intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ; Thực trạng thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam; Giải pháp phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRẦN ANH TUẤN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRẦN ANH TUẤN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9.340.101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.,TS Lê Văn Hưng 2. PGS., TS Nguyễn Thị Việt Nga Hà Nội 2023 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Văn Hưng và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Nga. Công trình này không sao chép kết quả nghiên cứu đã bảo vệ thành công và xuất bản của các tác giả và các nhà khoa học khác. Các số liệu, tài liệu sửa dụng trong luận án do tác giả đã thu thập trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được liệt kê đầy đủ trong bảng danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và khách quan của công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ này. Hà nội, ngày……tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Trần Anh Tuấn 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TPCP Trái phiếu Chính Phủ TP Trái phiếu TSĐB Tài sản bảo đảm KHCL Kỳ hạn còn lại GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng Nhà nước BTC Bộ Tài Chính KBNN Kho bạc Nhà nước UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước SGDNHNN Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước 4
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ BẰNG TIẾNG NGHĨA TIẾNG VIỆT ANH REPOS Repurchase Giao dịch mua bán lại SBL Securities Borrowing and Giao dịch vay và cho vay chứng Lending khoán Out Outright Giao dịch mua bán thông thường BA Banker’s Acceptance Thương phiếu GC/GCF General Collateral/General Tài sản bảo đảm chung Collateral Finance SC Special Collateral Tài sản bảo đảm chuyên biệt DVP Delivery vs Payment Giao hàng đồng thời với giao tiền EBTS Electronic Bond Trading Hệ thống giao dịch TPCP qua System Internet Front Front Office Nghiệp vụ tại bộ phận giao dịch/ Office/Front Bộ phận xử lý thỏa thuận về giao dich Back Back Office Nghiệp vụ tại bộ phận thanh toán Office/Back bù trừ/ Bộ phận xử lý thanh toán/kế toán CUSIP Mã định danh chứng khoán Committee on Uniform Securities Identification Procedures GRMA The Global Master Hợp đồng khung mua bán lại Repurchase Agreement quốc tế OSLA Overseas Securities Lending Hợp đồng cho vay chứng khoán Agreement quốc tế VaR Value at Risk Giá trị rủi ro PD Primary Dealer Nhà tạo lập thị trường IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IDB Interdealer Broker Nhà giao dịch liên định chế WB World Bank Ngân hàng Thế Giới ICMA The International Capital Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế Market Association ISMA The International Securities Hiệp hội Thị trường Chứng Market Association khoán quốc tế PSA The Public Securities Hiệp hội Chứng khoán quốc tế Association BIS Bank for International Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Settlement FICC The Fixed Income Clearing Tổ chức bù trừ chứng khoán nợ Corporation FOMC Federal Open Market Ủy ban Thị trường Mở liên bang Committee 5
  6. FED (US) Federal Reserve Bank Ngân hàng Trung ương Hoa kỳ SSC State Securities Commission Ủy ban Chứng khoán Nhà nước HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội VSD Vietnam Securities Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam Depository OTC Over the counter Giao dịch phi tập trung/Giao dịch ngoài sàn GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc gia 6
  7. DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 1. Danh mục hình Hình 1 Giá trị Giao dịch mua bán lại qua các năm __________________________ 101 Hình 2 Tài sản bảo đảm dùng trong giao dịch mua bán lại ____________________ 101 Hình 3 Cơ cấu kỳ hạn giao dịch mua bán lại TPCP__________________________ 102 Hình 4 Lãi suất giao dịch mua bán lại TPCP theo kỳ hạn _____________________ 103 Hình 5 Cơ cấu thành viên giao dịch qua các năm ___________________________ 108 Hình 6 Tình hình giao dịch mua bán lại TPCP theo thành viên _________________ 111 Hình 7 So sánh tương quan giao dịch mua bán lại tại HNX và Sở Giao dịch NHNN _____________________________________________________ 113 Hình 8 Giá trị giao dịch theo công cụ giao dịch – TPCP của KBNN ____________ 221 Hình 9 Biến động lợi suất TPCP của KBNN kỳ hạn 2 năm vs kỳ hạn 10 năm _____ 222 Hình 10 Biến động lãi suất TPCP 2 năm vs TPCP 10 năm ____________________ 223 Hình 11 Thanh khoản TPCP theo năm ____________________________________ 224 Hình 12 Chỉ số thanh khoản TPCP theo kỳ hạn còn lại _______________________ 225 Hình 13 Cơ cấu KHCL trái phiếu chính phủ trong giao dịch mua bán lại _________ 226 Hình 14 Chênh lệch giá chào mua chào bán 2013 - 2020 ______________________ 228 Hình 15 Giá trị Giao dịch Bình quân phiên TPCP của KBNN __________________ 229 Hình 16 Bình quân giá trị giao dịch mua bán thông thường theo kỳ hạn 2016 - 2020 _______________________________________________________ 230 Hình 17 Bình quân giao dịch mua bán lại theo ngày _________________________ 231 Hình 18 Số lượng giao dịch TPCP trên thị trường qua các năm ________________ 232 Hình 19 Tần suất giao dịch mua bán thông thường TPCP _____________________ 233 Hình 20 Tần suất giao dịch mua bán lại TPCP _____________________________ 234 2. Danh mục biểu Biểu 1 Thống kê thanh khoản ________________________________________ 226 Biểu 2 Chênh lệch chào mua chào bán TPCP ____________________________ 227 Biểu 3 Hệ số tương quan ____________________________________________ 228 Biểu 4 Giá trị giao dịch mua bán thông thường bình quân theo kỳ hạn Đơn vị Tỷ VND _____________________________________________ 230 Biểu 5 Giá trị giao dịch mua bán lại bình quân của các kỳ hạn giao dịch chủ yếu Đơn vị: Tỷ VND ------------------------------------------------------------------232 Biểu 6 Tần suất giao dịch mua bán thông thường TPCP – Bình quân ngày Đơn vị: Số giao dịch __________________________________________ 233 Biểu 7 Tần suất giao dịch mua bán lại – Bình quân ngày Đơn vị: Số giao dịch __________________________________________ 234 7
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………….3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................ 5 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.................................................................................. 7 MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………….12 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 12 2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 15 3. Mục tiêu ........................................................................................................................ 15 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 16 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 17 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 17 7. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................ 19 8. Kết cấu của luận án ....................................................................................................... 19 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................... 21 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ................................................. 21 1.1.1 Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 22 1.1.2 Một số công trình nghiên cứu tại nước ngoài ..................................................... 27 1.2 Đánh giá các công trình đã nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .................. 33 1.2.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu ................................................................... 33 1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu................................................................................... 35 CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ...................... 43 2.1 Giao dịch mua bán lại chứng khoán ................................................................... 43 2.1.1 Khái niệm về giao dịch mua bán lại chứng khoán .............................................. 43 2.1.2 Khái niệm về giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ ................................... 44 2.1.3 Hình thức thực hiện giao dịch mua bán lại ......................................................... 45 2.1.4 Sản phẩm giao dịch mua bán lại......................................................................... 47 2.1.5 So sánh tính chất và đặc điểm của các công cụ giao dịch mua bán lại ................ 48 2.1.6 Các biến thể về giao dịch mua bán lại ................................................................ 51 8
  9. 2.1.7 Chủ thể tham gia thị trường mua bán lại ............................................................ 56 2.1.8 Rủi ro trong giao dịch mua bán lại ..................................................................... 57 2.2 Tổ chức thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ ........................... 68 2.2.1 Mô hình tổ chức................................................................................................. 68 2.2.2 Tiêu chí phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ ........... 71 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường mua bán lại trái phiếu chính phủ72 2.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt nam .............................................. 74 2.3.1 Thị trường mua bán lại Mỹ ................................................................................ 74 2.3.2 Thị trường mua bán lại tại Nhật Bản .................................................................. 82 2.3.3 Thị trường mua bán lại tại Singapore ................................................................. 89 2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 94 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM .................................................. 99 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại Việt Nam ................................................................................... 99 3.2. Thực trạng thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Việt Nam theo các tiêu chí và nhân tố phát triển ............................................................................ 101 3.2.1. Giao dịch mua bán lại TPCP Việt Nam trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội101 3.2.2. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Việt Nam trên Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ......................................................................................................... 112 3.2.3. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Viêt Nam - Quan điểm của thành viên123 3.2.4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Việt Nam – Tính tương tác giữa thanh khoản của trái phiếu chính phủ và giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ . 124 3.3. Đánh giá chung về thực trạng thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Việt Nam qua các tiêu chí và nhân tố phát triển ............................................... 133 3.3.1. Kết quả đạt được.............................................................................................. 133 3.3.2. Hạn chế ........................................................................................................... 135 3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế .......................................................................... 139 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM .................... 142 4.1 Định hướng phát triển giai đoạn 2021 -2025 và tầm nhìn 2030 ........................ 142 4.2 Mô hình thị trường giao dịch mua bán lại TPCP .............................................. 144 9
  10. 4.2.1 Giải thích mô hình ........................................................................................... 145 4.2.2 Tiêu chí lựa chọn mô hình để phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP147 4.2.3 Kiến nghị mô hình cho thị trường mua bán lại TPCP Việt Nam ....................... 150 4.3 Giải pháp phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP ............................ 151 4.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế vĩ mô .................................................... 151 4.3.2 Nhóm giải pháp về chính sách thị trường ......................................................... 157 4.3.3 Nhóm giải pháp về cung cầu thị trường ........................................................... 161 4.3.4 Nhóm giải pháp về hạ tầng kỹ thuật ................................................................. 165 4.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp .................................................................... 168 4.4.1 Đối với Chính phủ ........................................................................................... 168 4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................................... 170 4.4.3 Đối với Bộ Tài chính ....................................................................................... 171 4.4.4 Đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước .......................................................... 173 4.4.5 Đối với Kho Bạc Nhà nước.............................................................................. 174 4.4.6 Đối với đơn vị đầu mối, vận hành thị trường mua bán lại TPCP ...................... 175 4.4.7 Đối với thành viên thị trường ........................................................................... 176 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ……………………. 188 PHỤ LỤC 01 CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ QUA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI ........ 189 PHỤ LỤC 02 DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG 10
  11. THƯƠNG MẠI THAM GIA KHẢO SÁT …………………..…………...194 PHỤ LỤC 03 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ……………………………………............197 PHỤ LỤC 04 THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 208 11
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ (TPCP) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy luân chuyển tiền và chứng khoán trên thị trường tài chính. Thị trường giao dịch này là một công cụ hữu hiệu trong quản lý và điều hành chính sách cũng như cung cấp các cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn với mức độ rủi ro thấp. Đứng dưới giác độ kinh doanh, chức năng kinh tế cơ bản của thị trường giao dịch mua bán lại chính là tối ưu hóa việc sử dụng vốn, cung ứng vốn với mức độ rủi ro thấp. Thông qua giao dịch mua bán lại, các chủ thể kinh doanh TPCP có thể vay vốn để triển khai các chiến lược đầu tư của mình. Khoản vay này có mức độ rủi ro thấp, lợi nhuận cạnh tranh. Do tài sản bảo đảm là trái phiếu chính phủ nên tính an toàn cao, chi phí vay trong giao dịch mua bán lại vì vậy rất cạnh tranh. Đứng từ giác độ quản lý, lập chính sách, giao dịch mua bán lại là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để triển khai chính sách tiền tệ. Họ có thể tác động vào tổng lượng tiền trong lưu thông qua các hoạt động mua bán lại với các ngân hàng thương mại trên thị trường. Thông qua đó, triển khai mở rộng hay thắt chặt chính sách tiền tệ. Đây cũng là một công cụ thị trường cơ bản mà các ngân hàng trung ương sử dụng để cung cấp thanh khoản theo các quy tắc thị trường cho các chủ thể mục tiêu. TPCP, về lý thuyết, có tính thanh khoản rất tốt, do đó, nó là một công cụ hoàn hảo giúp cho ngân hàng Trung ương thực hiện các chính sách bơm hút tiền của mình một cách hiệu quả. Thị trường giao dịch mua bán lại TPCP cũng được sử dụng làm chất xúc tác để các thị trường khác như thị trường phái sinh, thị trường tài sản bảo đảm hoạt động hiệu quả. Từ hoạt động vay và cho vay nội tại của thị trường mua bán lại, nhất là các giao dịch với ngân hàng trung ương, tín hiệu lãi suất định hướng sẽ được lan tỏa. Các thị trường giao dịch phái sinh và thị trường tài sản bảo đảm có điểm neo lãi suất, vận hành trơn chu, xử lý các phát sinh, rủi ro nếu có nhanh chóng và hiệu quả. Thị trường giao dịch mua bán lại TPCP cũng là công cụ giúp cơ quan quản lý, theo dõi các tác động chính sách, các hoạt động kinh doanh, để kịp thời có những điều 12
  13. chỉnh phù hợp về chính sách tiền tệ, chính sách tăng trưởng kinh tế sao cho đạt được các mục tiêu mong muốn. Với ý nghĩa và vai trò to lớn như vậy, thị trường giao dịch mua bán lại luôn có một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính, tiền tệ ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại Việt Nam, giao dịch mua bán lại TPCP được sử dụng bởi các tổ chức kinh doanh cũng như bởi Ngân hàng Nhà nước cho các mục tiêu khác nhau. Đối với hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán lại TPCP được thực hiện giữa các tổ chức, tập trung chủ yếu trên thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt, vốn được tái tổ chức và vận hành chính thức vào năm 2009. Đối với Ngân hàng Nhà nước, giao dịch mua bán lại được sử dụng dưới tên gọi là giao dịch mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá, phổ biến trong các nghiệp vụ vay hỗ trợ thanh khoản giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại thành viên. Trong các quy định hiện hành trên thị trường TPCP hay trên thị trường tiền tệ, giao dịch mua bán lại được xem như là một công cụ giao dịch. Về lý thuyết, xét tính chất và mức độ phức tạp trong quản lý và vận hành công cụ giao dịch này, trong giai đoạn phát triển ban đầu, việc đơn giản hóa sản phẩm/công cụ giao dịch phục vụ cho các mục tiêu điều hành chính sách hay kinh doanh là một bước đi phù hợp. Tuy nhiên, khi thị trường đã phát triển tới mức độ nhất định, mô hình và cách thức quản lý cần đổi mới tương xứng mới đáp ứng, bắt kịp được sự phát triển và không kìm hãm sự tăng trưởng. Kiểm tra số liệu hoạt động giao dịch mua bán lại TPCP trong hơn 10 năm qua cho thấy diễn biến thị trường đã phán ánh chính xác nhận định như các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trên thị trường quốc tế đã chỉ ra. Các hoạt động giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam, đã có khởi đầu khó khăn, giao dịch lẻ tẻ, với một quy mô không đáng kể. Sau khi có những điều chỉnh về kỹ thuật về thông lệ, về cách thức giao dịch... đã ghi nhận sự cải thiện và tiến vào giai đoạn tăng trưởng cao trước khi từ từ chuyển sang giai đoạn đi xuống, bất chấp những điều kiện thị trường thuận lợi 13
  14. hơn. Cụ thể, trong hoạt động cho mục đích kinh doanh, giao dịch mua bán lại TPCP chỉ chiếm chưa tới 4% quy mô giao dịch toàn thị trường TPCP chuyên biệt trong những năm đầu vận hành (với giá trị tuyệt đối khoản 180.48 tỷ vnd); sau đó đã tăng trưởng vượt bực, đạt mức đỉnh vào năm 2018 với giá trị giao dịch tuyệt đối đạt ~ 958 nghìn tỷ. Và kể từ đó, giao dịch mua bán lại đã ghi nhận suy giảm tương đối về giá trị trong 3 năm kế tiếp (duy trì ở mức 630 nghìn tỷ trong năm 2021 tại Sở Giao dịch Chứng khoán). Tương tự, trên thị trường tiền tệ, giao dịch kỳ hạn giấy tờ có giá cũng ghi nhận giá trị tăng vọt, đạt hơn 818 nghìn tỷ đồng Việt Nam vào năm 2017, với tăng trưởng bình quân trên 50% trong 3 năm liên tiếp trước khi thoái trào, ghi nhận khoảng 92 nghìn tỷ vào năm 2020. Kết quả thực tiễn hoạt động của thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam nêu trên cho thấy nhu cầu phải rà soát, đánh giá lại việc tổ chức và vận hành thị trường này nếu muốn tiếp tục thúc đẩy thị trường này phát triển. Rõ ràng, trong những năm gần đây, do tác động của chính sách lới lỏng tiền tiền tệ được thực hiện mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, thị trường giao dịch mua bán lại TPCP đã có sự mở rộng không ngừng về quy mô. Tuy nhiên, xu hướng giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam lại diễn ra ngược chiều vào trào lưu trên trong giai đoạn này, bất chấp chính sách tiền tệ có nhiều điểm tương đồng. Cách tổ chức thị trường giao dịch đơn giản, có thể phù hợp trong giai đoạn manh nha phát triển nhưng với sự mở rộng, lớn mạnh về quy mô của thị trường đã khiến cho cách tổ chức đó không còn phù hợp, không chỉ là thiết kế, là đối tượng, là mục tiêu phát triển.... mà hơn hết là mô hình tương tác và vận hành, đặt ra các rủi ro tiềm ẩn tới sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường TPCP trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Với thực tế đó, đề tài nghiên cứu: “Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP” tại Việt Nam muốn tiến hành rà soát, đánh giá các hoạt động giao dịch mua bán lại hiện có và đưa ra các giải pháp, định hình lại mô hình phát triển của thị trường này. Qua đó, mong muốn kiến tạo một thị trường giao dịch mua bán lại hoạt động đúng với các chuẩn mực quốc tế, giúp tối đa hóa các lợi ích to lớn của thị trường mua bán lại TPCP, đóng góp vào sự phát triển trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam. 14
  15. 2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài luận án sẽ tập trung xử lý câu hỏi sau: Thị trường giao dịch mua bán lại TPCP Việt Nam nên vận hành theo một mô hình hoạt động nào để có thể phát huy hết tiềm năng của mình, theo đó, không chỉ nâng cao hiệu quả về mặt quản lý, kinh doanh mà trên hết là thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nói chung. Từ câu hỏi trọng tâm này, đề tài luận án cũng sẽ tìm câu trả lời cho các câu hỏi tương tác liên quan khác, cụ thể là: Những nhân tố nào gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam? Thanh khoản trên thị trường TPCP có tương tác qua lại với hoạt động giao dịch mua bán lại TPCP như thế nào? Đánh giá của các chủ thể giao dịch lớn trên thị trường mua bán lại TPCP đối với hoạt động của thị trường hiện nay như thế nào? Trên cơ sở giải quyết lần lượt từng câu hỏi thành phần tới câu hỏi chính yếu, đề tài luận án sẽ đưa ra các nhận định và kiến nghị về các giải pháp xử lý những tồn tại để thúc đẩy sự phát triển của thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam. 3. Mục tiêu 3.1 Mục tiêu tổng quát Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững nhằm phát huy hết tiềm năng là kênh truyền tải và triển khai chính sách hữu hiệu, góp phần kết nối và hài hòa sự phối hợp giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP nhằm tạo ra một kênh dẫn truyền vốn kinh doanh hữu hiệu cho nền kinh tế 15
  16. 3.2 Mục tiêu cụ thể Vận dụng cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng của giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp đổi mới về mô hình tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường giao dịch này trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn tới 2030. Mô hình tổ chức để phát triển thị trường mua bán lại TPCP phải hài hòa lợi ích giữa các chủ thể quản lý và chủ thể tham gia thị trường, cho phép việc kiểm tra giám sát hiệu quả. Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tuân thủ các chuẩn mực quốc tế dựa trên một nền tảng hạ tầng có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao Các giải pháp phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP cơ cấu hướng tới giúp hoàn thành mục tiêu định lượng về quy mô thị trường TPCP/GDP đạt 55% vào năm 2025 theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao dịch mua bán lại nói chung và thị trường giao dịch mua bán lại TPCP nói riêng; - Nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đánh giá ưu nhược điểm của các công trình này và từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ tập trung xử lý. - Phân tích thực trạng của hoạt động giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam nhằm xác định động lực tăng trưởng và tồn tại của thị trường giao dịch này; - Rà soát kinh nghiệm quốc tế nhằm tìm hiểu về mô hình, tổ chức vận hành của giao dịch mua bán lại và thị trường mua bán lại trong thực tiễn hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ quốc gia; - Đề xuất, khuyến nghị đổi mới về mô hình và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam, qua đó, giải quyết câu hỏi nghiên cứu đặt ra là lựa chọn mô hình phát triển phù hợp để thúc đẩy phát triển thị 16
  17. trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ hướng tới hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ nói chung 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung xem xét giao dịch mua bán lại và thị trường giao dịch mua bán lại sử dụng TPCP làm tài sản gốc. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu sẽ xem xét toàn diện mảng giao dịch mua bán lại hoặc loại giao dịch có tính chất tương tự sử dụng TPCP làm tài sản gốc để từ đó, đánh giá được mô hình tổ chức hiện có ở Việt Nam và đưa ra giải pháp khắc phục các tồn tại một cách hợp lý. Thời gian nghiên cứu, đánh giá sẽ dựa trên mốc tổ chức và phát triển lại thị trường giao dịch nợ công giai đoạn 2009-2020 và các kiến nghị nghiên cứu sẽ áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn tới 2030. Không gian nghiên cứu: sẽ hạn chế trong các sản phẩm giao dịch bằng tiền đồng. Tổ chức giao dịch mua bán lại TPCP sẽ thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận án tiến sĩ sử dụng nhiều phương pháp, kết hợp định tính và định lượng nhằm tổng hợp, thống kê, đối chiếu và so sánh kết quả để làm cơ sở đưa ra nhận định, đánh giá và kiến nghị. Đề tài nghiên cứu cũng điểm lại kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học do các học giả trong và ngoài nước thực hiện về chủ đề liên quan. Khái quát các vấn đề cơ sở lý luận về thị trường giao dịch mua bán lại TPCP, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng của thị trường mua bán lại TPCP Việt nam nhằm xác định vấn đề. Trên cơ sở kết quả chung thu được, đề tài kiến nghị giải pháp, bước đi cho thị trường mua bán lại TPCP Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp định lượng cũng được sử dụng để kiểm thử giả thiết khoa học mà đề tài xác định là cơ sở cho nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ này. 17
  18. 6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích thống kê và phương pháp điều tra (định lượng) Luận án tiến sĩ sử dụng nguồn dữ liệu cơ sở của hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt đang vận hành tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đây là nguồn dữ liệu gốc tương đối đầy đủ, cho phép đánh giá, so sánh, phân tích về thực trạng của giao dịch mua bán lại TPCP phục vụ cho mục tiêu kinh doanh trên thị trường TPCP Việt Nam trong thời gian từ cuối năm 2009 đến 2020. Đối với dữ liệu trên thị trường tiền tệ trong khoảng thời gian tương ứng, luận án sử dụng các báo cáo quản lý, dữ liệu công bố trên website của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó, tổng hợp hai nguồn dữ liệu để hình thành lên một bức tranh chung về giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ tiến hành phân tích thống kê để kiểm tra giả thiết khoa học. Kết quả nghiên cứu định lượng của luận án về tương tác giữa thanh khoản trên thị trường TPCP với giao dịch mua bán lại cho phép khái quát và đưa ra nhận định khoa học về việc phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP. Luận án sử dụng công cụ phân tích dữ liệu trên Excel để xử lý các dữ liệu có khối lượng lớn và trình bày kết quả bằng các biểu đồ trực quan để có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu và đưa ra đánh giá, dự báo bằng các kỹ thuật nội suy, ngoại suy. Phần nghiên cứu định lượng này sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy luận. Luận án cũng thu thập thông tin điều tra qua bảng câu hỏi với các thành viên, chủ thể giao dịch lớn trên thị trường giao dịch mua bán lại TPCP, từ đó, xác định ra quan điểm, mục tiêu, kỳ vọng, nhu cầu của thị trường đối với giao dịch mua bán lại TPCP. Mục đích của việc này nhằm đánh giá toàn diện thực trạng và kỳ vọng về thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam. 6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, quy nạp, diễn dịch (định tính) Luận án tiến sĩ thực hiện tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan tới thị trường TPCP nói chung; thị trường giao dịch mua bán lại TPCP nói riêng ở trong và ngoài nước. Các tham khảo này nhằm đánh giá kết quả, phương pháp, mô hình nghiên cứu để thu thập được thông tin đa chiều nhất về thị trường giao dịch mua bán lại TPCP, qua đó, có thể đưa ra các nhận định, đánh giá, phân tích phù hợp và có tính khoa học 18
  19. liên quan tới thị trường này. Các thông tin chuyên khảo, các giáo trình chuyên ngành, các bài báo trên các tạp chí ngành tài chính về đề tài này ở trong và ngoài nước cũng được tham khảo nhằm nắm bắt xu thế, các nhận định, đánh giá từ các giác độ khác nhau liên quan tới thị trường mua bán lại TPCP. Những thông tin thu thập từ các nguồn như vậy giúp gợi mở ý tưởng, đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp với xu thế về thị trường mua bán lại TPCP tại Việt Nam Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích định tính để lý giải luận điểm: điều chỉnh và đề xuất mô hình thị trường giao dịch mua bán lại TPCP vận hành tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Phân tích định tính thực hiện bằng việc tổng hợp thông tin, đánh giá tính logic nhằm biện giải, kiến nghị về một mô hình cải cách mới giúp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam. 7. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao dịch mua bán lại nói chung và thị trường giao dịch mua bán lại TPCP nói riêng; - Phân tích toàn diện thực trạng hoạt động giao dịch mua bán lại TPCP tại thị trường tài chính và tiền tệ của Việt Nam. Đề tài luận án cũng chỉ ra được những tồn tại, nguyên nhân, dẫn tới tình trạng suy giảm thị trường giao dịch này trên có sở so sánh với cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong vận hành và phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP trên thế giới; - Vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đưa ra một lựa chọn mới về mô hình tổ chức và vận hành thị trường giao dịch mua bán lại TPCP theo các chuẩn quốc tế. - Đề xuất và kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy và phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam theo mô hình kiến nghị; 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kế cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu 19
  20. Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ Chương 3: Thực trạng thị trường giao dịch mua bán lại TPCP tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp phát triển thị trường giao dịch mua bán lại TPCP Việt Nam 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2