intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: ODA của Trung Quốc cho các nước Asean và hàm ý cho Việt Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

49
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án này tìm hiểu thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam; đánh giá thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam; định hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian tới và định hướng tiếp nhận ODA của Việt Nam; cơ hội, thách thức trong thu hút ODA của Trung Quốc ở Việt Nam và một số hàm ý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: ODA của Trung Quốc cho các nước Asean và hàm ý cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ BÙI VIẾT THẮNG ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ BÙI VIẾT THẮNG ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Thái Quốc 2. PGS. TS. Dương Văn Huy HÀ NỘI - 2020 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Viết Thắng iii
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................... 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ............................ 6 4.1. Phương pháp luận ...................................................................................................................6 4.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................9 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................. 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................... 14 7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 14 Chương 1. ........................................................................................................................... 16 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 16 1.1. Các quan điểm về ODA .............................................................................................. 16 1.1.1. Định nghĩa chung về ODA........................................................................................................16 1.1.2. Động cơ viện trợ ODA ...............................................................................................................17 1.1.3. Tác động của ODA .....................................................................................................................20 1.2. Nghiên cứu về ODA của Trung Quốc ....................................................................... 24 1.3. Nghiên cứu về ODA dành cho các nước Đông Nam Á ............................................ 26 1.4. Đánh giá các kết quả nghiên cứu trước .................................................................... 29 1.4.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu trước ............................................................................29 1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................................................30 Chương 2. ............................................................................................................................. 32 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ODA CỦA TRUNG QUỐC ................................... 32 2.1. Cơ sở lý luận về ODA của Trung Quốc .................................................................... 32 2.1.1. Khái niệm ODA...........................................................................................................................32 2.1.1.1. Khái niệm chung về ODA .............................................................................. 32 2.1.1.2. Khái niệm ODA của Trung Quốc .................................................................. 35 2.1.2. Phân loại ODA.............................................................................................................................37 2.1.2.1. Các cách phân loại ODA nói chung .............................................................. 37 2.1.2.2. Phân loại ODA của Trung Quốc ................................................................... 38 2.1.3. Đặc điểm của ODA .....................................................................................................................39 2.1.3.1. Đặc điểm ODA nói chung.............................................................................. 39 2.1.3.2. Đặc điểm ODA của Trung Quốc ................................................................... 40 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn vốn ODA ..............................................................42 iv
  5. 2.1.4.1. Bộ tiêu chí đánh giá theo QuODA ................................................................. 42 2.1.4.2. Bộ tiêu chí “Better Aid Scorecards” ............................................................. 44 2.1.4.3. Các tiêu chí khác ........................................................................................... 46 2.2. Cơ sở thực tiễn về ODA của Trung Quốc ................................................................. 47 2.2.1. Lịch sử phát triển ODA của Trung Quốc .............................................................................47 2.2.2. Thực trạng ODA của Trung Quốc giai đoạn 2000-2020....................................................49 2.2.2.1. Về quy mô viện trợ ......................................................................................... 49 2.2.2.2. Về hình thức viện trợ ..................................................................................... 51 2.2.2.3. Về phân bổ ODA ............................................................................................ 52 2.2.2.4. Về lĩnh vực viện trợ ....................................................................................... 54 2.2.2.5. Về cơ chế quản lý ODA của Trung Quốc ...................................................... 55 2.2.3. Đánh giá chung về ODA của Trung Quốc ............................................................................57 2.2.3.1. Đánh giá về quy mô ODA của Trung Quốc .................................................. 58 2.2.3.2. Đánh giá về mục tiêu viện trợ ODA của Trung Quốc ................................... 59 2.2.3.3. Đánh giá về chất lượng ODA của Trung Quốc ............................................. 60 2.3. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 64 Chương 3. ........................................................................................................................... 66 THỰC TRẠNG ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 ............................................................................................................. 66 3.1. Tình hình ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2019 .... 66 3.1.1. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN...............................................................................................66 3.1.1.1. Vai trò chiến lược của Đông Nam Á đối với Trung Quốc ............................. 66 3.1.1.2. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN ...................................................................... 67 3.1.2. ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2019...............................70 3.1.3. Đánh giá chung về ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN ...................................78 3.1.3.1. Về quy mô viện trợ ......................................................................................... 78 3.1.3.2. Về mục tiêu viện trợ ....................................................................................... 79 3.1.3.3. Về chất lượng viện trợ ................................................................................... 81 3.2. Nghiên cứu trường hợp: ODA của Trung Quốc cho Campuchia, Lào và Myanmar ............................................................................................................................ 81 3.2.1. ODA của Trung Quốc cho Campuchia .................................................................................81 3.2.1.1. Quan hệ Campuchia – Trung Quốc............................................................... 81 3.2.1.2. Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Campuchia .......................................... 83 3.2.1.3. Động cơ viện trợ ODA cho Campuchia của Trung Quốc ............................. 87 3.2.2. ODA của Trung Quốc cho Lào................................................................................................89 3.2.2.1. Quan hệ Trung Quốc – Lào ........................................................................... 89 3.2.2.2. Thực trạng ODA của Trung Quốc cho Lào ................................................... 90 3.2.2.3. Động cơ viện trợ ODA của Trung Quốc cho Lào ......................................... 96 3.2.3. ODA của Trung Quốc cho Myanmar ....................................................................................97 3.2.3.1. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar .................................................................. 97 3.2.3.2. Thực trạng ODA của Trung Quốc cho Myanmar ......................................... 99 3.2.3.3. Động cơ của Trung Quốc khi viện trợ cho Myanmar ................................. 102 3.2.4. Nhận định chung...................................................................................................................... 104 3.3. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 105 v
  6. CHƯƠNG 4. ..................................................................................................................... 107 ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ....................... 107 4.1. Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam............................................... 107 4.1.1. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc................................................................................... 107 4.1.2. Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt giai đoạn 2000 – 2019............................ 109 4.2. Đánh giá thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam ...................................... 113 4.2.1. Về quy mô viện trợ .................................................................................................................. 114 4.2.2. Về chất lượng viện trợ............................................................................................................. 116 4.2.3. Về động cơ viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam ........................................................ 122 4.2.4. Về tác động của vốn viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam ....................................... 124 4.2.4.1. Tác động tích cực ........................................................................................ 124 4.2.4.2. Về tác động tiêu cực .................................................................................... 125 4.3. Định hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian tới và định hướng tiếp nhận ODA của Việt Nam ............................................................................. 128 4.3.1. Định hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian tới......................... 128 4.3.2. Định hướng của Việt Nam đối với vốn ODA của Trung Quốc ..................................... 130 4.4. Cơ hội, thách thức trong thu hút ODA của Trung Quốc ở Việt Nam và một số hàm ý….. ........................................................................................................................... 131 4.4.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút ODA của Trung Quốc ........... 131 4.4.1.1. Cơ hội .......................................................................................................... 131 4.4.1.2. Thách thức ................................................................................................... 132 4.4.2. Một số hàm ý cho Việt Nam .................................................................................................. 134 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 144 vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á AIIB Asia Infrastructure Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Investment Bank tầng châu Á ASEAN Associasion of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông Asia Nations Nam Á BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai và Con đường CAFTA China ASEAN Free Trade Hiệp định Tự do Thương Mại Agreement Trung Quốc - ASEAN CELAC Community of Latin Cộng đồng các quốc gia Mỹ American and Caribbean La tinh và Caribe States CIDCA China International Cơ quan Hợp tác Phát triển Development Cooperation Quốc tế Trung Quốc Agency CLMV Cambodia, Lao PDR, Campuchia, Lào, Myanmar, Myanmar, Vietnam Việt Nam CNY Chinese Yan Nhân dân tệ CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện Progressive Trans-Pacific và Tiến bộ xuyên Thái Bình Partnership Dương DAC Development Assistance Uỷ ban Viện trợ Phát triển Committee EPC Engineering Procurement Hợp đồng tổng thầu and Construction EXIMBANK China Export Import Bank Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định Tự do Thương mại
  8. IMF International Monetary Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund LDCs Least Developed Countries Nhóm các nước chậm phát triển nhất LICs Low-Income Countries Nhóm các nước thu nhập thấp LMICs Lower Middle Income Nhóm các nước thu nhập Countries trung bình thấp MOFCOM The Ministry of Commerce Bộ Thương mại Trung Quốc of the People's Republic of China ODA Official Development Viện trợ Phát triển Chính Assistance thức OOF Other Official Flows Các nguồn tài chính chính thức khác SCO Shanghai Cooperation Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Organisation UMICs Upper Middle Income Nhóm các nước thu nhập Countries trung bình cao USD United States Dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh khái niệm ODA mới và khái niệm ODA truyền thống 34 Bảng 2.2. So sánh định nghĩa ODA của Trung Quốc và ODA của DAC 36 Bảng 2.3. So sánh đặc điểm giữa ODA nói chung và ODA của Trung Quốc 42 Bảng 2.4. Các nhóm chỉ tiêu trong QuODA 43 Bảng 2.5. Các tiêu chí đánh giá ODA theo ONE’s Better Aid Scorecards 44 Bảng 2.6. Cơ cấu các hình thức viện trợ ODA song phương của Trung 51 Quốc (vốn giải ngân) giai đoạn 2001 – 2016 Bảng 2.7. Mười quốc gia nhận ODA lớn nhất của Trung Quốc 53 Bảng 3.1 ODA của Trung Quốc cho ASEAN giai đoạn 2000 – 2014 71 Bảng 3.2. Các dự án BRI của Trung Quốc đang triển khai ở Đông Nam Á 72 giai đoạn 2013 – 2018 Bảng 3.3. Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho ASEAN giai đoạn 2000 – 73 2014 (%) Bảng 3.4. Phân bổ ODA của Trung Quốc cho ASEAN giai đoạn 2000 – 76 2014 theo lĩnh vực Bảng 3.5. Lợi ích của Trung Quốc ở Campuchia 89 Bảng 3.6. ODA của Trung Quốc cho Myanmar giai đoạn 2000 – 2014 (USD) 99 Bảng 3.7. ODA của Trung Quốc cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar và 107 Việt Nam Bảng 4.1. ODA của Trung Quốc cho Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 112 theo lĩnh vực iii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khung phân tích của Luận án 12 Hình 2.1. Lịch sử phát triển ODA của Trung Quốc 48 Hình 2.2. Tổng lượng vốn ODA của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản 2000 50 - 2017 Hình 2.3. Cơ cấu phân bổ ODA của Trung Quốc theo khu vực địa lý 53 Hình 2.4. Phân bổ ODA theo lĩnh vực viện trợ của Trung Quốc giai đoạn 55 2000 - 2014 Hình 2.5. Cơ quan cung ứng và quản lý viện trợ nước ngoài của Trung Quốc 57 Hình 3.1. Tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc ở ASEAN giai 73 đoạn 2000-2014, theo quốc gia Hình 3.2. Cơ cấu viện trợ của Trung Quốc cho ASEAN giai đoạn 2000 - 79 2014 Hình 3.3. Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho Campuchia theo lĩnh vực 84 Hình 3.4. Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho Campuchia theo hình thức 84 Hình 3.5. ODA của Trung Quốc cho Lào giai đoạn 2002 – 2014 (triệu 91 USD) Hình 3.6. ODA của Trung Quốc cho Lào, theo lĩnh vực giai đoạn 2000 - 2014 93 Hình 3.7. Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho Myanmar, theo lĩnh vực giai 100 đoạn 2000-2014 Hình 4.1. Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014 111 Hình 4.2. Cơ cấu ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 111 Hình 4.3. Phân bổ ODA của Trung Quốc cho Việt Nam theo lĩnh vực giai 114 đoạn 2000 - 2014 Hình 4.4. Phân bổ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam theo lĩnh vực giai 114 đoạn 2014 - 2018 Hình 4.5. Nguồn tài chính dành cho các nước Đông Nam Á trong khuôn 131 khổ BRI iv
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, thế kỷ 21 được dự báo sẽ chấm dứt thời kỳ bá chủ thế giới của Mỹ để nhường chỗ cho một “Thế kỷ Châu Á” hay còn gọi là “Thế kỷ Trung Quốc” [169]. Sau gần ba thập kỷ “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc trong suốt hai mươi năm qua đã triển khai nhiều chiến lược nhằm theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa”, tham vọng bá chủ toàn cầu. Không chỉ đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đưa nền kinh tế lên hàng siêu cường; Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các chính sách ngoại giao mới nhằm gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Một mặt, Trung Quốc bắt tay vào phát triển các thể chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) nhằm cạnh tranh thay thế các thể chế hiện hữu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vốn nằm trong tay Mỹ và các nước phát triển phương Tây. Mặt khác, Trung Quốc cũng tích cực triển khai các chiến lược ngoại giao bành trướng, đẩy mạnh mở rộng ảnh hưởng toàn cầu ở các khu vực: Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh thông qua các chương trình đầu tư, viện trợ và gần đây là đại lục Á – Âu với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). So với châu Phi và khu vực Mỹ - La tinh, Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc bởi vị trí địa lý liền kề và lịch sử quan hệ lâu đời. Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á có vai trò quan trọng và luôn được coi là sân sau chiến lược. Tiếp giáp với vùng Đông Nam – nơi tập trung các đặc khu kinh tế, các thành phố và các hải cảng nhộn nhịp nhất nhì Trung Quốc, Đông Nam Á là thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ đầu ra hàng đầu của nền kinh tế thứ hai thế giới này. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á là cửa ngõ có tính yết hầu kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì thế trong lịch sử cũng như hiện tại, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa địa chiến lược, địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt quan trọng không chỉ với riêng Trung Quốc mà còn đối với nhiều nước lớn trên thế giới. Về kinh tế, Đông Nam Á nắm giữ con đường huyết mạch thương mại hàng hải, 1
  12. do đó có khả năng kết nối, mở rộng hợp tác và liên kết rộng rãi ở cả cấp độ khu vực và quốc tế. Về chính trị, Đông Nam Á có vị trí chiến lược trong phòng thủ lợi hại và là mắt xích không thể thiếu trong quá trình hình thành các cơ chế hợp tác/liên minh quân sự mới. Đặc biệt, khu vực hiện đang được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng năng động hàng đầu thế giới, hấp dẫn nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới tham gia hợp tác. Với tầm quan trọng đặc biệt này, Đông Nam Á trở thành nơi giao thoa lợi ích và cạnh tranh tranh giành ảnh hưởng của nhiều cái tên lớn, nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trước áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ trong thập kỷ vừa qua cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới khu vực. Chính vì thế, những năm gần đây, Trung Quốc ngày một chú trọng nhiều hơn tới khu vực Đông Nam Á. Nổi bật là việc Trung Quốc sử dụng mạnh mẽ con bài “ngoại giao kinh tế”, “ngoại giao quà tặng” đối với các quốc gia khu vực nhằm gia tăng sự phụ thuộc của các quốc gia này vào Trung Quốc cũng như đổi lấy sự ủng hộ Trung Quốc về các vấn đề ngoại giao - chính trị. Mặc dù những khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc đang góp phần làm thay đổi diện mạo của các nước Đông Nam Á, nhất là những khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển năng lượng, song nguồn vốn này cũng để lại nhiều tác động tiêu cực và nghi ngại đối với các nước tiếp nhận ODA [97]. Một trong những đặc điểm của ODA Trung Quốc là không có điều kiện ràng buộc kèm theo như cam kết về cải tổ thể chế, bảo vệ môi trường hay mở cửa thị trường, thay vào đó là mục tiêu thâm nhập thị trường và hướng tới các thoả thuận về chính trị. Ví dụ, Trung Quốc có xu hướng rót vốn ODA cho các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Lào nhằm tranh thủ sự ủng hộ của những quốc gia này trong vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, tính chất và hiệu quả sử dụng của ODA Trung Quốc còn hạn chế do thiếu tính minh bạch, nhất là nhiều dự án ODA phải kèm theo những điều kiện ngầm là các công ty Trung Quốc trúng thầu… Hiện nay, một số quốc gia đã từ chối, thậm chí hủy bỏ các dự án ODA của Trung Quốc như Mỹ, Anh, Mexico và Nhật Bản trước những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia và chất lượng của các dự án này. 2
  13. Trong khi đó, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn ODA đáng kể từ Trung Quốc. Các khoản viện trợ này đang là bài toán nan giải cho Việt Nam khi ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn này. Rõ rệt nhất là các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, điển hình là tuyến Đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội, Dự án Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, Dự án Khu công nghiệp Đình Vũ... Các dự án này không chỉ để lại những rủi ro về kinh tế, mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường và xã hội. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn khá lúng túng trước những đề xuất của Trung Quốc về các cơ chế hợp tác cũng như hoạt động viện trợ phát triển. Đồng thời, việc tiếp nhận nguồn viện trợ của Trung Quốc cũng làm dấy lên e ngại về sự lệ thuộc và đặt Việt Nam vào thế khó trong các nỗ lực đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang có nhu cầu lớn về nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Nếu từ chối các khoản viện trợ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội và lợi ích mà các khoản vốn này mang lại. Vì thế, cần tránh những quan điểm cực đoan, thay vào đó phải xem xét làm thế nào để Việt Nam tận dụng được các khoản viện trợ ODA mà không làm phương hại tới phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước. Thực tế này cho thấy việc nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, cách thức, mục tiêu những khoản viện trợ ODA của Trung Quốc cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu mang tính chiến lược về ODA của Trung Quốc đối với các nước ASEAN vẫn còn chưa đầy đủ và thiếu tính tổng thể, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược đối ngoại đối với khu vực và Việt Nam. Chính vì những lý do trên, luận án lựa chọn nghiên cứu chủ đề “ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN và hàm ý cho Việt Nam” nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học về ODA của Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng; từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trước các dự án ODA của Trung Quốc ở nước ta hiện nay. 3
  14. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ thực trạng ODA của Trung Quốc ở các quốc gia ASEAN, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc ứng xử với ODA của Trung Quốc. Nhiệm vụ của luận án: Với mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: i) Tìm hiểu cơ sở lý luận của ODA bao gồm sự phát triển các khái niệm ODA, đặc điểm, phân loại ODA; phân tích những động lực của nguồn viện trợ này và tác động của nó đối với các quốc gia tiếp nhận. Đồng thời, luận án sẽ làm rõ cơ sở thực tiễn về dòng vốn ODA của Trung Quốc, trong đó tập trung tìm hiểu chiến lược ngoại giao và chiến lược viện trợ nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng viện trợ ODA của Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển trong so sánh với các nhà viện trợ khác. ii) Nghiên cứu thực trạng ODA của Trung Quốc ở các nước ASEAN, phân tích mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở khu vực và đưa ra những đánh giá chung nhất về quy mô, mục tiêu, và chất lượng của nguồn viện trợ này đối với các nước trong khối, đặc biệt là bốn nước kém phát triển nhất khu vực Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. iii) Trên cơ sở nghiên cứu động cơ viện trợ của Trung Quốc và thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019, luận án sẽ chỉ rõ cơ hội, thách thức và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc ứng xử với ODA của Trung Quốc vào nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Quan điểm và lý luận về ODA hiện nay đã phát triển như thế nào? - Đặc điểm ODA của Trung Quốc là gì? Những đặc điểm của nguồn viện trợ này thể hiện ở khu vực Đông Nam Á như thế nào? 4
  15. - Tình hình phát triển ODA của Trung Quốc ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2000 – 2019 như thế nào? Có thể đưa ra những đánh giá chung về nguồn viện trợ này ra sao? - Cơ hội và thách thức gì đối với Việt Nam trong thu hút và sử dụng ODA của Trung Quốc? Giải pháp nào để Việt Nam có thể ứng xử tốt nhất đối với ODA từ Trung Quốc? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là ODA của Trung Quốc cho các quốc gia ASEAN, trong đó tập trung làm rõ ODA của Trung Quốc cho Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian, luận án tập trung khảo cứu ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN, trong đó tập trung chủ yếu vào ba quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam và là những quốc gia kém phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Lào, và Myanmar. Ngoài ra, luận án chỉ nghiên cứu dòng viện trợ ODA từ Trung Quốc đại lục, không bao gồm ODA từ các vùng lãnh thổ như Hong Kong, Macao và Đài Loan. Về phạm vi thời gian, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2000 cho tới năm 2019, đây là hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, cũng là thời điểm chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc và những điều chỉnh chiến lược quan trọng của nước này đối với khu vực. Mặc dù vậy, do hạn chế về mặt dữ liệu và để đảm bảo tính tin cậy tối đa cũng như tính đồng bộ khi so sánh của nghiên cứu, số liệu ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN đa phần chỉ gói gọn trong giai đoạn 2000 – 2014. Tuy nhiên, luận án vẫn lồng ghép những số liệu cập nhật và những nhận định về ODA của Trung Quốc cho khu vực cho tới năm 2020 thông qua phân tích một số các dự án ODA đang triển khai hoặc kế hoạch cấp vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án dự báo và đề xuất một số giải 5
  16. pháp tăng cường hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Về phạm vi nội dung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN; từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án áp dụng các phương pháp luận nghiên cứu cơ bản như cách tiếp cận lý thuyết hệ thống, lý thuyết kinh tế học, lý thuyết kinh tế chính trị, lý thuyết quan hệ quốc tế, quan điểm của Đảng và Nhà nước về sử dụng vốn nước ngoài, vốn ngoài ngân sách và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực. Đây là cơ sở căn bản để hiểu về bản chất, động cơ của các quốc gia khi tiến hành viện trợ ODA cũng như những tác động của nguồn viện trợ này tới các nước tiếp nhận. Cụ thể: Lý thuyết kinh tế chính trị và lý thuyết quan hệ quốc tế đã đưa ra một số lý giải về động cơ viện trợ ODA của các quốc gia, cụ thể là: Chủ nghĩa hiện thực: Tư tưởng đầu tiên và phổ biến nhất được chấp nhận rộng rãi kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc chính là các quan điểm của chủ nghĩa hiện thực. Những người ủng hộ trường phái này cho rằng nhân tố quyết định tới chính sách viện trợ của các quốc gia đó là những “lợi ích chiến lược” với mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an ninh quốc gia và thứ hai mới là trợ giúp nhân đạo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bản thân chủ nghĩa hiện thực cũng tồn tại hai luồng tư tưởng trái ngược nhau với những quan điểm khác biệt về an ninh quốc gia. Theo đó, chủ nghĩa hiện thực truyền thống nhìn nhận an ninh quốc gia dưới góc độ chính trị - quân sự khi cho rằng những ưu tiên viện trợ được thúc đẩy bởi vai trò chiến lược quân sự - chính trị của các quốc gia tiếp nhận ODA, hay nói cách khác mục tiêu viện trợ ODA là hướng tới việc hình thành các liên minh quân sự. Trái lại, chủ nghĩa hiện thức mới 6
  17. lại nhìn nhận an ninh quốc gia dưới góc độ chiến lược thương mại, theo đó ưu tiên viện trợ sẽ dành cho các quốc gia có tiềm năng về kinh tế. Chủ nghĩa lý tưởng: Những người theo trường phái lý tưởng (idealism) có cái nhìn rất tích cực đối với các khoản viện trợ cũng như khả năng đóng góp của chúng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước viện trợ cũng như các nước nhận viện trợ. Chủ nghĩa lý tưởng cũng nhận thấy tiềm năng của vốn ODA trong việc chấm dứt tình trạng nghèo đói và phát triển chậm ở Thế giới thứ ba. Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lý tưởng cho rằng “trợ giúp nhân đạo” là mục tiêu chủ đạo, là động cơ hàng đầu của các khoản viện trợ ODA; đồng thời viện trợ ODA là công cụ thúc đẩy hợp tác giữa nước tài trợ và nước tiếp nhận tài trợ. Trường phái này cũng nhấn mạnh rằng các khoản viện trợ ODA thường hướng tới mục tiêu đẩy mạnh dân chủ và nhân quyền ở các nước tiếp nhận. Các lý thuyết kinh tế chính trị, đặc biệt là lý thuyết kinh tế - chính trị Mác và Ăng-ghen đã gắn chặt kinh tế với chính trị, dùng kinh tế để giải thích chính trị. Mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị thể hiện rất rõ qua các chính sách ngoại giao, tư tưởng, lý tưởng và thực tiễn chính sách ngoại giao của các quốc gia. Do đó, quyết định viện trợ sẽ không nằm ngoài không gian kinh tế và không gian chính trị, tư tưởng và mục tiêu chiến lược của các chính trị gia. Chủ nghĩa Mác-xít mới: Trường phái này cho rằng đối với các nhà tài trợ, nhân tố quyết định các chính sách viện trợ chính là động cơ kinh tế. Tư tưởng này dựa trên giả định rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, vì thế, các khoản viện trợ sẽ nhằm gia tăng quyền lực/sức mạnh của giới tinh hoa ở các nền kinh tế phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa. Các khoản viện trợ sẽ làm nới rộng hơn khoảng cách chênh lệch kinh tế vốn đã và đang tồn tại giữa các nước giàu và các nước thứ ba. Tiếp cận dưới góc độ những tác động của viện trợ ODA tới các nước tiếp nhận, lý thuyết cổ điển, lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết trọng Âu và lý thuyết phụ thuộc đã nhấn mạnh một số quan điểm như sau: 7
  18. Lý thuyết kinh tế cổ điển: Theo quan điểm của những người ủng hộ lý thuyết cổ điển, các khoản viện trợ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Sở dĩ như vậy vì tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ suất đầu tư – yếu tố này lại bị chi phối bởi tiết kiệm và nhập khẩu. Viện trợ sẽ làm gia tăng tiết kiệm (bổ sung tiết kiệm nội địa) và thương mại (bổ sung cho xuất khẩu), giúp cải thiện tỷ suất đầu tư và theo đó đem lại tăng trưởng kinh tế cho các nước tiếp nhận. Các khoản viện trợ không chỉ góp phần cải thiện bức tranh kinh tế vĩ mô nhờ tăng trưởng ngoại tệ mà còn tăng cường hiệu quả các nguồn lực trong nước, có được nhờ viện trợ về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, viện trợ nước ngoài còn hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư, chuyển giao kỹ thuật (cử chuyên gia nước ngoài, đào tạo cán bộ), cân đối ngân sách và xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, lý thuyết này cũng đưa ra cảnh báo các khoản viện trợ chỉ có hiệu quả nếu nước tiếp nhận có những chính sách tốt, nhưng ngược lại sẽ trở thành mối đe dọa trì hoãn và cản trở nỗ lực cải cách nếu nước tiếp nhận có một nền quản trị yếu kém. Lý thuyết lực đẩy lớn (big push theory) cũng có cùng nhận định khi cho rằng các khoản viện trợ là chất xúc tác cần thiết cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết hiện đại hóa: Thuyết hiện đại hóa ra đời là kết quả của tiến trình phân cực hóa thế giới trước sự nổi lên của Mỹ với vai trò siêu cường. Mỹ cho rằng cần phải thiết kế một kế hoạch phát triển cho các nước thứ ba thay vì để những nước này rơi vào tay khối cộng sản. Năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry Truman phân chia thế giới thành hai nhóm: các quốc gia phát triển và chậm phát triển. Trong đó, ông cho rằng các nước phát triển cần phải cung cấp viện trợ phát triển cho các nước đang phát triển, để những nước này tái định hướng và phân phối lại nguồn lực sản xuất từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại. Quá trình này sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hay hiện đại hóa nền kinh tế ở các nước đang phát triển. Lý thuyết phát triển khẳng định các nước đang phát triển cần phải đi theo con đường của các nước phát triển – đạt được những tiến bộ về văn hóa và xã hội trước sau đó mới tới thúc đẩy phát triển kinh tế. Thuyết trọng Âu – một học thuyết quan trọng trong lý thuyết về phát triển cũng đề cao vai trò của phương Tây/châu Âu đối 8
  19. với các quốc gia không nằm trong nhóm này (thường là các nền kinh tế kém phát triển). Bản thân những quốc gia không thuộc phương Tây cũng thường coi các giá trị của châu Âu là chuẩn mực để đo lường cho tiến trình phát triển của mình trên hầu hết các khía cạnh từ thị trường, kinh tế, xã hội cho tới chính trị hay hệ tư tưởng. Mặc dù vậy, Ziai nhận định việc ép buộc áp dụng mô hình phát triển của phương Tây cho những nước kém phát triển sẽ không bao giờ thành công. Lý thuyết phụ thuộc (dependency theory): Lý thuyết phụ thuộc đề cập tới những lo ngại về sự phụ thuộc của các nước tiếp nhận ODA vào các nước tài trợ, hệ quả là viện trợ sẽ không đóng góp cho sự phát triển của nước bản địa. Sau khi nhận tài trợ, những cường quốc lớn và các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ nắm giữ quyền lực tối cao ở các quốc đang phát triển. Những nước nhận viện trợ sẽ bị mất khả năng bảo vệ lợi ích của mình, từ đó dẫn tới mất năng lực kiểm soát đất nước. Các chính phủ sẽ không thể duy trì chức năng quản lý đất nước như bảo tồn hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công cơ bản mà không có nguồn tài chính viện trợ nước ngoài cũng như đội ngũ chuyên gia tư vấn. Vì thế, viện trợ lớn không phải là kết quả mà chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng quản trị yếu kém. Những lý thuyết này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các chương của Luận án để so sánh, tham chiếu về những động cơ, tác động của ODA trong lý thuyết nói chung với các động cơ và tác động đặc thù của ODA Trung Quốc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó áp dụng những phương pháp cụ thể như sau: * Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các số liệu thống kê, báo cáo của các ban ngành liên quan giữa Trung Quốc với các nước ASEAN (song phương và đa phương), văn bản chính sách của từng quốc gia có liên quan đến ODA. Các tư liệu thứ cấp là những công trình nghiên cứu, báo cáo của các tổ chức đã được công bố liên quan đến viện trợ nước ngoài và ODA. 9
  20. Số liệu về ODA của Trung Quốc sử dụng xuyên suốt luận án chủ yếu được thu thập từ nguồn dữ liệu của Tổ chức China AidData – một trong những nguồn dữ liệu cập nhật và đáng tin cậy nhất về ODA của Trung Quốc hiện nay. Bộ dữ liệu mới nhất về viện trợ nước ngoài của Trung Quốc được Tổ chức Aiddata được công bố năm 2017 căn cứ trên hơn 350 tỷ USD vốn tài chính chính thức của Trung Quốc, trong đó bao gồm hơn 4.300 dự án viện trợ của nước này tới 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000 – 2014. * Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính, trong đó bao gồm: - Phương pháp tổng thuật, hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu: Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1 nhằm tìm hiểu kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học trước đây về ODA nói chung và ODA của Trung Quốc cho khu vực Đông Nam Á nói riêng, từ đó xác định khoảng trống và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Phương pháp này cũng được áp dụng trong Chương 2 để hệ thống hóa lại các khái niệm và quan điểm về ODA. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 nhằm cung cấp một lăng kính cụ thể hơn về ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN. Luận án lựa chọn ba trường hợp nghiên cứu tiêu biểu là ba quốc gia ASEAN bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar. Đây là ba quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam: i) so với các nước trong khu vực, nền kinh tế của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) được đánh giá là kém phát triển hơn và thể chế chính trị vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề; ii) đều là những quốc gia tiếp nhận vốn ODA lớn nhất của Trung Quốc và đang chịu nhiều ảnh hưởng của quốc gia này; và iii) ba quốc gia này và Việt Nam đều có những lợi ích địa kinh tế và địa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong ba chương của luận án. Trong đó, trong Chương 2 phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh đặc trưng, quy mô, chất lượng ODA của Trung Quốc với ODA của Nhật Bản, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2