Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030
lượt xem 34
download
Luận án luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng không và của doanh nghiệp cảng hàng không. Những tiêu chí, nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, trên cơ sở những tiêu chí, nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ACV. Luận án cũng xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với ACV đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- NGUYỄN MẠNH TUÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- NGUYỄN MẠNH TUÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Đỗ Linh Hiệp 2. TS. Vũ Đình Ánh HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Tuân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG, CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG ............................................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 10 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và vấn đề của luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................................. 19 1.3.1. Những điểm thống nhất về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng hàng không . 19 1.3.2. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng hàng không. ........................................................................................................ 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG.................................................................................................................... 21 2.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh .......................................................................... 21 2.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh ............................................................................ 21 2.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ................................................................. 24 2.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh ......................................................... 26 2.1.4. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ ............................................................... 30 2.1.5. Chất lượng dịch vụ từ cảm nhận của khách hàng .................................... 34 2.1.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp cận từ phía khách hàng ..................... 38 2.2. Năng lực cạnh tranh của cảng hàng không ........................................................ 45 2.2.1. Đặc điểm của dịch vụ tại cảng hàng không.............................................. 45 2.2.2. Đặc điểm dịch vụ tại Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ............. 48 2.2.3. Vai trò của cảng hàng không .................................................................... 52 2.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp cảng hàng không ..................... 54 2.3.1. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp ....................................... 54 2.3.2. Sự cần thiết và vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ................................................................... 55
- 2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ................................................................................................................... 56 2.4.1. Chất lượng của dịch vụ ............................................................................ 58 2.4.2. Giá cước dịch vụ ...................................................................................... 60 2.4.3. Hệ thống kênh phân phối dịch vụ ............................................................ 60 2.4.4. Sự khác biệt dịch vụ ................................................................................. 60 2.4.5. Thông tin và xúc tiến thương mại ............................................................ 62 2.4.6. Thương hiệu và uy tín của dịch vụ ........................................................... 62 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ....................................................................................... 63 2.5.1. Yếu tố bên ngoài ...................................................................................... 63 2.5.2. Yếu tố bên trong ....................................................................................... 67 2.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tại cảng hàng không của một số nước trên thế giới .......................................................................................... 69 2.6.1. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Changi Singapore ............................................................................................... 69 2.6.2. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Incheon Hàn Quốc .............................................................................................. 70 2.6.3. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Amman Queen Alia của Jordan...................................................................... 70 2.6.4. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Haned Nhật Bản ............................................................................................. 71 2.6.5. Bài học rút ra cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam .................. 71 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2017.................................................................................................................. 74 3.1. Tổng quan về thị trường dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam trong thời gian qua............................................................................................ 74 3.1.1. Khái quát về Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam .......................... 74 3.1.2. Khái quát tình hình thị trường vận chuyển hàng không tại ACV ............ 80
- 3.2. Thực trạng các tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ....................................................................................... 87 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ....................................................................................... 89 3.4. Khái quát về cạnh tranh dịch vụ của ACV với các nước trong khu vực ........... 92 3.5. Kiểm định mô hình các yếu tố lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp ................. 95 3.5.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 95 3.5.2. Nghiên cứu định lượng............................................................................. 98 3.5.3. Thảo luận kết quả xây dựng và kiểm định các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp .................................................................................... 107 3.6. Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của Tồng công ty cảng hàng không Việt Nam trong thời gian qua .................................................................................. 110 3.6.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 110 3.6.2. Hạn chế ................................................................................................... 112 3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................... 112 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 .......................................................................................... 115 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam................................................................................. 115 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ..................................................................................... 115 4.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................... 115 4.1.3. Phân tích mô hình SWOT của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam .................................................................................................................. 117 4.1.4. Những vấn đề đặt ra cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam dưới góc độ cạnh tranh đến năm 2030 ............................................................. 119 4.1.5. Phương hướng phát triển của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam trong thời gian tới ............................................................................................. 122 4.1.6. Quan điếm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ....................................................... 124
- 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ............................................................................................. 124 4.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ .................................................................. 124 4.2.2. Mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu của ACV ....................... 126 4.2.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức ACV ........................................................... 128 4.2.4. Cải tiến quy trình cung ứng dịch vụ ....................................................... 131 4.2.5. Nghiên cứu, đầu tư phát triển các dịch vụ mới tại cảng hàng không ..... 132 4.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế ................................................................... 132 4.2.7. Đồng bộ và tiêu chuẩn hóa cơ chế quản lý, các quy định về tài chính và quy hoạch mạng lưới ................................................................................... 133 4.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 135 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 135 4.3.2. Kiến nghị với các Bộ .............................................................................. 136 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 141 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt tắt Tổng công ty Cảng hàng không ACV Airports Corporation of Vietnam Việt Nam Đầu tư - Kinh doanh - Chuyển BOT Build - Operate - Transfer giao BT Build - Transfer Đầu tư – Chuyển giao Civil Aviation Authority of Viet CAAV Cục Hàng không Việt Nam Nam CAGR Compound Annual Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm CHK Airport Cảng hàng không CHKQT International Airport Cảng hàng không quốc tế CTCP Joint stock company Công ty cổ phần Comprehensive Partnership and Hiệp định Đối tác toàn diện và CPTPP Trans-Pacific Partnership. tiến bộ xuyên Thái Bình Dương HK Passenger Hành khách HKDD Domestic Airline Hàng không dân dụng International Civil Aviation Tổ chức Hàng không dân dụng ICAO Organization quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội PPP Public Private Partnership (PPP) Hợp tác công tư R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển TW Centre Trung ương VN Vietnamese Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới International Air Transport Hiệp hội Vận tải hàng không IATA Association quốc tế
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa mô hình Parasuraman (1985) [88] và (1988) [89] .... 37 Bảng 2.2. Tổng hợp 22 biến quan sát của thang đo SERVQUAL ......................... 44 Bảng 3.1. Sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua ACV năm 2012-2017 ...... 82 Bảng 3.2. Tổng hợp tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2012-2017 ................. 90 Bảng 3.3. Kích thước và cơ cấu mẫu nghiên cứu .................................................. 99 Bảng 3.4. Kết quả tỷ lệ khảo sát mẫu nghiên cứu ............................................... 100 Bảng 3.5. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .............................................. 102 Bảng 3.6. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................ 102 Bảng 3.7. Hệ số hồi quy riêng phần .................................................................... 103 Bảng 4.1. Ma trận SWOT ................................................................................... 118
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh .................................... 25 Hình 2.2. Chiến lược cạnh tranh - Vị thế cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh ............ 26 Hình 2.3. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh .......................................................... 30 Hình 2.4. Mô hình chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh .......... 34 Hình 2.5. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ........................................... 36 Hình 2.6. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ............................. 40 Hình 2.7. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ASCI) ............................ 40 Hình 2.8. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của châu Âu (ECSI) ..................... 41 Hình 2.9. Mô hình lý thuyết các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty ........... 45 Hình 3.1. Các điểm quản lý của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam .......... 78 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ...................... 79 Hình 3.3. Sản lượng hạ cất cánh của tàu bay năm 2012-2017 ............................... 82 Hình 3.4. Chỉ tiêu tài chính về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của ACV qua các năm 2012-2017 .................................................................... 83 Hình 3.5: Thống kê một số chỉ tiêu tài chính của ACV qua các năm 2012-2017 .. 83 Hình 3.6. Số tiền nộp ngân sách của ACV năm 2012-2017 .................................. 84 Hình 3.7. Tổng công suất thiết kế dự kiến giai đoạn 2011-2050 (triệu khách/năm) ................................................................................................. 92 Hình 3.8: Qui mô hành khách của ACV so với các cảng hàng không trong khu vực năm 2017 ............................................................................................. 93 Hình 3.9: Qui mô doanh thu của ACV so với các cảng hàng không trong khu vực năm 2017 ............................................................................................. 93 Hình 3.10: Tỷ lệ hành khách quốc tế của ACV thuộc nhóm thấp so với khu vực....... 93 Hình 3.11: Doanh thu phi hàng không trên một khách của ACV thuộc mức thấp khu vực năm 2017 .............................................................................. 94 Hình 3.12: Mức phí phục vụ hành khách quốc tế của ACV thuộc nhóm cao với khu vực năm 2017 ...................................................................................... 94
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, các vấn đề toàn cầu hóa diễn biến phức tạp hơn trước, liên kết kinh tế ngày càng mở rộng, linh hoạt và khó lường. Quá trình hình thành các khu vực thương mại tự do thế hệ mới được đẩy nhanh tại hầu khắp các khu vực trên thế giới, nhất là Châu Á - Thái Bình Dương. Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, toàn diện, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn về cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như thực hiện các hiệp định thương mại tự do, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết có tiêu chuẩn cao trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới... Do vậy, đánh giá một cách đầy đủ và rõ hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cảng hàng không Việt Nam nói riêng để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng trong tiến trình hội nhập là rất cần thiết. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành đặt trong môi trường hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, khả năng cạnh tranh trước hết phụ thuộc vào chiến lược sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, của ngành và môi trường đầu tư kinh doanh của quốc gia. Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh doanh là bối cảnh kinh tế vĩ mô và hệ thống pháp luật, pháp quy và chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, cải cách doanh nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Hàng không là một ngành kinh tế quan trọng, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cảng hàng không hướng tới việc đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Qua 30 năm đổi mới ngành Hàng không Việt Nam có bước phát triển nhanh, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, trong đó có hệ thống cảng và dịch vụ cảng hàng không, song phát triển vẫn chưa xứng với tiềm năng, còn thua kém so với các cảng hàng không trong khu vực như Changi - Singapore, Kuala Lampur - Malaysia, Băng Cốc - Thái Lan… Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển là chất lượng dịch vụ còn hạn chế, môi trường phát triển dịch vụ hàng không chưa thực sự có tính cạnh tranh 1
- cao nên năng lực cạnh tranh tranh của hệ thống cảng và dịch vụ cảng hàng không chưa cao…Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài ”NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam so với các cảng hàng không trong khu vực, thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân qua đó đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam? Thứ hai, Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam bằng tiêu chí nào? Thứ ba, Hiện trạng của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trong điều kiện mở cửa bầu trời? Thứ bốn, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030?. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau 1. Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng không và của doanh nghiệp cảng hàng không. Những tiêu chí, nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. 2. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của cảng hàng không một số quốc gia. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. 3. Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, trên cơ sở những tiêu chí, nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ACV. Luận án cũng xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố nâng 2
- cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với ACV đến năm 2030. 4. Đề xuất quan điểm phương hướng và giải pháp chủ yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Cụ thể luận án nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ACV, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong vềdịch vụ của ACV. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá rõ năng lực cạnh tranh hiện tại của ACV và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ACV đến 2030. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Nghiên cứu việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Về mặt thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2012-2017 và đề xuất những giải pháp đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung ở các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Đây là các cảng hàng không lớn, có uy tín trong nền kinh tế Việt Nam vâ thường xuyên cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu trong luận án Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương phân tích xử lý số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp, cụ thể Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp này trong chương 1 nhằm nghiên cứu tổng quan dựa trên các công trình khoa học có liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành, các doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không của Việt Nam. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này trong chương 2 để tìm hiểu những kiến thức lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3
- cảng hàng không tại Việt Nam, dựa trên nguồn thông tin thông qua các nghiên cứu đ xuất bản trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, các tài liệu nghe nhìn, mạng internet…, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và doanh nghiệp về nâng cao năng lực cạnh tranh điển hình làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế trong những chương tiếp theo. Phương pháp này còn được sử dụng để tìm hiểu các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh cảng hàng không của Việt Nam và tình hình hoạt động của doanh nghiệp hàng không Việt Nam ở chương 3. Và phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 4 để tìm hiểu tình hình kinh tế trong nước và quốc tế làm cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng các số liệu thống kê, khảo sát về lĩnh vực dịch vụ của cảng hàng không như: số lượng hành khách, sự hài lòng của hành khách, hàng hóa thông qua các cảng hàng không Việt Nam, số lượng máy bay, bay đi và bay đến tại các cảng hàng không, doanh thu về các dịch vụ tại cảng hàng không Việt Nam để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ACV. Ngoài ra Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn hành khách đi máy bay và sử dụng các dịch vụ tại cảng hàng không và tham vấn một số chuyên gia để nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ tại ACV. Các số liệu này được thể hiện trong chương 2 của đề tài. Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tình huống cung ứng dịch vụ của 03 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất để nghiên cứu sự thay đổi và phát triển năng lực cạnh tranh về dịch vụ của ACV. Phương pháp này được thể hiện trong chương 3 của đề tài. Để thực hiện phương pháp định lượng, định tính, tác giả sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu chủ yếu thông qua điều tra phỏng vấn hành khách đi máy bay và sử dụng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, ngoài ra tác giả cũng tham vấn ý kiến các chuyên gia là các nhà quản lý cùa ACV và các chuyên gia thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hàng không. 4
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ số liệu của Tổng cục thống kê, của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, báo cáo hoạt động ngành Hàng không Việt Nam hàng năm của Cục Hàng không Việt Nam, các số liệu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công bố hàng năm, các số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) công bố hàng năm, số liệu của Boeing Commercial Airplanes for World Air Cargo Freccast công bố hàng năm. Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này trong chương 2 để phân tích và làm rõ sự khác biệt về năng lực cạnh tranh về cảng hàng không của các nước phát triển với các nước đang phát triển. Phương pháp này cũng được sử dụng ở chương 3 để làm rõ xu hướng vận động và sự khác nhau trong hoạt động của các doanh nghiệp cảng hàng không Việt Nam ở từng giai đoạn khác nhau. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được được thể hiện ở chương 3 của luận án, tác giả dùng 02 phương pháp sau: phương pháp sử dụng SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, nhằm làm rõ năng lực cạnh tranh của ACV; phương pháp sử dụng phần mềm SPSS lập bảng biểu để xử lý số liệu và phân tích, tác giả rút ra được những kết luận đánh giá năng lực cạnh tranh trong dịch vụ phục vụ hành khách, hàng hóa tại các cảng hàng không của Việt Nam. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân tích thực trạng và tổng hợp tình hình, số liệu của ACV trong thời gian qua. Phân tích để đánh giá những thành công, hạn chế của ACV làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030, được thể hiện ở chương 4. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam; vận dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh về dịch vụ của doanh nghiệp cảng hàng không, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam, nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra. 5
- Đề xuất được định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam đến 2030. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo khi xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. Đồng thời có thể dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Khai thác cảng hàng không tại Học viện Hàng không Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương, tên của từng chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành hàng không, của các cảng hàng không. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không. Chương 3: Thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. 7. Khung nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu - Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh CHK - Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACV Bài học kinh - Hội nhập, mở cửa bầu trời Phương hướng, nghiệm nâng cao - Doanh nghiệp Nhà nước giải pháp chủ năng lực cạnh - Các tiêu chí phản ánh năng yếu để nâng cao tranh của ACV lực cạnh tranh. năng lực cạnh Kết quả, hạn chế, -Các nhân tố ảnh hưởng năng tranh của ACV nguyên nhân lực cạnh tranh. Bối cảnh quốc tế, trong nước, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các vấn đề đặt ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ACV 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG, CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm dịch vụ nói riêng đ được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống chỉ mới bắt đầu từ những năm 1980 đến nay. Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E. Porter xuất bản 1990 [8], vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của Nhà nước và yếu tố thời cơ. Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Nghiên cứu Porter là nghiên cứu trên lĩnh vực quốc gia, chưa có nghiên cứu chuyên biệt độc lập nào về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và chưa đưa ra giải pháp tổng thể cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp. Về lĩnh vực hàng không trên thế giới trong thời gian qua cũng có nhiều nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Năm 2011, cuốn sách “Lợi ích kinh tế từ vận tải hàng không tại Singapore”, Nhà xuất bản Oxford Economics (Economic Benefits from Air Transport in 7
- Singapore, Oxford Economics, 2011) đ nêu rõ Hàng không Singapore đóng góp đáng kể cho nền tài chính công. Theo Tổng công ty thuế Singapore, ngoài các hãng hàng không Singapore Airlines, Silk Air và Tiger Airways đóng thuế cho quốc gia, cảng hàng không quốc tế Changi đóng thuế một khoản lớn, còn có sự đóng góp của chuỗi cung ứng các dịch vụ cho ngành hàng không thông qua các kênh chi tiêu tạo nên, cụ thể đ đóng góp 1.5 tỷ USD thuế hàng năm cho chính phủ (nguồn IATA Oxford Economics). Chính phủ Singapore xác định ngành hàng không là ngành quan trọng của đất nước; với dân số 5.469.700 người nhưng sân bay đón 53.700.000 khách mỗi năm, 1.81 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng năm 2011; ba năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, sân bay Changi dành vương miện sân bay tốt nhất châu Á và thế giới và là sân bay bận rộn thứ 13 trên thế giới. Để làm được điều này Singapore đ thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), các chi phí về dịch vụ tại cảng hàng không Changi phải thấp hơn các nước trong khu vực. Ngoài ra để nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Changi với các nước trong khu vực và thế giới, cảng hàng không Changi rất chú trọng về hệ thống giao thông đường bộ kết nối với sân bay, về cảnh quan sân bay kiến trúc siêu ấn tượng, các quầy làm thủ tục khách đi và đến tiện nghi sang trọng, hoạt động hiệu quả, khu ăn uống, mua sắm phong phú, nơi đây còn có cả rạp chiếu phim, sàn giải trí đa phương tiện, spa và vườn thiên nhiên hoang dã. Cuốn sách trên ra đời nhằm giúp cho các nước đang phát triển có cái nhìn tổng quan về vai trò của cảng hàng không trong việc vận chuyển, đóng góp cho ngân sách, tuy nhiên cuốn sách không đưa ra được mô hình cụ thể cho các nước khác áp dụng. Năm 2012, Tác giả Yung Kil Lee và Ki Woong Kim, Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho ra đời “Một nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của sân bay quốc tế Incheon bằng việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng” (A study of the influence on the operational performance of Incheon Inernational Airport by the implementation of a qulity management system, Yung Kil Lee and Ki Woong Kim - Korea Aerospace University, 2012). Nội dung của nghiên cứu này là áp dụng chứng chỉ ISO 9001 tại cảng hàng không quốc tế Incheon nhằm nâng cao 8
- khả năng phục vụ hành khách và hàng hóa thông qua cảng, cụ thể là làm thế nào để giảm thiểu hành lý thất lạc và rút ngắn thời gian thủ tục cho hành khách đi và hành khách đến sân bay. Sân bay quốc tế Incheon (ICN) đón 41.700.000 hành khách mỗi năm, Incheon không chỉ là sân bay tốt thứ 2 của châu Á và trên thế giới nói chung. Incheon là căn nhà cho hãng bay Korean Air và là một trong 24 sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Nó được mở cửa vào năm 2001. Sân bay này được đánh giá cao bởi khu trung tâm mua sắm và ăn uống tùy chọn phong phú, thêm vào nữa là các buổi biểu diễn văn hóa và một bảo tàng ngay trong sân bay. Đối với Hàn Quốc, một nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế, con người Hàn Quốc có tính kỷ luật cao, thời gian qua sân bay Incheon có những bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đơn lẻ, không áp dụng cho tất cả các sân bay tại Hàn Quốc. Nếu vận dụng mô hình này vào các cảng hàng không của Việt Nam, có thể thực hiện được một vài trường hợp đơn lẻ. Năm 2015, trong chương trình giảng dạy của ICAO “Chương trình quản lý cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế của vận tải hàng không” (Infasfuture management progamme economic development of air transport, 2015), nghiên cứu trường hợp sân bay quốc tế Amman Queen Alia (ICAO, OJAL, ATA: AMM) của Jordan, sân bay quốc tế Amman đ tiến hành hai mô hình đó là hợp tác công tư (PPP) và xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Sân bay Amman là sân bay chính của Jordan. Năm 2007, Chính phủ kết hợp với tư nhân xây dựng nhằm mở rộng sân bay và nhà ga hành khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sân bay thúc đẩy kinh doanh và du lịch, nhờ đó năm 2013 đ đóng góp 20% GDP cho đất nước, tiếp theo đó để làm tăng không gian bán lẻ với 6000 mét vuông, số lượng từ 25 lên 39 cửa hàng với khoản đầu tư 100 triệu USD của tập đoàn AIG (Airport International Group) (Bao gồm công ty đầu tư Abu Dhabi, United Arab Emirates, công ty đầu tư tài chính Noor, Kuwait, EDGO Investment Holdings - Jordan, J&P – AVAX - Hy Lạp, Joannou & Paraskevaides Vương Quốc Anh và Aéroports de Paris Management Paris - Pháp) nhằm cải thiện cơ sở vật chất nhằm phục vụ hành khách ngày càng tốt lên, chính vì lẽ đó năm 2014 sân bay Amman giành được 02 giải 9
- thưởng sân bay chất lượng dịch vụ ASQ (Airport Service Quality), chương trình hài lòng của hành khách của sân bay Hội đồng quốc tế ACI (Airports Council International) 2014, giải thưởng ASQ cho sân bay tốt nhất ở Trung Đông và sân bay cải tiến tốt nhất sự hài lòng hành khách năm 2013 và 2014. Cuốn sách đ giới thiệu sự thành công của sân bay quốc tế Amman Queen Alia của Jordan về xây dựng nhà ga và đường băng, trên cơ sở huy động vốn từ mô hình PPP và BOT, đ nghiên cứu mô hình cụ thể từ một sân bay quốc tế của Jordan có những thành công nhất định trong việc kinh doanh vận tải hàng không. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh: Năm 2003, UNDP và CIEM nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, cuốn sách này phân tích năng lực cạnh tranh của Việt Nam và đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên không đề cập năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cũng trong năm 2003, tác giả Lê Xuân Bá xuất bản cuốn sách “Hội nhập kinh tế - Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước” [1]. Trong cuốn sách này tác giả phân tích môi trường đầu tư, lựa chọn dịch vụ và chính sách cho tương lai. Tác giả cũng đưa ra những giải pháp cụ thể mà Việt Nam cần thực hiện để khai thác triệt để những lợi ích do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, trình bày kinh nghiệm hội nhập kinh tế của nhiều nước châu Âu, châu Á. Năm 2004, tác giả Trần Văn Tùng trong cuốn “Cạnh tranh kinh tế, lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty” [13] đ đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế, phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia và đề xuất chiến lược cạnh tranh cho các công ty trong giai đoạn Việt Nam đang dần dần hội nhập kinh tế thế giới. Đây là cuốn sách khá hay về năng lực cạnh tranh. Tác giả đ phân tích được được lợi thế cạnh tranh của quốc gia và đề xuất chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Năm 2006, tiến sĩ Vũ Trọng Lâm xuất bản cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” [5]. Ở cuốn sách này hệ thống hóa một số quan niệm về sức cạnh tranh của công ty, phân tích kinh nghiệm trong 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn