã ký kết FTA. Cụ thể là xác định được các bên tham gia và vai trò của mỗi bên khi 5
- tham gia đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy; các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy, nội dung vai trò và các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu da giầy của một nước sang thị trường đã ký FTA làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA. - Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khung lý thuyết được xác lập, luận án đã phân tích, đánh giá được bức tranh về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU theo các nội dung và tiêu chí; phân tích các nhân tố trong và ngoài nước tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU, làm rõ được những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy sang thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)". Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp da giầy xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới, trên cơ sở khai thác tốt nhất các cơ hội và ứng phó có hiệu quả với những thách thức từ trong tiến trình thực thi EVFTA. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: (1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, cụ thể: là làm rõ khái niệm và nội hàm; xác lập khung khổ lý thuyết, xác định các nội dung và chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn