intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

25
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CAO LUẬN PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – 2016
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CAO LUẬN PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Quốc Lý HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trính dẫn được sử dụng trong luận án đều nêu rõ nguồn gốc và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Cao Luận
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................ 7 1.1. Các nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực ........... 7 1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở các nước và Việt Nam ................................................................................ 10 1.3. Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án......................................................................................................... 18 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ...................................................... 22 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp..................................... 22 2.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ....29 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng ......... 52 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................... 61 3.1. Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ................................................................... 61 3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 ....................................................... 66 3.3. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các tiêu chí ........................................................................ 83 3.4. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững ............................................................................. 113 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....125 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững ............................................. 125
  5. 4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng .................................................................... 134 4.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 158 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................................... 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 163 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 171
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DDI : Đầu tư trong nước DN : Doanh nghiệp DVTS : Dịch vụ thủy sản FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn KCHT : Kết cấu hạ tầng KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế MR : Mở rộng NSLĐ : Năng suất lao động NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PTBV : Phát triển bền vững QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khung đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững .............. 46 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..................... 65 Bảng 3.2: Mức độ tham gia bảo hiểm của công nhân tại các ............................ 71 Bảng 3.3: Vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp ở Đà Nẵng tính theo năm trong giai đoạn 2003-2014. ................................................. 79 Bảng 3.4: Thực trạng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đà Nẵng (2006-2014) .................................................................... 80 Bảng 3.5: Quy mô lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2007 – 2014 .......................................................... 81 Bảng 3.6: Quy mô diện tích các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng.......... 85 Bảng 3.7: Số lượng các khu công nghiệp ở các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phân chia theo diện tích ............................ 86 Bảng 3.8: Tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đến tháng 12/2014 ..................................................................................... 88 Bảng 3.9: Quy mô và tình hình cho thuê đất tại các địa phương có khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014) .............................................................................................. 89 Bảng 3.10: Doanh thu, lao động và năng suất lao động các khu công nghiệp ở Đà Nẵng ........................................................................................... 91 Bảng 3.11: Tổng doanh thu và năng suất lao động chung các khu công nghiệp ở Đà Nẵng qua các năm .......................................................... 92 Bảng 3.12: Đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 của Đà Nẵng từ 2000-2014 .............................................................................. 94 Bảng 3.13: Giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp so với giá trị thu ngân sách toàn thành phố Đà Nẵng .... 97
  8. Bảng 3.14: Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp giai đoạn 2009 - 2014 ............................................................. 98 Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu công nghiệp qua các năm ........................................................................................ 99 Bảng 3.16: Mức độ đáp ứng của các dịch vụ xã hội đối với người lao động tại các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ................................................ 102 Bảng 3.17: Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng ........................................................................... 104 Bảng 3.18: Quy mô bình quân một dự án đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014) ...................................................... 118 Bảng 4.1: Ma trận SWOT về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ........................................................................... 127
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khu công nghiệp các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phân chia theo quy mô diện tích .................... 87 Biểu đồ 3.2: Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp ở Đà Nẵng năm 2006 và năm 2014 .................................................................................... 89 Biểu đồ 3.3: Quy mô đất có thể cho thuê, đã cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................... 90 Biểu đồ 3.4: Doanh thu và năng suất lao động qua các năm tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng ....................................................................... 92 Biểu đồ 3.5: Mức độ tham gia liên kết sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp khác ở các khu công nghiệp ....................................................... 93 Biểu đồ 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014. 96 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp ........................................................................ 108 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ % doanh nghiệp thay thế nguyên vật liệu đầu vào tạo ra chất thải tái chế được ................................................................ 110 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn được xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam ................................................................ 111 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có diện tích đất trồng cây xanh đạt mức tối thiểu 15% trở lên .................... 113
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, được khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Tiếp nối chủ trương phát triển, đến đại hội VII, Đảng ta đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước và được cụ thể hoá bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được ra đời trong đó có chính sách phát triển các KCN, KCX. Đi tiên phong là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991. Định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996). "hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao (KCNC)), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư" [53]. Tại báo cáo chính trị Đại hội X năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ trương tiếp tục phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững các KCN, KCX. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu và đặt ra mục tiêu đến năm 2020 "...tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung" [54]. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991-2014), các KCN và KCX ở nước ta đã trở thành nhân tố động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH. Tính đến tháng 12/2014 cả nước đã có 295 KCN được thành lập. Có 212 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 83.873 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
  11. 2 gần 55.549 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên [85]. Các KCN được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố của cả nước, được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi thế kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, của các địa phương. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, có dân số tính đến tháng 12/2014 là 1,05 triệu người [42]. Tính đến hết năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã có 6 KCN với tổng diện tích sử dụng là 1.167,1 ha. Các KCN đã thu hút được 88 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 933,533 triệu USD. Trong khi đó, có 293 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 13.943,67 tỷ đồng [85]. Các KCN ở thành phố Đà Nẵng đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, vùng và của cả nước. Tuy nhiên, trước sức ép phát triển ngày càng tăng, các KCN ở thành phố Đà Nẵng cũng đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình cho phù hợp với tình hình thực tế, các KCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện ở những yếu tố thiếu tính bền vững như sau: - Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các vấn đề về điều chỉnh quy hoạch, thành lập mới hay mở rộng KCN ở một số địa phương được thực hiện khi chưa hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết, chưa tận dụng, khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng của địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển các KCN trong tương lai. - Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao. Do các địa phương, các chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN vẫn chú trọng đến tỷ lệ lấp đầy các KCN theo quan điểm có nhiều dự án càng tốt mà ít chú trọng đến ngành nghề sản xuất, công nghệ đầu tư và môi trường nên dẫn đến chưa giải quyết được các vấn đề trong phát triển các KCN như hàm lượng công nghệ trong các dự án KCN còn thấp, quy mô đầu tư trung bình cho một dự án còn nhỏ, chưa thể hiện tính liên kết trong cùng một KCN cũng như tính liên kết giữa các KCN của địa phương trong vùng. Còn xuất hiện các KCN hỗn tạp giữa nhiều ngành nghề hoạt động, chưa có sự chuyên môn hoá cao, chưa quan tâm đến công nghệ thân thiện với môi trường.
  12. 3 - Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều trở ngại, chồng chéo quy hoạch, quy hoạch treo và kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa phát triển. - Các vấn đề về quản lý và bảo vệ môi trường trong và ngoài hàng rào KCN chưa tuân thủ đúng quy định về pháp luật môi trường. Môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa được thực hiện đúng quy trình, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Các vấn đề về thu nhập của người lao động, nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội khác và vấn đề an sinh xã hội ở các KCN chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động vv... Trên đây là những vấn đề hết sức cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các KCN trong tương lai của thành phố Đà Nẵng, cần phải được nghiên cứu và xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo cho các KCN ở thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững. Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng" làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xây dựng khung lý thuyết đánh giá sự phát triển KCN về các mặt theo hướng bền vững. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về phát triển KCN theo hướng bền vững để rút ra bài học cho phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Phân tích thực trạng phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng. Qua đó, chỉ ra những nhân tố thiếu tính bền vững trong phát triển KCN ở thành phố Đà Nẵng cùng các nguyên nhân của nó.
  13. 4 - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển các KCN tại Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các KCN do UBND thành phố phê duyệt hoạt động theo quan điểm PTBV. Theo đó, phát triển các KCN theo hướng bền vững được xác định dựa trên ba trụ cột chính đó là: bền vững về kinh tế được thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả về tăng trưởng kinh tế của bản thân KCN, đóng góp của KCN đối với địa phương và vùng và tác động lan tỏa đến xã hội và môi trường; bền vững về xã hội được đánh giá trên giác độ chất lượng nguồn lao động, thu nhập của người lao động và số lượng lao động tham gia làm việc tại các KCN là người địa phương, bền vững về môi trường được đánh giá dựa trên tác động của KCN đến môi trường tự nhiên cả bên trong lẫn bên ngoài hàng rào KCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi ở thành phố Đà Nẵng, bao gồm 6 KCN. Ngoài ra luận án còn nghiên cứu và so sánh với các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với một số địa phương phát triển KCN nổi bật trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... - Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2014 và giải pháp phát triển KCN theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Nội dung: Phát triển các KCN được xem xét như một chỉnh thể bao gồm vị trí, quy mô diện tích, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, người lao động đang làm việc trong các KCN, người dân địa phương xung quanh KCN, các nhà đầu tư thứ cấp có hoạt động đầu tư trong KCN, sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong KCN, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN và Chế xuất. Cùng với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Đà Nẵng, các hoạt động của các chủ thể nêu trên được xem xét đánh giá như những đóng góp vào phát triển các KCN theo hướng bền vững.
  14. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận chung của luận án dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án được nghiên cứu trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn từ đó tổng kết và đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý. Cụ thể như sau: - Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hệ thống hoá các văn bản chính sách về phát triển các KCN, nhất là các quy định có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Từ đó đưa ra các phân tích, nhận định về tác động của các chính sách tới PTBV các KCN. - Phương pháp phân tích, thống kê và so sánh: Phương pháp này sử dụng một số tiêu chí phản ánh sự PTBV các KCN để đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững theo các tiêu chí đánh giá, phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Việc điều tra, khảo sát thực tế của luận án sẽ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức đó là: Người lao động đang làm việc tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng và các DN hoạt động trong các KCN làm cơ sở để phân tích thực tiễn. Luận án tiến hành điều tra, khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp đến 360 lao động đang làm việc và 58 DN đang hoạt động tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng. Số phiếu điều tra thu về để sử dụng phân tích dữ liệu là 300 phiếu của người lao động và 50 phiếu của DN. Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp và xử lý số liệu, sau đó tiến hành phân tích đánh giá kết quả điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này nhằm nghiên cứu, phát hiện những nhân tố điển hình, phát hiện bản chất và quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững để vận dụng vào phát triển các KCN ở Đà Nẵng. Phương pháp này được sử dụng ở nội dung về kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Phương pháp dự báo: Phương pháp này được sử dụng nhằm dự báo tình hình phát triển các KCN theo hướng bền vững từ nay đến năm 2020, trong đó có nêu lên những cơ hội và thách thức mà các KCN gặp phải trong quá trình phát triển.
  15. 6 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp khác phù hợp với nội dung và yêu cầu. 5. Đóng góp mới của luận án Nghiên cứu này là tài liệu tổng hợp về phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, trong đó: * Về lý luận: - Làm rõ khái niệm và nội hàm của phát triển các KCN theo hướng bền vững trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu trước đó. - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá PTBV các KCN. - Xác định và làm rõ các nhân tố tác động đến PTBV các KCN. * Về thực tiễn: - Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng vào phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Phân tích, làm rõ thực trạng về nội dung phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững và thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng. - Đánh giá mức độ phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các tiêu chí. Đánh giá chung những mặt đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
  16. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Trong những năm qua, kể từ sau khi ban hành định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hay còn gọi là chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam năm 2004. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên cả 3 trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường của PTBV. Quá trình thực hiện PTBV, các nguyên tắc và mục tiêu PTBV quốc tế đã được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, trên cơ sở lồng ghép vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các Bộ, ngành và của từng địa phương dựa trên sự kết hợp hài hòa các mục tiêu của cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Xét ở phạm vi tổng thể nền kinh tế, vùng lãnh thổ, ngành hay địa phương. PTBV được xem như là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về PTBV ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, để đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu PTBV, trong phạm vi chương này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung xem xét đánh giá về PTBV qua các công trình nghiên cứu về mô hình PTBV ở các ngành, lĩnh vực; các nghiên cứu về thực tiễn PTBV các KCN ở các nước và Việt Nam. 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về PTBV. Đặc biệt là sau khi Việt Nam ban hành chương trình Nghị sự 21 quốc gia, đã có khá nhiều bài viết, mô hình đánh giá quá trình PTBV trong nền kinh tế. Thể hiện qua các nghiên cứu sau: “Phát triển bền vững ngành công nghiệp” của Đỗ Hữu Hào [22] đã đánh giá về tình hình PTBV ngành công nghiệp thông qua thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2000-2005, các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất công nghiệp đạt được trong cả nước, những đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP và tình hình bảo vệ môi trường công nghiệp. Nghiên cứu đã nêu ra quá trình phát triển cần phải thực hiện những quyết định như QĐ 64/2003/QĐ-Ttg
  17. 8 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường hay chương trình “Áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trong khuôn khổ chương trình hợp tác Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; Đề án tăng cường chất thải rắn tại các KCN, chăm lo trách nhiệm xã hội trong phát triển KCN. Trong nghiên cứu còn xây dựng định hướng chiến lược PTBV công nghiệp, trong đó có nêu “Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đầu tư mới và cải tạo hệ thống xử lý môi trường; chú trọng các giải pháp sản xuất sạch hơn; nghiên cứu hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch và công nghệ thân thiện với môi trường”. [22, tr.17] Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tổng kết mô hình PTBV ở Việt Nam” do Nguyễn Ngọc Sinh làm chủ biên [21] đã đưa ra mô hình sản xuất sạch hơn trong phát triển công nghiệp của các DN tiêu biểu như Công ty Xuân Hòa, Hà Nội; Công ty cổ phần Giấy Rạng Đông, Khánh Hòa; Công ty Dệt Việt Thắng, thành phố Hồ chí Minh và Công ty cổ phần Thủy Sản Cà Mau. Theo đó, các công ty đều đưa ra mô hình sản xuất chính, từ quy trình đó xây dựng các giải pháp mang tính khả thi đưa vào sản xuất như giải pháp tiết kiệm nước, tiết kiệm hóa chất, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng,… từ đó công ty sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí đáng kể như giảm tiêu hao nhiêu liệu, điện, nước, dầu FO và tăng cường các lợi ích về môi trường như giảm lượng nước thải, giảm tải lượng COD, giảm chất thải rắn,… Như vậy mô hình sản xuất sạch hơn này có ý nghĩa lớn về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong nghiên cứu này còn đề cập đến mô hình PTBV của thành phố. Sự PTBV của thành phố cần đạt được ba mục tiêu cơ bản như sau: - Thành phố PTBV về kinh tế: thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên tục, ổn định, lâu dài các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian. - Thành phố PTBV về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác
  18. 9 động tiêu cực đến môi trường. Bền vững về tài nguyên và môi trường là việc sử dụng tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó. - Thành phố phát triển về văn hóa xã hội: thể hiện mang lại những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân và sự ổn định của xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa [21, tr.178]. Theo mô hình này, cần xây dựng các nguyên tắc cơ bản của PTBV thành phố gồm: (i) khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, (ii) BVMT và giảm thiểu chất thải, (iii) phát triển đô thị gắn với việc bảo tồn tính đa dạng, (iv) phát triển thành phố phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, (v) chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư đô thị, (vi) khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư đô thị, (vii) thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng dân cư đô thị và các đối tượng liên quan, (viii) chú trọng việc đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường và (ix) thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngoài ra, mô hình còn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của thành phố trên ba tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và được áp dụng đánh giá tại ba thành phố là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Một số mô hình PTBV điển hình khác đã được nghiên cứu tổng kết như: mô hình PTBV trong nông nghiệp, mô hình PTBV quy mô làng xã, mô hình PTBV cộng đồng, mô hình PTBV lưu vực sông cùng với khả năng mở rộng việc áp dụng mô hình theo quy mô lớn hơn. Báo cáo quốc gia tại Hội Nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về PTBV (RIO+20), [33] về “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” của Chính phủ Việt Nam đã đánh giá tổng kết 20 năm thực hiện PTBV ở Việt Nam và sau gần 10 năm thực hiện định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi theo đuổi mục tiêu PTBV nền kinh tế và xây dựng định hướng “tăng trưởng xanh” để thực hiện mục tiêu trên. Để giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong báo cáo đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu gồm 10 chỉ tiêu về kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội, 7 chỉ tiêu về môi trường và 3 chỉ tiêu tổng hợp trên nguyên tắc lồng ghép, liên kết các chỉ tiêu trên như GDP xanh, chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số bền vững môi trường.
  19. 10 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƢỚC VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp ở các nƣớc Công trình nghiên cứu “ Implementing industrial ecology Planning for eco- industrial parks in the USA” (Lập kế hoạch sinh thái công nghiệp cho các khu sinh thái công nghệ của Hoa Kỳ) của D.Gibbs và P.Deutz [89] cho rằng mặc dù nhận được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế nhưng trên thực tế, việc đạt được mục tiêu về kịch bản "win – win – win" về các mặt phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vẫn là một vấn đề nan giải, khó đạt được sự thỏa mãn cùng lúc cả ba mục tiêu trên. Những người ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh thái cho rằng việc dịch chuyển chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đường thẳng đến hệ thống khép kín sẽ đạt được mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái niệm vạch ra từ công nghiệp sinh thái đã được sử dụng để xây dựng các KCN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, giảm rác thải và ô nhiễm môi trường, tạo việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu phát triển các KCN dưới góc độ kinh tế và môi trường, mối liên hệ lẫn nhau giữa hai yếu tố này mà chưa nhấn mạnh đến các vấn đề xã hội trong quan điểm PTBV. Tác phẩm "The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australia case study" (Ứng dụng các nguyên tắc sinh thái công nghiệp và hướng dẫn lập kế hoạch phát triển các khu sinh thái công nghệ: một mô hình nghiên cứu của Úc) của B.H. Roberts Elsevier [87] đã đưa ra quan niệm mới trong PTBV KCN theo hướng phát triển KCN sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của Australia. Mặc dù KCN sinh thái vẫn còn được xem là khái niệm mới mẻ đối với nhiều DN, chính quyền địa phương và cả cộng đồng của nước này. Tương tự như KCN truyền thống, KCN sinh thái được thiết kế cho phép các DN chia sẻ chung cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và giảm chi phí đặc biệt là giảm các chi phí liên quan đến các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tiết kiệm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.
  20. 11 Park, Joon and Ahn, Kun-hyuck. How did immigrant workers change residential area near industrial estate in Korea? (Người lao động nhập cư đã làm thay đổi khu dân cư gần các KCN ở Hàn Quốc như thế nào?) [90] đã tiến hành nghiên cứu tại Wongok ở Ansan, một thành phố công nghiệp điển hình của Hàn Quốc. Tác giả chỉ ra sự tăng lên nhanh chóng các giấy phép xây dựng cho Wongok kể từ năm 1998, đồng thời là sự tăng lên của dòng người nhập cư tới KCN. Sự gia tăng nhanh chóng dân cư trong khu vực buộc Wongok phải mở rộng khu dân cư, kéo theo sự phát triển bùng nổ nhà ở cho người nhập cư, các dịch vụ mới cũng bắt đầu phát triển. Các khu vực xung quanh KCN cũng phát triển năng động hơn, cùng với đó là sự phát triển đa dạng các loại hình văn hóa, ý thức bản sắc văn hóa của cộng đồng được thiết lập. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đã được đặt ra và xử lý bằng cách khuyến khích các DN trong KCN cải tiến công nghệ sản xuất vừa nâng cao năng suất vừa giảm ô nhiễm môi trường. Hợp tác giữa các bộ, ngành kéo theo chương trình quốc gia chuyển đổi các KCN thành các KCN sinh thái. Việc phát triển sản xuất trong các KCN sẽ có tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh sự thành công trong phát triển các KCN của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,… Thái Lan đã đưa ra các phương án quy hoạch KCN theo mô hình PTBV bằng chính sách ưu đãi khác nhau theo từng vùng. Các KCN của Thái Lan được chia thành 3 vùng. Vùng I gồm thủ đô Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận; vùng II gồm 12 tỉnh tiếp theo và vùng III gồm 58 tỉnh còn lại. Các ưu đãi tài chính được tập trung chủ yếu cho vùng III. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II và III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, sứ, kính, ceramic, chế tạo dụng cụ. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống, đường ăn, may mặc,… đây là những ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, dễ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào phải được đặt ở vùng III, tức đặt xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhưng về mặt chính sách, các mô hình trên đều có một điểm chung là chính sách thu hút đầu tư. Các KCN, KCX, KKT nếu được xây dựng nhưng không thu hút hoặc thu hút ít DN tham gia đầu tư đều được xem là thất bại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0