intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Chia sẻ: Vĩnh Yêu Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

174
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) với mục tiêu góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, là cơ sở để trùng tu và bảo tồn các di tích căn cứ địa kháng chiến thời chống Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Ngọc Long 2. PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ HUẾ - NĂM 2015 0
  2. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT An toàn khu: ATK Ban Chấp hành Trung ương: BCHTƯ Bộ Tư lệnh: BTL Hà Nội: HN Hội đồng nhân dân: HĐND Lực lượng vũ trang: LLVT Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam: MTDTGPMN Mặt trận Dân tộc giải phóng: MTDTGP Nhà xuất bản: Nxb Phủ Thủ tướng: PTT Trung tâm lưu trữ: TTLT Thành phố: Tp Ủy ban nhân dân cách mạng: UBNDCM Việt Nam Cộng hòa: VNCH 1
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa ....................................................................................................i Lời cam đoan .....................................................................................................ii Lời cảm ơn ...................................................................................................... iii Mục lục ..............................................................................................................2 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... 0 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 6 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................. 9 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................... 10 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 11 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 12 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN..........................................................................12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 13 1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................. 13 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng nói chung. 13 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ........................................................................... 18 1.1.3. Nhóm các công trình trực tiếp phản ánh hoạt động xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ ........................................................ 19 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản................................................................................................................... 30 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 30 CHƯƠNG 2: KHÔI PHỤC VÀ BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ (1954-1960) ............................................................... 32 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ ....................................... 32 2
  4. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ...................................................... 32 2.1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Trung Trung Bộ . 43 2.1.3. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong quá trình vận động Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp ....................... 48 2.2. Quá trình phục hồi căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung bộ (1954- 1960) ................................................................................................................ 56 2.2.1. Âm mưu và thủ đoạn xóa bỏ căn cứ địa cách mạng của địch ............... 56 2.2.2. Chủ trương của ta .................................................................................. 59 2.2.3. Quá trình phục hồi căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...................................... 62 2.3. Cuộc đấu tranh bảo vệ căn cứ địa cách mạng ..................................... 73 * Tiểu kết chương 2......................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: KẾT HỢP XÂY DỰNG VỚI BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ (1961-1975).80 3.1. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) .......................................... 80 3.1.1. Tiếp tục củng cố các căn cứ địa miền núi, phát triển căn cứ địa ở vùng đồng bằng ........................................................................................................ 80 3.1.2. Đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ địa ........................................ 86 3.2. Chủ động xây dựng kết hợp với bảo vệ căn cứ địa cách mạng, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) .............. 92 3.2.1. Phát triển thực lực căn cứ địa cách mạng đáp ứng yêu cầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ............................................................................... 92 3.2.2. Tổ chức chiến đấu, đánh thắng các cuộc hành quân càn quét của địch vào căn cứ........................................................................................................ 98 3.2.3. Phát huy vai trò hậu phương tại chỗ của căn cứ địa cách mạng ......... 104 3.3. Khôi phục căn cứ địa cách mạng, tạo thế và lực mới góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1969-1975) ........................................... 107 3
  5. 3.3.1. Củng cố căn cứ địa cách mạng sau Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (1969-1973)................................................................................. 107 3.3.2. Đẩy mạnh phát triển thực lực căn cứ địa cách mạng (1973-1975) ........ 114 * Tiểu kết chương 3....................................................................................... 121 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 124 4.1. Một số đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ ...... 124 4.1.1. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ phong phú về loại hình, đa dạng về quy mô và hình thức tổ chức ........................................................... 124 4.1.2. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ thường xuyên có sự biến động ....................................................................................................................... 129 4.1.3. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ có khả năng đảm bảo sản xuất tự túc, tự cấp .................................................................................................. 131 4.1.4. Hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ dễ bị chia cắt, cô lập khi địch tập trung lực lượng đánh phá mạnh ................................................... 133 4.2. Vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ ...................... 135 4.2.1. Nơi đứng chân và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến của Khu V và các tỉnh trên địa bàn........................................... 135 4.2.2. Là hậu phương tại chỗ, trực tiếp bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho các lực lượng kháng chiến; nơi nhân dân gửi gắm niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng .............................................................................. 137 4.2.3. Là bàn đạp xuất phát tiến công của các LLVT tổ chức các chiến dịch, trận đánh tiêu hao sinh lực địch và phát triển chiến tranh du kích ............... 139 4.2.4. Là nơi tiếp nhận sự chi viện bằng đường bộ, đường biển cho chiến trường Khu V, góp phần hình thành thế bao vây chia cắt, trực tiếp uy hiếp lực lượng của địch ở Trung Trung Bộ................................................................. 141 4.3. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................ 144 4.3.1. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải chú trọng đặc điểm địa – chính trị, địa – quân sự, địa – kinh tế, địa – văn hoá của địa phương .......................... 144 4
  6. 4.3.2. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng .................... 146 4.3.3. Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng ......................................................................... 148 4.3.4. Xây dựng căn cứ địa cách mạng vững mạnh toàn diện, kết hợp xây dựng với bảo vệ, bảo vệ để xây dựng ........................................................... 152 4.3.5. Kết hợp đồng thời việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền núi với xây dựng căn cứ du kích ở vùng địch tạm chiếm, các cơ sở, “lõm chính trị” trong nội đô ................................................................................................... 155 * Tiểu kết chương 4....................................................................................... 157 KẾT LUẬN .................................................................................................. 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................................................... 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 163 NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ ............................................................................. 1 5
  7. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh hay vận động cách mạng, vấn đề căn cứ địa – hậu phương trở thành vấn đề mang tính quy luật, đồng thời là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, khởi nghĩa hay các cuộc cách mạng. Tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định điều này. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào nước ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức chú trọng vấn đề xây dựng căn cứ địa, đây là một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi một phần là nhờ có Căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, Căn cứ địa Cao Bằng, Khu giải phóng Việt Bắc và hàng chục chiến khu trong cả nước. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn và xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Nhiều vùng tự do, căn cứ địa – hậu phương đã được xây dựng trên khắp cả nước: Thanh – Nghệ – Tĩnh, Nam – Ngãi – Bình – Phú, Đồng Tháp Mười, U Minh, Chiến khu Đ… Đây là một nhân tố hết sức quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Từ năm 1954 đến 1975, để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ – một nước đế quốc mạnh nhất thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đảng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng to lớn này, ngoài việc xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, Đảng ta còn chủ trương xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam như Trị Thiên, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, Nam Trung 6
  8. Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… Do tác động của mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng đặt ra, cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực, vùng miền mà ở miền Nam thời chống Mỹ có nhiều loại hình căn cứ địa với các quy mô khác nhau. Mặt khác, các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ có những điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều nét riêng do điều kiện lịch sử địa phương quy định. Song, tất cả các căn cứ địa đã góp phần tạo ra tiềm lực to lớn để quân và dân miền Nam đánh thắng các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Với vai trò và vị trí to lớn trên đây, vấn đề căn cứ địa trở thành một phận hữu cơ của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Đây là một đối tượng lịch sử cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ vai trò và vị trí của một phương thức chiến tranh cách mạng, góp phần làm sáng tỏ đầy đủ về lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại do dân tộc ta tiến hành. Vấn đề căn cứ địa thời chống Mỹ không chỉ cần và phải được khôi phục, đánh giá một cách khách quan với những biểu hiện của nó, mà còn phải làm rõ những điểm nổi bật có tính vùng miền của các căn cứ địa trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam. Để góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu căn cứ địa cách mạng ở khu vực Trung Trung Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) cũng đặt ra hết sức cần thiết. Đây là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng ở Khu V; là cửa ngõ từ Biển Đông vào miền Trung và Tây Nguyên; là bàn đạp để tỏa đi các hướng chiến lược và các chiến trường khác, đồng thời cũng là điểm đầu tiếp nhận sự chi viện từ miền Bắc vào bằng đường bộ và đường biển. Vì vậy, Trung Trung Bộ là địa bàn giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Tại đây, nhiều căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng như: Khu Sông Đà (Đà Nẵng), Nước Oa, Nước Là, Sơn – Cẩm – Hà, Tiên Sơn (Quảng Nam), Trà Bồng, Sơn Tây (Quảng Ngãi), Núi Bà, Hòn Chè (Bình Định), Thồ Lồ, Vân Hòa (Phú Yên)… Các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào thắng lợi của 7
  9. cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại địa bàn cũng như trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ nói chung của cả dân tộc. Lịch sử hình thành, phát triển cùng những đóng góp của các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ mới chỉ được đề cập một cách khái lược trong các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Khu V cũng như trong các công trình tổng kết lịch sử truyền thống địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) sẽ mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học, luận án làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vai trò, vị trí, đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, bổ sung một số tư liệu làm rõ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề căn cứ địa; sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động tổ chức, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các vùng miền. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và chiến lược xây dựng căn cứ địa đã được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Trung Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần bổ sung kiến thức nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, đặc biệt là đối với Trung Trung Bộ nói riêng. Về ý nghĩa thực tiễn, từ những cứ liệu nghiên cứu để bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm là một yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận an ninh – quốc phòng trên địa bàn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, là cơ sở để trùng tu và bảo tồn các di tích căn cứ địa kháng chiến thời chống Mỹ. Đây còn là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu và dạy học về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở các bậc học. 8
  10. Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn vấn đề Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Từ năm 1954 đến năm 1975. Tuy nhiên, để việc trình bày nội dung chính được logic, luận án có đề cập khái quát các căn cứ địa cách mạng trước năm 1954. Về không gian: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Trung Trung Bộ bao gồm các địa phương: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ tháng 7-1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam gồm 9 quận: Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang, Quế Sơn, Thượng Đức và thị xã Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Tín gồm 6 quận: Hậu Đức, Hiệp Đức, Lý Tín, Tam Kỳ, Tiên Phước và Thăng Bình. Về phía chính quyền cách mạng, từ cuối năm 1962 đến năm 1967, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được tách lại thành 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Tỉnh Quảng Nam (chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi là tỉnh Quảng Tín) gồm các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My. Tỉnh Quảng Đà (địch gọi là tỉnh Quảng Nam) gồm các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, thị xã Hội An và thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1964 đến tháng 11-1967, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy V, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà, gồm 3 quận: quận Nhất, quận Nhì và quận Ba. Tháng 11-1967, trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành Đặc khu Quảng Đà. So với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, mặc dù Quảng Nam – Đà Nẵng là địa bàn trải qua nhiều lần tách, nhập, song về cơ bản địa giới hành chính của địa 9
  11. phương này không thay đổi. Do vậy, từ đây đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Trung Bộ bao gồm: Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Như vậy, về cơ bản địa bàn Trung Trung Bộ không có sự thay đổi, chủ yếu vẫn bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng; những yếu tố tác động đến quá trình phục hồi, xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa (điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, tình hình kinh tế – xã hội, truyền thống lịch sử; tình hình xây dựng căn cứ địa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ); những âm mưu, thủ đoạn đánh phá căn cứ của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa trong mỗi giai đoạn cách mạng; hoạt động xây dựng căn cứ về các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội; các cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ; đặc điểm, vai trò và một số bài học đúc rút từ quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích: Nghiên cứu, phục dựng một cách căn bản và tương đối đầy đủ về hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục truyền thống và bổ sung tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, luận án góp phần cung cấp những luận cứ cho việc xây dựng thế trận an ninh – quốc phòng ở địa bàn Trung Trung Bộ trong tình hình mới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Luận giải và làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ. 10
  12. - Phân tích những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong việc xóa bỏ căn cứ địa; chủ trương, biện pháp xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng của Trung ương Đảng và đảng bộ các địa phương; hoạt động của quân và dân các tỉnh Trung Trung Bộ trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa, hậu phương tại chỗ. - Luận giải và làm rõ những đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đặt trong mối quan hệ đối sánh với căn cứ địa ở một số vùng miền; đúc rút những bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn tư liệu bao gồm: - Các văn kiện: Hệ thống các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Tác phẩm của các vị lãnh tụ và lãnh đạo: Tác phẩm của Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc. - Tài liệu lưu trữ: Các tài liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hiện được lưu trữ ở Bộ Tư lệnh Quân khu V; Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Viện Lịch sử Đảng; Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. - Các công trình nghiên cứu đã công bố: Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Mác – Lênin, Viện Lịch sử Đảng; Các chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây; Các công trình Lịch sử Đảng bộ, Lịch sử kháng chiến và Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân địa phương các tỉnh, thành phố, quận (huyện) trên địa bàn; Các luận án, luận văn về đề tài căn cứ địa cách mạng đã được bảo vệ và xuất bản. - Tài liệu khảo sát thực tế: Tài liệu khảo sát thực địa tại các di tích căn cứ địa cách mạng trên địa bàn nghiên cứu. 11
  13. - Các hồi ký cách mạng: Hồi ký và lời kể của các cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử sống và hoạt động ở địa bàn Trung Trung Bộ. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu văn bản, thực địa và tiếp xúc nhân chứng lịch sử. Riêng đối với nguồn tư liệu khai thác từ các nhân chứng lịch sử, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh với các tư liệu văn bản để chọn lọc, khai thác những thông tin có giá trị tin cậy. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Luận án phục dựng một cách tổng thể về hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Thông qua những phân tích, luận giải có tính khoa học, luận án khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong quá trình vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa, hậu phương vào thực tiễn cách mạng ở Trung Trung Bộ. - Đánh giá một cách tương đối khách quan về vai trò của căn cứ địa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Trung Trung Bộ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống ở Trung Trung Bộ. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu (7 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục các công trình khoa học liên quan đã công bố (1 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), Phụ lục (34 trang), nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu (19 trang) Chương 2: Khôi phục và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ (1954-1960) (48 trang) Chương 3: Kết hợp xây dựng với bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ (1961-1975) (44 trang) Chương 4: Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm (34 trang) 12
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến nội dung luận án đã có một số công trình trong nước phản ánh, đề cập với nhiều cấp độ và từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó, tựu trung lại có thể khu trú vào các nhóm như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng nói chung Vấn đề căn cứ địa được đề cập trước hết phải kể đến là công trình Chiến thuật du kích của Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2011) và Chọn căn cứ địa của Trường Chinh (Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb Sự Thật, HN, 1976). Các công trình này xác định căn cứ địa là nơi có địa thế hiểm yếu, vừa có lợi cho việc tiến công, vừa có lợi cho việc phòng ngự của lực lượng du kích. Việc xây dựng căn cứ địa gắn liền với xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT). Một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn địa bàn xây dựng căn cứ địa là phải có sự ủng hộ, giúp đỡ của đông đảo quần chúng nhân dân. Vấn đề căn cứ địa còn được đề cập khá cụ thể ở một số công trình, trong đó có thể kể đến là Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng của Võ Nguyên Giáp (Viện Khoa học Quân sự, HN, 1974). Ở công trình này, tác giả đã khái quát những đặc trưng cơ bản của căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng; phân tích và luận giải về vai trò của căn cứ địa cách mạng. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề xây dựng địa bàn đứng chân và tiềm lực kháng chiến, nếu không có đường lối đúng đắn để thực hiện vấn đề này thì không thể tiến hành chiến tranh cách mạng lâu dài nhằm đi đến thắng lợi. Tác giả khẳng định chỗ đứng chân của cách mạng để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh là cơ sở chính trị, căn cứ địa, hậu phương. Đây là vấn đề quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng. Bên cạnh đó, tác giả cũng vạch ra quy luật hình thành và phát triển của cơ sở chính trị, căn cứ 13
  15. địa, hậu phương trong chiến tranh nhân dân ở nước ta là phải triệt để dựa vào nhân dân, đi từ xây dựng cơ sở chính trị của quần chúng đến xây dựng căn cứ địa, hậu phương từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Bài giảng xác định trong chiến tranh nhân dân rộng lớn, địa bàn nông thôn là chỗ dựa vững chắc và lâu dài của cách mạng. Do vậy, việc xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh ở nông thôn rừng núi và đồng bằng là yêu cầu “có tính chất chiến lược của chiến tranh nhân dân” [103, tr. 231]. Ngoài ra, cũng phải hết sức coi trọng việc xây dựng cơ sở chính trị ở thành thị. Có xây dựng được căn cứ địa, hậu phương tại chỗ ở khắp nơi, cách mạng mới có thể xây dựng, phát huy được tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường để đánh địch một cách rộng khắp, tạo thành thế cài răng lược giữa ta và địch. Do đó, có thể uy hiếp và tiến công địch một cách thường xuyên. Tập Bài giảng đường lối quân sự của Đảng thể hiện sự chỉ đạo hết sức sâu sắc của Võ Nguyên Giáp đối với vấn đề xây dựng căn cứ địa – hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong công trình Nghiên cứu văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước của Viện Mác – Lênin và Viện Lịch sử Quân sự – Bộ Quốc phòng, (Nxb Sự Thật, HN, 1986) có bài Vấn đề hậu phương – căn cứ địa và tuyến hậu cần chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Ngô Vi Thiện. Bài viết phân tích chủ trương của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, xây dựng căn cứ địa ở chiến trường miền Nam và tuyến hậu cần vận tải – chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ địa cách mạng: truyền thống và hiện tại của Văn Tạo đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 4-1995, phân tích nội dung và bản chất của căn cứ địa cách mạng. Trong đó, tác giả luận giải điều kiện hình thành căn cứ địa, tính chất dân tộc và cách mạng của căn cứ địa thể hiện trên các mặt: địa – chính trị, địa – quân sự, địa – kinh tế, địa – văn hóa; đặc điểm, vai trò của căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Nhìn chung, những công trình trên đã khái quát những điều kiện hình thành cũng như việc lựa chọn địa bàn xây dựng căn cứ địa; đồng thời luận giải, phân tích 14
  16. vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng. Những vấn đề mang tính lý luận này sẽ trở thành tư tưởng chỉ đạo và “kim chỉ nam” cho quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng. Vấn đề căn cứ địa cách mạng cũng được đề cập cụ thể hơn trong một số công trình lịch sử trong đó có thể kể đến như: Quân khu 5. Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Tập Hai, (Nxb Quân đội nhân dân, HN, 1982); Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1996); Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975). Thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2000). Đây là những công trình tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản và cốt yếu: đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng; những bài học kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình tiến hành chiến tranh cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở các công trình này, vấn đề căn cứ địa được luận giải, phân tích dưới góc độ là “một vấn đề lớn trong đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” [11, tr. 237], “vấn đề cốt tử trong chiến tranh cách mạng” [61, tr. 161]. Vai trò của căn cứ địa trong quá trình kháng chiến được làm rõ: là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến, nơi xây dựng lực lượng cách mạng; là bàn đạp xuất phát của LLVT tiến công địch, nơi tiếp nhận mọi nguồn chi viện và khai thác tại chỗ ngày càng nhiều sức người sức của phục vụ cho nhu cầu chiến trường. Một trong những bài học cơ bản được các công trình luận giải khá sâu sắc là phải dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân trong xây dựng và bảo vệ căn cứ vững mạnh. Đánh giá về vấn đề xây dựng hệ thống căn cứ địa và hậu phương trong hai cuộc kháng chiến, các công trình khẳng định đây là bước phát triển mới về lý luận chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) gồm 9 tập của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật, HN, 2013) là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ở Tập IX của bộ sách này có đề cập khá sâu vấn đề căn cứ 15
  17. địa cách mạng ở miền Nam với tư cách là “nhân tố trực tiếp bảo đảm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ”[44, tr. 368]. Công trình khái quát những đóng góp của căn cứ địa cách mạng miền Nam: cung cấp sức người, sức của cho chiến trường; cơ sở để xây dựng, duy trì và phát triển lực lượng cách mạng; địa bàn đứng chân của bộ đội chủ lực; một trong những nhân tố cơ bản để xây dựng thế chiến lược của chiến tranh nhân dân; nơi tiếp nhận, bảo quản, phân phối vũ khí, phương tiện chiến tranh, hàng hóa từ miền Bắc chi viện cho miền Nam; một trong những nhân tố cơ bản để xây dựng và tăng cường tiềm lực, sức mạnh của cách mạng. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu và phạm vi phản ánh rộng, bao gồm các chiều cạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nên vấn đề căn cứ địa cách mạng chỉ được đề cập, phản ánh một cách khái lược, chủ yếu tập trung vào đánh giá vai trò của căn cứ địa cách mạng, chưa có điều kiện tập trung khảo cứu quá trình phát triển cũng như đặc điểm của căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Dưới góc độ nghiên cứu sâu về hậu phương – căn cứ địa trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuốn Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945- 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, HN, 1997) là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống và toàn diện nhất về quá trình xây dựng và phát huy vai trò của hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Công trình tập trung kiến giải về vai trò của các căn cứ địa cách mạng với tư cách là hậu phương tại chỗ ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ; đồng thời khẳng định hậu phương tại chỗ là một trong những nhân tố cơ bản để xây dựng và tăng cường tiềm lực, sức mạnh của cách mạng và phát triển chiến tranh nhân dân trên khắp ba vùng chiến lược. Thế và lực của cách mạng có thể chuyển hóa từ yếu sang mạnh dựa trên cơ sở của việc xây dựng hệ thống căn cứ địa – hậu phương vững chắc. Công trình đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong việc xây dựng căn cứ địa – hậu phương vững mạnh: nói đến căn cứ địa – hậu phương là nói đến vai trò của nhân dân, căn cứ địa – hậu phương vững chắc trước hết và chủ yếu là ở lòng dân. Có dân là có tất cả [33, tr. 281- 282]. 16
  18. Trên Tạp chí Phát triển Nhân lực số 3(29)-2012 có bài viết Căn cứ địa, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong 30 năm chiến tranh giải phóng của Trần Đơn, đã luận giải về vấn đề căn cứ địa; đồng thời khái quát làm nổi bật vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh cách mạng Việt Nam: đó là khu vực tập kết các cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến; nơi đứng chân và tổ chức chiến đấu, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy; nơi củng cố và huấn luyện các LLVT cách mạng của toàn miền, khu và các địa phương; là đầu mối các hành lang chiến lược, là chỗ dựa tin cậy của các lực lượng kháng chiến, nơi bảo đảm một phần quan trọng tiềm lực của cuộc kháng chiến; là chỗ dựa, nơi bày thế trận tiêu diệt đối phương tại chỗ; đồng thời làm nơi xuất phát, bàn đạp cho các lực lượng kháng chiến tiến công địch ngoài căn cứ…[102, tr. 36-37-38]. Tác giả bài viết khẳng định: “Trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, căn cứ địa đã tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân; là chỗ dựa về mặt chính trị tinh thần, nơi hướng về, hy vọng và khích lệ đồng bào khắp nơi kháng chiến” [102, tr. 39]. Tuy nhiên, do phạm vi bài đăng trên tạp chí bị giới hạn bởi dung lượng, nên còn nhiều nội dung về căn cứ địa cách mạng chưa được khảo cứu. Tóm lại, qua các công trình nêu trên, những vấn đề lý luận về căn cứ địa đã được làm sáng tỏ bao gồm: xây dựng căn cứ địa là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của chiến tranh nhân dân; địa bàn được lựa chọn để xây dựng căn cứ phải đảm bảo thế tiến công và phòng ngự của LLVT; quy luật xây dựng căn cứ là phải dựa vào nhân dân; vai trò của căn cứ địa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ: địa bàn đứng chân của lực lượng kháng chiến, bàn đạp xuất phát tiến công địch của LLVT, hậu phương tại chỗ của chiến tranh nhân dân… Những vấn đề mang tính lý luận trên đây sẽ là cơ sở cho việc hoạch định đường lối kháng chiến và thực tiễn chỉ đạo hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát huy vai trò của căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 17
  19. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ Chủ đề căn cứ địa cách mạng ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ nói chung cũng đã được khảo cứu trong một số công trình nghiên cứu, luận án Tiến sĩ lịch sử: Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945-1954),(Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996) của Hồ Sơn Đài là công trình nghiên cứu quá trình xây dựng, đặc điểm phát triển và luận giải vai trò quan trọng của các chiến khu đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Căn cứ địa kháng chiến chống Mỹ ở miền Đông Nam Bộ (1954-1975), luận án Tiến sĩ Lịch sử của Trần Thị Nhung, Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 đã đi sâu khảo cứu khá công phu về tổ chức và hoạt động của các căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong chiến tranh giải phóng (1945-1975) của Bộ Tư lệnh (BTL) Quân Khu 7 – Tỉnh ủy Tây Ninh (Nxb Quân đội nhân dân, HN, 2002) là tập hợp những bài viết của nhiều tác giả về quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ địa U Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), luận án Tiến sĩ Lịch sử của Trần Ngọc Long, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 2006 là công trình nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của Căn cứ địa U Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Căn cứ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Cực Nam Trung Bộ (1954- 1975), luận án Tiến sĩ lịch sử của Chu Đình Lộc, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 2011 đi sâu nghiên cứu về quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của các căn cứ kháng chiến ở Cực Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975). Kỷ yếu hội thảo khoa học Căn cứ địa cách mạng tỉnh Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975) của Quân Khu 7 và Tỉnh ủy Bình Thuận, tháng 8-2012 là tập hợp các bài viết về quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai 18
  20. trò của căn cứ địa cách mạng ở Bình Thuận trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Nhìn chung, đây là những công trình chuyên khảo về một số căn cứ địa cụ thể tiêu biểu ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng nhiều cách tiếp cận, phân tích và luận giải khác nhau, các công trình nêu trên đều tập trung làm rõ những nội dung thuộc về, hoặc liên quan đến căn cứ địa cách mạng như: bối cảnh ra đời; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự thành lập và hoạt động của các căn cứ địa cách mạng; cuộc đấu tranh bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đặc điểm của các căn cứ địa; những bài học kinh nghiệm được rút ra và vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Qua việc nghiên cứu những công trình kể trên, tác giả có điều kiện kế thừa về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng. Hơn nữa, đây cũng là một hệ thống tư liệu quý để tác giả thực hiện việc so sánh, đối chiếu, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm riêng của địa phương. 1.1.3. Nhóm các công trình trực tiếp phản ánh hoạt động xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (Nxb Quân đội nhân dân, 1975) là công trình phục dựng tương đối có hệ thống và toàn diện về cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và phong trào cách mạng ở miền Tây Quảng Ngãi trong những năm 1954-1960. Liên quan đến vấn đề căn cứ địa, công trình phản ánh cuộc chiến đấu chống lại các hoạt động càn quét của địch, bảo vệ căn cứ địa cách mạng của quân dân Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi; đồng thời tái hiện khá rõ hoạt động xây dựng, củng cố Căn cứ địa Trà Bồng trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục. Khu 5 – 30 năm chiến tranh giải phóng (Tập II, Tập III) của Trần Quý Cát (BTL Quân Khu 5 xuất bản năm 1989) và Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975) của Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1995) là những công trình chủ yếu phục dựng một cách cơ bản cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn các tỉnh thuộc Khu V và Nam Trung Bộ. Trong các công trình này, chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa cách mạng, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2