Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2024
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận HÀ NỘI, 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Huyền Trang i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của các cơ quan, tổ chức, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Ngô Thị Thuận, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo và cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Lãnh đạo và cán bộ UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dương, Lãnh đạo và cán bộ tại UBND các xã, thị trấn tại các điểm nghiên cứu, cùng toàn thể người dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu rau (thương lái, doanh nghiệp, các xưởng sơ chế, chế biến, kho lạnh...) trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huyền Trang ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hình ................................................................................................................. xi Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5 Phần 2. Tổng quan tài liệu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu .............................. 6 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 6 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 6 2.1.2. Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với rau xuất khẩu ......................... 10 2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu ..................................... 12 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu ............................. 20 2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan.............................................................. 23 2.2.1. Các nghiên cứu về phát triển rau xuất khẩu ........................................................ 23 2.2.2. Các nghiên cứu về xuất khẩu rau ........................................................................ 26 2.2.3. Các nghiên cứu về chính sách thúc đẩy sản xuất rau xuất khẩu ......................... 31 iii
- 2.2.4. Khoảng trống của các nghiên cứu trước đây ...................................................... 33 2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 34 2.3.1. Thị trường tiêu dùng rau trên thế giới................................................................. 34 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau xuất khẩu của một số địa phương ............. 36 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương................................................. 40 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 42 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43 3.1. Cách tiếp cận và khung phân tích ....................................................................... 43 3.1.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 43 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 44 3.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 46 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ............................................. 46 3.2.2. Thuận lợi, khó khăn từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu ................................................................................ 48 3.2.3. Chọn địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 49 3.3. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ............................................................. 49 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................... 49 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................................... 50 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................. 52 3.4.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .............................................................. 52 3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 53 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 56 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 58 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 59 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương........ 59 4.1.1. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất rau xuất khẩu ..................................................................................................................... 59 4.1.2. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................... 71 4.1.3. Tổ chức tiêu thụ rau xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................................. 78 iv
- 4.1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 84 4.1.5. Thực trạng triển khai chính sách và quy hoạch phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương .................................................................................... 94 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 103 4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng......................................................................... 103 4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sản xuất rau xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................................................. 124 4.3. Giải pháp phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương........ 130 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 130 4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới........................................................................... 134 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 149 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 Danh mục các công trình công bố có liên quan đến kết quả luận án ........................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 164 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt ‘000đ Nghìn đồng BQ Bình quân DN Doanh nghiệp DT Diện tích DTGT Diện tích gieo trồng ĐVT Đơn vị tính EU Liên minh Châu Âu (European Union) GlobalGAP Global Good Agricultural Practice – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp LĐ Lao động NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SL Số lượng SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân THT Tổ hợp tác Tr.đ Triệu đồng TV Thành viên UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) XK Xuất khẩu vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Quy định về an toàn thực phẩm và tồn dư hóa chất đối với rau nhập khẩu ở một số quốc gia................................................................................................ 11 2.2. Quy định chứng nhận sản xuất rau tươi nhập khẩu ở một quốc gia ................... 12 3.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát .................................................................................. 51 4.1. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ..................................................................... 59 4.2. Diện tích gieo trồng rau của các hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ........................................................ 61 4.3. Số hộ thành viên của các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã sản xuất rau và rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 .......................... 62 4.4. Quy mô một hộ thành viên trong các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ......................... 63 4.5. Một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ............................................................................ 71 4.6. Số hộ và tỷ lệ số hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................................................. 77 4.7. Tỷ lệ khối lượng rau tiêu thụ cho của người nông dân cho các tác nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................... 81 4.8. Hình thức tiêu thụ rau của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......... 82 4.9. Diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất rau của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ............................................................................................... 85 4.10. Diện tích gieo trồng rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 .................................................................................................................... 85 4.11. Diện tích và tỷ lệ diện tích gieo trồng một số cây rau chủ lực của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ............................................................................ 86 4.12. Sản lượng và tỷ lệ sản lượng một số cây rau chủ lực của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ........................................................................................ 87 4.13. Tình hình phát triển sản xuất rau xuất khẩu một số loại rau chủ lực của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 ..................................................................... 88 vii
- 4.14. Tình hình sản xuất rau của các hộ nông dân tỉnh Hải Dương ............................ 89 4.15. Chi phí sản xuất một số loại rau chủ lực của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương (tính bình quân 1 sào bắc bộ (360m2) năm 2022) .................... 91 4.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau chủ lực của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương (tính bình quân 1 sào bắc bộ (360m2) năm 2022) ........................................................................................................... 93 4.17. Các vùng quy hoạch phát triển rau hàng hóa tập trung hướng đến xuất khẩu của tỉnh Hải Dương năm 2022............................................................................ 98 4.18. Đánh giá của hộ sản xuất rau về chính sách của địa phương trong việc phát triển sản xuất rau xuất khẩu .............................................................................. 101 4.19. Số hộ và tỷ lệ các hộ sản xuất rau được hưởng từ các chính sách hỗ trợ của địa phương ........................................................................................................ 102 4.20. Điểm đánh giá bình quân và tỷ lệ đánh giá của cán bộ quản lý và người nông dân về cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 105 4.21. Điểm đánh giá và tỷ lệ ý kiến của cán bộ quản lý và người nông dân về công tác quản lý ngành trong phát triển sản xuất rau xuất khẩu ...................... 109 4.22. Sự phát triển của các cơ sở chế biến, thu mua rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 110 4.23. Đặc điểm hộ và lao động của các hộ sản xuất rau ở Hải Dương ...................... 113 4.24. Tỷ lệ ý kiến các hộ sản xuất rau xuất khẩu về xu hướng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương so với 5 năm trước .............................................. 114 4.25. Đánh giá của các cán bộ quản lý Nhà nước các cấp về nhận thức và hành vi của người nông dân trong sản xuất rau xuất khẩu ........................................ 115 4.26. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ sản xuất rau xuất khẩu vể hiểu biết khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sản xuất rau xuất khẩu ..................... 116 4.27. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ sản xuất rau xuất khẩu về lợi ích của việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn xuất khẩu ................................................................... 117 4.28. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ trồng rau xuất khẩu về hiểu biết thị trường rau xuất khẩu .................................................................................................... 118 4.29. Nguồn lực đất đai của các hộ sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................................................... 119 viii
- 4.30. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về khó khăn trong sử dụng đất đai để phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............. 120 4.31. Nguồn vốn dành cho sản xuất rau xuất khẩu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................... 120 4.32. Điểm đánh giá bình quân và tỷ lệ ý kiến của các tác nhân có liên quan* về khả năng cạnh tranh rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương .................................. 123 4.33. Kết quả hồi quy mô hình logit .......................................................................... 127 4.34. Phân tích SWOT đối với phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................................................................ 131 ix
- DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 4.1. Xu hướng thay đổi diện tích gieo trồng rau xuất khẩu của các hộ trong vòng 5 năm gần đây ............................................................................................ 64 4.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 .......................................... 65 4.3. Diện tích đất sản xuất rau của các doanh nghiệp có sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 .......................................... 66 4.4. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia các hoạt động liên kết ngang trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................ 68 4.5. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia các hoạt động liên kết dọc trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................ 70 4.6. Phương thức liên kết trong tiêu thụ rau xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 82 4.7. Tỷ lệ các hộ nông dân được tham gia tập huấn về sản xuất rau theo tiêu chuẩn xuất khẩu ................................................................................................ 114 4.8. Cơ cấu sản lượng rau xuất khẩu sang các thị trường của tỉnh Hải Dương ....... 122 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất rau xuất khẩu ............................................ 45 4.1. Liên kết ngang trong sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương ........................ 67 4.2. Tổng quát hóa tác nhân vận hành chuỗi giá trị rau xuất khẩu tại tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 69 4.3. Kênh tiêu thụ rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.................................. 80 x
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Bao bì, nhãn mác rau (cà rốt, bắp cải) xuất khẩu sang Hàn Quốc...................... 10 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Hải Dương ............................................................................... 46 4.1. Cà rốt sau khi được sơ chế, phân loại và đóng vào các thùng catton để xuất khẩu sang các nước khác nhau (dựa vào màu hộp) ............................................ 80 4.2. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính thu mua, sơ chế và bán cho doanh nghiệp của Hàn Quốc để xuất khẩu cà rốt sang Hàn Quốc...................... 81 4.3. Xuất khẩu lô cà rốt của Hải Dương đầu tiền năm 2022 sang Hàn Quốc ............ 84 4.4. Vùng sản xuất cà rốt và bắp cải tập trung phục vụ xuất khẩu ở Hải Dương ...... 98 4.5. Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm cà rốt của tỉnh thông qua lễ hội thu hoạch ............................................................ 103 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Vai trò của liên kết giữa các hộ nông dân trong sản xuất rau xuất khẩu ............ 68 4.2. Vai trò của liên kết theo chuỗi khi sản xuất rau xuất khẩu ................................. 69 4.3. Ý kiến của người dân về sử dụng giống mới vào sản xuất rau .......................... 76 4.4. Ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn trong ký kết hợp đồng với hộ sản xuất rau xuất khẩu............................................................................................... 83 4.5. Đánh giá của hợp tác xã về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu .................................................................................................................. 101 4.6. Ý kiến về vai trò của các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến và bảo quản rau phục vụ xuất khẩu ............................................................................................. 111 4.7. Ý kiến của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu ...................................................................................... 122 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang Tên luận án: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận lợi thế cạnh tranh, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận thể chế để đề xuất khung phân tích và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Ngoài các số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách báo, tạp chí, luận án, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hải Dương, tác giả còn tiến hành điều tra phỏng vấn 16 cán bộ quản lý cấp tỉnh, 27 cán bộ quản lý cấp huyện, 405 hộ nông dân sản xuất rau xuất khẩu và không xuất khẩu tại huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Gia Lộc; 15 người thương lái, các xưởng sơ chế, chế biến và kho lạnh; 10 doanh nghiệp; 15 lãnh đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT, phương pháp cho điểm, phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert; phân tích hồi quy với hàm logit. Kết quả chính và kết luận Các sản phẩm rau xuất khẩu chính của Hải Dương bao gồm cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, hành củ và một số loại rau gia vị. Sản lượng cây cà rốt xuất khẩu đã tăng từ hơn 30,7 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 50,6 nghìn tấn vào năm 2022 và chiếm khoảng 68% tổng sản lượng cà rốt sản xuất của tỉnh. Sản lượng cây hành củ xuất khẩu tăng từ hơn 8,6 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 17,6 nghìn tấn vào năm 2022, chiếm khoảng 16% tổng sản lượng hành củ sản xuất ra của tỉnh. Sản lượng bắp cải xuất khẩu của tỉnh đã tăng từ hơn 3,6 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 12,6 nghìn tấn vào năm 2022, chiếm khoảng 10,6% tổng sản lượng bắp cải sản xuất của tỉnh. Cây su hào tuy có sản lượng xuất khẩu thấp nhất với sản lượng xuất khẩu năm 2017 đạt hơn 1,4 nghìn tấn lên hơn 8,7 nghìn tấn vào năm 2022, chiếm khoảng 12,8% tổng sản lượng su hào sản xuất của tỉnh. Thị trường các loại rau của Hải Dương xuất khẩu là Trung Quốc, Đài Loan, Maylaisia, các nước xii
- Trung Đông, Nhật Bản, EU… Hiện nay, tuy việc phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như: Số lượng các hộ nông dân, tổ nhóm nông dân, hợp tác xã sản xuất rau theo các tiêu chuẩn xuất khẩu còn ít; Tỷ lệ diện tích sản xuất rau xuất khẩu so với tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh còn thấp (khoảng 20% năm 2022); Việc tổ chức người nông dân sản xuất rau xuất khẩu chưa đạt được hiệu quả cao. Việc tổ chức tiêu thụ các sản phẩm rau xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các thương lái, xưởng sơ chế, chế biến, bảo quản trên địa bàn tỉnh; việc hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị rau xuất khẩu với các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm: (i) Hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu thị trường; (ii) Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; (iii) Các hoạt động quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp; (iv) Sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau; (v) Nhận thức và nguồn lực của hộ sản xuất rau xuất khẩu. Dựa trên các yếu tố này tác giả đã sử dụng mô hình hàm logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau xuất khẩu của các hộ nông dân, kết quả cho thấy trong tổng số 13 biến đưa vào mô hình thì có 9 biến là tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích sản xuất, đánh giá về cơ sở hạ tầng, tham gia tập huấn, tham gia tổ nhóm nông dân hoặc hợp tác xã, nhận thức về bảo vệ môi trường, mong muốn tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ có ý nghĩa thống kê, trong đó có biến tuổi chủ hộ có tác động ngược đến xác suất tham gia sản xuất rau xuất khẩu của các hộ nông dân. Các giải pháp phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương: (i) Thu hút các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau; (ii) Thực thi các chính sách hỗ trợ và các hoạt động quản lý ngành (xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý và giám sát thực hiện hỗ trợ các vùng sản xuất rau xuất khẩu,…); (iii) Nâng cao năng lực sản xuất và quản trị cho hộ nông dân; (iv) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ; (v) Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau xuất khẩu. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Huyen Trang Thesis title: Developing vegetable production for export in Hai Duong province Major: Development economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Based on the assessment of the current status of developing vegetable production for export in Hai Duong province over the past time, solutions are proposed to develop vegetable production for export in Hai Duong province in the coming time. Materials and Methods The thesis uses the value chain approach, competitive advantage approach, participatory approach, and institutional approach to propose an analysis framework and data collection for research on developing vegetable production for export in Hai Duong province. Beside secondary data collected from books, magazines, and theses, the General Statistics Office, Hai Duong Provincial Statistics Department, and Hai Duong Department of Agriculture and Rural Development, the author also conducted a surrvey that interviewed 16 provincial managers, 27 district managers, 405 farmer households producing exported and non-exported vegetables in Cam Giang, Tu Ky, and Gia Loc districts; 15 traders, preliminary processing, processing, and cold storages; 10 businesses; 15 leaders of cooperatives and cooperative groups producing vegetables for export in Hai Duong province. Processing methods and data analyzing methods include descriptive statistics, comparative statistics, SWOT analysis, scoring method, exploratory factor analysis with Likert scale; Logit regression analysis. Main findings and conclusions Hai Duong's main export vegetable products are carrots, cabbage, kohlrabi, cauliflower, onions and some spices. Exported carrot output has increased from more than 30.7 thousand tons in 2017 to more than 50.6 thousand tons in 2022 and accounts for about 68% of the province's total carrot production. The output of exported onions increased from more than 8.6 thousand tons in 2017 to more than 17.6 thousand tons in 2022, accounting for about 16% of the province's total onion production. Along with the export carrot and onion outputs, the export cabbage output has increased from more than 3.6 thousand tons in 2017 to more than 12.6 thousand tons in 2022, accounting for about 10.6% of the province's total cabbage output. Although kohlrabi has the lowest export output with export output in 2017 reaching more than 1.4 thousand tons to more than 8.7 xiv
- thousand tons in 2022, accounting for about 12.8% of total kohlrabi production of the province. The main markets for exported vegetables are China, Taiwan, Malaysia, Middle Eastern countries, Japan, the EU, etc. Currently, although the development of export vegetable production in Hai Duong province has reached certain results, there are still some limitations such as the number of farmer households, farmer groups, and cooperatives producing vegetables according to export standards is still quite small; The ratio of export vegetable production area to the province's total vegetable growing area is still low (about 20% in 2022); The organization of farmers to produce vegetables for export has not been highly effective. The organization of consumption of exported vegetable products still depends greatly on the system of traders, preliminary processing, processing, and preservation factories in the province; The formation of linkage chains and export vegetable value chains with enterprises is still very limited. Factors affecting the development of export vegetable production in Hai Duong province include: (i) World economic integration and market demand; (ii) Infrastructure and service system serving export vegetable production in Hai Duong province; (iii) Professional management activities of the agricultural sector; (iv) The development of vegetable processing and export enterprises; (v) Awareness and resources of export vegetable producers. Based on these factors, the author used a logit function model to analyze factors affecting the decision to produce vegetables for export of farmer households. The results showed that out of a total of 13 variables included in the model, 9 variables are the age of the household head, the household head’s education level, production area, infrastructure assessment, training participation, farmer production group or cooperative participation, awareness of environmental protection, desire to consume and support for consumption are statistically significant, in which the variable age of the household head has a negative impact on the probability of participating in export vegetable production of farming households. Solutions to develop vegetable production for export in Hai Duong province: (i) Strengthen training and raise awareness for farmers on developing export vegetable production; (ii) Implement well policies to support and manage the industry in developing export vegetable production (attracting investment, promoting trade and supporting product consumption, agricultural extension, planning, and planning management); manage and supervise the implementation of support for export vegetable production areas...); (iii) Improve production and management capacity for households; (iv) Strengthen investment in infrastructure and service development; (v) Develop forms of cooperation in the production and consumption of exported vegetables. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Rau tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng hầu như không có hoặc chỉ có rất ít trong thức ăn động vật (Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2017). Ở Việt Nam, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, các loại rau tươi của nước ta rất phong phú từ rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn rễ và các loại rau gia vị,… trong đó rau tươi xuất khẩu là một trong những sản phẩm quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù, năm 2021 Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh Covid – 19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 1,1 tỷ USD, (tăng 8,9% so với năm 2020) (Tổng cục Hải quan, 2021). Ngoài mang lại kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, xuất khẩu rau tươi còn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt ngành logistics và các ngành dịch vụ phát triển. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cùng với đó, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế giới (như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA),…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng rau của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường có quy mô lớn, sức tiêu thụ mạnh. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển nhưng ngành sản xuất rau xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sản xuất chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về số lượng và chất lượng; Yêu cầu xuất khẩu; Thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do sản xuất ra chủ yếu là hộ nông dân có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ; Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chưa thực sự quan tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Rau xuất khẩu Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh thương mại quyết liệt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu; Các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm rất cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau là việc làm quan trọng cần hướng tới sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài thực trạng nêu trên. Hải Dương là một trong các tỉnh có diện tích gieo trồng rau lớn của đồng bằng sông Hồng; Người dân trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau, có truyền thống sản xuất rau xuất khẩu. Trong bối cảnh hạn hán ngày 1
- càng gia tăng, xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây trồng nước sang cây trồng cạn thì rau là cây trồng được ưu trên lựa chọn. Vì vậy, phát triển sản xuất rau xuất khẩu sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm qua các sản phẩm rau của Hải Dương đã từng bước xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đặc biệt là đối với một số sản phẩm rau có thế mạnh của tỉnh như hành tỏi cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, các loại rau gia vị,…(Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hải Dương, 2022). Để thúc đẩy phát triển sản xuất rau và sản xuất rau xuất khẩu ngành nông nghiệp của tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp - Nhà nước, thường xuyên trao đổi, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo và giám sát từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói, xuất khẩu. Trong những năm qua Hải Dương đã thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hàng hóa và hướng đến xuất khẩu, trong đó ngành hàng rau được tỉnh coi là một trong những sản phẩm thế mạnh, chủ lực để phát triển và xuất khẩu, từ đó tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại các các loại rau của Hải Dương như cà rốt, hành, tỏi, bắp cải, suplơ, su hào, cà chua, ớt và các loại rau gia vị,… đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm rau của tỉnh đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, các nước EU, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tỉnh cũng đã hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất rau xuất khẩu. Năm 2022, tổng sản lượng rau xuất khẩu (cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ…) của tỉnh Hải Dương đạt khoảng 75 nghìn tấn. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu tiêu biểu như xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 20 nghìn tấn; Nhật Bản khoảng 15 nghìn tấn; Malaysia khoảng 15 nghìn tấn; Trung Đông (Dubai), Singapore, Thái Lan, Campuchia khoảng 5 nghìn tấn; Một số thị trường mới cao cấp như: Mỹ, EU 1 nghìn tấn… Cùng với đó, nhu cầu của các thị trường này là rất lớn với các sản phẩm rau thế mạnh của tỉnh như cà rốt, bắp cải, súp lơ. Tuy nhiên do chưa đảm bảo về tiêu chuẩn xuất khẩu nên sản lượng các loại rau của Hải Dương xuất khẩu còn rất khiêm tốn so với số lượng sản xuất ra như sản lượng cà rốt xuất khẩu đạt hơn 68% sản lượng sản xuất ra; Cây bắp cải và su hào có sản lượng xuất khẩu đạt hơn 10 nghìn tấn và gần 13% sản lượng sản xuất ra (năm 2022) (Sở NN&PTNT Hải Dương, 2022). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như diện tích sản xuất rau phục vụ xuất khẩu chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; Chủng loại rau chưa 2
- đa dạng; Tỷ lệ diện tích sản xuất rau xuất khẩu so với tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh còn thấp (khoảng 20% năm 2022); Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu thực hiện chưa đồng bộ và thống nhất; Việc thực hiện quy trình sản xuất rau tiên tiến (VietGAP, hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu) để đạt các tiêu chuẩn an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập; Việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau phục vụ xuất khẩu chưa tốt; Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để hỗ trợ và là đầu tàu trong phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương còn ít… Bên cạnh đó, hiện nay các nghiên cứu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu (tập trung vào nhóm hộ nông dân để cung cấp nguyên liệu, đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu) hầu như chưa có. Các nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế chính trị, thương mại, kinh tế đối ngoại hoặc chỉ nghiên cứu xuất khẩu nông sản nói chung, hoặc gộp cả rau và quả. Do vậy, nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và phát triển ngành sản xuất rau nói riêng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau cho người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau xuất khẩu; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 833 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 300 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 250 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 251 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn