intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên" đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRẦN HƯƠNG GIANG GIẢI PHÁP THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ DI CƯ VÀO TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRẦN HƯƠNG GIANG GIẢI PHÁP THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ DI CƯ VÀO TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI LAN PHƯƠNG TS. HỒ NGỌC NINH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Hương Giang i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Lan Phương và TS. Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ở các xã, các huyện, các Sở ngành của ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trần Hương Giang ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ xi Danh mục hình ................................................................................................................ xii Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. xii Danh mục hộp ................................................................................................................. xii Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii Thesis abstract ................................................................................................................ xv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 6 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 6 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 6 Phần 2. Tổng quan về giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư ........................................................................................................ 7 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư ................................................ 7 2.1.1. Các nghiên cứu thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư trên thế giới ........................................................................................................... 7 2.1.2. Các nghiên cứu thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên tại Việt Nam .............................................................................. 9 iii
  6. 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 11 2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư ................................................................................................................ 12 2.2.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................. 12 2.2.2. Đặc điểm của giải pháp thoát nghèo cho người Dân tộc thiểu số di cư.............. 23 2.2.3. Nội dung nghiên cứu về các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư ....................................................................................................... 26 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư ......................................................................... 32 2.3. Cơ sở thực tiễn về giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư ....... 35 2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người di cư trên thế giới ................................................................................................................ 35 2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư ............................................ 38 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Tây Nguyên trong thực hiện các giải pháp thoát nghèo bền vững cho người DTTS di cư ............................................................. 41 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 43 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44 3.1. Đặc điểm của vùng tây nguyên ........................................................................... 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 44 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 46 3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và xã hội của Tây Nguyên đến các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên .................................................................................................. 48 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49 3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 49 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 52 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 52 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 55 3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin .............................................................................. 59 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 59 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 61 iv
  7. Phần 4. Kết quả nghiên cứu về giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ........................................................... 62 4.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ..................................................................... 62 4.1.1. Khái quát thực trạng người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên .................. 62 4.1.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên ....................................................................... 65 4.1.3. Thực trạng nghèo và thoát nghèo của người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ...................................................................................................... 100 4.1.4. Tính bền vững của các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ....................................................................................... 114 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên ........................................................................... 119 4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng ....................................................... 119 4.2.2. Quá trình hoạch định chính sách và bản chất của các giải pháp giảm nghèo tại Tây Nguyên ....................................................................................... 120 4.2.3. Cơ chế thực thi các giải pháp giảm nghèo và sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức ................................................................................................ 123 4.2.4. Đối tượng thụ hưởng các giải pháp giảm nghèo tại Tây Nguyên ..................... 128 4.3. Đề xuất hoàn thiện giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ......................................................................... 133 4.3.1 Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên .................................................. 133 4.3.2. Quan điểm, định hướng đề xuất hoàn thiện hệ thống giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên trong giai đoạn tới ...................................................................................................... 134 4.3.3. Hoàn thiện hệ thống giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên trong giai đoạn tới ............................................ 137 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 146 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 148 v
  8. 5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................ 148 5.2.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành ....................................................................... 149 5.2.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất nghiên cứu tiếp theo .......................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 159 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ASXH An sinh xã hội BCĐ Ban Chỉ đạo BQ Bình quân CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia CSHT Cơ sở hạ tầng DCTD Di cư tự do DTTS Dân tộc thiểu số DTTS&MN Dân tộc thiểu số và Miền núi ĐCĐC Định canh, định cư GNBV Giảm nghèo bền vững HSSV Học sinh, sinh viên HTQT Hợp tác quốc tế IOM Tổ chức di cư quốc tế KH-ĐT Kế hoạch - Đầu tư KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia MTQGGNBV Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững NĐ-CP Nghị định Chính phủ NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TCTK-NHTG Tổng Cục Thống kê – Ngân hàng thế giới TĐC Tái định cư TW Trung Ương XĐGN Xoá đói giảm nghèo XKLĐ Xuất khẩu lao động VP Văn phòng UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam giai đoạn 2016-2025 ................................. 14 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ........... 15 3.1. Dân số của khu vực Tây Nguyên năm 2022 ..................................................... 46 3.2. Tình hình sử dụng đất của vùng Tây Nguyên năm 2022.................................. 47 3.3. Cơ cấu kinh tế của vùng Tây Nguyên năm 2022.............................................. 47 3.4. Phân bổ mẫu điều tra các đối tượng cán bộ nghiên cứu ................................... 53 3.5. Phân bổ mẫu điều tra mẫu điều tra các hộ dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên.............................................................................................................. 54 3.6. Một số chỉ tiêu sử dụng thang đo likert 5 lựa chọn .......................................... 56 3.7. Diễn giải các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình Probit................. 58 4.1. Thực trạng di cư của người dân tộc thiểu số vào Tây Nguyên giai đoạn 2005 -2020 ........................................................................................................ 62 4.2. Thành phần dân tộc của hộ dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên ................ 64 4.3. Nguyên nhân di cư của các hộ dân tộc thiểu số điều tra................................... 64 4.4. Văn bản chính sách liên quan đến giảm nghèo khu vực Tây Nguyên.............. 65 4.5. Kết quả về truyền thông giảm nghèo tại một số tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................ 68 4.6. Đánh giá của cán bộ các cấp, người dân về hiệu quả truyền thông chính sách, giải pháp giảm nghèo tại địa phương khảo sát ........................................ 69 4.7. Cơ cấu bố trí, huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững qua các giai đoạn .............................................................................. 72 4.8. Kinh phí thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững của một số địa phương Tây Nguyên ......................................................................................... 73 4.9. Kinh phí thực hiện các giải pháp ổn định di cư tự do của các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn từ 2005 đến 2022 ................................................................. 74 4.10. Kết quả phê duyệt các chính sách ổn định di cư cho người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên giai đoạn 2005 đến 2022 ......................................... 77 4.11. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại Tây Nguyên......................... 79 4.12. Tình hình tiếp cận về nguồn vốn vay ưu đãi ở các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra ......................................................................................................... 80 viii
  11. 4.13. Tình hình tiếp cận đất đai ở các hộ dân tộc di cư điều tra ................................ 82 4.14. Kết quả thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ................... 84 4.15. Các hoạt động sinh kế của các hộ di cư điều tra............................................... 85 4.16. Kết quả giải pháp hỗ trợ sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra ...................................................................................................................... 86 4.17. Kết quả thực hiện các giải pháp đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2010-2022 ............................................. 88 4.18. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016- 2022 ........................................................................................................ 90 4.19. Thực trạng và đánh giá của các hộ dân tộc thiểu số di cư về tiếp cận hỗ trợ giáo dục ....................................................................................................... 93 4.20. Số lượng đơn vị y tế tại các tuyến tại các tỉnh Tây Nguyên tính đến hết năm 2022 .......................................................................................................... 94 4.21. Kết quả thực hiện chính sách y tế tại các tỉnh khảo sát năm 2022 ................... 94 4.22. Kết quả hỗ trợ về nhà ở theo Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2022 ................................................................................ 96 4.23. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của các hộ dân tộc thiểu số điều tra năm 2020 phân theo loại hộ ...................................................................... 103 4.24. Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu các nguồn vốn chia theo khu vực nghiên cứu ........... 105 4.25. Tình hình về lao động của các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra................... 106 4.26. Loại hình tổ chức đoàn thể mà hộ dân tộc thiểu số di cư tham gia ................ 109 4.27. Tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn sinh kế hộ phân theo mức độ nghèo ..................... 111 4.28. Thực trạng thoát nghèo của người dân tộc thiểu số di cư điều tra ................. 113 4.29. Tác động của các chính sách giảm nghèo bền vững cho DTTS di cư ............ 115 4.30. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên giai đoạn 2018-2022 .......... 116 4.31. Ý kiến của hộ về công tác hỗ trợ sản xuất cho các hộ điều tra ....................... 122 4.32. Độ trễ giữa thời gian ban hành chính sách/ban hành văn bản hướng dẫn và triển khai chính sách .................................................................................. 123 4.33. Nhận định đánh giá về văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách của cán bộ .............................................................................................................. 124 ix
  12. 4.34. Tổng hợp ý kiến của người dân về những điều kiện thực hiện nhiệm vụ của cán bộ ....................................................................................................... 127 4.35. Chỉ số đa dạng sinh kế của hộ di cư khảo sát ................................................. 128 4.36. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình Probit................................. 129 4.37. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa đạng sinh kế của người dân............................. 130 4.38. Các lĩnh vực và các khâu trong các hoạt động giảm nghèo được cộng đồng tham gia ................................................................................................. 133 x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Tỷ suất nhập cư của các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2018-2022...................... 63 4.2. Nguyên nhân hoạt động giám sát, đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu .................. 75 4.3. Mức vay và lý do không vay vốn ở các hộ dân tộc di cư ................................. 81 4.4. Tỷ lệ các thôn có đường giao thông đến trung tâm xã của các xã vùng Dân tộc thiểu số phân theo vùng năm 2022............................................. 90 4.5. Tỷ lệ các thôn có nhà văn hóa tại các xã vùng Dân tộc thiểu số phân theo vùng, năm 2022 ........................................................................................ 91 4.6. Tỷ lệ trường/lớp các cấp học theo vùng kinh tế năm 2021 ............................. 92 4.7. Số lượt khám tại các cơ sở y tế của các hộ khảo sát ......................................... 95 4.8. Quy mô hộ gia đình của cả nước, 53 Dân tộc thiểu số và hộ dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên điều tra năm 2020 ......................................... 101 4.9. Cơ cấu giới tính của nhân khẩu của cả nước, 53 dân tộc thiểu số và hộ dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên điều tra năm 2020 ............................ 102 4.10. Tỷ lệ thiếu hụt của 5 nguồn vốn sinh kế phân theo khu vực khảo sát ............ 104 4.11. Tỷ lệ thiếu hụt của 5 nguồn vốn sinh kế phân theo mức độ nghèo của hộ di cư ................................................................................................................ 104 4.12. Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ ở các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra ................................................................................................... 107 4.13. Tình hình tiếp cận điện ở các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra .................... 108 4.14. Tình hình về tài sản của các hộ dân tộc thiểu số di cư điều tra ...................... 109 4.15. Tỷ lệ thiếu hụt xét theo năm nguồn vốn sinh kế của các nhóm hộ theo đánh giá nghèo đa chiều tại địa phương khảo sát ........................................... 112 4.16. Thu nhập của các hộ gia đình ở Tây Nguyên giai đoạn 2016 đến 2022........ 117 4.17. Tỷ lệ thoát nghèo của người dân tộc thiểu số của các tỉnh điều tra giai đoạn 2018 đến 2022 ........................................................................................ 118 4.18. Ý kiến về công tác bố trí và huy động nguồn lực ........................................... 125 xi
  14. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 3.1. Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên ............................................................ 44 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích của đề tài .................................................................................... 52 4.1. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ................................................ 71 4.2. Phân cấp trong lập kế hoạch và phân bổ ngân sách .............................................. 71 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Một số dự án tái định cư chưa phù hợp với nhu cầu của hộ dân tộc thiểu số di cư ....................................................................................................................... 78 4.2. Mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum ............................................................................................................... 98 4.3. Đảm bảo an ninh lương thực đến đa dạng hoá sinh kế để thoát nghèo ................. 99 4.4. Bất cập trong đối tượng thụ hưởng của Chương trình 135 ................................. 121 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Hương Giang Tên luận án: Giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp thoát nghèo bền vững cho người DTTS di cư đến Tây Nguyên trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thu thập số liệu tại 3 tỉnh vùng Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum; điều tra với 450 hộ dân tộc thiểu số di cư. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tham vấn với người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên, và các cán bộ chuyên sâu về giảm nghèo, di cư của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích thống kê, cho điểm xếp hạng ưu tiên, đánh giá nghèo đa chiều theo tiếp cận khung sinh kế bền vững, phân tích chỉ số nghèo đa chiều (MPI) và Mô hình probit để phân tích thực trạng giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên Kết quả nghiên cứu: Thực trạng giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cho thấy: Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên: nhóm giải pháp di dân, tái định cư; nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao thu nhập; nhóm giải pháp cải thiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Các giải pháp đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với giảm nghèo của người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên, nhờ đó kinh tế vùng Tây Nguyên đã chuyển dịch mạnh mẽ và phát triển, thu nhập đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được cải thiện. Tuy nhiên, dựa trên phân tích kết quả khảo sát, kết quả thoát nghèo vẫn chưa bền vững, tỷ lệ thiếu hụt các nguồn lực theo khung sinh kế bền vững của các hộ dân tộc thiểu số di cư vẫn cao và thiếu hụt nhiều nguồn lực. Nhóm nghèo và cận nghèo bị thiếu hụt ở tất cả 18/18 chỉ tiêu, đặc biệt ở các chỉ tiêu học vấn, tài sản, vốn tài chính. xiii
  16. Các yếu tố ảnh hưởng tới các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên bao gồm các yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, các yếu tố thuộc về quá trình hoạch định và bản chất của giải pháp, chính sách giảm nghèo, các yếu tố về cơ chế thi hành và các yếu tố thuộc về người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên. Căn cứ vào thực trạng triển khai các giải pháp thoát nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất hoàn thiện giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên trong thời gian tới: Đổi mới cách tiếp cận chính sách và hoàn thiện công tác hoạch định chính sách thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên; Hoàn thiện các công tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên; và Nhóm giải pháp đặc thù đối với người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên. xiv
  17. THESIS ABSTRACT Author: Tran Huong Giang Thesis Title: Sustainable Poverty Alleviation Solutions for Ethnic Minority Migrants to the Central Highlands Major: Economic Development Code: 9 31 01 05 Educational Institution: Vietnam Academy of Agricultural Sciences Research Objective: Based on an assessment of the current implementation of poverty alleviation solutions for ethnic minority migrants to the Central Highlands, the study aims to propose and improve sustainable poverty alleviation solutions for these migrants in the near future. Research Methodology: The research involves data collection in three provinces in the Central Highlands: Dak Lak, Dak Nong, Kon Tum, and surveys with 450 ethnic minority households. The study employs group discussion, consultations with ethnic minority migrants to the Central Highlands, and specialized officials at the provincial, district, and commune levels in poverty reduction and migration. The research uses various analytical methods, including statistical analysis, priority ranking, multidimensional poverty assessment based on a sustainable livelihoods approach, multidimensional poverty index (MPI), and probit models to analyze the current status of sustainable poverty alleviation solutions for ethnic minority migrants to the Central Highlands. Research Findings: The current status of poverty alleviation solutions for ethnic minority people in the Central Highlands shows that the Party and the State have implemented various sustainable poverty alleviation measures for ethnic minority migrants to the region. These measures include migration and resettlement, income-enhancing support, and improving access to basic social services. These solutions have yielded positive results in poverty reduction among ethnic minority migrants to the Central Highlands, leading to significant economic development and improvements in their material and spiritual lives. However, based on survey results, poverty reduction outcomes are still not sustainable. The deficiency of resources according to the sustainable livelihoods framework remains high among ethnic minority migrant households, particularly in xv
  18. education, assets, and financial capital. Factors influencing poverty alleviation solutions for ethnic minority people in the Central Highlands include natural characteristics, socio-economic conditions in the Central Highlands, factors related to the design and nature of the solutions, poverty reduction policies, implementation mechanisms, and factors related to the ethnic minority migrants to the Central Highlands. Based on the current implementation of poverty alleviation solutions and the factors influencing these solutions, the study proposes several recommendations to improve poverty alleviation for ethnic minority migrants to the Central Highlands in the next future. These recommendations include: Innovating policy approaches and improving the development of sustainable poverty alleviation policies for ethnic minority migrants to the Central Highlands. Enhancing the issuance of guidelines for implementing sustainable poverty alleviation policies for ethnic minority migrants to the Central Highlands. Implementing specific solutions for ethnic minority migrants to the Central Highlands. xvi
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đói nghèo vẫn luôn là một vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Mỗi quốc gia muốn thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững không thể không giải quyết vấn đề đói nghèo (Vries, 2013). Hơn 20 năm đổi mới và Phát triển, Chính phủ Việt Nam đã có những phương hướng và có nhiều dự án, giải pháp nhằm giảm tỷ kệ nghèo xuống mức thấp nhất (Ngân Hàng Thế Giới, 2018). Việt Nam là một quốc gia đa dạng về tộc người với 54 nhóm dân tộc cùng sinh sống và phát triển đất nước. Trong đó, đa phần các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tập trung ở các vùng cao, miền núi và biên giới (Ngân Hàng Thế Giới, 2012). Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhưng vùng DTTS vẫn phát triển chậm hơn sự phát triển chung của đất nước. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2013), vẫn có khoảng 50% DTTS là người nghèo. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình DTTS đang gặp phải rất nhiều bất lợi và rào cản trong việc tiếp cận các điều kiện cần thiết cho phát triển như giáo dục y tế, vốn, thị trường và đất nông nghiệp (Katsushi S. Imai & cs., 2011; Baulch & cs. (2010)). Điều kiện nhà ở, vệ sinh và nước sạch của đồng bào DTTS cũng kém hơn nhiều so với dân tộc Kinh và một số dân tộc lớn khác (Niimi & cs., 2009). Vẫn còn khoảng 10% hộ DTTS rơi vào tình trạng không chủ động được vấn đề lương thực để đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, vấn đề giảm nghèo đói cho đồng bào DTTS là một thách thức vô cùng lớn đối với Việt Nam, nên nó đã trở thành mục ưu tiên hàng đầu trong các chính sách giảm nghèo của nước ta. Di cư là một phần không thể thiếu và có những tác động lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế (Tổ Chức Di Cư Thế Giới, 2022). Theo Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu (Unesco, 2019), cứ 8 người trên thế giới lại có 1 người sống bên ngoài khu vực họ sinh ra. Cùng với di cư quốc tế, di cư trong nước là tác nhân giúp phân bố lại dân số giữa các khu vực (Bell & cs., 2015; Bell & cs., 2018) và tạo điều kiện cho các cá nhân theo đuổi mục tiêu, nguyện vọng cũng như mang kiến thức kỹ năng đến nhiều khu vực khác nhau từ đó tạo nền tảng cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế (Van Ham & cs., 2001). Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, di cư được thừa nhận là một chiến lược sinh kế tạo thu nhập quan trọng, giúp các hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói (De Haan & Yaqub, 2010). Di cư tác động đến 1
  20. giảm nghèo thông qua tiền gửi và ảnh hưởng của người di cư quay về (Körner & Stark, 1992; Zhao, 2002; Du & cs., 2005; Nguyen & cs., 2011). Tuy nhiên theo Farrington & Slater (2006), người di cư có thể không có thu nhập cao hơn nếu họ không nỗ lực làm việc. Hơn nữa di dân tự phát có thể mang đến những tác động tiêu cực như làm ảnh hưởng đời sống người dân sở tại, gia tăng nghèo đói và gây áp lực cho chính quyền địa phương (Etzo, 2008). Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên cũng có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà để điều kiện sản xuất thuận lợi. Tây Nguyên cũng là địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em; trong đó, người DTTS chiếm khoảng 37% số dân, với truyền thống văn hóa độc đáo; và có nhiều tiềm năng to lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc… (Nguyễn Văn Dư, 2018). Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp, do đó là một trong những yếu tố thu hút các luồng di cư. Từ sau năm 1975 đến 2022, khu vực Tây Nguyên luôn có biến động dân cư với số lượng lớn, chủ yếu do di cư cơ học. Cụ thể, năm 1976, dân số Tây Nguyên khoảng 1,23 triệu người, với 18 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 69% dân số; đến năm 1993, tăng lên 2,37 triệu người, với 35 dân tộc; năm 2003 là 4,67 triệu, với 46 dân tộc và đến nay dân số gần 6 triệu người, với 54 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc thiểu số gần 2,2 triệu người. Quá trình di cư ở khu vực Tây Nguyên bắt đầu từ giai đoạn 1980-1990 do việc bố trí sắp xếp lại dân cư để phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của nhà nước, tuy nhiên giai đoạn sau dù đã kết thúc chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới, di cư tự phát hay di cư tự do (DCTD) vẫn diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Tây Nguyên (Đặng Nguyên Anh, 2015a). Người DTTS di cư vào Tây Nguyên đa phần từ các tỉnh miền núi phía Bắc, đây là vùng có địa hình phức tạp, thiếu đất sản xuất, khí hậu không thuận lợi, đời sống đồng bào khó khăn, đa phần thuộc diện nghèo đói (Nguyễn Đình Tấn, 2020). Bên cạnh các tác động tích cực như hình thành các khu vực dân cư mới, giảm sức ép cho các khu vực đông dân hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân thì di dân, đặc biệt là di cư tự do vẫn có nhiều tác động tiêu cực đến khu vực Tây Nguyên. Đó là diện tích canh tác bị thu hẹp, gây sức ép sinh kế đối với bộ phận các dân tộc tại chỗ, xung đột tranh chấp của DTTS di cư đến với dân tộc bản địa; phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng gia tăng chất lượng sống (tỷ lệ tái nghèo cao, tốc độ giảm nghèo chưa ổn định) và ảnh hưởng đến phát triển bền vững, môi trường sinh thái (Đặng Nguyên Anh, 2015a). 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2