intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao; Thực trạng phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An Chương; Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------*****---------- HỒ KHÁNH DUY PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------*****---------- HỒ KHÁNH DUY PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở TỈNH NGHỆ AN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NHẬT QUANG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Tất cả các dữ liệu nghiên cứu và nội dung luận án đáp ứng quy định về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. i
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9 1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án .... 9 1.1.1. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ....... 9 1.1.2. Chính sách phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC .. 16 1.1.3. Tình hình phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Nghệ An ..................... 21 1.2. Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 23 1.2.1. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................................................................................... 23 1.2.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ......................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO........................... 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm của phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao..................................................................................... 28 2.1.1. Khái niệm phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ....................................................................................................... 28 2.1.2. Đặc điểm phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ....................................................................................................... 32 2.2. Nội dung phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh và tiêu chí đánh giá ....................................... 35 2.2.1. Nội dung phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh ..................................................................... 35 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh ................................................... 52 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh ................................. 55 ii
  5. 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở địa phương cấp tỉnh và bài học cho tỉnh Nghệ An ................................................................................................ 61 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế .......................................................................... 61 2.3.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước .................................... 69 2.3.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 78 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH NGHỆ AN .... 79 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ................... 79 3.1.1. Khái quát về ngành trồng trọt ở tỉnh Nghệ An .................................. 79 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ......................................... 85 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An .......................... 89 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ............................................................................. 92 3.2. Thực trạng tình hình thực hiện các nội dung phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ............................. 94 3.2.1. Thực trạng quy hoạch phát triển ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở tình Nghệ An ............................................................................. 94 3.2.2. Thực trạng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế cho ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ............... 104 3.2.3. Thực trạng hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ ứng dụng trong trồng trọt công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An .................................................. 108 3.2.4. Thực trạng huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ........................ 112 iii
  6. 3.2.5. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ nhân lực phục vụ phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ........................ 116 3.2.6. Thực trạng thúc đẩy phát triển thị trường nông sản từ ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An............................................ 119 3.3. Đánh giá chung về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An......................................................................... 125 3.3.1. Những thành tựu đạt được ............................................................... 125 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................... 132 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 138 Chương 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................................... 139 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và quan điểm, định hướng phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ..... 139 4.1.1. Bối cảnh thế giới, trong nước, trong tỉnh ảnh hưởng đến thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ..................................................................................................... 139 4.1.2. Quan điểm và định hướng thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An ............................... 146 4.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam và tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới đến năm 2030 ............................................................................................. 152 4.2. Giải pháp phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An ....................................................................................... 154 4.2.1. Hoàn thiện tổng thể quy hoạch phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ................................................................. 154 4.2.2. Thiết kế cơ sở hạ tầng kinh tế đồng bộ cho phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao .................................................. 157 iv
  7. 4.2.3. Tăng cường các cơ chế hỗ trợ khu vực tư nhân đầu tư vào ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ............................................................ 160 4.2.4. Gia tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ vào nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng trong ngành trồng trọt công nghệ cao ...... 163 4.2.5. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ................................................................. 166 4.2.6. Nâng cao vị thế thương hiệu nông sản từ ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ................................................................................... 168 4.2.7. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản từ ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ............................................. 171 4.2.8. Đào tạo đội ngũ nhân lực đủ điều kiện phục vụ quá trình PTNTT ứng dụng công nghệ cao ............................................................................ 172 4.2.9. Phát triển thị trường cho ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An .................................................................................... 175 4.3. Kiến nghị .................................................................................................... 177 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ................................................................... 177 4.3.2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan ..................................................................................................... 178 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 180 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 181 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...................................... 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 184 PHỤ LỤC 1 - MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ...................................................... 189 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BVTV Bảo vệ thực vật 2. CNC Công nghệ cao 3. CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4. GAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 5. HTX Hợp tác xã 6. ICM Quản lý cây trồng tổng hợp 7. IPM Quản lý dịch hại Tổng hợp 8. KHCN Khoa học công nghệ 9. NCS Nghiên cứu sinh 10. NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 11. NSNN Ngân sách nhà nước 12. PTTT Phát triển trồng trọt 13. SRI Kỹ thuật canh tác lúa cải tiến 14. TTCNC Trồng trọt công nghệ cao 15. WTO Tổ chức kinh tế thế giới vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng cây hàng năm của tỉnh Nghệ An ......................... 83 Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng cây lâu năm của tỉnh Nghệ An ............................ 84 Bảng 3.3: Cơ cấu ngành kinh tế của Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020 ..................... 90 Bảng 3.4: Lao động từ 15 tuổi trở lên tại Nghệ An .................................................. 91 Bảng 3.5: Biến động đất sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An .................................. 100 Bảng 3.6: Một số mô hình trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC ở Nghệ An theo cánh đồng mẫu lớn được thống kê đến 01/01/2020 ............................... 101 Bảng 3.7: Một số mô hình áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động .................... 111 Bảng 3.8: Chi NSNN cho PTNTT ứng dụng CNC tại Nghệ An ............................ 113 Bảng 3.9: Dư nợ cho vay dự án trồng trọt ứng dụng CNC tại các NHTM ở Nghệ An . 116 Bảng 3.10: Các lớp tập huấn cho người nông dân về cách thức áp dụng KHCN vào ngành trồng trọt ....................................................................................... 118 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC của tỉnh Nghệ An ....................... 127 Bảng 3.12: Đánh giá trình độ khoa học công nghệ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ trong trồng trọt ứng dụng CNC tại Nghệ An ......................... 128 Bảng 3.13: Đánh giá chất lượng nguồn lao động và mức độ đáp ứng của lao động trong PTNTT theo hướng ứng dụng CNC ............................................ 129 Bảng 3.14: Đánh giá chương trình tập huấn kiến thức về trồng trọt ứng dụng CNC của tỉnh Nghệ An cho cán bộ quản lý/nông hộ/hợp tác xã/doanh nghiệp tham gia ngành trồng trọt ứng dụng CNC .......................................... 130 Bảng 3.15: Đánh giá về các chương trình xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ trồng trọt ứng dụng CNC của tỉnh Nghệ An ........................ 131 Bảng 3.16: Đánh giá về chính sách quy hoạch đất đai của tỉnh Nghệ An đến PTNTT ứng dụng CNC .................................................................................. 132 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu.........................................................................................5 Hình 2.1: Mô hình phát triển trồng trọt ứng dụng CNC ...........................................35 Hình 2.2: Trung gian tiêu thụ nông sản điện tử ........................................................52 Hình 3.1: Cơ cấu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An ...................79 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của Nghệ An (2016-2020) ................89 Hình 3.3: Số lao động qua đào tạo ở thành thị và nông thôn tại Nghệ An ...............92 Hình 3.4: Mức độ cần thiết của việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người sản xuất trong việc tiếp cận mặt bằng để phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC .........126 Hình 3.5: Mức độ cần thiết của chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông hộ/hợp tác xã/ doanh nghiệp tham gia trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC ...127 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát toàn cầu 2016-2020 ....................141 Hình 4.2: Máy trồng cây đậu tương tại Mỹ.............................................................158 Hình 4.3: Công nghệ điện toán đám mây được ứng dụng trong trồng trọt .............159 viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trồng trọt là một trong những ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người, gắn bó mật thiết với sự ra đời của nhiều nền văn hóa thế giới. Dù trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế mới, con người không thể nào phủ nhận vị thế quan trọng hàng đầu của ngành trồng trọt bởi nó tạo ra lương thực nuôi sống con người. Tuy nhiên, do sự biến đổi của cơ cấu ngành kinh tế, sự tăng lên nhanh chóng của dân số toàn cầu, biến đổi khí hậu; ngành trồng trọt ngày nay đã dần dần được phát triển theo hướng đi mới, thích ứng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn và quỹ đất canh tác thu hẹp. Hướng đi đó chính là áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc vào canh tác nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết và đảm bảo chất lượng nông sản an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nói các khác, PTNTT theo hướng ứng dụng CNC là xu thế tất yếu để phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của con người. Việt Nam là quốc gia có nhiều đặc điểm phù hợp để phát triển ngành trồng trọt theo hướng công nghệ cao. Với khí hậu nhiệt đới và ôn đới ở một số vùng, Việt Nam có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm cả những loại cây trồng hữu cơ, công nghệ cao như rau, hoa, cây ăn quả …; kết hợp với một số thuận lợi như: đất đai phong phú, diện tích đất trồng lớn, nguồn lao động dồi dào, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển trồng trọt công nghệ cao, đem lại lợi ích cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tính đến năm 2021, ngành trồng trọt của Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu ra nhiều thị trường, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và EU. Có 5 mặt hàng trồng trọt đạt kim ngạch trên 3 tỉ USD là gỗ và sản phẩm gỗ; rau quả; hạt điều; gạo, cao su. Tỉnh Nghệ An là một địa phương trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam với diện tích đất trồng trọt rộng lớn và có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ truyền thống trong trồng trọt đang gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khó khăn trong khai thác nguồn lao động. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp 1
  12. công nghệ cao tại Nghệ An đã trở nên bức thiết với những lý do sau: Nghệ An có diện tích đất trồng lớn và tiềm năng phát triển nông nghiệp cao, tuy nhiên, sản lượng nông sản của tỉnh vẫn chưa đạt được tiềm năng và chất lượng cao do sử dụng công nghệ truyền thống. Nghệ An có khí hậu đặc biệt khắc nghiệt với mùa khô kéo dài, thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp truyền thống; sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và trồng trọt có thể giúp giảm thiểu tác động của khí hậu và nâng cao năng suất sản xuất. Phát triển trồng trọt công nghệ cao còn giúp tăng cường sức bền của đất, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh. Nghệ An đang trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, việc sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và trồng trọt không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc phát triển trồng trọt công nghệ cao ở Nghệ An còn giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh trên thị trường nông sản trong nước và quốc tế. Ngoài những lý do trên, phát triển nông nghiệp và trồng trọt công nghệ cao cũng giúp tỉnh Nghệ An trực tiếp giải quyết những vấn đề bức thiết liên quan đến biến đổi khí hậu và nguy cơ giảm sản lượng lương thực. Nghệ An, cũng như các vùng đất khác của Việt Nam, đang phải đối mặt với những thách thức như mưa lũ, hạn hán, sâu bệnh và các tác động khác. Sử dụng công nghệ cao trong trồng trọt có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo sự ổn định sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, việc sử dụng các phương pháp canh tác thông minh, bảo vệ đất và nước, có thể giúp hạn chế lượng khí thải nhà kính và giảm sự phát tán của các chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, Nghệ An thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt và sạt lở đất, gây thiệt hại nặng nề cho người dân và sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt có thể giúp người nông dân ứng phó với thiên tai, như giảm thiểu thiệt hại khi cây trồng bị phá hủy bởi mưa bão hoặc tăng cường nguồn nước tưới tiêu khi khô hạn kéo dài. Cuối cùng, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao có thể giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân, đảm bảo cung cấp lương thực đủ đáp ứng nhu cầu cho dân số trong bối cảnh tăng trưởng dân số ngày càng gia tăng. 2
  13. Tuy nhiên, quá trình PTNTT theo hướng ứng dụng CNC của tỉnh Nghệ An vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như quy hoạch tổng thể vùng trồng trọt ứng dụng CNC còn chưa rõ ràng, hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư phù hợp, yêu cầu để PTNTT bền vững chưa được quan tâm nhiều, các chuỗi liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đầu ra của TTCNC vẫn còn yếu và thương hiệu nông sản CNC của tỉnh chưa được xây dựng cụ thể. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sĩ, nhằm vận dụng lý luận vào điều kiện thực tiễn hoạt động trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các giải pháp góp phần PTNTT theo hướng ứng dụng CNC cho tỉnh Nghệ An một cách bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án: - Làm rõ cơ sở lý luận của phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao để phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới. - Đề xuất nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam và tỉnh Nghệ An đến năm 2030 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: - Hệ thống hóa, phân tích làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về PTNTT theo hướng ứng dụng CNC và giải pháp PTNTT theo hướng ứng dụng CNC. - Làm rõ các nội dung về thể chế chính sách, vai trò của Nhà nước về PTNTT theo hướng ứng dụng CNC, từ đó xây dựng khung đánh giá để phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp PTNTT theo hướng ứng dụng CNC. - Tổng kết kinh nghiệm về PTNTT theo hướng ứng dụng CNC của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An. 3
  14. - Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng PTNTT theo hướng ứng dụng CNC tại tỉnh Nghệ An, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Xây dựng quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm đẩy mạnh PTNTT theo hướng ứng dụng CNC tại Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: phát triển ngành trồng trọt, phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình thực hiện PTNTT theo hướng ứng dụng CNC của chính quyền một địa phương. Các chính sách PTNTT theo hướng ứng dụng CNC được đề xuất trong luận án nhằm hỗ trợ các nông hộ, các HTX và doanh nghiệp địa phương có thể tham gia canh tác nông nghiệp CNC một cách bền vững. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất giải pháp kiến nghị đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Nghệ An, NCS sử dụng một số tiếp cận như sau: - Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá tổng thể mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC với các bên liên quan. NCS tiếp cận phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC dưới góc nhìn về sự gia tăng số lượng các dự án, vùng trồng trọt CNC và sự thay đổi về chất đối với ngành trồng trọt CNC của Nghệ An cũng như sự thay đổi về cơ cấu của ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC trong nội bộ ngành nông nghiệp qua tỷ trọng giá trị sản lượng trồng trọt CNC trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. - Tiếp cận thể chế: Tiếp cận thể chế nghiên cứu về chính sách và các ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến các chủ thể có liên quan đến phát triển 4
  15. trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC. Dựa trên cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh làm rõ quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC ở Nghệ An để tìm ra những điểm chưa phù hợp của các cơ chế và chính sách này để trên cơ sở đó sẽ đưa ra các chính sách thích hợp và hiệu quả nhằm tăng cường quản lý nhà nước với phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC ở Nghệ An. - Tiếp cận theo kết quả: Dựa vào tiếp cận này, quản lý nhà nước về phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC ở Nghệ An được xem xét dưới các nội dung chính như bảng dưới đây và được đánh giá dựa vào kết quả phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC. Cụ thể như hình dưới đây: Cơ sở lý luận về Nội dung phát triển ngành trồng trọt, ngành trồng trọt theo phát triển ngành hướng ứng dụng công trồng trọt theo nghệ cao hướng ứng dụng công nghệ cao Xây dựng khung đánh giá đối tượng nghiên Nội dung quản lý cứu theo các nội dung nhà nước về phát phát triển ngành trồng triển ngành trồng trọt trọt theo hướng ứng theo hướng ứng dụng dụng công nghệ cao. công nghệ cao Một số nội dung đánh giá liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển ngành trồng trọt Kinh nghiệm quốc theo hướng ứng dụng tế về phát triển công nghệ cao được ngành trồng trọt thực hiện trên dữ liệu theo hướng ứng thứ cấp, thu thập từ dụng công nghệ cao điều tra khảo sát cán bộ địa phương. Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu Nguồn: Nghiên cứu của NCS 5
  16. Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề lý luận có liên quan đến PTNTT theo hướng ứng dụng CNC trên giác độ quản lý của nhà nước. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận cho đề tài của luận án. Phương pháp phân tích: Luận án đã thu thập và thống kê dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến các chính sách cho PTNTT theo hướng ứng dụng CNC tại tỉnh Nghệ An theo chuỗi thời gian từ các báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Số liệu điều tra của Tổng Cục thống kê… và xuống quan sát trực tiếp tại một số vùng trồng trọt của tỉnh Nghệ An. Từ đó thực hiện phân tích thực trạng giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin số liệu, luận án đã tiến hành xử lý lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ so sánh vấn đề nghiên cứu giữa các năm và đánh giá nội dung nghiên cứu. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát, điều tra về thực trạng PTNTT theo hướng ứng dụng CNC tại Nghệ An. Tác giả đã thiết kế mẫu phiếu điều tra đảm bảo phục vụ yêu cầu thu thập thông tin, khảo sát bằng hình thức phát phiếu điều tra cho 250 đối tượng, gồm cán bộ tham gia quản lý ngành trồng trọt, nhân viên và nông dân thuộc các công ty, HTX, nông hộ tham gia trồng trọt ứng dụng CNC. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng thang đo. Hair và cộng sự (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ thang đo (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 6
  17. 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Bảng câu hỏi thiết kế cho khảo sát định tính có 13 câu hỏi tương ứng với 13 thang đo, do đó số mẫu tối thiểu nên là 130 mẫu. NCS đã chọn khảo sát 250 đối tượng để đảm bảo số mẫu hợp lệ thu về đủ để rút ra kết quả khảo sát định tính. Phương pháp tiếp cận: Đối tượng nghiên cứu là phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao được làm rõ về nội dung và khung đánh giá dựa trên cơ sở lý luận về ngành trồng trọt, nội dung quản lý nhà nước và kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS thực hiện thu thập thông tin chi tiết từ người được nghiên cứu thông qua các cuộc trò chuyện cởi mở và có cấu trúc. NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 nhà khoa học có kinh nghiệm về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở những địa phương có tính tương đồng với tỉnh Nghệ An. 5. Những đóng góp mới của luận án Một số kết quả nghiên cứu của luận án và đóng góp mới: - Nghệ An vẫn còn nhiều dư địa phát triển trồng trọt CNC, cần trọng tâm hơn trong quy hoạch, định hướng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của tỉnh nói riêng. - Ngành trồng trọt ứng dụng CNC tại Nghệ An cần được phát triển theo chuỗi, ứng dụng khoa học công nghệ cần được áp dụng tổng thể cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến nông sản. - Nghệ An cần từng bước xây dựng thương hiệu nông sản riêng của tỉnh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về mặt lý luận Luận án đã bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận về PTNTT theo hướng ứng dụng CNC: quan niệm về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng CNC và vai trò của nhà nước trong quá trình này. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các tiêu chí để đánh giá ngành trồng trọt ứng CNC. 7
  18. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách PTNTT theo hướng ứng dụng CNC ở một số quốc gia trên thế giới và các địa phương của Việt Nam, từ đó rút kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh Nghệ An. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng PTNTT theo hướng ứng dụng CNC của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, từ đó đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm đẩy mạnh PTNTT theo hướng ứng dụng CNC ở tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao Chương 3: Thực trạng phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An 8
  19. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao 1.1.1.1. Lý luận về phát triển ngành trồng trọt “Theory and practice in plantation agriculture: an economic review” được viết bởi Mary Tiffen and Michael Mortimore (1990)[44] có thể được coi là một trong những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về PTNTT trên giác độ kinh tế. Trong bản nghiên cứu này, hai nhà khoa học đã phác thảo sơ lược khung lý thuyết về PTNTT trong bối cảnh cần đánh giá một cách khoa học hơn phương thức canh tác theo mô hình điền trang phổ biến ở nhiều quốc gia lúc bây giờ, đặc biệt là châu Mỹ. Sự PTNTT được tác giả phân tích kĩ lưỡng trên các giác độ như sở hữu đất đai, vốn, lao động, tính địa phương, thể chế chính trị và luật pháp. Có thể đánh giá tác phẩm còn tương đối giản đơn nhưng gợi mở nhiều tri thức quý báu cho việc PTNTT. Xét PTNTT trên giác độ quản lý kinh tế của nhà nước, các tác giả chỉ ra có thể tồn tại sự mâu thuẫn giữa quá trình PTNTT theo quy mô điền trang với các mục tiêu chính sách của chính phủ. PTNTT theo hướng tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa số lượng lớn có thể mâu thuẫn với nhiệm vụ tạo ra công bằng xã hội của chính quyền. Để đảm bảo PTNTT phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và thể chế chính trị của quốc gia, các nhà lập pháp sẽ cần phải cân nhắc cụ thể. Phân tích sự phát triển của ngành trồng trọt dựa trên giác độ lịch sử, I.S. Farrington và James Urry (1985) [40] có bài nghiên cứu “Food and the early history of cultivation”. Nền tảng cơ bản cho sự hình thành ngành trồng trọt là do sở thích và văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Trồng trọt nhằm mục tiêu mang lại những mặt hàng nông sản được nhiều người ưa chuộng như lương thực, rau màu, hoa quả và dược liệu. Sự phát triển của ngành trồng trọt, đặc biệt là thâm canh, được nâng cao bởi các yếu tố văn hóa đề cao vai trò của thực phẩm trong xã hội. Bên cạnh đó, khi sự trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng phổ biến, trồng trọt lại càng được mở rộng, không chỉ để đáp ứng nhu 9
  20. cầu sử dụng của cộng đồng mà còn được sử dụng như vật trao đổi ngang giá trong các giao dịch ở thời điểm chưa có sự ra đời của tiền tệ. Theo quan điểm của hai tác giả, sự phát triển của trồng trọt phải được coi là một thành tựu văn hóa lớn, tạo thêm phương thức khai thác các nguồn tài nguyên và tôn tạo, mở rộng mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bài nghiên cứu “Induced innovation and agricultural development” của Vernon W. Ruttan (1977) [51], tác giả liệt kê ra năm mô hình được đề cập ở nhiều tài liệu về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt như: giới hạn khả năng sản xuất (frontier), tương tác hai chiều (conversation), tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa (urban-industrial impact), khuếch tán (diffusion) và phúc lợi cao (high pay-off input). Ông đã tổng kết lại những nét chính của các mô hình, từ đó đề xuất thêm một phương thức PTNTT đó là coi việc thay đổi khoa học kĩ thuật như một nhân tố nội sinh. Nói cách khác, trong mô hình mới do ông xây dựng thì đổi mới khoa học kĩ thuật là yếu tố nội sinh của quá trình PTNTT, không phải là yếu tố ngoại lai độc lập. Từ đó, tác giả nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa việc xây dựng một cơ chế quản lý nông nghiệp phù hợp để thúc đẩy việc áp dụng những tiến bộ công nghệ vào trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả hơn. Nghiên cứu về phát triển trồng trọt dựa trên giác độ quản lý, tác giả David Kahan (2008) trong cuốn sách “Economics for farm management extension” [37] đã chỉ ra đường hướng để các hộ nông dân có thể mở rộng sản xuất trên diện tích đất đai có hạn của họ. Theo nghiên cứu của tác giả, để có thể phát triển trồng trọt tại nông trại, các hộ nông dân cần nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế quy mô nhỏ. Các yếu tố mà người nông dân cần quan tâm và có tác động trực tiếp đến quyết định của họ trong quá trình canh tác bao gồm: nguồn tài nguyên thiên nhiên (thổ nhưỡng, nước, khí hậu), lao động và vốn. Đồng thời, khi phát triển trồng trọt, các chủ nông trại cũng đối mặt với rủi ro như: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động và rủi ro nhân sự. Do đó, phát triển trồng trọt đòi hỏi người nông dân có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp để đảm bảo sự phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có và khả năng quản lý. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0