Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Kinh tế Đàng trong (1558 - 1777)
lượt xem 19
download
Luận án nhằm làm rõ kinh tế Đàng Trong phát triển như thế nào dưới thời các chúa Nguyễn, và kinh tế có ảnh hưởng gì đến quá trình hội nhập văn hóa – xã hội. Nghiên cứu kinh tế để thấy được những tác động qua lại của kinh tế đối với chính trị, an ninh và điều kiện tự nhiên. Để từ đó có những định hƣớng, chính sách và phƣơng thức sản xuất phù hợp trƣớc sự biến đổi của khí hậu và những thay đổi trước bối cảnh trong nước và thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Kinh tế Đàng trong (1558 - 1777)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI KINH TẾ ĐÀNG TRONG (1558 - 1777) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI KINH TẾ ĐÀNG TRONG (1558 - 1777) Ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 922 90 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hải
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chƣơng 1.......................................................................................................................8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...8 1.1.Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội Đàng Trong ....................8 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ........................................................8 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .....................................................13 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về từng ngành kinh tế ở Đàng Trong ...........16 1.2.1. Nghiên cứu về khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp. ...................................16 1.2.2.Nghiên cứu về thủ công nghiệp ....................................................................19 1.2.3.Nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp .......................................................... 23 1.3. Những vấn đề luận án đƣợc kế thừa ..................................................................28 1.4. Những vấn đề luận án cần giải quyết ................................................................ 29 Chƣơng 2. NÔNG NGHIỆP ......................................................................................30 2.1. Chính sách khẩn hoang......................................................................................30 2.1.1. Đối với vùng đất Thuận - Quảng ............................................................... 30 2.1.2. Đối với vùng đồi núi, biên giới phía Tây ....................................................33 2.1.3. Đối với khu vực Nam Bộ .............................................................................35 2.1.4. Đối với biển đảo .......................................................................................... 38 2.2. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ............................................................. 39 2.2.1. Ruộng đất ở Thuận - Quảng .......................................................................39 2.2.2. Ruộng đất ở Nam Bộ ...................................................................................49 2.3. Sản xuất nông nghiệp ........................................................................................ 53 2.3.1.Nghề trồng trọt ............................................................................................. 53 2.3.2. Nghề chăn nuôi ........................................................................................... 57 2.3.3. Khai thác lâm thổ sản .................................................................................58 2.3.4. Khai thác nguồn lợi sông ngòi, biển đảo ....................................................59 2.4. Thủy lợi .............................................................................................................61 2.5. Thuế nông nghiệp .............................................................................................. 62 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................65 Chƣơng 3. THỦ CÔNG NGHIỆP ............................................................................67 3.1. Thủ công nghiệp nhà nƣớc ................................................................................67 3.1.1. Tổ chức quan xưởng....................................................................................67 3.1.2. Một số nghề tiêu biểu ..................................................................................68 3.2. Thủ công nghiệp nhân dân ................................................................................71 3.2.1.Các biện pháp khôi phục và phát triển thủ công nghiệp nhân dân .............71 3.2.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu ...................................................................74 3.3. Lực lƣợng sản xuất ............................................................................................ 81
- 3.4. Sản phẩm thủ công nghiệp có sự ảnh hƣởng của các dân tộc Việt, Chăm, Hoa ......85 3.5.Thuế đối với các nghề, làng nghề.......................................................................87 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................88 Chƣơng 4. THƢƠNG NGHIỆP................................................................................90 4.1. Yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp ..................................................................90 4.1.1. Tác động từ bên ngoài ................................................................................90 4.1.2. Tác động từ bên trong .................................................................................92 4.2. Nội thƣơng .........................................................................................................97 4.2.1. Chợ và các cảng thị ....................................................................................97 4.2.2.Các tuyến thương mại nội địa ....................................................................100 4.2.3. Tiền tệ và phương thức buôn bán ............................................................106 4.3. Ngoại thƣơng ...................................................................................................108 4.3.1. Các tuyến thương mại quốc tế ..................................................................108 4.3.2.Hàng xuất khẩu ..........................................................................................110 4.3.3. Hàng nhập khẩu ........................................................................................114 4.4. Đội ngũ thƣơng nhân .......................................................................................116 4.4.1. Thương nhân trong nước ..........................................................................116 4.4.2. Thương nhân nước ngoài ..........................................................................118 4.5. Thuế thƣơng nghiệp ........................................................................................120 4.5.1. Thuế nội thương ........................................................................................120 4.5.2. Thuế ngoại thương ....................................................................................120 Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................122 Chƣơng 5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ ĐÀNG TRONG ...........124 5.1. Đặc điểm..........................................................................................................124 5.1.1. Kinh tế Đàng Trong là nền kinh tế hàng hóa ...........................................124 5.1.2. Kinh tế Đàng Trong chủ yếu phát triển trong phạm vi nội địa với đặc trưng của nền thương mại đường sông. ........................................................................125 5.1.3. Ruộng đất đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.....................128 5.2. Vai trò ..............................................................................................................128 5.2.1. Đối với đời sống dân cư ............................................................................128 5.2.2. Đối với tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và giáo dục ..................................131 5.2.3 Đối với an ninh quốc phòng .......................................................................138 5.2.4. Đối với bang giao .....................................................................................140 5.2.5. Hình thành các đô thị ................................................................................142 Tiểu kết chương 5. ....................................................................................................146 KẾT LUẬN ...............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...............................151 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích quan đồn điền, quan điền trang ở xứ Thuận Hóa năm 1773.......tr.40 Bảng 2.2: Số tập ghi ruộng tƣ các họ ở Thuận Hóa....................................................tr.48 Bảng 2.3: Thuế ruộng xứ Thuận Quảng ...................................................................... tr.62 Bảng 4.1: Đƣờng nhập vào Nhật Bản năm 1663…………………………………. tr.112 Bảng 4.2: Thuế đối với tàu buôn nƣớc ngoài……………………………………….tr.121
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, nghiên cứu lịch sử không chỉ là các sự kiện chính trị, các vấn đề văn hóa xã hội, mà vấn đề kinh tế cũng đƣợc tập trung làm rõ. Trên cơ sở lấy kinh tế làm đối tƣợng nghiên cứu để chỉ ra vai trò chi phối của kinh tế đến các vấn đề trong đời sống xã hội, từ đó có chính sách hợp lý trong thời điểm hiện tại là điều cần thiết. Sự xuất hiện của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ nửa sau thế kỷ XVI đã có vai trò rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền và mở rộng lãnh thổ ở vùng đất phía Nam cũng nhƣ vùng biển đảo của tổ quốc. Đi đôi với quá trình khẩn hoang, là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế. Những quan điểm đúng đắn mang tính hƣớng biển, sự nhanh nhạy trong chính sách mở cửa trƣớc thời đại thƣơng nghiệp, cùng với quá trình khuyến khích sức lao động của các tầng lớp dân cƣ. Các chúa Nguyễn đã từng bƣớc đẩy mạnh nội lực các ngành kinh tế, đƣa Đàng Trong chỉ sau thời gian hơn 200 năm, từ nơi hoang vu, sình lầy trở thành trung tâm kinh tế ở khu vực Đông Nam Á với cảnh trên bến, dƣới thuyền, dân cƣ đông đúc. Do đó, vấn đề kinh tế Đàng Trong dƣới thời chúa Nguyễn từ năm 1558 đến năm 1777 trong vài thập kỷ gần đây đã đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Trong mỗi công trình, các tác giả đã đề cập đến Đàng Trong dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong đó hai vấn đề chính là khẩn hoang và ngoại thƣơng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển của từng địa phƣơng trong vùng đất này. Đồng thời nhấn mạnh đến ngoại thƣơng nhƣ yếu tố sống còn của chính quyền chúa Nguyễn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về kinh tế Đàng Trong và đánh giá về vai trò của các ngành kinh tế đối với sự hình thành và phát triển của vùng đất mới sáp nhập Đàng Trong cần phải thấy đƣợc những chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với mỗi ngành, mỗi khu vực trong từng thời điểm nhất định. Chính sách kinh tế xuyên suốt của các chúa Nguyễn đó là: phát triển kinh tế luôn gắn với mở rộng lãnh thổ và ổn định đời sống dân cƣ. Phát triển kinh tế nhằm tăng tiềm lực cho chính quyền và đảm bảo an ninh lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong để thấy đƣợc quá trình thực thi chính sách, những kết quả đã đạt đƣợc và lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế Đàng Trong, từ đó đánh giá xem đâu mới là yếu tố quyết định đến sự thịnh suy của chính quyền chúa Nguyễn là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, vấn đề hòa hợp giữa các cộng đồng dân cƣ không chỉ trong văn hóa mà trong đời sống sản xuất hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu trƣớc. Các chúa Nguyễn xây dựng chính quyền cát cứ ở vùng đất không mấy thuận lợi bởi điều kiện tự nhiên, lại là nơi tập trung nhiều đối tƣợng dân cƣ khác nhau, nhƣ ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, các dân tộc thiểu số, những tội nhân bị đày ải 1
- từ chính quyền Đại Việt ở các giai đoạn trƣớc, những di dân ngƣời Việt, ngƣời Hoa mới vào,.... Làm thế nào để quản lý và khuyến khích họ tham gia vào quá trình sản xuất, phát huy thế mạnh của từng cộng đồng ngƣời để tạo ra cơ sở vật chất cho chính quyền chúa Nguyễn nơi vùng đất mới, trở thành vấn đề bức thiết đặt ra cho các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cùng với quá trình cộng cƣ là sự kết hợp giữa các hình thức sản xuất, các quan điểm trong phát triển kinh tế đã tạo nên một nền kinh tế Đàng Trong mang tính mở và năng động. Do đó, nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong cũng là cơ sở cho đánh giá về quá trình cộng cƣ và vai trò của các tộc ngƣời đặc biệt là ngƣời Chăm trong sự phát triển chung của vùng đất Đàng Trong. Hơn nữa, hiện nay vấn đề sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long hay vấn đề sạt lở ở vùng Quảng Nam cũng đặt ra nhiều thách thức lớn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng xâm nhập mặn của thủy triều, lựa chọn các cây trồng, các mô hình kinh tế phù hợp với từng địa phƣơng đang là vấn đề bức thiết. Nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong cũng góp phần làm rõ đƣợc vấn đề ứng đối trƣớc điều kiện tự nhiên của chính quyền cũng nhƣ cƣ dân Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII –XVIII, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về kinh tế ở Đàng Trong, cũng nhƣ chƣa thực sự làm rõ vai trò của các tộc ngƣời trong việc định hình kinh tế Đàng Trong, về mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, giữa kinh tế với các vấn đề xã hội, và những ứng đối của cƣ dân trƣớc điều kiện tự nhiên. Vì thế, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Kinh tế Đàng Trong (1558-1777)" làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận án này tác giả nhằm làm rõ kinh tế Đàng Trong phát triển nhƣ thế nào dƣới thời các chúa Nguyễn, và kinh tế có ảnh hƣởng gì đến quá trình hội nhập văn hóa – xã hội. Nghiên cứu kinh tế để thấy đƣợc những tác động qua lại của kinh tế đối với chính trị, an ninh và điều kiện tự nhiên. Để từ đó có những định hƣớng, chính sách và phƣơng thức sản xuất phù hợp trƣớc sự biến đổi của khí hậu và những thay đổi trƣớc bổi cảnh trong nƣớc và thế giới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận án hƣớng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cụ thể hoạt động của các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn và sự tác động giữa các ngành với nhau. 2
- - Đặt kinh tế Đàng Trong trong các mối liên hệ với các vấn đề xã hội cũng nhƣ trong bối cảnh chung của khu vực, để thấy đƣợc kết quả và vai trò của từng ngành kinh tế đối với các vấn đề văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng ở Đàng Trong. - Trên cơ sở phân tích diện mạo của các ngành kinh tế, luận án chỉ ra vai trò và hạn chế của các ngành kinh tế đối với sự thịnh suy của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, từ đó rút ra những đặc điểm của kinh tế Đàng trong. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kinh tế Đàng Trong bao gồm các ngành: nông nghiệp (khai hoang, ruộng đất, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thổ sản và thủy- hải sản), thủ công nghiệp (lực lƣợng lao động, các nghề thủ công tiêu biểu), thƣơng nghiệp (nội thƣơng, ngoại thƣơng, các tuyến thƣơng mại, các mặt hàng buôn bán,...). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian:Vùng đất Đàng Trong đƣợc giới hạn từ phía Nam sông Gianh tỉnh Quảng Bình đến Gia Định – Hà Tiên tức gần hết vùng đất Nam Bộ ngày nay, bao gồm cả đất liền và hải đảo. Phạm vi thời gian: Mặc dù việc phân chia rạch ròi thành Nam Hà và Bắc Hà đƣợc quyết định sau 7 lần giao chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn (từ 1627 đến tháng 12 năm 1672), song cách gọi Đàng Trong (tức đi về phía trong hay ở phía trong) vốn đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ vùng đất do chúa Nguyễn trực tiếp quản lý từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa năm 1558 để phân biệt với Đàng Ngoài (ở phía ngoài) chịu sự quản lý của chúa Trịnh1. Mốc kết thúc phân chia Đàng Trong –Đàng Ngoài là cuối thế kỷ XVIII, khi phong trào Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn (1777) và chúa Trịnh (1788), thành lập vƣơng triều Tây Sơn. Do đó, khi lựa chọn đề tài này chúng tôi xác định lấy kinh tế là đối tƣợng nghiên cứu chính và mong muốn làm rõ kinh tế ở vùng đất Đàng Trong thay đổi nhƣ thế nào từ khi Nguyễn Hoàng đƣợc vua Lê trao cho cờ tiết làm huy hiệu của quyền Trấn thủ, và giao cho 1 Xác định mốc thời gian các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, GS Phan Huy Lê trong Hội thảo khoa học "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX", Nxb Thế Giới, H, 2008 đã khẳng định: "thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng rời quê hƣơng xứ Thanh vào nhậm chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm trấn thủ xứ Quảng Nam. Vƣơng triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1802. Giữa thời kỳ các chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn là thời kỳ Tây Sơn.Tây Sơn nằm giữa liên quan đến sự thất bại của chúa Nguyễn cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dƣơng và sự thắng lợi của Nguyễn Ánh năm 1802" [241, tr.16]. Quan điểm này cũng đƣợc khẳng định trong các công trình nghiên cứu nhƣ Việt sử Xứ Đàng Trong (1558 -1777) của Phan Khoang, trong Lời giới thiệu (lần tái bản thứ nhất), tập 1, bộ Đại Nam thực lục (2004) do Viện Sử học biên dịch (Nxb Giáo Dục, H), trong Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ 939 đến năm 1884), của PGS.TS Nguyễn Minh Tƣờng. Trong các Hội thảo khoa học nhƣ Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của tiên chúa Nguyễn Hoàng" năm 2011. Năm 2017, GS. TS Nguyễn Quang Ngọc khi nghiên cứu Vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, cũng cho rằng năm 1558, 1570 Nguyễn Hoàng đã xây dựng vùng Thuận Quảng trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn và đến năm 1777 là năm các vị chúa Nguyễn chính thống cuối cùng bị giết, vùng đất này lần lƣợt liên tiếp nằm dƣới sự quản lý của Tây Sơn và Nguyễn Ánh [ 151; tr.33, 178]. - Các thƣơng nhân phƣơng Tây gọi là Cocincina, Cauchinchine,Cochinchina hay Cauchine. 3
- toàn quyền quyết đoán mọi việc ở vùng Thuận Hóa năm 1558, ở Quảng Nam năm 1570, đến khi Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dƣơng bị phong trào Tây Sơn đánh bại và chết ở Gia Định năm 1777, chính thức kết thúc thời gian trị vì của các chúa Nguyễn chính thống ở Đàng Trong. Vì vậy, chúng tôi lấy phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 1558 đến năm 1777 để thấy rõ quá trình hình thành, phát triển và khủng hoảng của kinh tế, cũng nhƣ tác động của kinh tế đến các vấn đề văn hóa, xã hội ở Đàng Trong. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào làm rõ quá trình hình thành và phát triển của kinh tế Đàng Trong trên tất cả các ngành: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp. Để làm rõ nội dung của luận án, tác giả bám sát các khái niệm. Khái niệm Kinh tế: tác giả sử dụng khái niệm kinh tế sử quan của Đào Duy Anh làm định hƣớng nghiên cứu: "lấy con mắt kinh tế để quan sát và thuyết minh các sự biến thiên của xã hội loài ngƣời, lấy kinh tế làm trọng tâm để thuyết minh lịch sử"[6,tr.432-433]. Khái niệm Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy hải sản. Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, một loại tƣ liệu sản xuất đặc biệt [81,tr.303] Khái niệm thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp2 là hình thức sản xuất sử dụng công cụ cầm tay, các phƣơng pháp thủ công để tác động trực tiếp lên đối tƣợng lao động. Đặc điểm chủ yếu của thủ công nghiệp là bao gồm nhiều ngành nghề phong phú từ sản xuất đến dịch vụ sản xuất và đời sống; gắn chặt chẽ với sản xuất và tiêu dùng các nguyên liệu, tận dụng các phế liệu và đáp ứng các nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của địa phƣơng [82, tr.272]. Khái niệm thƣơng nghiệp: theo Đào Duy Anh là "nghề buôn bán cùng các việc dinh lợi của ngƣời lái buôn" [6, tr.464]. 4. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu 1. Nguồn tư liệu đƣợc biên soạn bởi cơ quan quốc sử nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí. 2 Thủ công nghiệp khác với Tiểu công nghiệp. Tiểu công nghiệp là bộ phận của công nghiệp bao gồm những cơ sở sản xuất nhỏ có trình độ trang bị kỹ thuật cơ khí hoặc nửa cơ khí, và có trƣờng hợp có kỹ thuật tinh xảo [82,tr.407]. 4
- 2. Nguồn tƣ liệu từ những bộ tƣ sử, trong đó viết riêng về hình thế núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, lệ cũ, nhân tài của vùng đất Đàng Trong rất có giá trị nhƣ: "Chân Lạp phong thổ ký" của Chu Đạt Quan,“Ô châu cận lục” của Dƣơng Văn An; “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn;“Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh, Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. 3. Các cuốn hồi ký của các thƣơng nhân và giáo sỹ nƣớc ngoài về vùng đất Đàng Trong trong các thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX nhƣ: Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristophoro Borri; Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (1650), Từ điển Việt –Bồ- La (1651); Hành trình và truyền giáo (1653) của Alexandre De Rhodes, An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự đến Việt Nam (năm 1657) của Chu Thuấn Thủy; Hải Ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (năm 1695); . Những ghi chép của các thƣơng nhân đến sau nhƣ Thomas Bowyear, đƣợc in trong Les Européen qui ont vu le Vieux Hué – Những người châu Âu đã thấy Huế xưa (viết năm 1695); Hồi ký của Chaigneau J.B với nhan đề Les Mémoire sur la Cochinchine de Chaigneau, J.B - (viết năm 1820);.... các công trình này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt bởi Hội Đô thành Hiếu Cổ3 xuất bản trong bộ “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huế, viết tắt là B.A.V.H) kéo dài từ năm 1914- 1944. Hồi ký của John Barrow với nhan đề A voyage to Cochinchina in the years 1792-1793 (Một chuyến du hành tới xứ Nam Hà trong các năm 1792-1793), đã đƣợc Nguyễn Thừa Hỷ dịch sang tiếng Việt năm 2007 . Các tƣ liệu của các học giả Nhật Bản hay Trung Quốc ghi chép về quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với các nƣớc trong khu vực châu Á nhƣ: An Nam kỷ lược do Kondo Morishige (hiệu là Sensai) viết cuối thế kỷ XVIII. Bộ sách Ngoại phiên thông thư của Kondo Juno biên soạn năm 1818 gồm 27 quyển, tập hợp những thƣ từ ngoại giao giữa Nhật Bản dƣới thời Tokugawa với các nƣớc, trong đó phần viết về An Nam đƣợc chép trong 4 quyển từ quyển 11 đến quyển 144. 4. Sách chuyên khảo: gồm các cuốn sách nghiên cứu về chúa Nguyễn và công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ và Nam Trung Bộ ngày nay. 3 Hội Đô thành hiếu cổ đƣợc thành lập năm 1913 do linh mục Léopold Cadière cùng một số tri thức Pháp và Việt sáng lập. Những người bạn cố đô Huế là tập hơp những bài viết của những ngƣời sáng lập và cộng tác viên trong suốt 31 năm từ 1914 đến 1944. Trên cơ sở thu thập, bảo quản những di vật,kỷ vật về các mặt chính trị, nghệ thuật, lịch sử, văn học, văn hóa, chủ yếu tập trung ở Huế và khu vực Trung Kỳ. Hội đã xây dựng nên một thƣ viện để tập hợp tƣ liệu nghiên cứu và bảo tàng lƣu giữ cổ vật của nhà Nguyễn và Huế xƣa. 4 Tổng cộng có 62 bức thƣ nhƣng có 6 bức thƣ chỉ có tên mà không có nội dung nên chỉ còn lại 56 bức. 35 bức thƣ trong tổng số 56 bức đã đƣợc tác giả Sở Cuồng Lê Dƣ đăng trên Tạp chí Nam Phong, phần Hán Văn với hai bài: bài 1 đăng trong quyển 9 số 54 tháng 12 năm 1921, giới thiệu 25 bức thƣ với nhan đề Cổ đại Nam Nhật giao thông khảo (phụ đề Bản triều tiên đại dữ Nhật Bản giao thông chi văn thư) . Bài 2 đăng trong quyển 10 số 56 năm 1922 gồm 10 bức, nhan đề Cổ đại ngã quốc dữ Nhật Bản chi giao thông (tục). Năm 2012 đến 2014, tác giả Nguyễn Huy Khuyến đã đăng cả phần Hán Văn và dịch nghĩa 35 bức thƣ này trên Tạp chí Đông Bắc Á, tất cả 5 số (số 2-2012; số 9-2012; số 4-2013; số 2-2014; số 10-2014) với nhan đề “Văn thư thông thương giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XVII”. 5
- 5. Kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về kinh tế, xã hội Đàng Trong. 6. Gia phả, địa bạ, sắc phong hay ca dao- tục ngữ ở địa phƣơng và tƣ liệu điền dã cũng là nguồn tƣ liệu quan trọng sử dụng trong luận án. 4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Nghiên cứu kinh tế dựa trên phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nghiên cứu toàn diện về các ngành kinh tế, về mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa kinh tế với xã hội. Đồng thời vạch ra những quy luật của sự vận động, phát triển của kinh tế cũng nhƣ xã hội Đàng Trong. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp luận sử học làm định hƣớng cho quá trình nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục đích đề tài đề ra, các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử đƣợc sử dụng, cơ bản là những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgic là hai phƣơng pháp chủ đạo, đƣợc sử dụng kết hợp nhằm làm rõ quá trình hình thành và phát triển của kinh tế ở Đàng Trong. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế cũng nhƣ mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị và các vấn đề xã hội. - Phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại đƣợc sử dụng để tiến hành nghiên cứu các ngành kinh tế theo tiến trình lịch sử và theo từng vấn đề, từng lĩnh vực trong những không gian và thời gian cụ thể, để thấy đƣợc sự thay đổi của kinh tế Đàng Trong dƣới thời chúa Nguyễn. Đồng thời so sánh với kinh tế ở Đàng Ngoài và các nƣớc trong khu vực trong cùng thời gian này. - Phƣơng pháp thống kê, phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng để làm nổi bật các số liệu nhƣ ruộng đất, hệ thống chợ, mạng lƣới sông ngòi, thuế khoá, số thuyền,... - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: với cách tiếp cận liên ngành giữa sử học với các ngành khoa học khác để từ đó tìm ra mối liên hệ tƣơng tác giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội với sự hình thành những đặc trƣng kinh tế, văn hoá và tiến trình lịch sử của vùng đất Đàng Trong. - Phƣơng pháp điền dã cũng đƣợc tác giả sử dụng để khảo sát các làng nghề, các thƣơng cảng, hệ thống sông ngòi, chợ đến các gia phả, đơn từ, sắc phong đang lƣu giữ tại các gia đình, dòng họ hay đình làng ở các địa phƣơng để bổ sung nguồn tƣ liệu cho quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thông qua việc hệ thống hóa tƣ liệu, tập trung khảo cứu về các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, từ đó làm rõ đƣợc chính sách phát triển kinh 6
- tế của các chúa Nguyễn đối với từng ngành, từng khu vực, trong từng thời điểm khác nhau. Phục dựng một cách khách quan bức tranh kinh tế Đàng Trong trên tất cả các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp. Trong đó các vấn đề nhƣ chính sách quản lý và sử dụng ruộng đất; vấn đề lực lƣợng lao động trong khai hoang, sản xuất các mặt hàng thủ công và tham gia vào hoạt động thƣơng mại cũng đƣợc làm sáng tỏ; vấn đề ảnh hƣởng của ngƣời Chăm trong phát triển kinh tế Đàng Trong, về vai trò của lực lƣợng dân nhiêu phu trong các thƣơng cảng cũng đƣợc đề cập đến. Từ kết quả nghiên cứu, chỉ ra đặc điểm của kinh tế Đàng Trong trong sự so sánh, đối chiếu với kinh tế Đàng Ngoài. Đồng thời chỉ ra vai trò của kinh tế đối với đời sống dân cƣ, đối với văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, giáo dục và ngoại giao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong thời chúa Nguyễn góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phía Nam của tổ quốc. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống dân cƣ trong thời đại mới, đặc biệt là với vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ. Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án sẽ góp phần khẳng định chủ quyền vùng biển đảo và lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của luận án có thể là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy về vùng đất Đàng Trong . 7. Cơ cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án Chƣơng 2. Nông nghiệp Chƣơng 3. Thủ công nghiệp Chƣơng 4.Thƣơng nghiệp Chƣơng 5. Đặc điểm và vai trò của kinh tế Đàng Trong 7
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội Đàng Trong 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Kinh tế xã hội Đàng Trong đã đƣợc các nhà nghiên cứu trong nƣớc đề cập đến từ rất sớm trong các công trình nghiên cứu mang tính thông sử hay những công trình nghiên cứu chung về lịch sử hình thành vùng đất Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1920 với tên gọi "Việt Nam sử lược" gồm 5 phần, trong đó phần nghiên cứu về Đàng Trong đƣợc tác giả đặt trong chƣơng 6 phần 4 của cuốn sách với nhan đề "Công việc họ Nguyễn làm ở miền Nam". Thông qua phân tích và trình bày những việc làm của các chúa Nguyễn từ quan chế, thi cử, thuế khóa, thu chi đến việc mở rộng đất đai, lập dinh phủ và giao thiệp với Tiêm La (Xiêm), tác giả đã đi đến nhận định "Còn những công việc họ Nguyễn làm ở phía Nam quan trọng cho nƣớc Nam ta hơn cả là việc mở mang bờ cõi, khiến cho nƣớc lớn lên, ngƣời nhiều ra, và nhất là chiêu mộ ngƣời nghèo khổ trong nƣớc đƣa đi khai hóa những đất phì nhiêu, bỏ hoang, lập thành ra Nam Việt bây giờ phồn phú hơn cả mọi nơi, ấy là cái công họ Nguyễn với nƣớc Nam thật là to lắm vậy" [95; tr.327]. Nghiên cứu về công thƣơng nghiệp Việt Nam thời Lê Trung hƣng có công trình Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê Mạt của tác giả Vƣơng Hoàng Tuyên, xuất bản năm 1959 (Nxb Văn Sử Địa). Trong phần II của cuốn sách với nhan đề "Tình hình thƣơng nghiệp trong thời Lê Mạt" tác giả đã cho biết về tình hình buôn bán ở các địa phƣơng, các đô thị và tình hình ngoại thƣơng. Trên cơ sở những dẫn chứng cụ thể ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, tác giả đã cho biết "lúc này đã có những ngƣời buôn hàng từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ miền xuôi lên miền ngƣợc; buôn hàng gánh, hàng chuyến ở các chợ, .... Căn cứ vào thuế Tuần ty thời Lê Mạt đặt ở hầu khắp các nơi thì rõ" [205, tr.40-42]. Năm 1960, nhóm tác giả Phan Huy Lê, Vƣơng Hoàng Tuyên, Chu Thiên, Đinh Xuân Lâm trong Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3 (Nxb Giáo Dục) đã có những nhận định ban đầu về kinh tế Việt Nam ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong nói chung trong giai đoạn này. Trong đó, phần liên quan đến kinh tế Đàng Trong đã đƣợc các tác giả nhận định: đối với nông nghiệp có “những bƣớc phát triển rõ rệt” song vẫn “còn lạc hậu”. Đối với thủ công nghiệp và thƣơng mại trong nƣớc đã phát triển rộng rãi hơn trƣớc. Hàng hoá không còn bó khung trong phạm vi nhỏ hẹp từng miền sản xuất mà đã đƣợc lƣu thông vận chuyển đi các nơi. Việc buôn bán đã vƣợt qua giới hạn địa phƣơng với những chợ nhỏ bé,..... Nhiều sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp đã biến thành hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng” [118, tr.162]. Tuy nhiên nền 8
- kinh tế vẫn còn mang nặng tính địa phƣơng do nền kinh tế tự nhiên chi phối và chƣa đủ sức xây dựng thành một thị trƣờng cả nƣớc. Kinh tế, xã hội Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc tập trung nghiên cứu chuyên sâu trong một công trình chuyên khảo riêng biệt về vùng đất này đó là "Việt sử xứ Đàng Trong 1558-1777” của tác giả Phan Khoang (Nxb Khai Trí – Sài Gòn ấn hành, 1969). Các vấn đề về thuế khóa, tiền tệ, đo lƣờng, đến việc giao thƣơng với các nƣớc Đông Á, Âu châu và kinh tế canh nông, tiểu công nghệ đƣợc tác giả trình bày trong phần III chƣơng Ba và phần I chƣơng Tƣ của cuốn sách. Tuy nhiên, những phân tích về thƣơng mại đƣa ra lại nghiêng về mục đích chính trị hơn là kinh tế nhƣ mục đích của các thƣơng nhân khi đến Đàng Trong, cách ửng xử của chúa Nguyễn,… trong khi đó việc mua bán nhƣ thế nào?, trao đổi những mặt hàng gì lại chƣa đƣợc nhắc đến. Về nội thƣơng, tác giả chỉ mới đƣa ra nhận định "ngƣời Thuận Quảng chỉ mua bán thổ sản và sản phẩm tiểu công nghệ ở các chợ, chợ phiên" và "tiểu công nghệ có tính cách gia đình và phƣờng bạn đã khá phát đạt" mà chƣa đƣa ra dẫn chứng cụ thể. Đây là những gợi ý rất quý báu để tác giả luận án tiếp tục đi sâu và làm rõ. Nguyễn Thanh Nhã là một nhà kinh tế học đồng thời cũng là nhà sử học Việt Nam sinh sống tại Pháp, ông đã dành thời gian nghiên cứu về kinh tế Đại Việt ở hai thế kỷ XVII –XVIII trong luận án Tiến sĩ xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1970 và đƣợc Nguyễn Nghị dịch sang tiếng Việt với tựa đề "Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII" (Nxb Tri Thức, 2013). Công trình gồm hai phần, 5 chƣơng đề cập đến các vấn đề của kinh tế từ nông nghiệp, phi nông nghiệp đến kiến trúc thƣợng tầng đô thị và các hoạt động của nội thƣơng và ngoại thƣơng. Tác giả khẳng định sự xuất hiện của nhiều chợ và trung tâm giao dịch mới đã đóng vai trò quan trọng không chỉ bao gồm các luồng thƣơng mại liên xã và liên tỉnh (trong khoảng cách gần) mà còn kết nối trong mỗi vùng, mỗi trung tâm và ngoại vi, kinh thành và các miền xa xôi [148; tr.458]. Vùng đất Quảng Nam dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc phản ánh trong "Quảng Nam qua các thời đại" của Phan Du (Nxb Cổ học Tùng thƣ, Đà Nẵng, 1974). Đây là công trình nghiên cứu rất công phu về vùng đất Quảng Nam từ thời Trần đến thời các chúa Nguyễn, trên cơ sở tiếp nhận nguồn tƣ liệu hết sức phong phú. Trong đó tác giả đặc biệt chú trọng đến tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa, xã hội ở Quảng Nam Dinh dƣới thời các chúa Nguyễn với các vấn đề tiêu biểu nhƣ: công cuộc khai khẩn đất đai, chế độ thuế khóa, nguồn nhân lực, lợi thế phát triển kinh tế, chế độ thi cử, tình hình tôn giáo,.... Tác giả cho rằng sự phồn thịnh của Hội An là do nguồn sản phẩm dồi dào của Quảng Nam và sự phồn thịnh đó lại là nguyên nhân để Quảng Nam phát đạt về thƣơng mại và đƣa tới sự phát triển công nghệ. 9
- Năm 1982, tác giả Lê Thành Khôi có những đánh giá khách quan về kinh tế Đại Việt giai đoạn này trong công trình nghiên cứu Histoire du Vietnam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858), và đến năm 2014 đƣợc Nguyễn Nghị dịch sang tiếng Việt cùng với một số chuyên luận của Lê Thành Khôi trong cuốn Le Viet Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, lịch sử và văn minh), thành cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX (Nxb Thế Giới và Nhã Nam). Đây là công trình nghiên cứu đồ sộ với 11 chƣơng, dày 621 trang, trình bày về lịch sử Việt Nam trên tất cả các phƣơng diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Liên quan đến kinh tế, xã hội Đàng Trong, tác giả cho rằng "sự phát triển của tầng lớp địa chủ giàu có làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm xa xỉ và do đó thúc đẩy sự phát triển của ngành tiểu thủ công và thƣơng mại" [109, tr.313]. Đồng thời tác giả cũng cho biết trong nông nghiệp kỹ thuật canh tác chƣa có gì thay đổi chỉ là có thêm sự du nhập của các giống cây trồng mới. Tuy nhiên, những nhận định đƣa ra còn thiếu dẫn chứng cụ thể. Các bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập đƣợc ấn hành trong những năm gần đây đƣợc biên soạn hết sức công phu bởi Viện Sử học và các trƣờng Đại học. Trong đó đáng chú ý là bộ Lịch sử Việt Nam gồm 4 tập do Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì ấn hành năm 2012 (Trong đó vùng đất Đàng Trong đƣợc phản ánh trong tập II "Lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX" do Phan Huy Lê chủ biên), và bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập do Viện Sử học chủ trì xuất bản năm 2013 và đƣợc tái bản năm 2017 (Phần liên quan đến Đàng Trong đƣợc đề cập trong tập 4 "Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII " do Trần Thị Vinh chủ biên). Các tác giả đã có những nhìn nhận và đánh giá công bằng hơn về vai trò của các chúa Nguyễn trong phát triển kinh tế ở Đàng Trong, đặc biệt là các chính sách mở cửa trong thƣơng mại. Đối với vùng đất Nam Bộ dƣới thời các chúa Nguyễn, kinh tế đƣợc biết đến với công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác đƣợc phản ánh trong các công trình về lịch sử hình thành hay công cuộc mở đất nói chung. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Từ khởi thủy đến năm 1945), của nhóm tác giả Trần Đức Cƣờng (cb), Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đức Nhuệ, Lê Trung Dũng, xuất bản năm 2014, đƣợc tái bản lại năm 2016. Công trình không chỉ trình bày tiến trình lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ từ thời tiền sử đến năm 1945 mà các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội cũng đƣợc phân tích đan xen. Liên quan đến kinh tế Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, các tác giả đề cập đến trong mục Hoạt động kinh tế trên vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII –XVIII. Các tác giả nhận định "do lƣợng nông phẩm sản xuất ra tập trung trong tay một số chủ sở hữu lớn nên nó nhanh chóng trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng" [23, tr.146]. 10
- Năm 2017, công trình nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về vùng đất Nam Bộ do cố GS.Phan Huy Lê làm chủ nhiệm đƣợc xuất bản, gồm một bộ tổng quan với nhan đề "Vùng đất Nam Bộ Quá trình hình thành và phát triển", và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập. Đây là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc đƣợc tiến hành bởi các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu một cách tổng thể về vùng đất Nam Bộ trên tất cả các phƣơng diện từ địa hình, lãnh thổ đến lịch sử, văn hóa, tộc ngƣời. Vùng đất Nam Bộ dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc phân tích cặn kẽ trong tập 4 "Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX" do tác giả Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên. Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ quá trình khai hoang, thiết lập bộ máy chính trị và phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Nam Bộ qua từng thời kỳ, từng khu vực cụ thể. Từ quá trình khai phá đất đai đầu thế kỷ XVIII ở vùng đất Mô Xoài, Gia Định, Hà Tiên đến việc mở rộng khai hoang, xây dựng nền hành chính thống nhất từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1862 . Từ đó, nhóm tác giả đã đi đến khẳng định, việc khai hoang mở rộng diện tích lãnh thổ dƣới thời các chúa Nguyễn là một quá trình lịch sử tự nhiên phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế và đƣợc quốc tế thừa nhận. Năm 2017 nhóm tác giả Huỳnh Lứa (cb), Lê Quang Minh, Lê Văn Năm, Đỗ Hữu Nghiêm đã tái bản có chỉnh sửa, bổ sung công trình nghiên cứu “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”do nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh ấn hành. Đây là công trình nghiên cứu công phu của nhóm tác giả đặc biệt là tác giả Huỳnh Lứa, ngƣời đã có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ. Công trình đã trình bày tiến trình khai khẩn và mở mang vùng đất Nam Bộ của nhân dân ta từ nửa cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, trong đó phần viết về giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII tập trung trong chƣơng 2. Trên cơ sở phân tích công cuộc khai khẩn và chuyển dịch dân cƣ đến vùng đất Đàng Trong, nhóm tác giả cũng đã làm rõ những biến đổi bƣớc đầu về kinh tế - xã hội ở Nam Bộ sau hai thế kỷ khai phá. Tác giả Trƣơng Minh Đạt với việc sƣu tầm tƣ liệu và điền dã tại địa phƣơng đã xuất bản công trình nghiên cứu chuyên sâu về vùng đất Hà Tiên với tên gọi Nghiên cứu Hà Tiên - Họ Mạc với Hà Tiên (Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2017). Trên cơ sở tƣ liệu tại địa phƣơng, tác giả đã cho biết về tên gọi, quá trình hình thành vùng đất Hà Tiên, cũng nhƣ vai trò của cha con Mạc Cửu trong công cuộc xây dựng các thƣơng cảng, khuyến khích dân khai hoang, phát triển văn hóa thơ ca. Năm 2018, tác giả Trần Nam Tiến xuất bản cuốn sách Nam Bộ dưới thời chúa Nguyễn - thế kỷ XVII –XVIII (Nxb KHXH). Ngoài việc phân tích khái quát về quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ, tác giả tập trung nghiên cứu về ngoại thƣơng Đàng Trong, khẳng định sự phát triển thƣơng mại quốc tế là một chính sách quan trọng, nhằm tăng cƣờng nguồn lực phát triển và củng cố sức mạnh tồn tại của vùng đất Đàng Trong. 11
- Kinh tế Đàng Trong còn đƣợc phản ánh qua vai trò của các tộc ngƣời hay một cá nhân cụ thể, chẳng hạn nhƣ: "Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ" của Đào Trinh Nhất xuất bản năm 1924 (Nhà in Thụy Ký,H). Tác giả Lê Đình Cai với công trình "34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) (Đăng Trình xuất bản năm 1971); Huỳnh Ngọc Đáng với Chính sách của chính quyền Đàng Trong đối với người Hoa (1600-1777) (Luận án Tiến sỹ sử học, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, 2005). Điểm chung của các công trình này là đề cao ngƣời Hoa trong lĩnh vực thƣơng mại ở Đàng Trong và sự ƣu ái của chính quyền Đàng Trong với tầng lớp Hoa thƣơng này, đặc biệt dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Trong các hội thảo đƣợc tổ chức ở các địa phƣơng, hội thảo đầu tiên có những đánh giá khách quan về chúa Nguyễn và vị trí, vai trò của chính quyền Đàng Trong cũng nhƣ vùng đất này trong hệ thống thƣơng mại thế giới đó là Hội thảo quốc tế "Đô thị cổ Hội An" do Ủy ban Quốc Gia Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An chủ trì năm 1990, đƣợc xuất bản thành sách năm 1991. Trong đó, kinh tế Đàng Trong đƣợc đề cập trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp. Những bài viết về Hội An với vai trò là một thƣơng cảng ở Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc các tác giả nhƣ Phan Huy Lê,Yoshiaki Ishizawa; Hasebe Gakuji, Trƣơng Văn Bình và John Kleinen,... đặc biệt quan tâm. Các bài viết đã phân tích khá rõ về vị trí và vai trò của Đàng Trong trong tuyến thƣơng mại kết nối giữa Đông Nam Á và các nƣớc trên thế giới, về nhận thức của chúa Nguyễn trƣớc thời kỳ phát triển mạnh mẽ của hải thƣơng và thông qua những hiện vật, những di tích khảo cổ học, các tác giả đã bƣớc đầu cho thấy mối quan hệ giữa Đàng Trong với các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, ..... Thủ công nghiệp cũng đƣợc phục dựng lại trong các công trình nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử hay kiến trúc của các tác giả Ayoagi Yoji, Nguyễn Bội Liên, Trần Văn An, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Chí Trung, Chu Quang Trứ, Trịnh Cao Tƣởng,... Năm 2008 Hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” tổ chức tại Thanh Hóa, đƣợc xem là Hội thảo đánh giá đầy đủ và khách quan về vai trò chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn. Các bài viết trong hội thảo đều tập trung làm rõ công lao và những đóng góp của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Phần viết về các chúa Nguyễn chiếm số lƣợng không nhiều (29/90 bài), trong đó kinh tế Đàng Trong giai đoạn này đƣợc phản ánh trên các khía cạnh: vấn đề khai hoang mở đất ở Nam Bộ, vấn đề xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trƣờng Sa, về kinh tế đô thị, về tiền thời chúa Nguyễn,… của các tác giả: Đỗ Bang, Phan Thanh Hải, Andrew Hardy, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Anh Huy, Lê Công Lý, Trần Thị Mai, Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đức Nhuệ, Nguyễn Phúc Nghiệp,…. Các vấn đề này một lần nữa đƣợc khẳng định trong Hội thảo khoa học "Trung Bộ và Nam Bộ thời 12
- chúa Nguyễn" do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức năm 2017, đƣợc in thành sách năm 2018 (Nxb Đại học Quốc Gia, H). Hội thảo cũng nhấn mạnh thêm về những ảnh hƣởng của phát triển kinh tế đến an ninh, quốc phòng và văn hóa giáo dục. Vai trò và những đóng góp của Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Thuận Hóa đƣợc khẳng định trong Hội thảo khoa học "Quảng Trị - đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558-2013)", tổ chức năm 2013 tại Quảng Trị. Trong đó các tham luận đã đánh giá cao vai trò của Nguyễn Hoàng trong chính sách quản lý và phát triển kinh tế ở vùng đất mới, trong đó nổi bật với công cuộc khẩn hoang và trao đổi thƣ từ thƣơng mại với Nhật Bản, Trung Quốc, tạo điều kiện cho các thuyền buôn đến buôn bán. Nhiều tác giả đã khẳng định, năm 1558 đƣợc xem là mốc mở đầu cho thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Kinh tế - xã hội vùng đất Đàng Trong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đã đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài quan tâm từ rất sớm. Đáng chú ý là công trình của các tác giả nhƣ: Tác giả ngƣời Pháp Pierre-Yves Manguin với công trình: Les Portugais sur les côtes du Việt Nam et du Campà. Étude sur les routes maritimes et les relations commerciales, d'après les sources portugaises (XVI e, XVIIe, XVIIIe siècles)(Ngƣời Bồ Đào Nha trên bờ biển Việt Nam và Champa. Nghiên cứu về các tuyến hàng hải và quan hệ thƣơng mại, theo các tài liệu của Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI,XVII, XVIII), xuất bản tại Pari năm 1972. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến lợi thế của các hải cảng ở Đàng Trong, về nguồn lợi nƣớc ngọt của các giếng nƣớc của ngƣời Chăm, về mối quan hệ giữa Bồ Đào Nha và Đàng Trong thông qua sự hợp tác thƣơng mại đều đặn giữa thành phố Macao và hai xứ của Việt Nam mà Đàng Trong là chủ yếu. Tác giả Li Tana là một trong số ít học giả nƣớc ngoài có nhiều công trình nghiên cứu công phu về kinh tế và xã hội Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII – XVIII, trong đó đáng chú ý là luận án:“Nguyen Cochinchina Southern Viet Nam in 17th and 18th centuries” bảo vệ năm 1992 và đƣợc Nguyễn Nghị dịch sang tiếng Việt với nhan đề: “Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII”(Nxb Trẻ, 1999). Dựa trên nguồn tƣ liệu phong phú, tác giả đã làm rõ một số vấn đề về dân số, quân sự, kinh tế, xã hội của Đàng Trong. Phần kinh tế đƣợc tác giả nhấn mạnh đến kinh tế ngoại thƣơng vì cho rằng "Đối với các nƣớc khác ở Đông Nam Á, vấn đề ngoại thƣơng có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhƣng với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là vấn đề sống chết" [122, tr.85]. Phân tích về vai trò của thƣơng mại đối với Đàng Trong còn đƣợc tác giả đề cập trong các chuyên luận của cuốn Water Frontier Commerce and the Chinese in the Lower MeKong Region, 1750-1880 (Biên giới nƣớc: thƣơng mại và Trung Quốc ở hạ lƣu sông Mê Kong, 1750-1880) do Nola Cooke và Li Tana (cb) xuất bản năm 1992, hay trong cuốn Southern Vietnam under 13
- the Nguyễn documents on the Economic history of Cochinchina (Đàng Trong), 1602- 1777 (Miền Nam Việt Nam dƣới thời Nguyễn, tài liệu về lịch sử kinh tế của Đàng Trong, 1602-1777) do Li Tana và Anthony Reid (cb) xuất bản năm 1993. Trong các công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung vào mối quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với vùng đất phía Nam Việt Nam và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á theo trục sông MêKông vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trong đó vai trò của thuyền mành là rất quan trọng.Thuyền mành của các thƣơng nhân Trung Quốc nhƣ là "cầu nối" giữa thƣơng nhân Trung Quốc và ngƣời tiêu dùng ở Đông Nam Á, nó ảnh hƣởng đến các mô hình thƣơng mại và sản xuất ở đây. Tác giả xem giai đoạn này là thời đại "thế kỷ của người Hoa- chinese century" ở Đông Nam Á[269, tr.3]. Thuyền mành và các thƣơng cảng ở Đàng Trong cũng nhƣ vai trò của các thƣơng nhân là điều mấu chốt tạo nên sự thịnh suy của vùng đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn. Các công trình nghiên cứu của tác giả rất chuyên sâu với những tƣ liệu hết sức phong phú, tuy nhiên việc đánh giá quá cao ngoại thƣơng và thƣơng nhân Trung Quốc mà chƣa thấy đƣợc vai trò của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và vài trò của các tộc ngƣời trong phát triển kinh tế Đàng Trong. Do đó, đây là khoảng trống để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu. Charles B.Maybon là một trong những nhà Việt Nam học ngƣời Pháp đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc về Việt Nam trong hai thế kỷ XVII –XVIII nhƣ Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle - BEFEO,1910 (Thƣơng điếm Anh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII); Marchands européens en Cochinchine et au Tonkin - R.I.1916 (Các thƣơng nhân ngƣời Âu ở Đàng Trong và Đàng Ngoài); Au sujet de la rivière du Tonkin - 1916 (Về vấn đề sông Đàng Ngoài); Histoire moderne du pays d’Annam - Paris, 1920 (Lịch sử cận đại xứ An Nam). Cuốn Những người châu Âu ở nước An Nam xuất bản năm 2006 là bản dịch hai chƣơng II và IV của cuốn Histoire moderne du pays d'Annam và Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle. Trên cơ sở những tƣ liệu của các giáo sỹ và thƣơng nhân phƣơng Tây, tác giả đã phân tích bối cảnh và sự chuyển biến của lịch sử thế giới, tình hình các nƣớc Tây Âu, khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, mối quan hệ về chính trị, thƣơng mại, tôn giáo giữa phƣơng Tây và Đại Việt đã đƣợc làm rõ trên nhiều khía cạnh. Năm 2007, công trình nghiên cứu và cũng là luận án của tác giả Danny Wong Tze Ken với nhan đề The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century – A study of Nguyen Foreign Relations (Họ Nguyễn và Champa trong thế kỷ 17 và 18- nghiên cứu từ quan hệ đối ngoại của họ Nguyễn) ấn hành bởi International Office of Champa năm 2007, tái bản năm 2012 và đƣợc đăng tải trên trang Web: www.champaka.info. Trên cơ sở phân tích vị trí địa lý, bối cảnh lịch sử, tác giả đã đi đến phân tích mối quan hệ giữa chính quyền Đàng Trong với Champa trong hai thế kỷ XVII –XVIII. Đó 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 611 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 331 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 237 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 197 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 166 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 221 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010
27 p | 169 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 271 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 153 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 147 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 34 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 133 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn