intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:241

16
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QHLĐ trong doanh nghiệp; Phương pháp nghiên cứu và mô hình các nhân tố tác động đến mối QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM; Thực trạng về QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM; Định hướng và giải pháp lành mạnh hoá quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---��--- ĐẶNG TRUNG DŨNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---��--- ĐẶNG TRUNG DŨNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu, trình bày trong luận án là khách quan, trung thực,có nguồn gốc rõ ràng, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2023 Nghiên cứu sinh Đặng Trung Dũng
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i MỤC LỤC........................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH........................................................................................... ix MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 4 3. Các câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 5 5. Đóng góp mới của luận án............................................................................................... 5 6. Kết cấu của luận án......................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................7 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................... 7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài..................................................... 7 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước................................................... 11 1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ lao động và vấnđề cần tiếp tục nghiên cứu.................................................................................................. 16 1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu có liên quan được tác giả kế thừa và phát triển trong luận án 16 1.3.2....................................................................................................................Nh ững khoảng trống và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.............................................16 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP FDI.................................................................................. 18 2.1. Cơ sở lý luận về quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI...................................... 18 2.1.1....................................................................................................................................... Các khái niệm liên quan.................................................................................................18 2.1.2....................................................................................................................................... Qu an hệ lao động trong doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI.....................................20 2.1.3. Đặc trưng, vai trò và biểu hiện chủ yếu của quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................................................22 2.1.3.1. Đặc trưng, vai trò của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI...........................22
  5. 2.1.3.2. Các biểu hiện chủ yếu của quan hệ lao động của doanh nghiệp FDI.............................. 24 2.1.4..................................................................................................................... Ch ủ thể và nội dung của quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI.................27 2.1.4.1. Chủ thể tham gia QHLĐ trong doanh nghiệp FDI.......................................................... 27 2.1.4.2. Nội dung và các yếu tố tác động đến của QHLĐ trong doanh nghiệp FDI.....................30 2.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng, Nhà nước về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI..................................................................... 32 2.2.1....................................................................................................................................... Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ lao động...........................................32 2.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI .41 2.3. Mô hình những nhân tố tác động đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ................................................................................................................................................43 2.3.1. Mô hình nghiên cứu nước ngoài.............................................................................43 2.3.1.1. Mô hình cổ điển của Dunlop (1985).................................................................................. 43 2.3.1.2. Mô hình nghiên cứu của Sean Masaki Flynn và cộng sự “Liệu hợp đồng lao động có hoàn thiện tổ chức công đoàn?” 45 2.3.1.3. Mô hình nghiên cứu “Thị trường lao động và bảo hiểm xã hội tại Trung Quốc”của Johanna Rickne 46 2.3.1.4. Công trình nghiên cứu “FDI, tính linh hoạt của thị trường lao động và việc làm ở Trung Quốc” được đề xuất bởi Shu Ronga và cộng sự 46 2.3 2. Các mô hình nghiên cứu trong nước về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp 47 2.3.2.1. Công trình nghiên cứu của Vũ Việt Hằng (2004)..............................................................47 2.3.2.2. Mô hình nghiên cứu của Vương Vĩnh Hiệp (2014)...........................................................48 2.3.2.3. Mô hình nghiên cứu của Vũ Thị Bích Ngọc (2018) “Quan hệ lao động trong doanh nghiệp may” 49 2.3.2.4. Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh và cộng sự (2018) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của người lao động tại các doanh nghiệp khu công
  6. nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa” 49 2.4. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp của một số nước, khu vực và bài học kinh nghiệm cho TP. HCM........................................................................................... 55 2.4.1. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp của một số nước, khu vực trên thế giới 55 2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho TP. HCM............................................................56 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI............................................ 59 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu...................................................................................... 59 3.1.1. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng...........................................59 3.1.2. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử...................................................61 3.1.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học..................................................................63 3.1.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành...........................................................................65 3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................................ 65 3.2.1. Phương pháp thống kê và mô tả.............................................................................65 3.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp.......................................................................66 3.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu..............................................................................66 3.2.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................................ 67 3.2.5. Phương pháp khảo sát.............................................................................................67 3.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...................................................................67 3.3. Khung phân tích quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI..............................68 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 70 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.................................................................... 71 4.1. Tổng quan về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TP. HCM......................................................................................... 71 4.1.1.......................................................................................................................K hái quát về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn TP. HCM.................................................................................................... 71
  7. 4.1.2.......................................................................................................................Đ ặc điểm lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn TP. HCM............................................................................................. 74 4.2............................................................................................................................. Th ực trạng QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI tại TPHCM.................................. 76 4.2.1. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động.................................................................76 4.2.2. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)...................................78 4.2.3. Thực hiện an toàn - vệ sinh lao động.....................................................................79 4.2.4. Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội......................................................................80 4.2.5.......................................................................................................................Tì nh hình tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp FDI tại TP. HCM........................................................................................................................82 4.3. Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến mối quan hệ lao động các doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh....................................................................... 86 4.3.1. Kết quả khảo sát về nhân khẩu học........................................................................86 4.3.2. Kết quả khảo sát về thoả ước lao động tập thể.......................................................89 4.3.3. Kết quá khảo sát về an toàn vệ sinh lao động........................................................90 4.3.4. Kết quả khảo sát về bảo hiểm xã hội......................................................................91 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM............................................................................................................................... 92 4.4.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI...........92 4.4.1.1. Quy mô, cơ cấu lao động và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp...............92 4.4.1.2. Vấn đề khác biệt văn hóa, ngôn ngữ trong các doanh nghiệp FDI.................92 4.4.1.3. Chiến lược sử dụng lao động và chính sách động viên người lao động..........94 4.4.1.4. Trình độ, tác phong và ý thức của người lao động......................................... 95 4.4.1.5. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS)............................................ 97 4.4.2. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI....................99 4.4.2.1. Môi trường pháp lý liên quan đến quan hệ lao động...................................... 99 4.4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về lao động....................................................... 100 4.4.2.3. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI 102
  8. 4.4.2.4. Chủ thể và quan hệ của các chủ thể trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM 105 4.5. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................ 107 4.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân.............................................................107 4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................109 4.5.3.....................................................................................................................Mâ u thuẫn và những vấn đề đặt ra trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh....................................................................112 Tiểu kết chương 4........................................................................................................ 117 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP LÀNH MẠNH HOÁ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM...........118 5.1. Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới....118 5.2. Định hướng lành mạnh hoá quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở TP.HCM....................................................................................................................... 124 5.3. Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm lành mạnh hoá quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở TP.HCM..................................................................................... 126 5.3.1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................127 5.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với lao động trong các doanh nghiệp FDI............................................................................................................. 128 5.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI.......................................................................................................129 5.3.4. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc giải quyết mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI..............................................................................131 5.3.5. Giải pháp về phía doanh nghiệp FDI trong giải quyết mối quan hệ lao động....132 5.3.6. Nâng cao trình độ, tác phong và ý thức của người lao động...............................137 5.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan............................................................................................................ 138 5.4.1. Đối với Chính phủ................................................................................................ 138 5.4.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam......................................................140
  9. 5.4.3. Đối với chính quyền Thành phố và các Bộ, ngành liên quan..............................141 Tiểu kết chương 5........................................................................................................ 143 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 144 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .146 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... CXLVII PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN................................................................... CLIV PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA NGƯỜI VIỆT NAM ........................................................................................................................................ CLVII PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT..................................................................... CLXVIII PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KHẢO SÁT.............................................................. CLXXIII
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia đông nam châu Á 2 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 DN Doanh nghiệp 5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 6 DNNNN Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 7 FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 HĐLĐ Hợp đồng lao động cá nhân 10 ILO Tổ chức Lao động quốc tế 11 KCN Khu công nghiệp 12 KT -XH Kinh tế - xã hội 13 MQH Mối quan hệ 14 MQHLĐ Mối quan hệ lao động 15 NLĐ Người lao động 16 NSDLĐ Người sử dụng lao động 17 QHLĐ Quan hệ lao động 18 QHSX Quan hệ sản xuất 19 TCCĐ Tổ chức công đoàn 20 TCCĐCS Tổ chức công đoàn cơ sở 21 TƯLĐTT Thoả ước lao động tập thể 22 TBXH Thương binh xã hội 23 VCA Liên minh các Hợp tác xã Viêt Nam 24 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 25 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
  11. 26 TP Thành phố 27 LĐTT Lao động tập thể 28 TBCN Tư bản chủ nghĩa 29 XHCN Xã hội chủ nghĩa 30 WTO Tổ chức thương mại thế giới
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Tên bảng biểu Trang Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến mối quan hệ lao Bảng 2.1 55 động Bảng tổng hợp các biến độc lập từ những mô hình Bảng 2.2 58 nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu 74 Lao động trên 15 tuổi đang làm việc theo khu vực Bảng 4.1 78 kinh tế tại TPHCM Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực tại Bảng 4.2 78 TPHCM Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 4.3 79 tại TP.HCM và nhập cư Bảng 4.4 Số vụ tai nạn lao động trong các DN 84 Bảng 4.5 Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội 85 Bảng 4.6 Thống kê các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học 92 Bảng 4.7 Số doanh nghiệp FDI có TCCĐCS 103 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời Bảng 5.1 125 kỳ 2010 - 2020 Hình 2.1 Mô hình cổ điển của Dunlop 47 Hình 2.2 Mô hình tác động tương hỗ của Petit André 48 Hình 2.3 Mô hình của Sean Masaki Flynn 49 Hình 2.4 Mô hình của Johanna Rickne 49 Hình 2.5 Mô hình của Shu Ronga và cộng sự 50 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Vũ Việt Hằng 50 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Vương Vĩnh Hiệp 52 Hình 2.8 Mô hình của Vũ Thị Bích Ngọc 52 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh và cộng sự 53
  13. Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Trần Thùy Linh và cộng sự 54 Hình 4.1 Thủ tục đình công hợp pháp theo quy định của pháp luật 89 Biểu đồ thể mức độ đồng ý các biến trong hợp đồng lao Hình 4.2 93 động Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của các biến trong Hình 4.3 94 thỏa ước tập thể Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của các biến trong Hình 4.4 95 an toàn vệ sinh lao động Bảng biểu thể hiện mức độ đồng ý của các biến trong Hình 4.5 96 bảo hiểm xã hội Hình 4.6 Các chủ thể trong QHLĐ trên địa bàn TP.HCM 111 Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư Hình P.1 trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố HồChí 162 Minh
  14. MỞ ĐẦU 4.3.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Những doanh nghiệp FDI này đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta, đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để chúng ta thu hút được các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ mới, tạo thêm việc làm cho lao động, đáp ứng và nâng cao nhu cầu tiêu dùng….. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2022), FDI vào nước ta trong 5 năm 2016 - 2021 có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn 2011-2015, với 15.139 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 170,4 tỷ USD, trong khi đó năm 2016 đạt 26,9 tỷ USD, năm 2017 đạt 37,1 tỷ USD, năm 2018 đạt 36,4 tỷ USD; năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD, năm 2020 đạt hơn 31 tỷ USD, năm 2021 đạt 32 tỷ USD (Nguồn Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2022). Đặc biệt sau tác động của đại dịch Covid-19, tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 31 tỷ USD. Trong đó có 2.610 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,2 tỷ USD, giảm 35,2% về số dự án và giảm 12,8% về số vốn đăng ký so với năm trước; có 1.312 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7,3 tỷ USD, tăng 22,7%; có 6.453 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 8,5 tỷ USD, vốn FDI thực hiện năm 2021 đạt gần 20 tỷ USD (Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2022). Từ những kết quả trên có thể nhận thấy FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kéo theo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động được nâng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đang giải quyết việc làm cho khoảng hơn 5 triệu lao động (Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2022). Nhờ việc thu hút các doanh nghiệp FDI, nước ta đã từng bước hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý với tay nghề và trình độ cao, từng bước tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật, khoa học và có cách thức quản lý chuyên nghiệp tiên tiến, lao động với kỷ luật
  15. tốt, tác phong công nghiệp hiện đại. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nước nhà góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết vấn đề việc làm cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, cùng với việc thu hút mạnh FDI, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI còn phát sinh những vấn đề phức tạp, đó là hiện tượng tranh chấp lao động, những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, thậm chí có sự vi phạm pháp luật lao động của một số chủ doanh nghiệp FDI, dẫn đến những cuộc đình công của công nhân trong một số doanh nghiệp FDI, những mâu thuẫn về hợp đồng và thỏa ước lao động vẫn thường xuyên xảy ra…Từ đó gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI và dẫn đến một số mâu thuẫn gay gắt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trung tâm kinh tế của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư. Theo Cục Thống kê Thành phố, năm 2022, với vị trí là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam với số dân số chiếm 9,5% cả nước; đóng góp 27% thu ngân sách quốc gia. Chính vì thế, các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực, trong và ngoài nước luôn xem thành phố (TP) là một môi trường lý tưởng để đầu tư. GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM vào năm 2021 đạt 1.372.272 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng, tăng 1,39% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của kinh tế Thành phố, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 2,06%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,43%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,17%, đóng góp 1,33 điểm phần trăm (theo Cục thống kê TP.HCM, 2022). Tỉ trọng trong tổng sản phẩm nội địa - GRDP khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ mức 17% vào năm 2015 xuống 14,85% năm 2021. Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% vào năm 2015 lên 41,63% vào năm 2021; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019 đạt 33,72% năm 2021 (theo Cục thống kê TP.HCM, 2022). Điều đó cho thấy khi nói vai trò đầu tàu là tỉ trọng đóng góp của TP cho cả nước trong nhiều năm qua không ngừng tăng lên, không chỉ là đóng góp cho tăng trưởng kinh tế mà còn thể hiện ở đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách cả nước. Sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế thành phố, có sự đóng góp quan trọng của các
  16. doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố, ngoài những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, khu vực FDI cũng tạo ra nhiều việc làm cho lao động, góp phần nâng cao trình độ người lao động, thu hút các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ mới hiện đại của nước ngoài, chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng hiện đại… Tuy nhiên, khu vực FDI cũng nảy sinh những mâu thuẫn và xung đột về quan hệ lao động, đặc biệt là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một trong những nguyên nhân chính là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI còn nhiều bất cập, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quan hệ tổ chức, quản lý lao động trong các doanh nghiệp FDI còn nhiều bất cập gây ra những mâu thuẫn, xung đột về lợiích như: nội dung của hợp đồng lao động sơ sài, không rõ ràng, các điều kiện chấm dứt hợp đồng, tiền lương chưa phù hợp, bảo hiểm xã hội và một số quyền lợi của người lao động chưa đảm bảo, thời gian làm việc nghỉ ngơi, điều kiện lao động, công việc, thời gian thử việc,… khiến tình trạng đình công và tranh chấp lao động có xu hướng tăng trong các doanh nghiệp FDI. Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP. HCM tính từ đầu năm 2021 đến ngày 20/1/2022, đã xảy ra 18 cuộc đình công ngừng việc tập thể tương đối lớn (tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2020), quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố thường xuyên nảy sinh những vấn đề bất ổn, dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Những vấn đề nêu trên làm ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI và đặc biệt trở thành một thách thức lớn đến môi trường thu hút đầu tư nước ngoài tại Thành phố. Nhận thấy mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM, còn nhiều bất cập dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột trong các doanh nghiệp. Với tư cách là một cán bộ công đoàn, đồng thời là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế chính trị, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Qua đó tác giả đi sâu phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở thành phố, chỉ ra những mâu thuẫn và bất cập từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và khả thi nhằm xây dựng mối quan hệ hài hòa, lành mạnh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM.
  17. 4.3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung Nghiên cứu quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM, dưới góc độ quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu, lợi ích để từ đó chỉ rõ những mâu thuẫn, hạn chế và bất cập trong hoạt động tổ chức, quản lý đối với lao động ở các doanh nghiệp FDI, dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ lao động. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp để lành mạnh hóa quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, chỉ ra những điểm được tác giả kế thừa và những khoảng trống trong nghiên cứu, liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. - Phân tích thực trạng quan hệ lao động ở doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM dưới góc độ tổ chức, quản lý từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi. - Xác định vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ ở doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM. Đề xuất những định hướng và giải pháp lành mạnh hoá QHLĐ, trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn 2030. 4.3.3. Các câu hỏi nghiên cứu QHLĐ được hiểu như thế nào? QHLĐ được xây dựng trên cơ cở hệ thống lý thuyết nào? Mối QHLĐ các doanh nghiệp FDI ở TPHCM hiện đang diễn ra như thế nào? Chính quyền địa phương và tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức dân sự có vai trò như thế nào trong điều tiết các mối quan hệ lao động ? Những quan hệ tích cực và tiêu cực nào trong mối quan hệ lao động ? Có các yếu tố nào ảnh hưởng tới các QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI ? Nguyên nhân nào dẫn tới các mối quan hệ không hài hòa trong quan hệ lao động? Cần có những chính sách gì và giải phải nào để làm lành mạnh hóa, giải quyết hài hòa mối QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI tại TPHCM ?
  18. 4.3.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM. Đối tượng khảo sát chính của đề tài là các doanh nghiệp FDI, bao gồm: tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS), người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ). Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nội dung: Nội dung của quan hệ lao động rất rộng bao gồm những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động (chính sách trong sử dụng lao động, các chế độ, trả lương, đào tạo, tuyển dụng,…). Tuy nhiên, côngtrình nghiên cứu của nghiên cứu sinh chỉ giới hạn nghiên cứu về QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM dưới góc độ tổ chức, quản lý bao gồm: hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; tranh chấp lao động. Phạm vi không gian: công trình nghiên cứu về QHLĐ ở các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố. Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu QHLĐ của doanh nghiệp FDI tại TPHCM trong giai đoạn 2016 – 2021. 4.3.5. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó xây dựng mô hình những yếu tố tác động đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM. - Phân tích thực trạng mối QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI ở TPHCM. Chỉ ra những mặt tích cực trong quan hệ lao động cũng như thấy được những tranh chấp, mâu thuẫn, bất cập trong QHLĐ ở các doanh nghiệp FDI. - Đưa ra những định hướng và giải pháp cho những bên có liên quan, cụ thể là Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, để xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM. 4.3.6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án
  19. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QHLĐ trong doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình các nhân tố tác động đến mối QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM Chương 4: Thực trạng về QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM Chương 5: Định hướng và giải pháp lành mạnh hoá quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM
  20. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những công trình nghiên cứu trong các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đều khẳng định quan hệ lao động (QHLĐ) trong các doanh nghiệp kinh tế tư bản chủ nghĩa đều mang bản chất bóc lột giá trị thặng dư đối với người lao động (NLĐ) làm thuê tạo ra, mặc dù bên ngoài có thể hiện dưới những hình thức nào, che dấu như hình thức lợi nhuận, hình thức tiền lương. Vẻ bên ngoài của tiền lương tư bản chủ nghĩa thể hiện như là một quan hệ bình đẳng, NLĐ sau khi làm việc cho nhà tư bản sẽ được nhận tiền lương, nên số tiền lương đó được trả theo kết quả lao động của NLĐ đó, còn lợi nhuận được quan niệm là kết quả sinh lợi của lượng tư bản ứng trước của chủ tư bản chứ không phải là kết quả bóc lột giá trị thặng dư do lao động không công của NLĐ làm thuê tạo ra. Trong công trình của Mác-Ăngghen “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” (Mác- Ăngghen toàn tập - tập 12 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) đã chỉ rõ: Giai cấp công nhân hoàn toàn đúng nếu không mong được giúp đỡ về bất cứ hình thức nào. Lợi ích của nhà tư bản hoàn toàn đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân, mặc dù họ luôn cố gắng chứng minh ngược lại và thuyết phục giai cấp công nhân rằng họ đồng cảm với số phận của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, hành động của họ đã bác bỏ lời nói của họ. Trên thực tế, họ không có mục đích nào khác ngoài việc làm giàu bằng sức lao động của giai cấp công nhân miễn là họ có thể bán sản phẩm của sức lao động đó (chẳng hạn như buôn bán người gián tiếp). Ngay khi họ không thể kiếm được lợi nhuận nữa, họ sẽ bỏ đói giai cấp công nhân. Nghiên cứu của Timothy Besley Robin Burgess (2008), với công trình "Labor Regulation Hinder Economic Performance? Evidence from India". Tập trung vào phân tích QHLĐ trong ở các bang của Ấn Độ đã chỉ rõ QHLĐ có ảnh hưởng như thế nào đến mô hình tăng trưởng giai đoạn 2005-2015. Các vấn đề về tranh chấp lao động giữa chủ và người lao động có liên quan đến sự gia tăng nghèo đói ở thành thị. Điều này cho thấy nỗ lực điều chỉnh sự mất cân bằng quyền lực giữa chủ sở hữu vốn và người lao động có thể gây hại cho người nghèo. Nghiên cứu của Khondoker Abdul Mottaleb và Kaliappa Kalirajan (2010) với công trình “Determinants of foreign direct investment in developing countries: A comparative
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2