Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
lượt xem 15
download
Mục tiêu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN MINH DŨNG QU¶N Lý VèN §ÇU T¦ CñA C¤NG TY MÑ VµO C¸C C¤NG TY CON TRONG TËP §OµN B¦U CHÝNH VIÔN TH¤NG VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN MINH DŨNG QU¶N Lý VèN §ÇU T¦ CñA C¤NG TY MÑ VµO C¸C C¤NG TY CON TRONG TËP §OµN B¦U CHÝNH VIÔN TH¤NG VIÖT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ CÔNG TY 2. TS. TRẦN BÁ TRUNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Minh Dũng
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. i Chƣơng 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............. 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ...................................................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế ..................................................................................... 1 1.1.2. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế.................... 14 1.1.3. Các mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế........... 17 1.2. QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ ĐẦU TƯ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ...................................................... 25 1.2.1. Vốn kinh doanh của công ty mẹ và các hình thức đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế.............................................. 25 1.2.2. Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế ................................................................................................................... 30 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế .................. 39 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế ............................................................... 50 1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................................................................... 53 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước .................................................................................. 53 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................ 61 Kết luận chương 1........................................................................................................... 64
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƢ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ...................................................................... 65 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ............. 65 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển, vai trò và mô hình tổ chức của Tập đoàn VNPT .......................................................................................................... 65 2.1.2. Kết quả hoạt động của Tập đoàn VNPT giai đoạn 2008 - 2013 ................ 71 2.2. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ............................................................................ 74 2.2.1. Thực trạng vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT .......................................................................................................... 74 2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT .................................................................................. 82 2.2.3. Thực trạng hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT ......................................................................................... 97 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM................ 128 2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................... 128 2.3.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................................ 129 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại ........................................................... 132 Kết luận chương 2......................................................................................................... 135 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ............................................................................... 136 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................... 136 3.1.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Tập đoàn VNPT đến năm 2020 ................ 136 3.1.2. Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT ............................................................................... 137
- 3.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.......................... 148 3.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của các giải pháp.............................................................. 148 3.2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT................................................................... 150 3.3. CÁC TIỀN ĐỀ, ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................................................... 168 3.3.1. Đổi mới quan điểm về vốn nhà nước tại công ty mẹ của Tập đoàn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty mẹ Tập đoàn ............................ 169 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đòi hỏi hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ............ 170 3.3.3. Phân định rõ nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong hoạt động của các doanh nghiệp và Tập đoàn ....................................... 174 Kết luận chương 3......................................................................................................... 174 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCTC : Báo cáo tài chính BCVT : Bưu chính Viễn thông BQ : Bình quân CP : Chính phủ CPH : Cổ phần hóa CSH : Chủ sở hữu CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông ĐTPT : Đầu tư phát triển GDCK : Giao dịch chứng khoán GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên HTĐL : Hạch toán độc lập HTPT : Hạch toán phụ thuộc IPO : Phát hành lần đầu ra công chúng IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ISA : Chuẩn mực kế toán quốc tế KHCB : Khấu hao cơ bản KTTT : Kinh tế thị trường LN : Lợi nhuận LNST : Lợi nhuận sau thuế NCS : Nghiên cứu sinh NĐ : Nghị định NPV : Giá trị hiện tại thuần NSNN : Ngân sách nhà nước SCIC : Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TCT : Tổng công ty TĐKT : Tập đoàn kinh tế TGĐ : Tổng giám đốc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TSTC : Tài sản tài chính TT : Thông tư TTCK : Thị trường chứng khoán UBND : Ủy ban nhân dân VCSH : Vốn chủ sở hữu VT-CNTT : Viễn thông - Công nghệ thông tin WTO : Tổ chức thương mại thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng giá trị tài sản ................................................................................................ 72 Bảng 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu ......................................................................................... 72 Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ........................................................... 73 Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác ............................................. 73 Bảng 2.5: Lợi nhuận trước thuế ............................................................................................ 73 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính theo BCTC hợp nhất................................................... 73 Bảng 2.7: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết giai đoạn 2008 - 2013 ............................. 76 Bảng 2.8: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................... 79 Bảng 2.9: Đầu tư vốn vào các công ty liên doanh giai đoạn 2008 - 2013 ......................... 80 Bảng 2.10: Đầu tư vốn vào các quỹ đầu tư giai đoạn 2008 - 2013 ...................................... 80 Bảng 2.11: Đầu tư vốn vào các CTCP, liên kết tại 31/12/2008 và 31/12/2013 .................. 81 Bảng 2.12: Người đại diện vốn của VNPT tại 31/12/2008 và 31/12/2013 ......................... 85 Bảng 2.13: Hiệu quả đầu tư vốn của VNPT giai đoạn 2008 - 2013..................................... 99 Bảng 2.14: Vốn đầu tư, cổ tức (lợi nhuận) được chia theo ngành nghề kinh doanh chính, ngoài ngành giai đoạn 2008 - 2013........................................................ 101 Bảng 2.15: Vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 ..................... 103 Bảng 2.16: Cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013 ....................................... 106 Bảng 2.17: Hệ số bảo toàn vốn khối liên doanh giai đoạn 2012 - 2013 ............................ 108 Bảng 2.18: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Sản xuất công nghiệp BCVT 2012 - 2013 ........... 110 Bảng 2.19: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Xây lắp và tư vấn thiết kế 2012 - 2013 ................. 113 Bảng 2.20: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Thương mại BCVT 2012 - 2013........................... 116 Bảng 2.21: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Hạ tầng viễn thông 2012 - 2013 ............................ 117 Bảng 2.22: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ viễn thông, tin học 2012 - 2013 .............. 119 Bảng 2.23: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Truyền thông 2012 - 2013 ..................................... 121 Bảng 2.24: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ giải trí 2012 - 2013 ................................... 122 Bảng 2.25: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Ngân hàng, bảo hiểm 2012 - 2013 ........................ 124 Bảng 2.26: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ du lịch, khách sạn 2012 - 2013................ 125 Bảng 2.27: Hệ số bảo toàn vốn nhóm CTCP khác 2012 - 2013 ........................................ 127
- DANH MỤC CÁC BIỂU Số hiệu Tên biểu Trang Biểu 2.1: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết giai đoạn 2008- 2013 .............................. 76 Biểu 2.2: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................... 78 Biểu 2.3: Đầu tư vốn vào các CTCP, liên kết tại 31/12/2008 và 31/12/2013 .................. 81 Biểu 2.4: Vốn đầu tư và cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013.................. 99 Biểu 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư, cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013........ 100 Biểu 2.6: Vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 ..................... 102 Biểu 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư vào các CTCP giai đoạn 2008 - 2013 ............................... 102 Biểu 2.8: Cổ tức (lợi nhuận) được chia theo loại doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 ........................................................................................................ 105 Biểu 2.9: Cơ cấu cổ tức được chia từ các CTCP 2008 - 2013......................................... 105 Biểu 2.10: Vốn đầu tư, lợi nhuận được chia khối liên doanh giai đoạn 2008 - 2013 ........ 107 Biểu 2.11: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Sản xuất công nghiệp BCVT giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................................ 109 Biểu 2.12: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Xây lắp và tư vấn thiết kế giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................................ 112 Biểu 2.13: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Thương mại BCVT giai đoạn 2008 - 2013 ............. 115 Biểu 2.14: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Hạ tầng viễn thông giai đoạn 2008 - 2013 .............. 117 Biểu 2.15: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ viễn thông, tin học giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................................ 119 Biểu 2.16: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Truyền thông giai đoạn 2008 - 2013 ....................... 120 Biểu 2.17: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ giải trí giai đoạn 2008 - 2013 ..................... 122 Biểu 2.18: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Ngân hàng, bảo hiểm giai đoạn 2008 - 2013 .......... 123 Biểu 2.19: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ du lịch, khách sạn | giai đoạn 2008 - 2013........................................................................................................ 125 Biểu 2.20: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm CTCP khác giai đoạn 2008 - 2013 .......................... 126 Biểu 2.21: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Quỹ đầu tư giai đoạn 2008 - 2013 ........................... 128
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Cấu trúc sở hữu công ty mẹ - công ty con dạng đơn giản ................................. 14 Sơ đồ 1.2: Cấu trúc sở hữu công ty mẹ - công ty con đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau ......................................................................................................... 15 Sơ đồ 1.3: Cấu trúc công ty mẹ - công ty con có sở hữu vượt cấp...................................... 16 Sơ đồ 1.4: Cấu trúc công ty mẹ - công ty con sở hữu hỗn hợp ........................................... 16 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hiện nay của Tập đoàn VNPT ..................................................... 68 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2015............................................................................................................. 145 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn VNPT đến năm 2020 ......................................... 148 Sơ đồ 3.3: Bốn viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng............................................................... 161
- i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực hiện Quyết định số 91-TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập một số Tổng công ty (TCT) mạnh theo hướng Tập đoàn kinh doanh. Từ năm 2006 đến nay đã có 10 Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động. Các TĐKT đã bước đầu phát huy vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng và có hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các TĐKT hiện cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động của các TĐKT chưa được ban hành đầy đủ, thống nhất, đồng bộ; mối liên kết giữa các thành viên trong Tập đoàn còn mang tính chất hành chính, lỏng lẻo, nặng về chắp nối liên kết các dịch vụ kinh doanh mà chưa thực sự dựa trên nền tảng đầu tư tài chính. Về mặt tài chính cho đến nay vẫn chưa có các qui định cụ thể về các nguyên tắc, cách thức quản lý và giám sát các giao dịch nội bộ Tập đoàn trong đầu tư, tài chính, phân chia lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế khuyến khích, vấn đề sử dụng thương hiệu chung..; về giới hạn tỷ lệ đầu tư góp vốn của công ty mẹ vào các công ty con hoặc ngược lại; hay việc đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn... Điều này dẫn đến tình trạng tình trạng đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con còn dàn trải, thiếu sự chọn lọc cần thiết, tình trạng đầu tư chồng chéo, đầu tư ảo trong Tập đoàn còn khá phổ biến. Chính sách, cơ chế quản lý phần vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết cũng chưa được xây dựng đầy đủ, rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho công ty mẹ trong việc quản lý, giám sát. Trong điều kiện đó việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết trong TĐKT nhà nước sao cho có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được số vốn mà công ty mẹ đã đầu tư, đồng thời tăng cường mối liên kết kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con, tạo nên sự thống nhất về lợi ích giữa các đơn vị thành viên và sức cạnh tranh trong toàn Tập đoàn là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
- ii luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề: “Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu trên các khía cạnh và phạm vi khác nhau về chính sách, cơ chế quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào các DNNN nói chung, doanh nghiệp sau CPH DNNN nói riêng trong Tập đoàn kinh tế. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được công bố có liên quan đến quản lý vốn nhà nước ở những lĩnh vực cụ thể gồm: - Luận án Tiến sĩ “Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Trần Thị Mai Hương [37]. Nội dung của luận án tập trung vào đánh giá thực trạng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống DNNN và hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phần vốn Nhà nước tại các DNNN trong nền kinh tế. - Luận án Tiến sĩ: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương [38]. Nội dung của luận án tập trung vào đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN. Luận án giới hạn phạm vi ở việc đánh giá hiệu quả vốn nhà nước tại các DNNN sau cổ phần hoá, chưa bao gồm các loại hình doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước và chưa đề cập tới cơ chế quản lý của chủ sở hữu (CSH) nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm: “Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”[7]. Nội dung đề tài tập trung đánh giá thực trạng các chính sách cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các giải pháp hoàn thiện trên góc độ quản lý nhà nước. Đề tài chưa đề cập đến góc độ
- iii quản lý của chủ sở hữu nhà nước cũng như việc tổ chức triển khai giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. - Luận án Tiến sĩ “Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam”, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh Hoà [39]. Nội dung luận án đề cập tới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp từ góc độ của chủ sở hữu nhà nước với các nội dung về cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân chia lợi ích kinh tế, cơ chế giám sát việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn và hình thức thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước. Luận án chưa đề cập về cơ chế quản lý phần vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong Tập đoàn. - Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập”, năm 2009 của tác giả Trần Duy Hải [46]. Luận án đề cập đến vấn đề hoàn thiện cơ chế tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam trên hai góc độ: cơ chế chính sách của Nhà nước và từ nội tại doanh nghiệp thông qua việc khảo sát thực tế mô hình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (cơ chế: huy động vốn, sử dụng vốn và tài sản, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận...). Luận án chưa đề cập đến góc độ quản lý của chủ sở hữu cũng như việc tổ chức triển khai giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và các nội dung về cơ chế quản lý phần vốn áp dụng cho mô hình công ty mẹ - công ty con. - Luận án Tiến sĩ “Kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, năm 2010 của tác giả Hoàng Thị Tuyết [24]. Luận án nghiên cứu về Tập đoàn kinh tế, kiểm soát tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chưa đề cập về kiểm soát tài chính trong quản lý phần vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con trong Tập đoàn. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu khác đã được công bố như: Kỷ yếu hội thảo: "Đổi mới nội dung và phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với DNNN phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO" (Viện nghiên cứu QLKT Trung ương, 2008); Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại TĐKT và TCT nhà nước (Báo
- iv cáo giám sát của UBTV Quốc hội, 11/2009); Kỷ yếu hội thảo về Cải cách chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước (Bộ tài chính, 2010). Báo cáo Đánh giá về mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua TCT quản lý và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), (Bộ Tài chính, 2010); Kỷ yếu Diễn đàn tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010). Một số bài viết về chính sách, cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trên các báo, tạp chí kinh tế trong nước. Có thể nhận thấy các công trình khoa học và nghiên cứu nói trên chủ yếu đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với số vốn nhà nước đã đầu tư vào DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nói riêng trên các góc độ quản lý nhà nước hoặc quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Tập đoàn VNPT phần lớn đề cập đến vấn đề hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý tài chính nói chung, hoặc chính sách cơ chế huy động, sử dụng vốn kinh doanh của Tập đoàn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về việc quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Số liệu, tình hình của những công trình nghiên cứu trên đây được công bố gần nhất cũng mới cập nhật đến thời điểm 2011. Đề tài nghiên cứu của NCS là: “Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”. Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang trong quá trình tái cơ cấu đến năm 2020, do vậy việc nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách. Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu mới, không trùng lắp về hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn VNPT nói riêng. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty con trong TĐKT; quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT. Đồng thời trên cơ sở đánh giá thực trạng đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT.
- v 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. - Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về mô hình công ty mẹ - công ty con và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT. Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT. Rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con của một số TĐKT ở một số quốc gia. Thứ hai, làm rõ thực trạng về đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công y con và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Từ đó đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài sẽ nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tập trung vào nhóm công ty có vốn góp dưới 100% vốn điều lệ) trên các khía cạnh: xác định đúng đắn lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, mức độ (qui mô) đầu tư, các cơ chế quản lý, giám sát sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của công
- vi ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp... trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Các số liệu được sử dụng trong luận án là các số liệu được thu thập, tính toán từ các báo cáo của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con (gồm công ty liên doanh, công ty cổ phần, quỹ đầu tư) trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó luận án cũng tham khảo, sử dụng một số tài liệu, báo cáo của Bộ Tài chính về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT), làm rõ hơn những điểm khác biệt giữa TĐKT của Việt Nam so với các TĐKT trên thế giới. Luận án phân tích sâu sắc lý luận về mô hình công ty mẹ - công ty con và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT; đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT; các bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con của một số TĐKT trên thế giới. Đây là những luận cứ khoa học tạo nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao. - Thứ hai: Làm rõ thực trạng về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT giai đoạn 2008 - 2013, trọng tâm ở các nội dung: thực trạng vốn đầu tư, cơ chế quản lý vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT. Đồng thời luận án cũng đánh giá thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Điểm mới cơ bản của luận án là tác giả đã chỉ
- vii ra sự cần thiết phải thay đổi về cơ chế quản lý vốn đầu tư đứng cả ở góc độ người đại diện vốn theo uỷ quyền, công ty mẹ và chủ sở hữu Nhà nước. - Thứ ba: Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT trong giai đoạn tới phù hợp với mục tiêu và yêu cầu tái cơ cấu Tập đoàn đến 2020, nên có tính ứng dụng cao. Đây là những điểm mới riêng có của luận án. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Tập đoàn kinh tế và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- 1 Chƣơng 1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ Mô hình công ty mẹ - công ty con là cơ cấu tổ chức phổ biến của các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) trên thế giới hiện nay, phản ánh kết quả tất yếu của sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng tập trung hóa sản xuất trên cơ sở cùng hợp tác và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Vì thế để có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình công ty mẹ - công ty con trong TĐKT trước hết cần tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của các TĐKT. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế a. Khái niệm Mô hình TĐKT đã được hình thành, phát triển từ lâu và rất quen thuộc với các nước có nền KTTT phát triển. Tuy nhiên, quan niệm và nhận diện về các loại hình TĐKT cũng rất đa dạng. Ở mỗi quốc gia TĐKT có thể được gọi dưới những tên khác nhau. Ở các nước Đức, Pháp, Mỹ TĐKT được gọi là các Group, Business Group; ở Nhật Bản là các Zaibatsu và sau chiến tranh là Keiretsu; còn ở Hàn Quốc là các Chaebol… Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng đã phản ánh tính đa dạng của các hình thức liên kết kinh tế trong các TĐKT. Cho đến nay trên thế giới cũng chưa có một khái niệm hoàn toàn thống nhất về Tập đoàn kinh tế. Nguyên nhân là do có sự khác biệt nhất định về phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, tư cách pháp lý của các TĐKT trên thế giới. Ví dụ: nếu xét ở góc độ pháp lý thì TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý, hoạt động đa ngành (có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp với nhau), hoặc được kết nối với nhau bởi những mối liên kết pháp lý chính thức (như quan hệ vốn sở hữu) hay không chính thức (như quan hệ gia đình); hoặc nếu xét trong mối quan hệ nội bộ tập đoàn sẽ thấy tập đoàn kinh tế là một tổ hợp kinh tế có kết cấu nhiều tầng nấc, được hình thành bởi nhiều doanh nghiệp thông qua các phương thức
- 2 hợp tác, đầu tư hoặc liên kết sản xuất kinh doanh. Trong đó luôn có một công ty giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt, các thành viên trong tập đoàn đều có quan hệ độc lập, tự nguyện cùng hợp tác và liên kết kinh doanh. Ở Nhật Bản, tập đoàn kinh tế được xác định là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất, hoặc cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, khái niệm tập đoàn được sử dụng để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh công ty mẹ. Thông thường các công ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành. Ở Malaysia, tập đoàn được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng kinh doanh. Đặc trưng của mô hình tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con, tạo thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Đối với Trung Quốc thì tập đoàn doanh nghiệp được nhận thức là tổ chức kinh tế có cơ cấu tổ chức nhiều cấp được liên kết với nhau bằng các quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác. Ở Việt Nam, thuật ngữ TĐKT được sử dụng từ năm 1994 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-TTg ngày 07/3/1994 về việc thí điểm thành lập một số Tổng công ty mạnh theo hướng Tập đoàn kinh doanh, gọi tắt là các TCT 91. Khi nói về mô hình này, trong một số tài liệu người ta đã đưa ra những định nghĩa về TĐKT như sau: - TĐKT là một thành phần trong nhóm công ty; Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: Công ty mẹ, công ty con, TĐKT và các hình thức khác [34]. - TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển. - TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết với nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn
- 3 bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác [17]. Mặc dù còn có những điểm khác biệt nhất định song nhìn chung những định nghĩa trên đều bao quát được những đặc trưng quan trọng của tập đoàn kinh tế như sự hình thành, quy mô, vị trí và mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn. Với nhận thức và qua nghiên cứu NCS đưa ra khái niệm TĐKT như sau: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hoặc nhiều ngành sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng có mối quan hệ liên kết ở các mức độ khác nhau trong hoạt động vì mục tiêu chung. Trong đó, công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối, kiểm soát hoạt động của các công ty con, công ty liên kết về chiến lược kinh doanh, công nghệ cốt lõi, tài chính, thông tin, đào tạo, nghiên cứu. Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Thực tế đã cho thấy, quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT trên thế giới là một quá trình phát triển tự nhiên và lâu dài. Việc hình thành tập đoàn có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất xã hội. Nguyên nhân trực tiếp là những tác động của quy luật cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thật vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trường ngày càng được phát triển theo hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiệp tác hóa và liên hợp sản xuất. Nếu như quá trình tích tụ, tập trung sản xuất dẫn tới hình thành các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh ngày càng lớn thì sự phát triển của phân công lao động xã hội lại dẫn đến hình thành các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao. Khi đó, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện một cách có hiệu quả, đòi hỏi giữa các doanh nghiệp phải có sự hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ trong việc phối hợp sản xuất, hoặc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 494 | 85
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 368 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 226 | 47
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
0 p | 180 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn