intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh 2. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Vân Anh
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 7 TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có 25 liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN 30 KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Những căn cứ để xác định chủ trương phát triển kinh tế công 30 nghiệp (1997 - 2005) 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế 47 công nghiệp (1997 - 2005) 2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp 55 (1997 - 2005) Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH 73 PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về 73 đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp (2005 - 2015) 3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế 84 công nghiệp (2005 - 2015) Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 120 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển 120 kinh tế công nghiệp (1997 - 2015) 4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái 136 Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp (1997 - 2015) KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 151 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đối với Việt Nam, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Từ Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng xác định thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là "Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng" [62]. Đảng luôn khẳng định kinh tế công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm đổi mới, đi đôi với tăng trưởng ổn định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu hướng của quá trình này là công nghiệp tăng nhanh gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế lớn, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân v.v... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như trình độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, quá nhiều mũi nhọn, phụ thuộc vào doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này dẫn đến, sự phát triển công nghiệp thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu, trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khá cao thì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm còn thấp, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm
  6. chưa cao, hầu hết các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu ở nước ta dưới dạng nguyên liệu hoặc dưới dạng gia công (giày dép, dệt may), lắp ráp (điện tử, vi tính), tỷ lệ sản phẩm chế tạo rất thấp, giá trị mới tạo ra trong sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ, công nghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên, vật liệu phụ nhập khẩu với chi phí cao dẫn đến giá cao. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, trình độ khoa học - công nghệ yếu kém… Những bất cập này, ở mức độ nhất định, đã làm cản trở sự phát triển của công nghiệp Việt Nam. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng của Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó nhiều ngành tương đối phát triển so với các địa phương khác như công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm v.v... Kinh tế công nghiệp phát triển đem lại giá trị kinh tế cao; hình thành một số sản phẩm chủ lực và đặc trưng riêng của tỉnh; giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ v.v..., qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển vẫn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng không ổn định, các cơ sở công nghiệp chậm đổi mới công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô; phân bố các khu công nghiệp chưa hợp lý, công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều
  7. bất cập, đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém v.v... Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có những chủ trương, chính sách và biện pháp kịp thời thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn 1997 đến 2015 nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; rút ra một số kinh nghiệm Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn mới. Để có thể góp phần làm sáng tỏ những điều đó, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015" làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá những căn cứ để xác định chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015; - Khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng; phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015; - Đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
  8. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Kinh tế công nghiệp bao gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế công nghiệp trên các vấn đề: (1) quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật; (2) phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước; (3) phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; (4) quy hoạch, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; (5) thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (6) cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài tỉnh; (7) bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1997, năm tái lập tỉnh Thái Nguyên, thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2015 năm diễn ra Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh. Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế công nghiệp. 4.2. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng.
  9. - Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, báo cáo, chương trình hành động của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. - Số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Công - Thương và một số sở, ban, ngành của tỉnh. - Các công trình đã xuất bản, đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp quá trình phát triển kinh tế công nghiệp ở Thái Nguyên, cụ thể: Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quát trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015 qua hai giai đoạn. Phương pháp lôgíc được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các chủ trương, biện pháp với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được. Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015. - Nhận định, đánh giá thành tựu, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
  10. - Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 để có thể vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp - một lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho việc xác định hệ thống quan điểm, chủ trương và giải pháp lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2005. Chương 3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015. Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm.
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Kinh tế công nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Phát triển kinh tế công nghiệp là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, lĩnh vực này luôn được Đảng và Nhà nước xác định là mặt trận hàng đầu, quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, vấn đề này đã thu hút nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát thành các nhóm công trình khoa học sau đây. 1.1.1. Nhóm nghiên cứu về phát triển công nghiệp của một số nƣớc trên thế giới Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nỗ lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, rất nhiều yêu cầu, nhiệm vụ được đặt ra. Do đó, Việt Nam cần xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất hợp lý cũng như các định hướng đầu tư, phát triển thương mại vừa phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước vừa đáp ứng và hỗ trợ cho các đòi hỏi trong quá trình hợp tác quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết kinh tế của các thị trường hiện đại, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ngoài thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý v.v... có những thành công đáng kể trong quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp
  12. hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước. Do đó, đây cũng là nội dung được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của Trung Quốc được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Phạm Thái Quốc, Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX [163]; Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc, Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [173]; Bùi Văn Hưng, Công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa [123] v.v... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa ở Trung Quốc, tác giả Phạm Thái Quốc đã nghiên cứu thực trạng quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay về các khía cạnh: chuyển dịch cơ cấu ngành, nội bộ từng ngành, các điều kiện kinh tế và hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, chính sách đầu tư và thương mại, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật cho công nghiệp hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại, vấn đề phát sinh và hướng giải quyết tồn tại đó. Việc nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp Việt Nam nói riêng chịu sự tác động của Trung Quốc, nhất là sau khi đất nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn đề này được nghiên cứu bởi tác giả Lê Đăng Minh, Trung Quốc sau gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Tác động và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam [142] v.v... Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã có những tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, cụ thể, về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI, chi phí đầu vào của sản xuất hàng công nghiệp, thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp, thị trường nội
  13. địa Việt Nam, vấn đề việc làm của người lao động trong các ngành công nghiệp v.v... Hơn thế nữa, sự kiện này còn góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia chung dòng văn hóa Á Đông. Mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng phát triển. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu giữa hai quốc gia cũng được các nhà nghiên cứu chú trọng. Các công trình tiêu biểu như: Goro Ono, Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới một số kinh nghiệm của Nhật Bản [90]; Nhiều tác giả, Chính sách công nghiệp của Nhật Bản [150]; Hồ Văn Thông, Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản [179]; Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Chính sách công nghiệp và các công cụ chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hóa của Việt Nam [198]; Kazushi Ohkawa, Hirohisa Kohama, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển [128]. Có thể khẳng định rằng, chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào. Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và ngược lại. Trong số các công trình nghiên cứu trên, đáng kể phải đề cập đến công trình Chính sách công nghiệp của Nhật Bản. Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tập thể tác giả người Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong suốt thời gian dài từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1980 với ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất (1945 - 1960), gồm các giai đoạn tái thiết và tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh. Đây cũng chính là giai đoạn phục hồi nền kinh tế từ khi ra khỏi chiến tranh và sau đó đã duy trì được mức tăng trưởng xấp xỉ 10%. Thời kỳ thứ hai là kỷ nguyên tăng trưởng nhanh của những năm 1960 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất vào năm 1973 với tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Thời kỳ thứ ba được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, chấm dứt kỷ nguyên tăng trưởng
  14. nhanh của nền kinh tế Nhật Bản. Những sự bứt phá đi lên thần kì của nền kinh tế, chính sách tạo động lực cho kinh tế phát triển, việc khắc phục thảm họa chiến tranh nhanh chóng, các vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp v.v… của Nhật Bản là những kinh nghiệm bổ ích, gợi mở cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc - quốc gia có sự khởi sắc mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã trở thành hiện tượng tiêu biểu của các nước phát triển trên thế giới, cũng mang lại những bài học quý giá cho Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển đất nước. Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về quốc gia này như: Vũ Đăng Hinh, Hàn Quốc nền công nghiệp trẻ trỗi dậy [95]; Nguyễn Quang Hồng, Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 - 1995. Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam [116]; Trịnh Trọng Nghĩa, Chiến lược mới phát triển công nghiệp Hàn Quốc trong thời gian 2004 - 2020 [149] v.v... Các giai đoạn phát triển công nghiệp Hàn Quốc với chiến lược được xác định rõ ràng: ưu tiên phát triển công nghiệp dựa vào thị trường nội địa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953 - 1961); quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa dựa vào thị trường thế giới và liên kết quốc tế (giai đoạn 1962 - 1979); thời kỳ điều chỉnh chiến lược để bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp có kỹ thuật cao (giai đoạn từ 1980 trở đi); chiến lược gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển để hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội v.v... Chiến lược rõ ràng, đúng hướng, phù hợp đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Hàn Quốc, tác động đến các lĩnh vực khác, góp phần đưa đất nước này nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, vươn lên và đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển trên thế giới. Bên cạnh việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của từng quốc gia, một số công trình nghiên cứu tổng thể các quốc gia để rút ra những kinh nghiệm, bài học, đề xuất những sự vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhờ những kinh nghiệm thành công của các quốc
  15. gia đi trước nên Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có công trình của tác giả Trần Thị Tri, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của NIEs Đông Á và sự vận dụng vào Việt Nam [195]. Trong nhiều năm qua, công nghiệp hóa ở các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIEs) Đông Á được coi là những mô hình tương đối thành công. Với xuất phát điểm là các nền kinh tế bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh, vấn đề quan trọng nhất ở các quốc gia này là tái thiết nền kinh tế. Chính sách công nghiệp ở các quốc gia này, tựu chung lại, có hai đặc điểm chính; một là, tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế trong nước; hai là, công nghiệp hóa hướng nội, thay thế nhập khẩu được chuyển hướng thành công nghiệp hóa hướng ngoại, khuyến khích xuất khẩu. Chỉ trong vòng trên dưới ba thập kỷ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo từ những nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, trình độ công nghiệp hết sức thấp kém, lạc hậu đã nhanh chóng vươn lên trở thành những con rồng tiêu biểu của khu vực Đông Á. Tác giả Trần Thị Tri đã nghiên cứu những đặc điểm, bước đi, thành tựu của công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á, rút ra một số bài học trong quá trình thực hiện cũng như chỉ ra hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở các quốc gia này. Nghiên cứu những đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và cả những thời cơ, thách thức, những tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và NIEs Đông Á để đưa ra một số kiến nghị về việc vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia này vào một số công việc chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Như vậy, những bài học thành công hay hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số quốc gia trên thế giới đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, học tập kinh nghiệm là cần thiết, tránh việc phải mò mẫm, mất thời gian nhưng nếu học hỏi mà thiếu sáng tạo, áp dụng kinh nghiệm một cách máy móc, nguyên xi thì thời gian còn kéo dài hơn, thậm chí thất bại. Vấn đề là, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội do
  16. các nước đi trước tạo ra, nhưng nắm bắt cơ hội thế nào để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta lại đòi hỏi phải có một Nhà nước đủ năng lực và bản lĩnh. 1.1.2. Nhóm công trình về phát triển kinh tế công nghiệp nói chung ở Việt Nam * Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế công nghiệp ở Việt Nam Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì kinh tế công nghiệp là lĩnh vực sản xuất mũi nhọn. Công nghiệp phát triển sẽ tạo ra động lực và có sức lan tỏa to lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế công nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Việc nghiên cứu về kinh tế công nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế công nghiệp ở cách tiếp cận, phương pháp, nội dung khác nhau. Tựu chung, có các hướng nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất, các nghiên cứu đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của kinh tế công nghiệp: Hoàng Trung Hải, Đoàn Trọng Truyền, Nguyễn Văn Kha, 60 năm công nghiệp Việt Nam [93]; Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp Việt Nam trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới thành tựu và một số vấn đề đặt ra [40] v.v... Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình của Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ, Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam [274] đã khái quát quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn trước năm 1945 với đặc điểm chủ yếu của công nghiệp là nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một số ngành như khai thác mỏ, cà phê, cao su v.v... với quy mô nhỏ bé, phát triển dè dặt, yếu ớt, phụ thuộc vào chính quốc; giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, thời kỳ này đánh
  17. dấu sự phát triển công nghiệp có chuyển biến hơn nhờ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, công nghiệp vẫn bị chi phối bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tồn tại cơ cấu bất hợp lý, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện ngân sách quốc gia hạn hẹp v.v... vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại thấp, sức cạnh tranh kém; giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1996, đây là giai đoạn công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ nhờ những đột phá trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Việc phân chia các giai đoạn phát triển của công nghiệp cho thấy những bước phát triển thăng trầm đầy khó khăn của công nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở những bước đi đó, công trình cũng đã đề xuất các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai, nhóm công trình đề cập đến những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế công nghiệp. Có một số công trình nghiên cứu như sau: Võ Đại Lược, Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi mới [136]; Võ Đại Lược, Chính sách thương mại, đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam [137]; Lê Hồng Yến, Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền Bắc) [277]; Nguyễn Văn Thành, Tác động của chính sách công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp [176]; Vũ Thị Tuyết Mai, Chính sách công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa [139] v.v... Chính sách phát triển công nghiệp là sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của Chính phủ hướng vào những ngành nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu này có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm. Do đó, chính sách phát triển công nghiệp đề cập đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, của công nghiệp tương ứng với chính sách cũng phải
  18. thay đổi. Chính sách và cách tiếp cận cũ không còn phù hợp với thời kỳ mới mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh, cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp. Tựu chung, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam bao gồm ba nhóm chính sách lớn: Một là, môi trường kinh doanh; hai là, phát triển năng lực phổ quát; ba là, phát triển công nghiệp theo ngành và tác động trực tiếp vào một số ngành công nghiệp. Chính sách phù hợp đã tạo động lực cho quá trình phát triển công nghiệp nhanh, mạnh và bền vững. Những nhóm chính sách này giúp định hướng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Thứ ba, một số công trình đưa ra những giải pháp, dự báo về xu hướng và triển vọng phát triển của kinh tế công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Về vấn đề này có các công trình: Phạm Xuân Nam, Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [144], Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam [127]; Nguyễn Công Nhự, Dự đoán tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp [152]; Bùi Xuân Khu, Công nghiệp Việt Nam - Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [130]; Đỗ Văn Chiến, Công nghiệp Việt Nam tiềm năng: Tiềm năng và cơ hội đầu tư [19] v.v... Tất cả các ngành kinh tế đều cần có những dự báo, dự đoán về xu hướng và triển vọng phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự báo này giúp các ngành định hướng về xu hướng phát triển trong tương lai. Trong số các công trình trên, đáng chú ý là công trình của tác giả Nguyễn Công Nhự. Tác giả, trên cơ sở đánh giá tình hình, bối cảnh mới của thế giới và trong nước, từ thực trạng sự phát triển và khả năng vận động của công nghiệp ở thời điểm hiện tại để đưa ra những dự báo thống kê về một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006; đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Thứ tư, các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Phát triển bền vững nền kinh tế là quan điểm được Đảng nêu ra từ Văn
  19. kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Tuy nhiên, quan điểm này được thể hiện tập trung và xuyên suốt nhất trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v... Phát triển nhanh và bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau "Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội" [79, tr. 99]. Chủ trương này của Đảng vừa thể hiện được quan điểm của thế giới về phát triển bền vững vừa phù hợp với khả năng, điều kiện và đặc điểm của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Đối với kinh tế công nghiệp, quan điểm phát triển nhanh và bền vững càng có ý nghĩa và cấp bách. Về hướng nghiên cứu này, có các công trình như: Nguyễn Thị Hường, Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách [125], Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà, Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững: khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam [86]; Đỗ Thắng Hải, Lộ trình và giải pháp phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam [92] v.v... Các công trình nghiên cứu trên đã có những nhận định khách quan về thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp cần khắc phục theo quan điểm phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các công trình cũng nêu ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong tương lai. Tác giả Đỗ Thắng Hải trong bài viết Lộ trình và giải pháp phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra một số bài học từ việc phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trong hơn 30 năm; những thành tựu đạt được cũng như hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý về chính sách, cơ chế cần triển khai để đạt được mục tiêu phát triển bền vững như trong lĩnh vực chế biến, đầu tư, thị trường, liên kết các ngành kinh tế v.v... Tác giả cũng đưa ra hướng đi trong thời gian tới của công nghiệp Việt Nam là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản
  20. phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. Từng bước phát triển công nghiệp vật liệu mới và công nghiệp môi trường. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp theo hướng kết hợp mô hình liên kế t ngang và liên kế t dọc. Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, bảo đảm phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, bảo đảm cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương. Thứ năm, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa là chặng đường tất yếu nhằm chuyển biến từ một nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, khép kín với lao động thủ công là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là xu thế chung của thế giới, khu vực, là kết quả tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia. Về nội dung này, có rất nhiều công trình nghiên cứu như Đỗ Đình Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, một số vấn đề lý luận và thực tiễn [88]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [38]; Nguyễn Xuân Dũng, Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 [52]; Trần Đình Thiên, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình [177]; Đỗ Hoài Nam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [146]; Nguyễn Bích, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam [4]; Nguyễn Pháp, Bước khởi đầu hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam [155]. Nghiên cứu về công nghiệp hóa có luận án của tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1960-1996) [202]. Tác giả đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2