intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

105
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: Hệ thống hóa để rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế; phân tích rõ thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào trong giai đoạn hiện nay; đưa ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quản trị hoạt động tín dụng tại các NHTM Lào; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM tại Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KONGCHAMPA OUNKHAM QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh, năm 2016 ---------------
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KONGCHAMPA OUNKHAM QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 62-34-02- 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRẦN HUY HOÀNG Tp Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. KONGCHAMPA OUNKHAM i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................ xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án ........................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .....................................................................2 1.4.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..............................2 1.4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu ............................................................................3 1.4.2.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................................3 1.4.2.2. Phân tích dữ liệu.............................................................................................4 1.4.3. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết và những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .........................................................................................4 1.4.3.1. Vấn đề nghiên cứu dẫn đến những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau .....4 1.4.3.2. Những lập luận cơ bản về ý nghĩa của nghiên cứu ........................................5 1.5. Kết cấu của luận án ..............................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG ...............................6 2.1. Những vấn đề cơ bản về NHTM ..........................................................................6 2.1.1. Khái niệm NHTM .............................................................................................6 2.1.2. Chức năng và vai trò của NHTM ......................................................................8 2.1.2.1. Chức năng của NHTM. ..................................................................................8 2.1.2.2. Vai trò của NHTM .........................................................................................8 2.1.3. Hoạt động tín dụng của NHTM ........................................................................8 2.1.3.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng ...................................................................8 2.1.3.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng ................................................................9 ii
  5. 2.1.3.3. Các hình thức và vai trò của tín dụng NHTM trong nền kinh tế. ................10 2.2. Tổng quan về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM ......................................17 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản trị hoạt động tín dụng của NHTM .............17 2.2.2. Nội dung cơ bản của quản trị hoạt động tín dụng của NHTM ........................18 2.2.2.1. Quản trị nguồn vốn cho vay của NHTM......................................................18 2.2.2.2. Chính sách khách hàng vay và lĩnh vực đầu tư tín dụng của NHTM ..........21 2.2.2.3.Điều kiện vay vốn .........................................................................................22 2.2.2.4. Giới hạn tín dụng..........................................................................................22 2.2.2.5. Quản trị mạng lưới NHTM ..........................................................................23 2.2.2.6. Lãi suất và phí vay vốn ................................................................................24 2.2.2.7. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ ...............................................................25 2.2.2.8. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ......................................26 2.2.2.9. Bảo đảm tiền vay ..........................................................................................27 2.2.2.10. Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề ...........................................28 2.2.2.11. Quản trị quy trình tín dụng .........................................................................29 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tín dụng của NHTM .............31 2.2.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội nơi ngân hàng hoạt động .................................31 2.2.3.2. Khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản cho vay khác nhau ....................33 2.2.3.3. Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước .................33 2.2.3.4. Chất lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức mạng lưới của ngân hàng..................34 2.2.3.5. Công nghệ ngân hàng ...................................................................................35 2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của NHTM ...............35 2.2.4.1. Đánh giá hiệu quả quản trị TDNH thông qua kết quả hoạt động tín dụng của NHTM .......................................................................................................................35 2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả quản trị tín dụng của NHTM đối với khách hàng vay vốn. ............................................................................................................................39 2.2.5. Hiệp ước Basel 1 và Basel 2 ...........................................................................42 2.3. Các nghiên cứu trước đó ....................................................................................48 2.3.1. Kinh nghiệm quản trị hoạt động tín dụng của NHTM một số nước ...............61 iii
  6. 2.3.2. Kinh nghiệm quản trị hoạt động tín dụng tại của NHTM ở Mỹ .....................61 2.3.3. Kinh nghiệm quản trị hoạt động tín dụng NHTM ở Trung Quốc ...................64 2.3.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................................66 2.3.5. Kinh nghiệm quản trị hoạt động tín dụng của NHTM ở Úc ...........................67 2.3.6. Kinh nghiệm từ Thái Lan ................................................................................69 2.3.7. Kinh nghiệm từ Hồng Kông ............................................................................70 2.3.8. Kinh nghiệm quản trị hoạt động tín dụng tại Hàn Quốc .................................70 2.3.9. Kinh nghiệm của CHLB Đức về mô hình đảm bảo tín dụng ..........................73 2.3.10. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank ...............................73 2.3.11. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING .......................75 2.3.12. Mô hình quản trị tín dụng của một só ngân hàng lớn tại Việt Nam..............75 2.4. Bài học đối với Lào ...........................................................................................78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................80 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................82 3.1. Phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính ...................................................82 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................82 3.1.1.1. Hệ nghiên cứu định tính ...............................................................................82 3.1.1.2. Thiết kế nghiên cứu hiện tượng học.............................................................84 3.1.1.3. Vai trò của nhà nghiên cứu ..........................................................................84 3.1.1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................84 3.1.1.5. Các cân nhắc về đạo đức ..............................................................................87 3.1.1.6. Các chiến lược thu thập dữ liệu ...................................................................88 3.1.1.7. Các quy trình phân tích dữ liệu ....................................................................88 3.1.1.8. Xác minh ......................................................................................................89 3.1.1.9. Báo cáo các phát hiện ...................................................................................90 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Ordered Choice Model Và Ordered Probit Regression trong đánh giá sự hài lòng của khách hàng ............................................91 3.2. Phương pháp và kết quả nghiên cứu định lượng................................................92 3.2.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng................92 iv
  7. 3.2.2. Cơ sở lý thuyết phương pháp Three-Stage Least Squares (3SLS) ..................92 3.2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng................93 3.2.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu..............................94 3.2.5. Mô hình xác suất khả năng trả nợ của khách hàng .........................................97 3.2.5.1. Cơ sở lý thuyết mô hình Logistic .................................................................97 3.2.5.2. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................99 3.2.5.3. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................100 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG ...............................101 4.1. Tổng quan về NHTM Lào ................................................................................101 4.1.1. Sự hình thành của các NHTM Lào ...............................................................101 4.1.2. Cơ cấu tổ chức của các NHTM ở Lào ..........................................................102 4.1.2.1. Sơ đồ tổ chức ..............................................................................................102 4.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................103 4.2. Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Lào ...................................103 4.2.1. Quản trị vốn và nguồn vốn ............................................................................103 4.2.1.1. Vốn điều lệ .................................................................................................103 4.2.1.2. Quản trị nguồn vốn huy động ....................................................................106 4.2.1.3. Quản trị lãi suất huy động ..........................................................................108 4.2.2. Quản trị hoạt động cho vay ...........................................................................113 4.2.2.1. Về doanh số cho vay ..................................................................................114 4.2.2.2. Doanh số thu nợ của các NHTM ở Lào: ....................................................118 4.2.2.3. Dư nợ vay: ..................................................................................................121 4.2.2.4. Nợ quá hạn .................................................................................................123 4.2.2.5. Quản trị lãi suất cho vay.............................................................................127 4.2.3. Chính sách phân cấp nợ và đảm bảo tín dụng ...............................................128 4.2.3.1. Chính sách phân cấp nợ .............................................................................128 4.2.3.2. Chính sách hạn mức tín dụng .....................................................................129 4.3. Đánh giá quản trị tín dụng NHTM Lào............................................................130 v
  8. 4.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................130 4.3.2. Những hạn chế ..............................................................................................131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................132 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM TẠI LÀO ..................................133 5.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................133 5.1.1. Phỏng vấn chuyên gia ...................................................................................133 5.1.2. Phỏng vấn nhóm ............................................................................................136 5.1.3. Khảo sát nhân viên tín dụng ..........................................................................142 5.1.4. Khảo sát khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về sự hài lòng của khách hàng khi gửi tiền tại NHTM Lào .....................................................................................143 5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................152 5.2.1. Kết quả nghiên cứu mô hình các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng 152 5.2.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu............................154 5.2.3. Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng...............................................................................................................157 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................159 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LÀO ...161 6.1. Đối với môi trường bên trong ..........................................................................161 6.1.1. Các điểm mạnh ..............................................................................................161 6.1.2. Những điểm yếu ............................................................................................161 6.2. Đối với môi trường bên ngoài ..........................................................................163 6.2.1. Về các cơ hội .................................................................................................163 6.2.2. Về các thách thức ..........................................................................................163 6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Lào .............................................................167 6.3.1. Quản trị đầu tư tín dụng phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước .......167 6.3.2. Chú trọng hơn đến tài sản đảm bảo trong quản trị tín dụng..........................167 vi
  9. 6.3.3. Quản trị chất lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro.........................................169 6.3.4. Quản trị nhân sự trong lĩnh vực Ngân hàng ..................................................172 6.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng .....................................................172 6.3.6. Quản trị tốt chất lượng thẩm định tín dụng ...................................................174 6.3.7. Quản trị việc xây dựng chiến lược khách hàng. ............................................174 6.3.8. Tăng cường hoạt động thu nợ .......................................................................177 6.3.9. Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh ........................................................177 6.3.10. Tăng cường công tác bảo hiểm tín dụng .....................................................178 6.3.11. Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................178 6.4. Hạn chế của luận án .........................................................................................179 KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 ......................................................................................180 KẾT LUẬN CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 2. CBTD: Cán bộ tín dụng. 3. DN: Doanh Nghiệp 4. DNTD: Doanh nghiệp tín dụng. 5. NHTM: Ngân hàng thương mại 6. NHNN: Ngân hàng nhà nước 7. NH: Ngân hàng 8. NQH: Nợ quá hạn. 9. NPL: Tỷ lệ nợ xấu. 10. NMS: Thành viên mới của EU 11. SX-KD: Sản xuất- kinh doanh 12. TMCP: Thương mại cổ phần 13. TCTD: Tổ chức tín dụng 14. TDNH: Tín Dụng ngân hàng 15. RRTD: Rủi ro tín dụng. 16. LLR: Các khoản cho vay dự trữ tổn thất. viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê các biến trong mô hình .............................................................94 Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình ...................................................................96 Bảng 3.3: Bảng mô tả các biến trong mô hình ........................................................100 Bảng 4.1: Bảng vốn điều lệ của các NHTM ở Lào năm 2013 ................................104 Bảng 4.2:Tổng nguồn vốn huy động các NHTM Lào 2008-2013 ..........................106 Bảng 4.3:Tổng nguồn vốn huy động theo từng loại hình ngân hàng ở Lào ...........107 Bảng 4.4: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 .......................................................................................................108 Bảng 4.5: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng trong giai đoạn 2008-2013 ................109 Bảng 4.6: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở Lào giai đoạn 2008-2013 ...............110 Bảng 4.7: Lãi suất huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 .......................................................................................................111 Bảng 4.8: Lãi suất tiết kiệm trên 12 tháng ở Lào trong giai đoạn 2008-2013 .......112 Bảng 4.9: Tổng hợp hoạt động tín dụng của các NHTM Lào ................................113 Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giai đoạn 2008-2013 ...............114 Bảng 4.11: Doanh số cho vay theo loại hình sở hữu .............................................117 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo loại hình sở hữu ngân hàng ..............................120 Bảng 4.13: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn: .......................................................121 Bảng 4.14: Hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động ..............................................122 Bảng 4.15: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn .......................................................123 Bảng 4.16:Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ giai đoạn 2008 – 2013 ..............................124 Bảng 4.17: NQH theo loại hình sở hữu ..................................................................125 Bảng 4.18: Lãi suất cho vay ngắn hạn (1 năm) giai đoạn 2008-2013 ...................127 Bảng 4.19: Lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn ở Lào...........................................128 Bảng 4.20. Bảng phân cấp nợ tại Lào giai đoạn 2008-2013 ...................................129 Bảng 5.1: Thống kê số người tham gia khảo sát .....................................................144 Bảng 5.2: Kết quả khảo sát .....................................................................................145 Bảng 5.3: Kết quả mô hình với đối tượng cá nhân .................................................145 ix
  12. Bảng 5.4: Kết quả mô hình đối tượng Doanh Nghiệp ............................................148 Bảng 5.5: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .......................................................151 Bảng 5.6: Bảng thống kê mô tả các biến chạy trong mô hình ................................152 Bảng 5.7: Bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình : ..........................152 Bảng 5.8: Kết quả hồi quy mô hình 3SLS cho ô hình (1) ......................................153 Bảng 5.9: Bảng thống kê mô tả các biến chạy trong mô hình (2) ...........................154 Bảng 5.10: Bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình: ..........................155 Bảng 5.11: Kết quả chạy mô hình Random Effect cho mô hình (2). .....................155 Bảng 5.12: Kết quả chạy GMM cho mô hình (2) ..................................................156 Bảng 5.13: Bảng mô tả các biến trong mô hình logit ............................................157 Bảng 5.14: Kết quả mô hình logit ..........................................................................158 x
  13. DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức các NHTM ở Lào năm 2010. ............................................102 Hình 4.1:Tỏng vốn huy động qua các năm .............................................................106 Hình 4.2: Nguồn vốn huy động qua các năm. .........................................................107 Hình 4.3: Biến động lãi suất huy động giai đoạn 2008 - 2013 ...............................109 Hình 4.4: Biến động lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng trong giai đoạn 2008-2013 110 Hình 4.5: Biến động lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở Lào giai đoạn 2008-2013 .................................................................................................................................111 Hình 4.6: Biến động lãi suất huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng NHTM Lào giai đoạn 2008-2013 ........................................................................................112 Hình 4.7: Biến động lãi suất tiết kiệm trên 12 tháng ở Lào trong giai đoạn 2008- 2013 .........................................................................................................................113 Hình 4.8: Doanh số thu nợ ở Lào trong giai đoạn 2008-2013 ...............................114 Hình 4.9: Cơ cấu cho vay theo thời hạn. .................................................................115 Hình 4.10: Doanh số cho vay theo loại hình sở hữu ..............................................117 Hình 4.11:Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay.................................................118 Hình 4.12:Doanh số thu nợ theo loại hình sở hữu ngân hàng ................................120 Hình 4.13: Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn ........................................................121 Hình 4.14: Cơ cấu NQH .........................................................................................124 Hình 4.15: NQH theo loại hình sỡ hữu ..................................................................126 Hình 4.16:Lãi suất cho vay ngắn hạn (1 năm) giai đoạn 2008-2012 .....................127 Hình 4.17:Lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn ở Lào ............................................128 xi
  14. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Lào đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và ngày càng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Với hệ thống ngân hàng gồm 3 NHTM NN,3 NHTM Liên doanh, 7 NHTM Tư Nhân, 16 chi nhánh nước ngoài, có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại Lào đang có những bước tiến vượt bậc.. Nhiều NHTM đã chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, đa dạng, hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời chất lượng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM cũng không ngừng được nâng cao, hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là kết quả của việc đổi mới quản trị tín dụng theo hướng tiếp cận với các thông lệ quốc tế.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì việc cạnh tranh với các NHTM nước ngoài hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một điều khó khăn, vì việc tiếp cận vốn cùng với khả năng quản trị của các ngân hàng đó khá tốt. Điều này gây bất lợi cho các ngân hàng thương mại Lào. Vì thế công tác quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào đang gặp không ít khó khăn và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là cần tìm ra giải pháp để tiếp tục mở rộng về qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng. Cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng cho vay mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng về quy mô tín dụng đang là sự quan tâm lớn của các nhà quản trị điều hành và đội ngũ CBTD các nhà quản lý ngân hàng. Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM cổ phần tại Lào. Từ thực tế đó luận án đã chọn đề tài: “QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG 1
  15. THƯƠNG MẠI TẠI LÀO” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó đang đặt ra trong thực tiễn ở nước Lào hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Hệ thống hóa để rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế. - Phân tích rõ thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quản trị hoạt động tín dụng tại các NHTM Lào; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM tại Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung vào nghiên cứu quản trị tín dụng NHTM nói chung tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phạm vi nghiên cứu: + Quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM Lào và do hạn chế về thời gian và quy mô nên luận án chủ yếu là tập trung nghiên cứu chính quản trị hoạt động tín dụng dưới góc độ quản trị nguồn vốn huy động, quản trị tăng trưởng tín dụng và quản trị nợ xấu của hệ thống NHTM Lào. + Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2008-2013. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1.4.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật tự nhiên, biện chứng duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn đường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản trị tín 2
  16. dụng của các NHTM tại Lào trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp định tính, định lượng như đã nêu trên để kiểm định và đưa ra những quan điểm của từng cá nhân, tổ chức và các chuyên gia để đưa ra các nhận định về những ưu nhược điểm từ đó đưa ra những đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Lào. Luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp quy nạp, đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, phương pháp toán, với sự trợ giúp của các phần mềm tính toán và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài. 1.4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu 1.4.2.1. Thu thập dữ liệu Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là việc xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản trị họa động tín dụng của các NHTM tại Lào. Lựa chọn này được biện luận như sau: Thứ nhất, các NHTM tại Lào được coi là chủ thể quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế- xã hội Lào. Số lượng giao dịch tín dụng mà trong đó cho vay là rất lớn, do vậy việc phát sinh rủi ro tín dụng tại các NHTM là một điều tất yếu , nên nghiên cứu về quản trị họat động tín dụng của các Lào là một vấn đề cấp bách. Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khác là rất lớn do vậy hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ rất phức tạp. Thứ ba, dữ liệu được thu thập tại các nguồn như báo cáo tài chính của các NHTM Lào, các số liệu từ cơ quan thống kê… Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ số liệu thứ cấp, đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực. 3
  17. Ngoài ra luận án còn tham khảo các văn bản như nghị định, quyết định của chính phủ, các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học liên quan. Đồng thời sử dụng các kiến thức được trang bị và những hướng dẫn của các nhà khoa học đi trước, các góp ý khác của các đồng nghiệp và các nhà quản lý kinh tế ngành ngân hàng trong nghiên cứu…. 1.4.2.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu thô sau khi được thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh hoạ cho những nội dung phân tích. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu. 1.4.3. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết và những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.4.3.1. Vấn đề nghiên cứu dẫn đến những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau - Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? - Trước đây có những nghiên cứu nào về thực trạng quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần chưa ? - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu vào loại hình cho vay? - Ngân hàng thương mại được xác định như thế nào? - Lý thuyết quản trị hoạt động tín dụng ngân hàng? -Có thể quản trị hoạt động tín dụng Lào bằng hững hình thức nào? - Có thể xây dựng mô hình về quản trị hoạt động tín dụng của ngân hàng từ cơ sở lý luận không? - Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào được phản ánh qua những chính sách quản trị chủ yếu? 4
  18. - Những thành tựu, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với quản trị tín dụng của các NHTM tại Lào cần được xác định rõ ràng nhưng phải được khái quát cao? - Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp đặc thù quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hiệu quả tín dụng của NHTM tại Lào như thế nào? - Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các nhà quản lý, cho Ngân hàng Nhà nước Lào và cho Chính phủ ? 1.4.3.2. Những lập luận cơ bản về ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ngân hàng trong loại hình ngân hàng thương mại, từ đó có quyết định về các giải pháp nâng cao khả năng quản trị họa động tín dụng của các NHTM tại Lào. Những nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị hoạt động tín dụng thông qua các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, … Nghiên cứu này phản ánh thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM Lào. 1.5. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan về quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Lào Chương 5: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm hoạt động quản trị tín dụng tại các NHTM Lào Chương 6: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM Lào 5
  19. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM 2.1. Những vấn đề cơ bản về NHTM 2.1.1. Khái niệm NHTM Do NHTM hoạt động rất đa dạng, kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp, thay đổi theo không gian và thời gian, lại mang đậm dấu ấn của môi trường kinh tế xã hội cụ thể, nên về mặt khoa học, rất khó đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về ngân hàng được chấp nhận rộng rãi. Theo Luật Ngân hàng của nước Cộng hòa Pháp, “Tổ chức được xem là NHTM là mọi DN công hữu hay tư nhân, luôn cả chi nhánh hay đại lý của ngân hàng nước ngoài, mà hoạt động chủ lực là thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ tài chính với tiền gởi nhận của cá nhân, DN hay tổ chức sự nghiệp….”. Luật của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vốn được xây dựng trên nền tảng Luật Châu Âu, đặc biệt là Luật của nước Pháp do ảnh hưởng từ thời kỳ Đông Dương ngày trước, hiện nay còn chịu thêm ảnh hưởng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam láng giềng. Theo Luật các TCTD của Lào được ban hành năm 1999, “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, có các loại hình ngân hàng sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Như vậy, NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ có hoạt động bao gồm ba lĩnh vực: - Nghiệp vụ nợ (tạo lập nguồn vốn) - Nghiệp vụ có (cho vay, đầu tư, kinh doanh) - Nghiệp vụ môi giới, trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ . . .) 6
  20. Các lĩnh vực này liên quan mật thiết với nhau, đan xen chặt chẽ trong hoạt động ngân hàng trên thị trường nội địa cũng như quốc tế; chúng hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo thêm uy tín và hình thành nên thương hiệu của ngân hàng. Các phương tiện tài trợ của ngân hàng thường mang các tính chất chung sau đây: - Luôn luôn là một dạng phiếu nợ, là một chứng thư xác nhận một chủ quyền tài chính hay chủ quyền tài sản hữu hình dù được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. - Liên quan đến hai chủ thể: chủ nợ (người cho vay, nhà đầu tư, nhà trợ cấp) và khách nợ (người đi vay, người nhận đầu tư, người nhận trợ cấp) - Cung cấp ba nhóm dịch vụ: + Chia sẻ giữa hai chủ thể trên về khả năng thanh toán các công cụ tài trợ (khả năng chuyển dịch tài sản thành tiền mặt và ngược lại với chi phí thấp) + Chia sẻ rủi ro + Chia sẻ thông tin (cơ hội kiếm lời) Các dịch vụ này rất phức tạp vì các chủ thể và các công cụ tài chính tiền tệ ngày càng đa dạng, linh hoạt, không phải lúc nào cũng đảm bảo được sự nhất trí cao về lợi ích. Nói cụ thể hơn, dịch vụ tài chính tiền tệ là những thao tác nghiệp vụ kỹ thuật như: cung ứng tiền giấy và các chứng từ có giá khác, giao dịch tiền tệ theo các phương thức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn, dịch vụ môi giới tài chính tiền tệ, dịch vụ thanh toán, tín dụng, bảo lãnh v.v. . . Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng chủ yếu là “quyền sử dụng các khoản tiền tệ”. Đặc quyền phát hành đồng tiền pháp định thuộc về Ngân hàng Phát hành còn được gọi là Ngân hàng Trung ương, NHTM phải bỏ chi phí mua lại “quyền sử dụng” tiền này trong một thời gian nhất định. Do vậy, hầu hết các nghiệp vụ của NHTM đều có kỳ hạn cụ thể (không thể có hiệu lực vĩnh viễn), hoàn trả và có lãi (không thể biếu không). 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2