Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
lượt xem 12
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTB gắn với điều kiện HNQT, để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam những năm gần đây, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả lĩnh vực kinh tế này của Vùng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN QUANG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN QUANG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ M s : 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƢ HẢI HÀ NỘI – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế biển trong hội nhập quốc tế.. ............................................................................... 7 1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển kinh tế biển trong hội nhập quốc tế ...................................... ……………………………………….18 1.3. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần được làm sáng tỏ………………………………………………..20 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................. 23 2.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của kinh tế biển trong hội nhập quốc tế ............................................................................................. 23 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển trong điều kiện hội nhập quốc tế .............................................. 38 2.3. Kinh nghiệm của một số v ng về đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển trong điều kiện hội nhập quốc tế ............................................... 55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................... 67 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội v ng Tây Nam của Việt Nam tiếp cận từ kinh tế biển . ............................................................................. 67 3.2. Thực tiễn tổ chức hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam từ năm 2006 đến nay ................................................................... 79 3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ....................................................... 83 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................................................................................... 119 4.1. Dự báo xu hướng và quan điểm đẩy mạnh kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam đến năm 2025......................................... 119 4.2. Phân tích SWOT kinh tế biển v ng Tây Nam của Việt Nam………….125 4.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................... 126 KẾT LUẬN.............. ... .............................................................................................. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ LUẬN ÁN ............................................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 153 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 166
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) BRC : British Retailer Consortium (Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm) BCH : Ban Chấp hành BĐKH : Biến đổi khí hậu CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CTQG : Chính trị quốc gia CV : Cheval Vapeur (Mã lực) DWT : Trọng tải ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam ĐVT : Đơn vị tính FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GO : Gross Output (Giá trị sản xuất) GRDP : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) GSP : Gross State Product (Tổng sản phẩm bang) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống xác định và kiểm soát chế biến thực phẩm) HDI : Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) HĐND : Hội đồng nhân dân HNQT : Hội nhập quốc tế IC : Intermediational Cost (Chi phí trung gian) ICOR : Incremental Capital Output Ratio (Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) I/O : Input - Output (Bảng cân đối liên ngành) ISO : International Organisation for Standardisation (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) KGB : Không gian biển KH&CN : Khoa học và công nghệ
- KTB : Kinh tế biển KT-XH : Kinh tế - xã hội NSLĐ : Năng suất lao động NXB : Nhà xuất bản OECD : Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) QPAN : Quốc phòng an ninh R/P : Hệ số trữ lượng/sản xuất TFP : Total Factor Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp) UBND : Uỷ ban nhân dân UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) UNDP : United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) VA : Value Added (Giá trị tăng thêm) VASEP : Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) VTN : Vùng Tây Nam WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng một số loại tài nguyên du lịch ở VTN của Việt Nam…………...............................................................................75 Bảng 3.2: Hệ số ICOR KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017…..84 Bảng 3.3: Năng suất lao động KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006- 2017……………………………………………………………...85 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017...……….86 Bảng 3.5: Chỉ số HDI của các tỉnh VTN của Việt Nam và xếp hạng trong 63 tỉnh thành Việt Nam……………………………………………..87 Bảng 3.6: Diện tích rừng ngập mặn thả nuôi thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017...……………………………………...……92 Bảng 3.7: Sản xuất thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017......94 Bảng 3.8: Đầu tư du lịch biển ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017.......95 Bảng 3.9: Cơ sở lưu trú du lịch ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017.....95 Bảng 3.10: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017.…….………………………………...99 Bảng 3.11: Sản lượng sản xuất khí - điện - đạm ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2012-2017…………….......................................................103 Bảng 3.12: Thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2012-2017………………………………………..104 Bảng 3.13: Xuất khẩu thủy sản chế biến ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017…………………………………………………..105 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu KTB cần phải phấn đấu để đạt được của VTN của Việt Nam đến năm 2025………………………………………..123 Bảng 4.2: Phân tích SWOT kinh tế biển vùng Tây Nam của Việt Nam...…125
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nam của Việt Nam năm 2017 ................. 69 Hình 3.2: Kết quả khảo sát thu nhập của người lao động ở vùng Tây Nam của Việt Nam thời điểm 2016 ............................................................ 82 Hình 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu KTB ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn 2011-2017.................................................................. 89 Hình 3.4: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KTB ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 .......................................... 90 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 .......................................................................... 93 Hình 3.6: Lao động du lịch biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 ................................................................................. 96 Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017.................................................................. 97 Hình 3.8: Chi phí của khách du lịch quốc tế tự tổ chức và đi theo tour đến VTN của Việt Nam năm 2017 .................................................... 97 Hình 3.9: Lượng vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 .......................................................... 99 Hình 3.10: Giá trị tăng thêm ngành xây dựng biển VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 ........................................................................ 107 Hình 3.11:Thu nhập bình quân đầu người ở các đảo Tây Nam giai đoạn 2011-2017 ........................................................................................ 109
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, mỗi quốc gia có biển cần phải hội đủ 3 thế mạnh: kinh tế biển (KTB), khoa học biển và quản lý tổng hợp biển [113]. Ngày nay, hầu hết các nước có biển đều coi trọng Chiến lược biển và xem đó là một bộ phận hữu cơ của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam nằm ở bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và quan trọng của thế giới. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, v ng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, chiều dài bờ biển hơn 3.260 km gồm 28 tỉnh, thành phố ven biển, dân số khoảng 27 triệu người, ngoài ra, còn có 12 huyện đảo với 66 đảo có dân sinh sống, dân số 155.000 người [46, tr.14]. Phát triển KTB không những có đóng góp to lớn về kinh tế - xã hội (KT-XH), mà còn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh (QPAN) bảo vệ Tổ quốc. Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khoá X (năm 2007) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước” [4, tr.76] và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XII (năm 2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển…” [5, tr.3]. Vùng Tây Nam (VTN) của Việt Nam có bờ biển dài trên 347 km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 300.000 km2, với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, nằm sát với tuyến đường hàng hải lớn thứ hai thế giới, cho thấy đây là V ng rất giàu tiềm năng KTB. Từ lâu, V ng đã đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược biển quốc gia, có thể phát triển toàn diện các ngành KTB như: kinh tế hàng hải, kinh tế thủy sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, kinh tế đảo, phát triển đô thị ven biển, phát triển năng lượng tái tạo… có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế
- 2 của đất nước, là tuyến tiền tiêu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, và cửa ngõ hội nhập quốc tế (HNQT). Những năm qua, việc đầu tư phát triển KTB ở Vùng đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng KTB đạt mức trung bình khoảng 9,93%/năm, đóng góp khoảng 18-19% vào sản lượng thủy sản, 23% vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hiện nay, các ngành KTB của VTN đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 1,7 triệu lao động, góp phần giảm hộ nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, thúc đẩy KT-XH ở VTN của Việt Nam phát triển năng động, không những góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội mà còn góp phần tăng cường QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [88], [89]. Tuy nhiên, kết quả hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thiếu tính bền vững. Bởi chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa phát triển, cơ chế chính sách và liên kết v ng trong KTB còn nhiều hạn chế… Đặc biệt, những năm gần đây BĐKH toàn cầu đã và đang có nhiều diễn biến khó lường. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở bờ biển… đang là “điểm nóng” gây ra những tổn thất lớn về KT-XH, sinh thái - môi trường và sinh kế của người dân, gây nhiều bức xúc, đòi hỏi các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách phải có những nghiên cứu sâu sắc về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn mới có được lời giải thiết thực. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, là một người dân và cán bộ sống trong V ng, dựa trên vốn tri thức đã thu nhận được, tôi chọn đề tài “Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu c tế” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTB gắn với điều kiện HNQT, để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam những năm gần đây, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả lĩnh vực kinh tế này của Vùng trong thời gian tới.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về KTB trong điều kiện HNQT của Việt Nam. - Tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động KTB của một số v ng trong nước nhằm rút ra bài học cho phát triển KTB của VTN của Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT từ năm 2006 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. i tư ng nghiên cứu của luận n Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT, trọng tâm là nghiên cứu KTB với tư cách là hệ thống quan hệ kinh tế đặc th được hình thành, vận động và phát triển thông qua các ngành KTB cơ bản như: thủy sản, du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển và một số ngành KTB khác ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT. 3.2. Ph m vi nghiên cứu - Về nội dung: KTB có phạm vi nghiên cứu rất rộng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống quan hệ kinh tế đặc th được hình thành, vận động và phát triển thông qua các ngành KTB diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo, với nội dung sau: + Về lý luận, tác giả nghiên cứu KTB trên các khía cạnh: Khái niệm, đặc trưng, cấu trúc, vai trò, HNQT và quan hệ của nó đối với KTB, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTB. Hướng nghiên cứu HNQT về KTB sẽ tập trung vào hội nhập về kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và tự do hóa thương mại. + Về thực tiễn, tác giả hướng vào tìm hiểu thể chế KTB, hình thức tổ chức, kết quả và tác động của hoạt động KTB đối với đời sống kinh tế, xã hội, QPAN của đất nước.
- 4 + Nghiên cứu thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam để đề xuất quan điểm và giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động KTB ở V ng thời gian tới. - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu thực tiễn là KTB ở VTN của Việt Nam bao gồm 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; nghiên cứu kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động KTB của một số vùng biển quốc tế và trong nước. - Về thời gian: Phạm vi khảo sát và đánh giá thực tiễn để nghiên cứu: giai đoạn 2006-2017; thời gian dự báo và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB tính đến năm 2025. 4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Câu hỏi 1: Khái niệm, các bộ phận cấu thành, đặc trưng và vai trò của KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị? Câu hỏi 2: Hoạt động KTB trong điều kiện HNQT có những nội dung gì? Tiêu chí nào để đánh giá KTB xét trong bối cảnh HNQT? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT? Câu hỏi 3: Thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT có gì nổi bật? Câu hỏi 4: Những giải pháp cơ bản để phát triển KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT? 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tri thức khoa học kinh tế có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương ph p nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu ph hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, phân tích
- 5 tổng hợp, tổng kết thực tiễn, qui nạp…được sử dụng cơ bản trong các chương, tiết của luận án, đi sâu nghiên cứu bản chất của KTB trong điều kiện HNQT. Diễn giải, lập luận vấn đề KTB theo quá trình hình thành, vận động, phát triển và đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể gắn với tính logic, biện chứng. Coi trọng tổng kết thực tiễn, phân tích các hiện tượng, những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ trong KTB. Trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát lại thành những khái niệm, phạm tr , những vấn đề lý luận cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh và số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, thông tin trên internet...để phục vụ nghiên cứu luận án (Xem Phụ lục 13). + Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng bảng hỏi, lấy mẫu đại diện người lao động là: Cán bộ quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh KTB ở 9/14 huyện, thị, thành phố ven biển và hải đảo thuộc VTN của Việt Nam. Bảng hỏi được thiết kế với 14 câu hỏi, sai số cho phép ±5%, tổng số 500 phiếu, độ tin cậy 95%. Khảo sát 50 phiếu tại các cơ quan cấp tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, 450 phiếu tại 07 huyện, thị, thành phố ven biển và 02 huyện đảo của V ng nhằm thu thập những thông tin cần thiết về KTB để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (Xem Phụ lục 8). + Phương pháp mô hình hoá và mô phỏng số liệu: Luận án sử dụng các phương pháp định lượng như mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tương quan, mô hình hàm Cobb-Douglas để xây dựng các tiêu chí đánh giá và dự báo KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT. Và sử dụng phương pháp mô phỏng để xử lý số liệu nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu, các hàm có trong Microsoft Excel 2010 để tính toán, dự báo. + Phương pháp thống kê, so sánh: Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị, hàm số…để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam
- 6 trong điều kiện HNQT, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát triển KTB của V ng so với các v ng khác trong cả nước. + Phương pháp tham vấn và phân tích SWOT: Tác giả sử dụng phương pháp tham vấn các cơ quan hữu quan, các chuyên gia để hỗ trợ cho việc nghiên cứu luận án. Đồng thời, d ng phương pháp phân tích SWOT để phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KTB ở VTN của Việt Nam. + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc một số kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, bảo đảm tính kế thừa trong quá trình nghiên cứu khoa học. Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel năm 2010. 6. Đóng góp khoa học của luận án 6.1. Về học thuật, lý luận - Hệ thống hóa các lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động KTB ở một số v ng biển của quốc tế và trong nước để bổ sung lý luận KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT. - Đưa ra khái niệm KTB dưới góc độ kinh tế chính trị, làm rõ bản chất, các bộ phận cấu thành, đặc trưng, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT. 6.2. Về thực tiễn - Tổng kết, đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2006-2017, làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT đến năm 2025. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương 12 tiết.
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc trƣng của kinh tế biển Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1985), trong cuốn sách “Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta”, đã nêu lên những hiểu biết cần thiết về KTB và ứng dụng khoa học kỹ thuật về biển, theo ông KTB là nền kinh tế tổng hợp, có cơ cấu phức hợp đa ngành bao gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; kinh tế cảng, vận tải biển, đóng tàu; khai thác khoáng sản biển; du lịch… những hoạt động KTB diễn ra ở v ng ven biển, trên các đảo, cả ở ngoài biển và thềm lục địa; đặc biệt ông rất chú trọng việc kết hợp làm kinh tế với thực hiện nhiệm vụ QPAN; tăng cường hợp tác quốc tế để khai thác, sử dụng biển, nghiên cứu sử dụng năng lượng thủy triều để sản xuất điện… Cuốn sách đã trở thành một pho tài liệu rất quý giá đặt ra cho giới khoa học ngày nay những vấn đề mang tính vượt thời gian, để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng đề ra những giải pháp phát triển KTB trong HNQT [40]. Dr.Daniel Georgianna (2000), trong bài: “The Massachusetts marine economy” (Kinh tế biển tiểu bang Massachusetts), nghiên cứu về những đặc trưng cơ bản và sự vận động phát triển của các ngành KTB tại tiểu bang Massachusetts. KTB bao gồm các ngành công nghiệp thủy sản, thương mại; vận tải biển, du lịch, vui chơi giải trí; công nghệ hàng hải và giáo dục; xây dựng ven biển và bất động sản... Hoạt động KTB đã giải quyết việc làm cho trên 81.808 lao động, tạo ra thu nhập gần 2 tỷ USD năm 1997, trong đó, có gần 50% việc làm trong ngành thủy sản, 33% trong các ngành vận tải biển, du lịch và giải trí biển. Các ngành công nghệ, giáo dục và xây dựng biển sử dụng hơn 15% lao động KTB, với mức lương trung bình hàng năm khoảng 23.000 USD/người. Ngành KTB có mức lương cao là nghiên cứu KH&CN và giáo dục biển, các ngành có mức thu nhập thấp hơn như dịch vụ ăn uống, khai thác, chế biến thuỷ sản,… Tác giả cho rằng, KTB có mức
- 8 đóng góp rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế và đánh giá các ngành KH&CN và giáo dục biển của tiểu bang Massachusetts phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựng được hệ thống cơ sở - vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực khá đồ sộ, thúc đẩy KTB tăng trưởng vững chắc. Tác giả dự báo các ngành du lịch biển, KH&CN và giáo dục biển sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai [119]. Douglas-Westwood Limited (2005), bài: “Marine industries global market analysis” (Phân tích thị trường toàn cầu các ngành công nghiệp biển), là báo cáo quốc tế nhằm chuẩn bị cho những yêu cầu về sự hiểu biết và những quan điểm mới về KTB trên phạm vi toàn cầu, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược biển của giai đoạn (2006-2012) của các nước có biển. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá và ghi nhận sự đóng góp của các ngành KTB như: Vận tải biển, đóng tàu, dịch vụ cảng biển; du lịch biển; khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; sản xuất rong và tảo; thăm dò và khai thác dầu khí; phát triển năng lượng tái tạo; cung cấp thiết bị, công nghệ thông tin; công nghệ sinh học biển; giáo dục và huấn luyện kiến thức về biển; nghiên cứu KH&CN biển;… Đây là những ngành KTB phổ biến của các nước trên thế giới. Tác giả đã gợi ý chính sách mang tầm chiến lược cho việc xây dựng quy hoạch phát triển KTB bền vững trong HNQT [120]. Sarah Gardner, Matthew Tonts and Carmen Elrick (2006), trong cuốn “Asocio - economic analysis and description of the marine industries of Australia’s south-west marine region”, (Phân tích và mô tả kinh tế - xã hội của các ngành công nghiệp biển của v ng Tây Nam nước Úc) đã tập trung phân tích tình hình KT-XH v ng ven biển và mô tả những đặc trưng cơ bản của KTB ở v ng Tây Nam của nước Úc, các hoạt động KTB đã được hình thành cách đây khoảng 40.000 năm, vận động và đã phát triển nhanh qua nhiều giai đoạn, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 19, trong suốt thế kỷ 20, và nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, các ngành KTB phát triển nhanh chóng và có cấu trúc rất phức tạp. Tác giả cho rằng KTB gồm các ngành: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu; dầu khí, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; năng lượng biển; xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển; hoạt động QPAN;… là những ngành có đóng góp
- 9 lớn trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và cung cấp phúc lợi xã hội chủ yếu của nước Úc. Cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế của KTB ở v ng này như: mất cân đối trong cấu trúc KTB, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, ô nhiễm môi trường biển, sự phát triển thiếu tính bền vững… Để khắc phục cần phải thay đổi cấu trúc KTB, chú ý phát triển các ngành công nghiệp biển mới, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa sạch, bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững…Cuốn sách có hàm lượng khoa học tốt, gợi ý một cách tư duy mới về KTB trong điều kiện HNQT [132]. Thế Đạt (2009), trong cuốn sách “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam”, đã tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về KT-XH ở các tỉnh ven biển dọc theo chiều dài của đất nước (3.260 km) gồm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam bộ với những nét đặc th độc đáo về môi trường tự nhiên, phức hệ sinh thái và sự phát triển KT-XH ở mỗi khu vực cũng có nét riêng, do đó mỗi khu vực bên cạnh việc áp dụng những giải pháp, cơ chế chính sách chung của cả nước, cũng cần xem xét cho mỗi v ng có cơ chế chính sách đặc th , mới khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB của mỗi v ng. Cuốn sách gợi ra cách tư duy mới về tính đặc th tự nhiên, KT-XH của mỗi v ng biển, vì vậy phải có giải pháp đặc th trong phát triển KTB ở mỗi v ng mới đạt hiệu quả như mong muốn [37]. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập nhiều vấn đề về KTB, nổi bật nhất là đã nêu lên những hiểu biết cần thiết về khái niệm, các bộ phận cấu thành và đặc trưng của KTB trong HNQT, đều có tính gợi ý và giá trị tham khảo cho tác giả nghiên cứu luận án tiến sĩ. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của kinh tế biển trong hội nhập quốc tế C.Mác và Ph.Ăngghen (1848), trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của KTB đối với sự phát triển của nhân loại, đó là “Việc tìm ra Châu Mỹ và con đường biển vòng Châu phi đã đem lại một địa bàn hoạt động mới cho giai cấp tư sản vừa mới ra đời… đã đem lại cho thương nghiệp, cho ngành hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có” [57,
- 10 tr.596]. Các quan hệ KTB đã trở nên phổ biến, làm cầu nối cho sự giao thương, buôn bán giữa các quốc gia sôi nổi, tạo ra những bước đột phá “thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường”. Các mối quan hệ buôn bán quốc tế gia tăng, phát triển kỹ thuật đóng tàu có trọng tải lớn, có thể chở hàng hoá đi xa, C.Mác và Ăngghen nhấn mạnh: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô c ng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh” [57, tr.597]. Kinh tế hàng hải làm nên một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông, giúp loài người khám phá tri thức mới về Trái đất, về đại dương, tìm ra những v ng đất mới, đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ. Kinh tế hàng hải cũng thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm cho đời sống ở các thành thị châu Âu trở nên phồn vinh, thúc đẩy xu thế HNQT như một nhu cầu cấp thiết. V.I. Lênin cũng đánh giá cao vai trò của KTB đối với KT-XH, trong bài viết: “Trọn một chục bộ trưởng “xã hội chủ nghĩa”, khi phân tích về “sự phát triển của đế quốc Đan Mạch”, đã nhấn mạnh: “quốc gia này đã thu được những món lợi nhuận siêu ngạch nhờ xuất cảng hàng hoá sang Luân Đôn bằng đường biển” và ông cho rằng: “Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là vận chuyển rẻ nhất” [53, tr.248]. Trong cuốn sách bàn về “Thuế lương thực”, V.I. Lênin đặc biệt chú ý các tô nhượng về cảng biển, vận tải biển, dầu khí…Theo ông các tô nhượng này thường có tỷ suất lợi nhuận cao, nên có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư ngoại quốc, do đó có thể sử dụng để thu hút kỹ thuật của các chuyên gia tư sản… Đồng thời, có thể lợi dụng nó để gây mâu thuẫn, phân hoá các nước đế quốc với nhau, thông qua đó bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và tránh cho nước Nga khỏi phải đương đầu với các cuộc chiến tranh. Khi bàn về dự án tô nhượng bán đảo Cam-tsat-ca, là dự án tô nhượng lớn với “một hải cảng mở quanh năm, có thể đặt bến tàu quân sự, có dầu mỏ và cả than nữa,… bán đảo này trước đây thuộc đế quốc Nga nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ và kiểm soát...” [52, tr.54]. V.I.Lênin kiến
- 11 nghị nên ký kết hiệp ước với các nhà tư bản Mỹ để họ khai thác, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nước Nga, xem như một kế sách tối ưu lợi dụng mâu thuẫn giữa “ Mỹ - Nhật” thông qua lợi ích kinh tế, giúp nước Nga thu hồi được bán đảo Cam-tsat-ca một cách hoà bình, vừa thu được 2% lợi ích từ khai thác dầu mỏ, vừa hấp thụ được kỹ thuật khai thác dầu khí, xây dựng cảng biển, và kỹ thuật hàng hải của các chuyên gia tư sản... vừa ngăn chặn và đẩy l i nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hòa bình, phát triển kinh tế, củng cố QPAN. Để thực hiện thành công tô nhượng dầu khí, V.I.Lênin cho rằng phải tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tuyên truyền “làm cho tư bản Mỹ quan tâm đến dầu mỏ của chúng ta” và ông “đồng ý xuất chi tới 10 vạn USD để trả công cho những cuộc thăm dò của Công ty Pha-un- đây-sơn (Mỹ) với điều kiện là phải có sự tham gia của các cán bộ và các chuyên gia của chúng ta và phải cung cấp cho chúng ta mọi chi tiết của những cuộc thăm dò” [53, tr.236]. Dầu khí là ngành KTB rất quan trọng, vì vậy ngay từ những năm đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin đã chú trọng thu hút tư bản ngoại quốc đầu tư và hợp tác quốc tế để khai thác thông qua chính sách tô nhượng. Ông viết: “chúng ta giao mỏ dầu cho những nhà tư bản ngoại quốc để nhận của họ những sản phẩm công nghiệp, những máy móc… và như vậy phục hồi nền công nghiệp của chúng ta” [53, tr.58]. Nhờ các dự án tô nhượng KTB, một số ngành công nghiệp biển của nước Nga như: khai thác, chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải… đã phát triển với nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật và thiết bị hiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, mang lại hiệu quả cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm đã rất đề cao vai trò của KTB với phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, có thể nói ý thức và ý chí biển cả của Việt Nam được hội tụ trong câu nói bất hủ của Người: “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ” [60, tr.504]. Trong bài nói chuyện khi về thăm tỉnh Quảng Bình, Bác khẳng định “nghề biển, nghề rừng cũng quan trọng không kém nghề ruộng” [59, tr.22]. Trong bài nói chuyện tại làng cá Tuần Châu (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng), Bác động viên: “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được biển,… nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và Chính phủ sẽ giúp
- 12 đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất” [61]. Bác mong muốn nước ta sớm có “cảng biển hiện đại”, Bác rất đề cao vai trò của vận tải biển, trong bài nói chuyện khi đến thăm cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957, Bác nhắc nhở: “Cảng ta là cảng cửa ngõ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Toàn dân ta ở miền Bắc đang làm một cuộc cách mạng để không còn nghèo nàn và lạc hậu” [59, t.10, tr.561]. Bác Hồ cũng là người đã sớm nhìn ra vai trò của biển đảo Việt Nam đối với phát triển du lịch, trong bài nói chuyện khi đến thăm tỉnh Quảng Ninh, Người cho rằng du lịch biển đảo là ngành “hốt bạc”, kiếm được nhiều ngoại hối cho quốc gia trong tương lai [61]. Theo Bác, biển nước ta còn có vai trò rất quan trọng đối với QPAN, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển ngày 10/4/1956, Bác phân tích: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển” [59, t.8, tr.149-151]. Người cũng luôn quan tâm đến đời sống các chiến sĩ trên các hải đảo của Tổ quốc. Cổ vũ lòng yêu nước, yêu quê hương của các chiến sĩ, tinh thần gìn giữ biển, đảo như gìn giữ chính nhà mình và vạch hướng xây dựng các đảo thành những mảnh đất giàu mạnh. B i Tất Thắng (2007), trong các bài viết “Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nước trên thế giới” và “Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, đã phân tích vị trí, vai trò rất quan trọng của biển và đại dương trong thế kỷ 21. Các quốc gia có biển đều hướng mạnh ra biển để khai thác tiềm năng biển, xây dựng chiến lược biển để phát huy vai trò của KTB, làm giàu từ biển. Đến nay, các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn đều có chiến lược biển, để phát triển KTB đạt được nhiều lợi ích to lớn. Việt Nam muốn “trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, phải tập trung các nguồn lực phát triển KTB, đồng thời phải tích cực và chủ động HNQT [74]. Nguyễn Nhâm (2008), trong bài viết “Các nước lớn điều chỉnh chiến lược biển, những quan tâm từ góc độ kinh tế biển của Việt Nam”, đã đề cập đến việc các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… đều đã thực hiện điều chỉnh chiến lược biển, coi biển và đại dương là kho dự trữ chiến lược là nơi dự trữ cuối c ng của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn