Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
lượt xem 21
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án "Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam" là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i MỤC LỤC.......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU..........................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ............................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế ........................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về tuân thủ thuế ............................. 13 1.1.2.1. Luận án tiến sĩ .................................................................................... 13 1.1.2.2. Đề tài nghiên cứu và Luận văn thạc sĩ ................................................ 17 1.1.2.3. Bài báo khoa học................................................................................ 19 1.1.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước đã công bố ........................................................................................ 25 1.2. KHOẢNG HỞ NGHIÊN CỨU VỀ TUÂN THỦ THUẾ Ở VIỆT NAM .......... 27 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................... 27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ........................................................................................................................ 29 2.1. KHÁI NIỆM TUÂN THỦ THUẾ ................................................................... 29 2.2. PHÂN LOẠI TUÂN THỦ THUẾ .................................................................... 31 2.2.1. Căn cứ vào tính chất tuân thủ .................................................................... 31 2.2.2. Căn cứ vào nội dung tuân thủ .................................................................... 31 2.2.3. Căn cứ vào mức độ tuân thủ ...................................................................... 31 2.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ................................................................. 33 2.3.1. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ...................... 33 2.3.1.1. Các tiêu chí định tính ......................................................................... 33 2.3.1.2. Các chỉ tiêu định lượng ...................................................................... 34 2.3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ............ 37 2.3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế....................................................... 37 2.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát .......................................................... 38 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ............................................................................................................ 40 2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế ........................................................................ 41 2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế .................................................. 42 2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế ..................................................................... 42
- iii 2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan thuế ....... 43 2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế ........... 49 2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế .............................................. 50 2.4.5. Nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế....................................................... 50 2.4.6. Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế ....................................................... 51 2.4.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 52 2.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................................................................................................... 53 2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở một số nước trên thế giới ........................................................................................................ 53 2.5.1.1. Kinh nghiệm của Singapore................................................................ 53 2.5.1.2. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh ..................................................... 57 2.5.1.3. Kinh nghiệm của Australia ................................................................. 58 2.5.1.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ.................................................................... 60 2.5.1.5. Kinh nghiệm của các quốc gia trong Hiệp hội nghiên cứu và quản lý thuế châu Á ..................................................................................................... 60 2.5.2. Các bài học đối với Việt Nam ................................................................... 61 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 ................................................................................ 63 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 ........ 63 3.2. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 ....................................................................................... 67 3.2.1. Tổng quan về người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016.................... 67 3.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam ......................... 70 3.2.2.1. Tuân thủ về đăng ký thuế .................................................................... 71 3.2.2.2. Tuân thủ về kê khai, tính thuế ............................................................. 74 3.2.2.3. Tuân thủ về nộp thuế .......................................................................... 84 3.2.2.4. Tuân thủ các quy định khác về thuế .................................................... 87 3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng tuân thủ ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 89 3.2.3.1. Những ưu điểm về tuân thủ thuế của người nộp thuế .......................... 89 3.2.3.2. Những hạn chế trong tuân thủ thuế của người nộp thuế...................... 93 3.3. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 .................... 94 3.3.1. Thực trạng chính sách, pháp luật thuế và tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế.................................................................................................... 94 3.3.1.1. Bổ sung, hoàn thiện Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành ................................................................................................................ 94 3.3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm về thuế ............... 97
- iv 3.3.1.3. Hoàn thiện các luật thuế..................................................................... 99 3.3.2. Thực trạng các nhân tố về hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ................................................ 105 3.3.2.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế .......................................................................... 105 3.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ...................................................... 109 3.3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế .............................. 129 3.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ...................................................................... 132 3.3.5. Thực trạng các yếu tố về người nộp thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ........................................................................................... 135 3.3.6. Thực trạng sự phát triển của hệ thống đại lý thuế và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.............................................................................. 136 3.3.7. Thực trạng các yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội và tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.............................................................................. 138 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........ 140 4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ............................................................................................................................. 140 4.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM ........................... 144 4.2.1. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam ............................................................................................... 144 4.2.1.1. Nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế phải gắn với việc thực hiện Chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế .......................................... 144 4.2.1.2. Nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế hướng đến mục tiêu thực hiện nghiêm minh pháp luật thuế .................................................................. 145 4.2.1.3. Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trên cơ sở đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế....................................................... 145 4.2.1.4. Nâng cao tính tuân thủ thuế là trách nhiệm chính của cơ quan thuế nhưng cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị .................................... 145 4.2.1.5. Các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế phải có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam ......................................................................... 146 4.2.2. Định hướng xây dựng giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam .............................................................................. 146
- v 4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .. 148 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ......................................................... 148 4.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế ............................ 156 4.3.3. Xây dựng chiến lược quản lý thuế dựa trên mức độ tuân thủ thuế ........... 157 4.3.3.1.Vận dụng mô hình quản lý tuân thủ ................................................... 157 4.3.3.2. Tiến hành đánh giá mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế để phân nhóm tương ứng ............................................................................................ 158 4.3.3.3. Xây dựng chiến lược quản lý thuế tương ứng với các cấp độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ................................................................................ 161 4.3.4. Tăng cường giám sát việc tuân thủ bằng cách mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào quản lý thuế.......................................................................... 162 4.3.5. Hoàn thiện nhóm chỉ số đánh giá tuân thủ thuế của người nộp thuế trong bộ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế ............................................................. 167 4.3.6. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ nhằm thúc đẩy ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế ...................................................................... 168 4.3.7. Quản lý tốt việc đăng ký, kê khai và nộp thuế của người nộp thuế .......... 170 4.3.8. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra, thanh tra thuế ....... 172 4.3.9. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.................... 175 4.3.10. Các giải pháp khác ................................................................................ 176 4.3.10.1. Về cải cách tổ chức bộ máy ............................................................ 176 4.3.10.2. Bổ sung lực lượng và nâng cao chất lượng công chức thuế ............ 177 4.3.10.3. Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển và quản lý tốt hoạt động của hệ thống đại lý thuế ........................................................................................... 178 4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM .................................................................... 179 4.4.1. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để đảm bảo đầy đủ tính nghiêm minh của pháp luật............................................................................................ 179 4.4.2. Phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng xã hội đối với công tác quản lý thuế để nâng cao tính tuân thủ thuế . 179 4.4.3. Mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ........................... 181 4.4.4. Nâng cao tính liêm chính của toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước ........... 182 4.4.5. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử đối với việc thực thi pháp luật nói chung, pháp luật thuế nói riêng .................................................... 183 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 188 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 193
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đảm bảo được sự tuân thủ tự nguyện của NNT là một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác hoạch định chính sách thuế và hoạt động thực thi pháp luật thuế. Khi NNT đã tự nguyện tuân thủ các quy định của pháp luật thuế thì chắc chắn chính sách pháp luật thuế sẽ được thực thi nghiêm túc. Qua đó, huy động được nguồn thu quan trọng cho NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Tính tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc NNT hiểu biết và tuân thủ đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các quy định của pháp luật thuế, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, do việc thực hiện nghĩa vụ thuế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích vật chất của NNT nên họ không hoàn toàn tự nguyện trong tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, nếu chính sách thuế quá phức tạp, khó hiểu, khó thực thi hoặc quá lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở thì cũng tạo ra cơ hội cho các hành vi không tuân thủ thuế diễn ra. Vì những lý do trên, việc nâng cao tính tuân thủ của NNT luôn được coi là nội dung trọng yếu, yêu cầu cơ bản và là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ thuế nói riêng như khái niệm, nội dung, yêu cầu, tiêu thức đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo… trên góc độ lý thuyết cũng như vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia trong các giai đoạn nhất định là rất quan trọng, cả trên phương diện xây dựng chính sách thuế, các chiến lược và kế hoạch hoàn thiện hệ thống thuế, cũng như trên phương diện tổ chức quản lý thuế. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện thực hiện cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá tính tuân thủ thuế của NNT để có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ thuế là hết sức quan trọng. Việc hoạch định chính sách thuế, cải cách quản lý thuế, xây dựng và thiết lập một cơ chế giám sát, quản lý hướng tới mục tiêu tuân thủ tự nguyện của NNT đang được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu trong cơ chế quản lý thuế hiện đại. Điều này đặt ra yêu cầu phải làm sáng tỏ thêm về lý luận và thực tiễn tuân thủ thuế, đặc biệt phải đánh giá được mức độ tuân thủ thuế của NNT và đánh
- 2 giá được hiệu quả của hoạt động giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam để cơ quan quản lý thuế thực hiện các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả hơn. Hệ thống chính sách thuế và công tác quản lý thuế hiện hành của Việt Nam đã chú trọng đến mục tiêu nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam vẫn còn đang ở mức thấp, các hành vi vi phạm về thủ tục, kê khai sai hoặc gian lận thuế vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở mục tiêu chủ yếu, tổng quát đó, Luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: - Tổng hợp, hệ thống hóa, phát triển và bổ sung cơ sở lý luận về tuân thủ thuế như: khái niệm, nội dung, tiêu thức đánh giá và các nhân tố ảnh đến tính tuân thủ thuế của NNT. - Phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của NNT; thực trạng các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tính tuân thủ thuế của NNT. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận án nghiên cứu tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam. Hoạt động tuân thủ thuế của NNT bao gồm tuân thủ chính sách thuế nội địa, tuân thủ chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung vào tình hình tuân thủ thuế của NNT đối với các sắc thuế nội địa. Về nghiên cứu thực trạng, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tính tuân thủ thuế một cách tổng quát nhất và tính tuân thủ ở một số sắc thuế chủ yếu trong hệ thống thuế. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tuân thủ thuế của NNT, thực trạng quản lý thuế tác động đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam từ năm
- 3 2011 đến 2016. Các giải pháp đề xuất của Luận án chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Với nội dung, mục tiêu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của mình, Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: * Ý nghĩa khoa học: Luận án nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận về tính tuân thủ thuế của NNT. Luận án chỉ rõ các nội dung tuân thủ thuế của NNT, các tiêu thức đánh giá tính tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT. Bên cạnh đó, Luận án cũng tìm hiểu, xem xét, đối chiếu và rút ra những đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở một số quốc gia làm bài học kinh nghiệm trong điều kiện Việt Nam hiện nay và thời gian tới. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận án phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016. Luận án đã đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 trên cả hai phương diện là những tác động tích cực, những tác động tiêu cực và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đó. Luận án cũng hệ thống hoá các quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế ở Việt Nam thời gian tới. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam thời gian tới và các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện thành công các giải pháp đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quát là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, khảo sát, phân tích, đối chiếu, so sánh… Để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam, NCS đã sử dụng 2 phương pháp là: (1) Đánh giá bằng số liệu quản lý thuế; và (2) Đánh giá qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Cụ thể như sau: Về số liệu quản lý thuế: Luận án sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin đã được Tổng cục Thuế và CQT các cấp công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết,
- 4 thông tin báo chí, các thông tin số liệu được cung cấp bởi các cơ quan có chức năng liên quan như Trang Thông tin Chính phủ, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…. Về số liệu, tài liệu qua điều tra, khảo sát: Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế và các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam. Cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Có 3 nhóm nội dung hỏi cơ bản là: (i) Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ thuế theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ; (ii) Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế; (iii) Nhóm câu hỏi để lấy thông tin về NNT. Có hai nhóm đối tượng được khảo sát: NNT và cán bộ công chức thuế. Đối với nhóm NNT, cuộc khảo sát đã thu được 535 phiếu trả lời của tất cả loại hình NNT. Bao gồm: Bảng 1: Thành phần NNT trả lời khảo sát TT Loại hình Số lượng Tỷ lệ % 1 Doanh nghiệp nhà nước 63 11,8 Công ty TNHH có vốn nhà nước, công ty cổ phần có 2 64 12 vốn nhà nước 3 DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần 116 21,7 4 DN liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài 60 11,2 5 Hợp tác xã 50 9,3 6 Hộ kinh doanh cá thể 47 8,8 7 Cá nhân hành nghề độc lập 45 8,4 8 Cá nhân làm công ăn lương 71 13,3 9 Loại hình khác 19 3,6 Tổng 535 100 Các DN được khảo sát được thành lập trong các năm từ 2001 đến 2016, các cá nhân có năm sinh từ 1964 đến 1990. Các DN hoạt động trong hầu hết các lĩnh với số lượng lao động cao nhất lên đến gần 20.000 người, mức vốn cao nhất lên đến 50.000 tỷ đồng; Mức doanh thu cao nhất của DN được khảo sát lên đến 30.000 tỷ đồng và có cả DN chưa có doanh thu vì mới được thành lập. Đối với nhóm công chức thuế, cuộc khảo sát đã nhận được 500 phiếu trả lời. Các công chức thuế trả lời làm hầu hết trong các bộ phận của CQT. Bao gồm:
- 5 Bảng 2: Thành phần cán bộ thuế trả lời khảo sát TT Bộ phận làm việc Số lượng Tỷ lệ % 1 Lãnh đạo cục/chi cục thuế 50 10 2 Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT 44 8,8 3 Quản lý kê khai và kế toán thuế 44 8,8 4 Thanh tra/Kiểm tra thuế 42 8,4 5 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 45 9,0 6 Tổng hợp, nghiệp vụ, dự toán 62 12,4 7 Tổ chức/Hành chính/Ấn chỉ/Tài vụ 44 8,8 8 Pháp chế 42 8,4 9 Kiểm tra nội bộ 37 7,4 10 Đội thuế xã, phường, thị trấn 46 9,2 11 Bộ phận khác 44 8,8 Tổng 500 100 Các câu trả lời được tập hợp theo từng nhóm và được sử dụng để minh họa thêm cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của Luận án. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận án được chia thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Chương 2: Cơ sở lý luận về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Chương 3: Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016. Chương 4: Giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm. Chính vì vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc tuân thủ thuế. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau (được sắp xếp theo thứ tự thời gian): 1. Ann Dryden Witte (Wellesley University), Helen Tauchen (University of North Carolina) (1987): Tax compliance research: Model, Data and Methods. Công trình nghiên cứu, xem xét những vấn đề về mô hình, dữ liệu và phương pháp thúc đẩy tính tuân thủ thuế ở NNT. Về mô hình lý thuyết, công trình cho rằng, khi đưa ra các quyết định về báo cáo thuế, NNT thường tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình, trong đó cách thức đơn giản nhất là không khai thuế. Tần suất kiểm tra, mức độ xử phạt và cả tỷ lệ thuế suất đều có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của NNT. Công trình cũng đã xây dựng mô hình nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa tần suất kiểm tra, mối quan hệ giữa CQT và NNT, lựa chọn đối tượng kiểm tra với mức độ tuân thủ thuế. Công trình cũng cho rằng, hầu hết dân chúng đều “có nguy cơ” không tuân thủ thuế. Để quản lý được hành vi tuân thủ thuế, CQT cần yêu cầu NNT cung cấp các báo cáo chi tiết về các hoạt động chịu thuế hàng năm, ngoài ra, người sử dụng lao động và những người khác cũng được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về thanh toán của họ cho NNT. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ các chi tiết liên quan đến dữ liệu tờ khai thuế và cách mà hệ thống thuế được quản lý [50]. 2. Andreoni J., Erard B. (1998): Tax compliance, Journal of Economic Literature, Vol XXXVI, pp818 - 860. Bài báo này đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế của Hiệp hội kinh tế Mỹ năm 1998. Bài viết đề cập đến các vấn đề về tuân thủ thuế. Trong đó, tác giả cho rằng việc tuân thủ thuế sẽ được thực thi tốt nhất khi sử dụng thuế thân. Đối với tất cả các quốc gia, việc quan sát, xem xét các đặc trưng của các mô hình không tuân thủ thuế để có phương pháp làm giảm thiểu sự không tuân thủ đó là một phương thức quan trọng. Trong đó, cần xem xét đầy đủ các khía cạnh của việc tuân thủ thuế
- 7 như các góc độ tài chính công, hội nhập kinh tế, lãi suất, lạm phát, quá trình thực thi pháp luật thuế, quá trình hình thành tổ chức, cung cấp lao động, quản trị tổ chức hay cả góc độ đạo đức… hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các góc độ khác nhau trong việc hạn chế sự không tuân thủ thuế. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách thuế với mức điều tiết hợp lý, vai trò của kiểm tra, thanh tra thuế… [49] 3. Cash Economy Task Force (1998): Improving Tax compliance in the cash economy, Australia Task office, Canberra. Công trình này đã đề xuất các biện pháp quan trọng để nâng cao sự tuân thủ thuế trong điều kiện nền kinh tế sử dụng hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Khi đó, cần áp dụng đồng thời các biện pháp như cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT cũng như các biện pháp cưỡng chế. Đó là việc khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng, quay xổ số hóa đơn, ưu đãi các DN lưu giữ sổ sách kế toán tốt… Bên cạnh đó, cần tiến hành đồng thời các biện pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong đối chiếu số liệu về đối tượng nộp thuế, theo vết các giao dịch qua từng nhà cung cấp, trao đổi thông tin với CQT nước ngoài… [54] 4. Braithwaite,V. (2001): A new approach to Tax compliance, Working paper, pp2-11, Centre for tax system integrity, the Australian National University, Canberra. Công trình này đã nghiên cứu một cách đầy đủ về tuân thủ thuế từ mối quan hệ giữa CQT với cộng đồng, các mô hình tuân thủ khác nhau và chiến lược quản lý của CQT theo các mô hình tuân thủ đó. Công trình đã đưa ra tháp tuân thủ, trong đó, số lượng NNT được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất. Trong mô hình tháp tuân thủ, khi NNT ở vị trí dưới cùng của các kim tự tháp, lúc này NNT và CQT có sự hợp tác, cam kết và tự điều chỉnh để thực thi các nội dung về thuế. Khi xung đột di chuyển lên các nấc trên của kim tự tháp, NNT mất đi sức mạnh thuyết phục đối với CQT và CQT dần chuyển sang chế độ yêu cầu mệnh lệnh và kiểm soát. Do đó, trong quản lý tuân thủ, việc phân loại, sắp xếp NNT theo các nhóm phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của họ để thực thi các hành vi quản lý tương ứng là rất cần thiết. Mô hình trong công trình này đã trở thành một lý thuyết quản lý hiện đại đã được nhiều quốc gia vận dụng, đó là quản lý tuân thủ [53].
- 8 5. Tapan K. Sarker (AISA - PACIFIC TAX BULLETIN Vol. 9, No. 6 JUNE 2003, International Bureau of Fiscal Documentation): Improving Tax Compliance in Developing Countries via Self - Assessment Systems - What Could Bangladesh Learn from Japan? Công trình này cho rằng, hiện nay, mối quan tâm ngày càng tăng của các quốc gia trên toàn thế giới là làm thế nào để đơn giản hóa hệ thống kê khai thuế để khuyến khích tuân thủ tự nguyện, và nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống tự tính thuế (Self - Assessment Systems - SAS) như là một giải pháp. Công trình giới thiệu những nét chung và lợi ích của SAS. Trong đó, NNT tự kê khai và tự xác định nghĩa vụ thuế của mình. Trên cơ sở đó, CQT xem xét, lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. SAS có các ưu điểm chính là: (i) SAS đảm bảo được tính hiệu quả hơn vì nó chỉ chọn các trường hợp đặc biệt để giám sát; (ii) SAS loại bỏ tính chất hành chính của hoạt động kê khai, tính thuế; (iii) SAS thúc đẩy việc nộp thuế đầy đủ và kịp thời hơn; và (iv) SAS giảm tham nhũng bằng cách giảm tiếp xúc với đối tượng nộp thuế. Công trình xem xét quá trình thực hiện SAS ở Bangladesh và Nhật Bản, trong đó, tập trung quá trình thực hiện SAS và công tác quản lý thuế của Nhật Bản. Theo nghiên cứu, mức độ tuân thủ thuế tại Nhật Bản là rất cao, và trong những năm gần đây, sự tuân thủ thuế của công ty đã được nhiều hơn 90%. Lý do chính của việc tuân thủ thuế cao ở Nhật Bản là do sự nỗ lực của Cục thuế quốc gia Nhật Bản (NTA). Ở Nhật Bản, SAS đã được giới thiệu vào năm 1947 đóng một vai trò quan trọng, vì trách nhiệm tính toán, báo cáo và nộp nghĩa vụ thuế là về NNT. Các biện pháp thực hiện bởi NTA nhằm thúc đẩy những nguyên tắc tuân thủ tự nguyện là: Quan hệ công chúng; giáo dục Thuế; tư vấn thuế; và hướng dẫn và kiểm tra. Đây được gọi là bốn trụ cột của tuân thủ thuế tại Nhật Bản. Quan hệ công chúng: Mục đích của quan hệ công chúng là xây dựng một môi trường có ý thức thuế không chỉ giữa NNT mà còn trong số công chúng bao gồm cả NNT tiềm ẩn, và có thể được phân loại như sự cần thiết để nhằm các mục tiêu sau: Tăng cường sự tuân thủ thuế; lan tỏa và nâng cao kiến thức của công chúng về thuế; cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau, sự tin tưởng giữa NNT và CQT từ đó có được sự hiểu biết và hợp tác từ truyền thông đại chúng để quản lý thuế. Giáo dục Thuế: Là một phần của các hoạt động quan hệ công chúng, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức về thuế. Một số bước thực hiện như sau: Phát hành sách giáo khoa bổ sung cho các mục đích giáo dục về thuế; các
- 9 lớp tiến hành về thuế; tài trợ các trường Trung học cuộc thi tiểu luận về các chủ đề về thuế; tiến hành hội thảo về tài chính công và kinh tế. Tư vấn thuế: Ở Nhật Bản, một nguyên tắc đặt ra là mỗi cán bộ thuế là một nhân viên tư vấn thuế để hỗ trợ NNT trong các vấn đề liên quan đến thuế và khuyến khích việc tự nguyện khai thuế chính xác và nộp thuế đầy đủ. Hướng dẫn và kiểm tra: Nhằm tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Kể từ khi hệ thống tự đánh giá được sử dụng rộng rãi, thanh tra, kiểm tra thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ tự nguyện. Ở Nhật Bản, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào những NNT đang bị nghi ngờ không báo cáo đầy đủ căn cứ tính thuế với số lượng lớn [59]. 6. James Alm (Department of Economics, Andrew Young School of Policy Studies, Georgia State University, Atlanta, GA 30303-3083, USA) và Michael McKee (Department of Economics, University of Tennessee, Knoxville, TN, USA) (2004): Tax compliance as coordination game, Journal of Economic Behavior & Organization, Vol. 54 (pp297 - 312) Bài viết công bố kết quả nghiên cứu, điều tra về thực trạng tuân thủ thuế của NNT trên cơ sở thực hiện phân tích kiểm tra đối với những đối tượng có một độ lệch nhất định giữa số liệu trên tờ khai thuế với số liệu trung bình của tất cả NNT khác. Tác giả của nghiên cứu này sử dụng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để điều tra hành vi tuân thủ được chọn để kiểm tra dựa trên độ lệch của tờ khai thuế của mỗi cá nhân từ các báo cáo trung bình của tất cả các NNT khác. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, các cá nhân cảm thấy rất khó khăn để đảm bảo sự cân bằng với số liệu bình quân khi họ thực hiện các hành vi không tuân thủ thuế. Do đó, việc xác định đối tượng, nội dung, mục tiêu kiểm tra thuế đối với các đối tượng này sẽ giúp phát hiện, ngăn chặn hành vi không tuân thủ và nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra phương pháp, chương trình điều tra, kiểm tra thuế có điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá mức độ tuân thủ. Sau đó, thực hiện so sánh, đánh giá, lựa chọn các nhóm NNT có sự sai lệch sửa số liệu trên báo cáo thuế với dữ liệu chung để thực hiện kiểm tra tính tuân thủ. Bài viết cũng nhấn mạnh đến việc kết hợp các cách thức quản lý như tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Tất các các nội dung quản lý đó được phối hợp với nhau sẽ vừa tạo điều kiện, khuyến khích đồng thời cũng tạo áp lực bắt buộc sự tuân thủ thuế của các chủ thể trong xã hội [55].
- 10 7. The Staff of the joint committee on taxation (January 27, 2005): Options to improve tax compliance and reform tax expenditures. Báo cáo này được chuẩn bị bởi các nhân viên của Ủy ban hỗn hợp về Thuế (The Staff of the Joint Committee on Taxation), trình bày các lựa chọn khác nhau để cải thiện sự tuân thủ thuế và chi phí thuế cải cách. Báo cáo mô tả và đưa một số đề xuất rằng sẽ làm giảm bớt khoảng cách về thuế bằng cách hạn chế các ưu đãi thuế, loại bỏ các kẽ hở về thuế ngoài ý muốn và xử lý các đối tượng không tuân thủ thuế hiện nay. Ngoài ra, báo cáo chứa các đề xuất để giảm sự không tuân thủ thuế theo những cách khác nhau. Một số đề xuất giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra các yêu cầu về tuân thủ, rà soát các khía cạnh của pháp luật đã được chứng minh là kẽ hở tạo ra sự không tuân thủ đóng thuế, tăng hình phạt. Có đề xuất khác giải quyết vấn đề bằng cách đơn giản hóa pháp luật thuế hoặc sửa đổi pháp luật thuế theo hướng công bằng hơn [60]. 8. Pablo Serra (Đại học Chile, Santiago Chile) (2005): Performance Maesures in Tax administration: Chile as a case study. Bài viết cho rằng có bằng chứng thực nghiệm để kết luận việc tuân thủ tự nguyện của NNT được cải thiện khi quản lý thuế cung cấp một dịch vụ thuế tốt hơn [58]. 9. Lars P.Feld and Bruno S. Frey (Law & Policy, Vol. 29, No. 1, pp. 102-120, January 2007): Tax Compliance as the Result of a Psychological Tax Contract: The Role of Incentives and Responsive Regulation. Bài viết điều tra, phân tích việc tăng tính tuân thủ thuế của NNT khi xem xét hành vi nộp thuế như một hợp đồng giao dịch, trong đó cần áp dụng đầy đủ cơ chế khuyến khích và răn đe. NNT sẽ có các hành vi không tuân thủ khi các điều khoản hợp đồng quá phức tạp, không rõ ràng hoặc các điều khoản khuyến khích, răn đe không đủ lớn hay tần suất kiểm soát là quá ít. NNT sẽ sẵn sàng thành thật kê khai thuế nếu họ nhận thấy kết quả rõ ràng từ việc nộp thuế của họ, hơn nữa, sự thân thiện trong thực thi của NNT và của CQT cũng làm gia tăng tính tuân thủ thuế. Bài viết cũng nghiên cứu thực nghiệm tại Thụy Sĩ và Mỹ về tác động của nhận thức, cơ chế khuyến khích, các hình thức răn đe và kết quả sử dụng nguồn thu thuế. Từ đó, tính tuân thủ thuế sẽ được gia tăng khi trong hợp đồng giao dịch nói trên, các chủ thể có được lòng trung thành, có quan hệ tốt với các đối tác, có tinh thần thực thi... Quan điểm hợp đồng được thông qua trong bài viết này cho phép xem xét chặt chẽ về tác động của cảm xúc và thái độ cá nhân về việc tuân thủ thuế được nhấn mạnh trong các tài liệu tâm lý. Chiến lược chi phối của CQT để tiếp cận đối
- 11 tượng nộp thuế để tăng cường sự tuân thủ thuế của họ, trong khi cùng một lúc có thể phải nhờ đến biện pháp trừng phạt nếu chiến lược thất bại... [56] 10. Matthew Rablen - HM Revenue & Customs; Stephanie Clarke - HM Revenue & Customs) (October 2007): Enforcing Tax Compliance: Audit Probability versus Audit Effectiveness. Công trình nghiên cứu cho rằng, các cơ quan quản lý thuế của các quốc gia trên toàn thế giới có vấn đề quan trọng cần quan tâm là làm thế nào để tối đa hóa số thu về thuế trong phạm vi nguồn lực có hạn. Để giải quyết vấn đề đó, mục tiêu đặt ra là phải thúc đẩy tối đa sự tuân thủ thuế của NNT. Xét trong ngắn hạn, các cơ quan này có hai công cụ chính có thể sử dụng để tối đa hóa sự tuân thủ thuế, đó là xác suất thanh tra, kiểm tra thuế và hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế. Công trình đã tập trung điều tra, nghiên cứu sự cân bằng hay đánh đổi giữa số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện (xác suất thanh tra, kiểm tra thuế) và kết quả của từng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện các hành vi không tuân thủ thuế (hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế). Cuộc điều tra đã đưa đến kết quả cho thấy rằng, tính hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế thấp là một cản trở lớn để NNT không tuân thủ thuế so với số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, cơ quan quản lý thuế nên chú trọng vào tính hiệu quả của các cuộc xác suất thanh tra, kiểm tra thuế của họ nhiều hơn. Từ đó, công trình đã giải thích sự suy giảm đáng kể xác suất thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước trong những thập kỷ gần đây. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, xác suất thanh tra, kiểm tra thuế mà Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service - IRS) thực hiện đối với các cá nhân đã giảm từ khoảng 2,5% đến 1% từ 1977 - 1986 (Dubin et al., 1990). Sự suy giảm tiếp tục qua hai mươi năm sau và xác suất thanh tra, kiểm tra thuế là dưới 0,15% vào năm 2001 (Dubin, 2007). Trong khi một số sụt giảm này có thể phản ánh sự tăng trưởng trong số lượng NNT và áp lực chi phí xác suất thanh tra, kiểm tra thuế của IRS, nhưng sự suy giảm này là phù hợp với kết quả nghiên cứu [57]. 11. B. Ravikumar và Yuzhe Zhang (Khoa Kinh tế, Đại học Iowa) (May 12, 2009): Optimal Auditing and Taxation in a Dynamic Model of Tax compliance Bài viết này nghiên cứu các hoạt động kiểm tra thuế nhằm tối ưu số thu thuế trong một mô hình thu nhập ẩn (Green, 1987) Đối tượng được xem xét là những NNT có thu nhập thấp (có thể có cả những người có thu nhập cao) nhưng không báo cáo thu nhập thực sự của mình để trốn thuế. Đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp bước đầu chưa được kiểm tra, nhưng nếu thời hạn báo cáo thu nhập thấp đã
- 12 vượt quá một ngưỡng nào đó, hoạt động kiểm tra thuế sẽ được thực hiện. Kiểm tra thuế trở nên ít thường xuyên hơn nếu chi phí giám sát cao hơn hoặc nếu bất bình đẳng thu nhập thấp hơn. Lúc này, đối tượng NNT có thu nhập thấp được tạo thành hai nhóm. Trong nhóm kiểm tra, NNT được kiểm tra ngẫu nhiên. NNT có thể sẽ di chuyển qua lại giữa hai nhóm theo thời gian. Mức độ, tần suất kiểm tra sẽ thay đổi theo mức thu nhập được báo cáo. Trong mô hình động này, hoạt động kiểm tra theo thời gian và mức độ biến động của thu nhập sẽ là công cụ mạnh mẽ để đảm bảo tính tuân thủ thuế và tính tối ưu trong thực thi hệ thống thuế [52]. 12. Azrina Mohd Yusoft, Lai Minh Ling, Yap Bee Wah (Đại học kỹ thuật Mara, Malaysia) (2014): Tax non-compiliance among SMEs in Malaysia: tax audit evidence. Bài viết khẳng định thuế suất, quy mô DN và lĩnh vực hoạt động là nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc không thanh kiểm tra thuế trong thời gian dài (5 năm) làm tăng nguy cơ không tuân thủ. Công khai hành vi gian lận thuế, số thuế trốn, mức phạt là một trong những đề xuất của nghiên cứu nhằm cải thiện sự tuân thủ của các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập đến mối quan hệ giữa mức phạt với sự tuân thủ của các DN nhỏ và vừa, điều mà một số nghiên cứu trước đó có những nhận định khác nhau. Chẳng hạn như, Allingham và Sandmo (1972) cho rằng mức phạt có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ. Ngược lại, Kamdar (1997) đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ quan điểm cho rằng tăng mức phạt sẽ làm giảm sự không tuân thủ [51]. Ngoài ra, có rất nhiều công trình khác ở nước ngoài nghiên cứu về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế ở NNT. Đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để nghiên cứu sinh tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận án. Nhận xét về các công trình nghiên cứu nước ngoài: Tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT đã được nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, nội dung được quan tâm nhiều nhất là việc xây dựng các mô hình lý thuyết về tuân thủ thuế, đánh giá mối quan hệ giữa hành vi tuân thủ thuế và công tác quản lý thuế nhất là công tác thanh tra, kiểm tra thuế (về cả tần suất, xác suất và hiệu quả thanh tra thuế). Đặc biệt, mô hình tháp tuân thủ đều được các công trình nêu trên nhắc tới và kế thừa trong việc thực nghiệm và đánh giá. Hầu hết các các công trình đều cho rằng, để thúc đẩy tính tuân thủ thuế của NNT, trước hết cần xác định rõ mức độ tuân thủ
- 13 thuế của NNT, từ đó có các giải pháp quản lý phù hợp. Trong thanh tra, kiểm tra thuế, với nguồn lực có hạn và trong bối cảnh số lượng NNT ngày càng nhiều, cần tập trung vào thanh tra trọng điểm, giảm tần suất thanh tra và nâng cao hiệu quả thanh tra. Bên cạnh đó, các nội dung khác cũng cần được thực thi để đảm bảo nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT như đơn giản hóa hệ thống thuế, tăng tính công khai và công bằng của chính sách thuế, thủ tục thuế; tăng giáo dục về thuế, tăng mức khuyến khích và răn đe trong tuân thủ thuế... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về tuân thủ thuế Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế nói chung và tuân thủ các sắc thuế cụ thể như: tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tuân thủ thuế TNDN trên phạm vi cả nước hoặc ở một tỉnh. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác dưới dạng Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ, Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các bài báo đăng tạp chí khoa học… nghiên cứu đến vấn đề quản lý thuế, hoàn thiện hệ thống thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Tiêu biểu là các công trình khoa học được trình bày dưới đây. 1.1.2.1. Luận án tiến sĩ 1. Lê Duy Thành (2007): Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã đề cập và phân tích những nội dung lý luận về quản lý thuế và tác động của hội nhập kinh tế đến quản lý thuế. Một trong những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế là vừa đảm bảo nguồn thu NSNN, thực hiện được vai trò điều tiết kinh tế của thuế vừa đảm bảo thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, thông lệ chung trong quan hệ kinh tế quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề quan trọng của quản lý thuế là phải nâng cao tính tuân thủ thuế tự nguyện của NNT. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp quan trọng đối với quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, luận án chú trọng đến hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Để đảm bảo được hiệu quả quản lý thuế, việc thực hiện công tác quản lý thu thuế chính xác, đầy đủ, kịp thời, chống thất thu thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng không tuân thủ, gian lận, trốn thuế của NNT được coi là giải pháp cơ bản [24]. Nhìn chung, Luận án của NCS Lê Duy Thành đã nghiên cứu những nội dung lý luận và thực tiễn về quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, đề xuất các giải pháp liên quan, trong đó có giải pháp về quản lý thuế nhằm nâng cao tính
- 14 tuân thủ thuế của NNT. Do đó, những nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận án này sẽ là tài liệu tham khảo quý giá khi viết Luận án. 2. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): Hoàn thiện quản lý thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án được tác giả nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá và tổng hợp những cơ sở lý thuyết, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN (nghiên cứu tình huống của địa bàn Hà Nội). Trong đó, Luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể là: (1) Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của DN, quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN; (2) Làm rõ thực trạng tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Hà Nội, tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN; (3) Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản trong quản lý thu thuế đối với DN nhằm tăng cường sự tuân thủ của DN trên địa bàn trong giai đoạn tới. Với các mục tiêu đó, Luận án có đối tượng nghiên cứu là Quản lý thu thuế của Nhà nước đối với các DN (không bao gồm các hộ kinh doanh cá thể) và phạm vi nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với hoạt động thu thuế nội địa dưới sự quản lý của Tổng cục Thuế, Cục thuế Hà Nội và các chi cục thuế quận huyện, không bao gồm hoạt động quản lý các khoản thuế quan của cơ quan hải quan trong thời gian từ 2005 đến 2009. - Luận án đã hệ thống những công trình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế và quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN của các tác giả nước ngoài và trong nước theo lôgíc nghiên cứu của luận án. Luận án xác định tuân thủ thuế là một khái niệm phức tạp và diễn ra theo mô hình các cấp độ tuân thủ và đã điều chỉnh mô hình các cấp độ tuân thủ thuế của DN cho phù hợp với các nước đang phát triển, đồng thời xác định 3 chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ là tính tự nguyện, tính đầy đủ và đúng thời gian. - Luận án khẳng định khái niệm tuân thủ thuế không chỉ được phân tích theo cách tiếp cận kinh tế mà còn phải được phân tích theo cách tiếp cận tâm lý xã hội và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN phải theo cả hai cách tiếp cận này. Từ đó, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN ở các nước đang phát triển theo cách tiếp cận kinh tế và cách tiếp cận tâm lý xã hội.
- 15 - Luận án đã xác định lại vị trí của DN và bản chất của quản lý thu thuế của Nhà nước. Đó là DN cần được đặt ở vị trí là khách hàng của CQT và quản lý thu thuế chính là quản lý sự nộp thuế của DN và đảm bảo sự tuân thủ thuế một cách tự nguyện, đầy đủ và kịp thời. Tất cả những hoạt động của CQT đảm bảo DN tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải được xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng. - Điều chỉnh mô hình tháp quản lý tuân thủ thuế cho phù hợp với đặc điểm tuân thủ của các DN ở các nước đang phát triển. Trong đó, luận án làm rõ bản chất mới của quản lý thu thuế cần được thể hiện đầy đủ trong các chiến lược quản lý sự nộp thuế đối với từng nhóm DN ở từng cấp độ tuân thủ thuế khác nhau. - Luận án đã làm rõ các đặc điểm riêng của các DN trên địa bàn Hà Nội để xác định về số lượng, về quy mô, về loại hình sở hữu, về ngành nghề, về tình hình sản xuất kinh doanh, về thực trạng và cơ cấu thu thuế từ DN vào NSNN. Những đặc điểm này là thông tin quan trọng để đánh giá được các yếu tố thuộc đặc điểm DN ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. - Luận án phân tích và đánh giá sự tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn Hà Nội theo mô hình tuân thủ thuế điều chỉnh. Trong đó, luận án đã thiết lập một hệ thống câu hỏi điều tra bao gồm 4 nhóm câu hỏi, mỗi nhóm đặc trưng cho mỗi cấp độ tuân thủ thuế của DN. Sau khi tiến hành khảo sát thực tế ý kiến của DN về sự tuân thủ thuế, tính toán điểm số trung bình cho mỗi cấp độ tuân thủ và xác định tỷ lệ DN ở mỗi cấp độ tuân thủ, luận án xác định được bức tranh tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn Hà Nội và chứng minh cho mô hình các cấp độ tuân thủ thuế đã điều chỉnh. Và đặc trưng của 4 cấp độ tuân thủ thuế này được cụ thể hơn qua phân tích 3 chỉ số tự nguyện, đủ và đúng thời gian. Kết quả về thực trạng tuân thủ của các DN chính là những cơ sở để xác định các chiến lược quản lý thu thuế thích hợp cho mỗi nhóm DN ở các cấp độ tuân thủ khác nhau. - Luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN và đánh giá thực trạng quản lý thuế của Nhà nước đối với DN thông qua phân tích số liệu sơ cấp thu được từ điều tra các DN trên địa bàn. - Luận án đề xuất quan điểm và chiến lược quản lý thu thuế dựa trên cơ sở thực tế về cấp độ tuân thủ nhằm đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ, kịp thời và tự nguyện của các DN trên địa bàn. Trong đó, luận án làm rõ sự phân biệt các chiến lược quản lý sự nộp thuế khác nhau đối với các nhóm DN ở những cấp độ tuân thủ khác nhau. Luận án đã đề xuất các giải pháp chủ yếu và điều kiện thực thi các giải pháp này (theo các chức năng của quản lý thu thuế) để thực hiện các chiến lược quản lý theo
- 16 từng cấp độ tuân thủ, đồng thời xác định tầm quan trọng của các giải pháp này theo tiêu chí cấp độ tuân thủ thuế của DN [28]. Có thể nói, Luận án nói trên đã nghiên cứu khá đầy đủ các nội dung lý luận về tuân thủ thuế, thực trạng tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009 và đã đề xuất được các giải pháp cần thiết đối với việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ thuế của các DN ở Việt Nam. Các kết quả đạt được nêu trên của Luận án này là những tài liệu quý giá để nghiên cứu sinh kế thừa, tham khảo, vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận án này. Tuy nhiên, trong bối cảnh nghiên cứu và viết Luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lệ Thúy, ở Việt Nam đang trong giai đoạn thí điểm và giai đoạn đầu áp dụng cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro cũng chưa được áp dụng đầy đủ, ngoài ra quá trình hiện đại hóa quản lý thuế cũng mới được bắt đầu, chưa có các hoạt động tuân thủ như kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, thực hiện hóa đơn điện tử… 3. Lưu Ngọc Thơ (2013): Quản lý thuế đối với DN lớn ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với các DN lớn. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các DN lớn ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012, chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy và sửa đổi Luật Quản lý thuế đối với DN lớn, nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu thuế đối với các DN lớn. Trong đó, nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu thuế đối với DN lớn được tác giả phân tích chi tiết, tập trung vào tất cả các nội dung quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý thuế đối với DN lớn. Trong các nội dung chính của nhóm giải pháp này, tác giả cũng đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể với mục tiêu là đảm bảo chính sách pháp luật thuế luôn được các DN lớn tuân thủ đầy đủ [27]. Do đó, một số nội dung của Luận án này có liên quan đến vấn đề đánh giá mức độ tuân thủ, thực thi các biện pháp quản lý nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của các DN lớn ở Việt Nam. 4. Nguyễn Xuân Thành (2014): Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra NNT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã sưu tầm, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về thanh tra thuế và hiệu quả thanh tra thuế; nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn