Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn năng lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGÔ THẾ TUYỂN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2019
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGÔ THẾ TUYỂN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGÔ THỊ THUẬN PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Ngô Thế Tuyển i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận; PGS.TS. Nguyễn Đình Long. Những người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty Điện lực Hưng Yên, Điện lực các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện, các xã, các cơ quan ban ngành liên quan và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Ngô Thế Tuyển ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 6 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 8 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 8 2.1.1 Các nghiên cứu về tầm quan trọng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện........................................................................................................................ 8 2.1.2. Các nghiên cứu về đối tượng sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả......................................................................................................................... 9 2.1.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng điện................................................................................. 12 2.1.4. Đánh giá chung và định hướng trong nghiên cứu đề tài luận án ........................ 15 2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ............ 16 iii
- 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 16 2.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc sử dụng nguồn năng lượng điện .................................... 21 2.2.3. Sự cần thiết sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện .......................................... 23 2.2.4. Đặc điểm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ....................... 25 2.2.5. Nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ..... 27 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ..................................................................................................................... 32 2.3. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ....................... 36 2.3.1. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện trên thế giới ..................................... 36 2.3.2. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện ở Việt Nam ..................................... 41 2.4. Bài học kinh nghiệm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ............................................................................................................ 50 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 51 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 52 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 52 3.1.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 52 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 53 3.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát ....................................................................... 54 3.2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Hưng Yên ........................................................................ 54 3.2.2. Chọn điểm khảo sát............................................................................................. 57 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 58 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................ 58 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................................. 59 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin .............................................. 61 3.4.1. Xử lý dữ liệu ....................................................................................................... 61 3.4.2. Phân tích thông tin .............................................................................................. 61 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 66 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ......... 66 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện...................................................................................................................... 66 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ..................................................................................................................... 67 iv
- 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ..................................................................................................... 67 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 68 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 70 4.1. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .... 70 4.1.1. Các nguồn năng lượng điện được sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ...................................................................................................................... 70 4.1.2. Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ............................................. 74 4.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ...................................................................................................................... 89 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ................................................................................................................... 115 4.2.1. Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nguồn năng lượng điện của tỉnh ................. 115 4.2.2. Yếu tố thuộc về người sử dụng điện ................................................................. 120 4.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước......................................................... 123 4.2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nông thôn..................................... 124 4.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và quyết định sử dụng thiết bị thiết kiệm điện .............................................................................................. 126 4.3. Giải pháp sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .................................................................................................................... 131 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................... 131 4.3.2. Định hướng sử dụng nguồn năng lượng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên...... 134 4.3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn ngăng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .................................................................................................. 134 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 162 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CN & XD Công nghiệp và xây dựng CNH Công nghiệp hóa CT Công ty ĐVT Đơn vị tính EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội HCSN Hành chính sự nghiệp HĐH Hiện đại hóa K.hàng Khách hàng LĐHANT Lưới điện hạ áp nông thôn PTBQ Phát triển bình quân SL Số lượng TBA Trạm biến áp TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TM & DV Thương mại và dịch vụ TP Thành phố Tr Triệu Tr.đ Triệu đồng TTCN Tiểu thủ công nghiệp Tỷ.đ Tỷ đồng UBND Ủy ban nhân dân UBND Ủy ban nhân dan USD Đô la mỹ WB Ngân hàng thế giới vi
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Quốc gia sử dụng nhiều và ít điện năng không tái tạo nhất thế giới ................... 37 2.2. Quốc gia sử dụng nhiều và ít điện năng tái tạo trên thế giới .............................. 37 2.3. Tỉ lệ tổn thất điện năng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.................. 38 2.4. Các đơn vị cung cấp điện ở Việt Nam đến năm 2016 ........................................ 42 2.5. Số lượng và cơ cấu các nguồn điện năng Việt Nam năm 2016 .......................... 43 2.6. Tỷ lệ dùng điện của các ngành qua các năm ....................................................... 46 3.1. Diện tích, dân số của tỉnh và các huyện trong tỉnh Hưng Yên năm 2016........... 55 3.2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Hưng Yên .................... 56 3.3. Số lượng các mẫu điều tra, phỏng vấn trên địa bàn khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ............................................................................................................ 60 4.1. Sản lượng điện Công ty Điện lực Hưng Yên nhận từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................... 71 4.2. Số lượng hầm biogas trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .............................................. 72 4.3. Số lượng cán bộ, công nhân điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........................... 76 4.4. Số lượng khách hàng của công ty Điện lực Hưng Yên phân theo khu vực giai đoạn 2013 - 2017 ......................................................................................... 77 4.6. Số lượng các trạm biến áp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2016 ..................... 79 4.7. Hệ thống đường dẫn điện phục vụ khách hàng của công ty Điện lực Hưng Yên năm 2016 ..................................................................................................... 80 4.8. Số lượng xã Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý lưới điện và bán điện trực tiếp cho khách hàng năm 2016............................................................................ 82 4.9. Số lượng công tơ điện do Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý qua các năm .... 84 4.10. Kết quả thanh kiểm tra sử dụng điện của khách hàng ........................................ 86 4.11. Kết quả thực hiện tuyên truyền tiết kiệm điện hàng năm trên đài phát thanh của công ty điện lực Hưng Yên năm 2017 .......................................................... 88 4.12. Số lượng các trạm bơm và diện tích tưới tiêu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........ 90 4.13. Kết quả sử dụng điện cho thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên ............................................................................................................ 91 vii
- 4.14. Số hộ sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp ở các huyện nghiên cứu ................................................................................................ 92 4.15. Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình đang sử dụng trên địa bàn khu vực nông thôn, tỉnh Hưng yên............................................................................. 94 4.16. Các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt của hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên (tính bình quân 1 hộ điều tra) ............................................ 96 4.17. Lượng điện tiêu thụ bình quân 1 tháng của các hộ trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ..................................................................................................... 97 4.18. Tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 98 4.19. Tỷ lệ hộ có nhu cầu sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 99 4.20. Kết quả thăm dò về chi phí sử dụng điện của các nhóm hộ ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên........................................................................................... 100 4.21. Tình hình xây dựng và thực thi kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng điện tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị ở các huyện xã khảo sát............................... 102 4.22. Định mức tiêu thụ điện cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở các huyện điều tra tỉnh Hưng Yên năm 2017 .......................................................... 103 4.23. Kết quả sử dụng năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp ở các huyện khảo sát năm 2017 ........................................................................ 104 4.24. Sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........................................ 105 4.25. Tỷ lệ hộ hài lòng và điểm số trung bình của các tiêu chí thể hiện sự hài lòng của khách hàng về cung cấp nguồn điện lưới quốc gia ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ................................................................................................... 106 4.26. Tổn thất điện năng hạ thế của các Điện lực chi nhánh qua 3 năm .................... 108 4.27. Một số chỉ tiêu thể hiện tăng trưởng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .......................................................................................................... 109 4.28. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ sử dụng điện về đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn tỉnh Hưng Yên .................................................. 110 4.29. Ý kiến của cán bộ và hộ dân về các hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .............................................. 113 viii
- 4.30. Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng điện khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .......................................................................................................... 114 4.31. Sự cố lưới điện, số lần cặt điện và dự nợ tiền điện trong sử dụng nguồn năng lượng điện khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên......................................... 115 4.32. Điểm số trung bình về các tiêu chí chất lượng dịch vụ cung cấp điện của Công ty Điện lực Hưng Yên theo đánh giá của hộ gia đình ............................. 118 4.33. Giá bán điện bình quân khu vực nông thôn tỉnh Hưng yên .............................. 119 4.34. Một số chỉ tiêu thể hiện điều kiện kinh tế và mức sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ....................................... 120 4.35. Tỷ lệ hộ thay đổi thói quen trong sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .................................................................... 121 4.36. Tỷ lệ hộ hiểu biết về các thiết bị điện của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên........................................................................................... 122 4.37. Thực trạng sự cố lưới điện do thời tiết khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ...... 125 4.38. Hệ số ảnh hưởng của các biến yếu tố đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện của hộ gia đình .............................................................. 128 4.39. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong hộ gia đình .............................................................................. 130 4.40. Dự báo các chỉ tiêu cung cấp điện hàng năm trên địa bàn tỉnh của công ty điện lực Hưng Yên đến năm 2020 .................................................................... 133 4.41. Dự kiến hoạt động tuyên truyền hàng năm về chương trình sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ........... 141 ix
- DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 2.1. Tỷ lệ tổn thất điện năng trên toàn thế giới giai đoạn 2000 – 2014 .................. 38 2.2. Tỷ lệ xã và hộ sử dụng điện lưới quốc gia vùng nông thôn ............................. 44 2.3. Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo thiết bị điện tại khu vực dân cư ...................... 45 4.1. Tỷ lệ hộ sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời ở một số huyện điều tra ............................................................................................................. 73 4.2. Hình thức cung cấp điện cho người sử dụng ................................................... 95 4.3. Mong muốn được tập huấn về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ................... 101 4.4. Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên ............................ 108 4.5. Tỷ lệ ý kiến của các hộ gia đình về biểu giá điện sinh hoạt .......................... 120 x
- DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .......................................................................................... 53 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh điện khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .............................................................................................................. 75 DANH MỤC HỘP 4.1. Cách thức tiết kiệm của xí nghiệp thủy lợi............................................................ 91 4.2. Ý kiến của doanh nghiệp về sử dụng điện hợp lý ............................................... 111 4.3. Ý kiến của hộ gia đình về cách thức sử dụng điện hợp lý................................... 111 4.4. Ý kiến của người chăn nuôi lợn về lợi ích của hầm Biogas ................................ 112 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Ngô Thế Tuyển Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn năng lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng tiếp cận kỹ thuật, tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận xã hội học và tiếp cận chính sách trong suốt quá trình nghiên cứu. - Chọn 3 huyện đại diện là huyện Văn Lâm, thành phố Hưng Yên và huyện Ân Thi đại diện cho điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh. Mỗi huyện và thành phố đại diện chọn 3 xã đại diện để khảo sát hộ gia đình sử dụng điện theo các ngành nghề khác nhau. - Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu gồm các văn bản pháp lý, các quy định của các cơ quan từ trung ương đến địa phương về sử dụng nguồn năng lượng điện, các công trình nghiên cứu có liên quan, các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và trong nước về sử dụng nguồn năng lượng điện và các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, được thu thập từ văn phòng các Bộ, Ngành, Sở, phòng, ban, các thư viện các trường đại học, viện nghiên cứu và các trang Website, có trích dẫn đầy đủ. - Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng: (i) điều tra chọn mẫu 447 hộ gia đình thuộc 9 xã của 3 huyện đã chọn; (ii) Phỏng vấn sâu 30 cán bộ lãnh đạo các huyện, xã đại diện và 20 cán bộ quản lý ngành điện; (iii) Thảo luận nhóm và quan sát thực địa; (iv) tham gia các hội nghị giao ban của các sở, ban ngành trong tỉnh. - Các số liệu thông tin sau khi thu thập xong, được xử lý và tổng hợp số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS và STATA. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert, phân tích hồi quy tương quan và đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng được sử dụng để phân tích thông tin trong đề tài. Kết quả chính và kết luận (1). Sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn là khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng điện cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, hoạt động dịch vụ và tiêu dùng của hộ gia đình, các hoạt động của các dự án đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Với yêu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện là tiết kiệm và hiệu quả theo xii
- 3 nguyên tắc, nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh gồm: Khai thác các nguồn năng lượng điện; Quản lý cung cấp và sử dụng nguồn năng lượng điện; Sử dụng nguồn năng lượng điện; Đánh giá kết quả, hạn chế và tác động của việc sử dụng nguồn năng lượng điện. (2). Các nguồn năng lượng điện được khai thác và sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên gồm: Điện lưới quốc gia; Năng lượng mặt trời; Điện Biogas; Máy phát điện và các thiết bị điện khác, trong đó chủ yếu là điện lưới quốc gia. Quản lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn, thực tế mới quản lý nguồn điện lưới quốc gia do công ty điện lực Hưng Yên đảm nhận. Hiện tại công ty đang quản lý 9 điện lực các huyện và thành phố Hưng Yên với 135 tổ dịch vụ điện tại xã, phường. Công ty có nhiệm vụ tổ chức nhận điện đầu nguồn, phân phối và truyền tải điện thương phẩm cho người sử dụng theo hợp đồng mua bán điện; Quản lý giá bán; Thay thế và hiện đại hóa các phương tiện truyền tải, phân phối, đo đếm điện và Giảm tổn thất điện năng. Sản lượng điện thương phẩm năm 2017 của công ty là 3485,82 triệu kWh, bình quân tăng 15,25%/năm từ 2013 đên 2017. Số lượng khách hàng sử dụng điện năm 2017 là 421510 hợp đồng, tăng 6,12%/năm, trong đó khách hàng là hộ dân nông thôn chiếm trên 80%. Sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp còn thấp, mới chiếm hơn 1% trong tổng sản lượng điện cung cấp hàng năm. Bình quân 1 hộ dân nông thôn tiêu dùng 1 tháng 203,65 kWh, với chi phí bình quân là 323,60 ngàn đồng. Hầu hết các cơ quan quản lý hành chính ở khu vực nông thôn của tỉnh đều có kế hoạch, nội quy và giám sát sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng nguồn năng lượng điện đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng nông thôn mới, và thay đổi thói quen lạc hậu cho người dân. Các hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên là: (i) Sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng nhỏ; (ii) Hệ thống tổ chức quản lý nguồn năng lượng điện chưa hoàn thiện; (iii) Hệ thống truyền tải, phân phối điện chưa đổi mới và hiện đại hóa đồng bộ; (iv) Sử dụng điện cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa chưa đảm bảo; (v) Còn thất thoát điện do kỹ thuật và do các hoạt động thương mại. (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên gồm: (i) Các yếu tố thuộc cơ quan cung cấp và quản lý nguồn năng lượng điện (Năng lực cán bộ; Thiết bị máy móc; Cơ chế hoạt động; Sự bàn giao quản lý…); (ii) các yếu tố thuộc đối tượng sử dụng nguồn năng lượng điện (Đặc điểm bản thân người sử dụng: Giới tính, tuổi, trình độ, thói quen, thu nhập...); (iii) các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách (thể chế triển khai, cơ chế hỗ trợ, sự phối hợp các sở, ban, ngành…); (iv) yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nông thôn. (4) Để sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong các năm tới theo yêu cầu của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần áp dụng 3 nhóm giải pháp sau: (i) Nhóm giải pháp cho công ty điện lực Hưng Yên; (ii) Nhóm giải pháp cho người sử dụng nguồn năng lượng điện (iii) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Ngo The Tuyen Thesis title: Study on use of electrical energy sources in rural area of Hung Yen province Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objective The study aims to evaluate the situation, analyze factors affecting and propose measures to use efficiently electrical energy to meet demand for electricity and enhance use of suitable electrical energy in rural areas of Hung Yen province. Materials and Methods - The study employed technical and system approach, participatory approach, sociological approach and policy and institutional approach. - The study selected 3 representative districts and one city: Van Lam, Yen Thi district and Hung Yen city which have common natural, social economic characteristics of the province. In each district and city, 3 communes and towns were selected then household surveyed were carried out at these communes. - Secondary data includes legal document, regulation from central to local level on the use of electrical energy, related research, the world’s and domestic practical experience on the use of electrical energy and information about the research sites. This data is gathered from offices at different management levels, department, and libraries of universities, research institutes and online website with full citation of sources. - Primary data were gathered by: (i) The survey with the sampling of 447 households in 9 communes of 3 selected districts; (ii) In-depth interviews with 30 leaders of selected districts, communes, and 20 staff of electricity management sectors; (iii) Focus group discussion and field observation; and (iv) Information from inter-department meetings in the province and selected districts. - Gathered data were processed and analyzed by SPSS và STATA. Descriptive statistics, comparative statistics, exploratory factor analysis using Likert scale, regression and willingness to pay of consumers were used in this study. Main findings and conclusions (1) Using electrical energy in rural areas is the use of electrical energy sources for agricultural production and business purposes, services and living of households, operation of investment projects, and organizations and offices with State budgets. For using economically and efficiently electrical energy sources according to three rules, research contents on using electrical energy in rural areas in the province include: Exploitation of electrical energy sources, Management and use of electrical energy sources; Use of electrical energy sources; Evaluation of achievements, Limitations, and Impacts of the use of electrical energy sources. xiv
- (2) Sources of electrical energy in rural areas of Hung Yen province include: National electricity network, solar energy, Biogas; electricity generators and other electricity appliances, mainly from National electricity network. Management of electrical energy sources in rural areas of Hung Yen province is in fact being done for only national electricity transmission networks and undertaken by Hung Yen Electricity Company. The company is currently managing 9 Electricity companies at district level with 135 electricity service groups at communes and towns. The company is in charge of receiving electricity from sources and transmit commercial electricity to users according to contracts for electricity selling and buying electricity; selling price management; replacing and modernizing facilities for electricity transmission, distribution of electricity and reducing electricity losses. The total commercial electricity production of the company in 2017 is 3485.82 million kWh, with an average increase of 15.25%/year between 2013 and 2017. The number of electricity customers in 2017 are 421,510 contracts, increased by 6.12%/year, of which farmer households accounts for more than 80%. The use of electrical energy for agricultural production is still low, only accounting for more than 1% in the total of annual electricity supply amount. One average one farmer household uses 203,65 kWh/month, with average cost of 323.60 thousand VND. Most administrative offices in rural areas of the province has the plan, regulations and supervision for economical and efficient use of electricity. Use of electrical energy source has contributed to push up social-economic growth, transform economic structure, build new rural areas, and change old habits of people in using electricity. Some limitations in the use of electrical energy source in rural areas of Hung Yen province are (i) Low productivity of renewable energy source (ii) Systems for management and organization of electrical energy is still incomplete; (iii) Systems for the transmission and distribution of electricity has not been innovated and fully modernized; (iv) Use of electrical energy for agricultural production in modernization schemes has not been ensured; (v) Losses of electricity due to technical and commercial problems are still existed. (3) The factors effecting the use of electrical energy sources in rural areas of Hung Yen province include: (i) Factors belonging electrical energy supply and management units (capacity of staff, equipment, operational mechanism, management decentralization…); (ii) factors belonging users of electrical energies (characteristics of users of electrical energy: gender, age, educational level, habits, income...); (iii) factors affecting policy mechanism (institutions, support mechanism, collaboration and coordination of provincial department and sectors …); (iv) Natural and social economic factors of rural areas. (4) In order to use economically electrical energy in rural areas of Hung Yen province in coming years in accordance with Law on the economical and efficient use of energy, the following measures should be taken: (i) Measure for Hung Yen Electricity Company; (ii) Measure for users of electrical energy; (iii) Measure for policy mechanism of State Government. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nguồn năng lượng điện có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Điện là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững; là tiền đề để phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội trong nông thôn; là phương tiện để thay đổi điều kiện sống của người dân nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong 19 tiêu chí nông thôn mới ở nước ta, tiêu chí số 4 về phát triển và sử dụng điện năng là một tiêu chí phải đi trước một bước. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết năm 2012, cả nước đã có 100% số huyện có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện trong cả nước đạt 97,5%; số hộ dân nông thôn có điện đạt 96,8%; đến năm 2018 cả nước đã có 100% số huyện có điện, tỷ lệ số xã có điện lưới nông thôn đạt 99,83% và số hộ dân nông thôn có điện đạt 98,83% (EVN, 2018). Việt Nam đang nằm trong nhóm đầu của châu Á về điện khí hóa nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đánh giá của Bộ Công thương (2014) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013 cho thấy, quá trình điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 30 đến 40% vào việc phát triển kinh tế cho khu vực này. Hiện tại, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng 100% có điện, khu vực miền núi phía Bắc 94% có điện (Tổng cục Thống kê, 2016). Cũng nhờ sử dụng nguồn năng lượng điện nông dân các huyện Văn Giang, Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đã áp dụng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, như thắp đèn để “kích” hoa, đậu quả tạo thu nhập lớn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, 2016). Nhiều địa phương đã sử dụng điện chiếu sáng cho khu vực trung tâm xã, trạm y tế, trường học. Đây là những yếu tố đầu tiên và quan trọng để tiến đến xây dựng nông thôn mới. Kết quả khảo sát của các chuyên gia cho thấy, quá trình điện khí hoá đã đóng góp 30 - 40% vào việc phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển mạnh các ngành, nghề thủ công (Vĩnh Phong, 2014). Song song với việc tăng trưởng kinh tế - xã hội, vấn đề sử dụng điện hợp lý ngày càng trở lên cấp thiết bởi các lý do (i) Ngành điện đã phát triển thành ngành 1
- công nghiệp cung cấp và cạnh tranh. Việc nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất, truyền tải điện cũng như sử dụng hợp lý nguồn điện năng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành điện. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị trường điện năng chưa phát triển, mà mang nặng tính độc quyền của tổng công ty điện lực khiến cho quản lý và sử dụng nguồn năng lượng điện thiếu tính cạnh tranh, hạn chế đến sự lựa chọn tiêu dùng điện của người dân (ii) Sự tăng trưởng rất nhanh về nhu cầu sử dụng điện năng. Theo Bộ Công thương (2014), tăng trưởng điện năng sản xuất của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 là gần 9%/năm, trong khi đó tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này là 6%/năm, nghĩa là hệ số tăng trưởng điện năng/tăng trưởng GDP là 1,5. Điều này cho thấy chúng ta đang sử dụng năng lượng không hiệu quả; (iii) Sự tổn thất điện năng thường xuyên xảy ra do lạc hậu về kỹ thuật và ý thức người sử dụng điện. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới công bố năm 2013, tổn thất điện năng trên toàn thế giới giảm từ 8,9% năm 2004 xuống còn 8,1% năm 2011. Trong đó các nước phát triển dường như đã kiểm soát được tỷ lệ tổn thất điện năng và duy trì ở mức ổn định như Đức (4 – 5%), Phần Lan (3 – 4%), Ai Len (3 – 4%). Trong khu vực châu Á, các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn 2009 – 2013 ỏ mức thấp trong khoảng 4 – 5% (Nhật Bản), 3 – 4% (Hàn Quốc và 5 – 6% (Singapore). Tuy nhiên, với hầu hết các nước đang phát triển tỷ lệ tổn thất điện năng còn khá cao, ở mức 2 con số (2011 ở Cambodia là 28,1%; Myanmar là 21,2%; Philippines là 11,1%). Ở Việt Nam, tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2011 là 10,1%, 2014 vẫn còn ở mức 8,6% (EVN, 2014); (iv) Nguồn nguyên liệu không tái tạo sử dụng cho sản xuất điện như than đá, nước, dầu khí có xu hướng giảm, trong khi các nguồn nguyên liệu tái tạo chưa biết khai thác, sử dụng và có thể gây ra ô nhiễm môi trường (Steinhorst et al., 2015). Đến nay, công ty Điện lực Hưng Yên trực tiếp bán điện đến 151/161 xã, phường, thị trấn và quản lý trên 400 nghìn khách hàng, đã giúp người dân trong tỉnh được sử dụng điện an toàn, ổn định với giá bán điện theo quy định của Chính phủ, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an ninh khu vực nông thôn. Chất lượng phục vụ nâng cao và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Năm 2017, tỷ lệ tổn thất điện năng hạ áp là 6,59% trong khi năm 1997 là 15,45% (Công ty Điện lực Hưng Yên, 2017). Trong những năm qua Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp tục đầu tư, cải tạo sửa chữa lưới điện; thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, cung 2
- ứng điện đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực hiện Luật Năng lượng năm 2010, về sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện nói chung, ở khu vực nông thôn nói riêng, sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên đang đối mặt những thách thức lớn. Đó là, (i) Nguồn năng lượng điện sử dụng chủ yếu là điện lưới quốc gia, nhưng lưới điện nông thôn cũ nát, chắp vá, bán kính cung cấp xa, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khu vực nông thôn, đặc biệt yêu cầu của xây dựng nông thôn mới; (ii) Tổn thất lưới điện hạ thế vẫn ở mức cao; do quy hoạch lộn xộn, đầu tư dàn trải; (iii) Sử dụng nguồn năng lượng điện trong sản xuất nông nghiệp còn ít chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; (iv) Công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả còn chưa tốt; (v) Ý thức và sự tuân thủ chính sách của người dân nông thôn trong sử dụng nguồn năng lượng điện thấp, còn lãng phí và thất thoát; (vi) Tỷ lệ người dân sử dụng các nguồn năng lượng điện thay thế điện lưới như năng lượng mặt trời, gió trời, các chất thải trong nông nghiệp,… còn rất ít. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương trong khai thác, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn năng lượng điện cho khu vực nông thôn thông qua hướng dẫn, đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ, tập huấn, thanh tra, kiểm tra, giám sát,... các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh- dịch vụ, hộ chế biến, Hợp tác xã nông nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả; sử dụng quy trình, thiết bị và công nghệ có hiệu suất năng lượng cao, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp xây dựng hầm biogas để tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp để sản sinh ra các nguồn năng lượng sử dụng thay thế điện năng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu để tận dụng các nguồn thay thế điện năng, giảm tổn thất tiêu thụ điện và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện còn chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở Việt Nam đã có như Đặng Phan Tường (2003) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong truyền tải và phân phối điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN)”; Cao Đạt Khoa (2010) về “Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý khâu truyền tải điện ở Việt Nam”; Lê Quang Hải (2013) với đề tài “Quản lý lưới điện truyền tải trong thị trường điện Việt Nam”;,… Các nghiên cứu này thường tập trung nhiều về kỹ thuật truyền tải điện lưới và thực hiện trên phạm vi 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn