intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)

Chia sẻ: Dạ Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án " Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)" là làm rõ những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án từng bước làm sáng tỏ tác động của những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đến một số lĩnh vực như kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh; góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công nhân công nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước thời hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ CAO PHÚC NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA 2. TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Tác giả Đỗ Cao Phúc
  3. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ...................................................................... vi Danh mục các bảng ................................................................................................... vii Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài ......................................... 8 1.1.1. Cơ sở lý luận về khái niệm và những biến đổi của giai cấp công nhân ...... 8 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận giai cấp công nhân........................... 12 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam ............... 16 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của công nhân công nghiệp Việt Nam và công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh .... 19 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu trên ................... 34 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu...................................... 35 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 37 Chương 2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (2000 – 2007).................................................................. 38 2.1. Tình hình đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000 .......................................................................................................... 38 2.2. Bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động đến những biến đổi đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007)................................ 41 2.2.1. Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 41 2.2.2. Các yếu tố tác động tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 43 2.3. Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2007 ............................................................................... 52
  4. iv 2.3.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ .................................................................. 52 2.3.2. Về trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật............................................. 58 2.3.3. Về đời sống vật chất và tinh thần .............................................................. 63 2.3.4. Về hoạt động của tổ chức công đoàn ........................................................ 75 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 78 Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2008 – 2015) .................. 80 3.1. Bối cảnh và những yếu tố tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 80 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 80 3.1.2. Chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đội ngũ công nhân công nghiệp ....................................................................... 83 3.2. Sự biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2015 ...................................................................................................... 85 3.2.1. Biến đổi số lượng và cơ cấu đội ngũ ......................................................... 85 3.2.2. Biến đổi trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật.................................... 89 3.2.3. Biến đổi đời sống vật chất và tinh thần ..................................................... 97 3.2.4. Biến đổi trong hoạt động công đoàn của công nhân ............................... 117 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 123 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015) ............................................................................................................ 125 4.1. Đặc điểm những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................. 125 4.1.1. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ ..................................................................... 125 4.1.2. Về trình độ học vấn và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ ............... 128 4.1.3. Về thành phần xuất thân ........................................................................... 131 4.1.4. Về đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức chính trị............................. 135 4.1.5. Tính truyền thống, năng động, sáng tạo, thu nhập và đời sống ............... 139
  5. v 4.1.6. Khả năng liên minh với giai cấp............................................................... 141 4.1.7. Phản kháng của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh .......... 144 4.2. Sự biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp tác động đến đời sống xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 145 4.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế ................................................................................ 146 4.2.2. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội ................................................................. 149 4.2.3. Trên lĩnh vực chính trị, an ninh ................................................................ 151 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 156 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 163 PHỤ LỤC.............................................................................................................. PL1
  6. vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài KCX, KCN Khu chế xuất, khu công nghiệp ĐTH Đô thị hóa CMKT Chuyên môn kĩ thuật QHLĐ Quan hệ lao động NSLĐ Năng suất lao động NLĐ Người lao động TTLĐ Thị trường lao động CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế GCCN Giai cấp công nhân HEPZA Ban Quản lý các Khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh CĐCS Công đoàn cơ sở CNVC-LĐ Công nhân viên chức – lao động ĐVCĐ Đoàn viên công đoàn
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng công nhân công nghiệp trong các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007) .................................................................... 53 Bảng 2.2. Tỷ lệ nữ công nhân trong KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007) ........................................................................................... 57 Bảng 2.3. Trình độ học vấn của công nhân công nghiệp trong các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2007) .................................................. 59 Bảng 2.4. Số lượng tuyển dụng vào các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007) ........................................................................................... 62 Bảng 2.5. Kênh tuyển dụng công nhân công nghiệp tại các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2004) ............................................................. 64 Bảng 2.6. Thu nhập bình quân theo loại hình doanh nghiệp và tính chất công việc (2006) ............................................................................................ 67 Bảng 2.7. Lương của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo trình độ lao động (năm 2006) ................................................................ 67 Bảng 2.8. Đời sống tinh thần của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 ..................................................................................... 73 Bảng 3.1. Số lượng công nhân công nghiệp trong các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) .................................................................... 86 Bảng 3.2. Công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phân theo loại hình hình doanh nghiệp (2008-2015) .................................................... 88 Bảng 3.3. Trình độ học vấn của công nhân công nghiệp tại KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) ............................................................. 90 Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) ................................................... 93 Bảng 3.5. Cơ cấu cung và cầu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2015) ............ 94 Bảng 3.6. Kênh giới thiệu việc làm của công nhân công nghiệp KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2018) ........................................................... 98
  8. viii Bảng 3.7. Trình độ lao động của công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trước khi vào làm việc (năm 2018) ............................................. 99 Bảng 3.8. Lương bình quân của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2006 – 2015) ................................................................ 105 Bảng 3.9. Thu nhập của công nhân công nghiệp theo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh (2012-2015) ........................................................................ 106 Bảng 3.10. Tình hình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân công nghiệp tại các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2015) ............................ 112 Bảng 3.11. Tình hình xây dựng siêu thị phục vụ công nhân công nghiệp tại các KCX, KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2015) ......................... 113
  9. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 2001-2006 ..................................... 55 Biểu đồ 2.2. Công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo thành phần kinh tế (2000-2007)............................................................................. 56 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo khu vực kinh tế (2000-2015).................................................................... 126 Biểu đồ 4.2. Trình độ lao động của công nhân công nghiệp tại KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2015) .............................................. 130
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân là lực lượng chủ yếu gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới là ra tạo bước ngoặt quan trọng cho Việt Nam, từ một quốc gia lấy nông nghiệp là chủ yếu đã chuyển thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi đất nước tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những biến đổi tích cực: tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng và ý thức giác ngộ chính trị được nâng lên. Cùng với các giai tầng khác, giai cấp công nhân Việt Nam đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là nhân tố then chốt để đưa công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi. Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 được nêu rõ trong Nghị Quyết số 20-NQ/TƯ (28/01/2008) là: “xây dựng giai cấp công nhân mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập…)”. Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam… Nhờ có thế mạnh về cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hệ thống 42 cảng sông, biển lớn nhỏ (cảng Sài Gòn, Tân Cảng…) nên nơi đây được xem là đầu mối trung chuyển hàng hóa, tiêu thụ mạnh nhất giữa các địa phương, tỉnh thành trên cả nước và quốc tế. Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lao động sôi nổi nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Do đó, Thành phố chủ trương thành lập khu chế xuất, khu công nghiệp để định hướng, quy hoạch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1991 đến 2015 đã tạo ra một thị trường lớn thu hút lực lượng công nhân nhập cư, tại chỗ để tìm kiếm việc làm, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.
  11. 2 Từ năm 2000 trở đi, dưới tác động từ công cuộc đổi mới đất nước, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nên những biến đổi đội ngũ công nhân công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng, góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Từ năm 2008, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh xác định công nhân công nghiệp: “là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ thành phố… là lực lượng chủ yếu vận hành, sử dụng các công cụ sản xuất hiện đại; một bộ phận công nhân có trình độ học vấn, tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; có tác phong và kỹ năng lao động trong môi trường công nghiệp hiện đại, thích nghi nhanh với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…” (Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 1). Năm 2009, tác động từ cuộc suy thoái toàn cầu phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là thị trường lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh làm cho đội ngũ công nhân công nghiệp có nhiều biến đổi. Trước bối cảnh đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định, xác định vai trò, nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ công nhân công nghiệp để có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy những biến đổi theo chiều hướng tích cực. Từ năm 2010 đến 2015, quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vị thế kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từng bước khẳng định được ở khu vực Đông Nam Á, đây là tiền đề quan trọng để công nhân công nghiệp từng bước thích nghi, biến đổi phù hợp với bối cảnh lịch sử mới. Do vậy, việc nghiên cứu về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này để thấy rõ bản chất cơ bản của những biến đổi, đánh giá đúng hơn mặt tích cực, hạn chế mà đội ngũ này đã bộc lộ. Ngoài ra, lý do nữa để chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này là những đề tài trước đó chỉ nghiên cứu về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000, nên vẫn còn khoảng trống ở giai đoạn từ năm 2000 đến 2015 khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa diễn ra quy mô, chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động và làm biến đổi căn bản đến đội ngũ công nhân công nghiệp vẫn còn chưa được làm rõ.
  12. 3 Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)” làm luận án tiến sĩ lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án từng bước làm sáng tỏ tác động của những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đến một số lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh. Đồng thời, luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công nhân công nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước thời hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích đặt ra, chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Qua đó, chúng tôi tiếp thu, chọn lọc được các công trình trước đó và xác định những nội dung mà luận án cần tiếp tục làm rõ. Thứ hai, phân tích về bối cảnh lịch sử, đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 - 2015). Thứ ba, từ các nguồn tư liệu, số liệu thống kê… luận án tái hiện, phục dựng một cách khách quan, khoa học những biến đổi về số lượng, chất lượng, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 - 2015). Thứ tư, rút ra những đặc điểm nổi bật của những biến đổi và tác động của sự biến đổi này trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh trong sự phát triển bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2015. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là lực lượng sản xuất nòng cốt, đang phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những người lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc khu vực: nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (không bao gồm các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia và lao động người nước ngoài) tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm nhiều yếu tố cấu thành, đây là một vấn đề có nội hàm rất rộng. Trong phạm vi tiếp cận của luận án, chúng tôi tập trung bốn vấn đề then chốt trong biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh về: số lượng và cơ cấu, trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân công nghiệp, hoạt động của tổ chức Công đoàn. - Thời gian: luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015, chọn mốc năm 2000 bởi đây là năm tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII (12/2000) tạo định hướng mạnh phát triển công nghiệp Thành phố; hai là đánh dấu thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc thế kỉ XX chuẩn bị bước vào kỉ nguyên mới của thế kỉ XXI trong bối cảnh hợp tác khu vực. Năm 2015, kết thúc Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, đồng thời nhằm đánh giá chặng đường lịch sử mà đội ngũ công nhân công nghiệp có những biến đổi và tác động của sự biến đổi đối với của sự phát triển chung Thành phố Hồ Chí Minh. - Không gian nghiên cứu: công nhân công nghiệp đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 5 4. Cơ sở lí luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam về giai cấp công nhân. Trên cơ sở lí luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan điểm giai cấp công nhân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì luận án kế thừa để bám sát cho việc nghiên cứu những biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2015. Theo quan điểm của Đảng: “Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công ăn lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008, trang 23). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu luận án, chúng tôi sử dụng hai phương pháp thích hợp với chuyên ngành lịch sử: phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong luận án này nhằm khôi phục, tái hiện một bức tranh toàn cảnh, một góc nhìn khoa học về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án được phân thành hai giai đoạn lịch sử: 2000 đến 2007, 2008 đến 2015. Ứng với mỗi giai đoạn, chúng tôi trình bày theo tiến trình lịch sử và nêu bối cảnh lịch sử cụ thể. Đồng thời kết hợp các thao tác kỹ thuật như phân tích, tổng hợp của phương pháp logic để vạch và rút ra quy luật, khuynh hướng vận động…. của những biến đổi này. Ngoài ra, việc phân chia thành hai giai đoạn lịch sử cụ thể vừa đảm bảo sử dụng phương pháp lịch đại, đồng đại trong luận án. Chúng tôi kết hợp thực hiện công tác tư liệu: sử dụng phương pháp định tính, định lượng để mô tả chỉ ra rõ đặc trưng về chất của những biến đổi này; kết hợp vận dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điền dã, khảo sát… Ngoài ra, chúng tôi tiến hành khảo sát về đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc ở một số doanh nghiệp đang hoạt động
  15. 6 trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ những biến đổi này. 4.3. Nguồn tài liệu Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã khai thác, sử dụng và kết hợp với nhiều nguồn tư liệu: - Các Văn kiện, Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi định hướng về quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng các vấn đề đặt ra. - Báo cáo chính trị, tổng kết của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và các Sở, Ban ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh; tài liệu do Chi cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố qua các năm từ 2000 đến 2015, Ban Quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để chúng tôi xử lý, sử dụng và khai thác trong luận án. - Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu khoa học, các luận án giai cấp công nhân Việt Nam, về xu hướng biến đổi, phát triển của công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh của đã công bố có liên quan tới đề tài. Đây là tài liệu tham khảo để giúp chúng tôi so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu của luận án. - Các nguồn tư liệu trên website của Chính phủ, Sở, Ban, Ngành, báo đài, truyền thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin và dữ liệu được thu thập qua cuộc khảo sát thực địa của chúng tôi. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt khoa học - Trình bày, làm rõ các công trình nghiên cứu và bổ sung thêm các tư liệu, số liệu, cập nhật liên quan tới những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ 2000 đến 2015. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp và tác động của biến đổi đối với sự phát triển chung Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. 7 5.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả của luận án là cơ sở khoa học để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo nhằm phát triển công nhân công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận án là nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội liên quan đến giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Những biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa (2000-2007) Chương 3: Những biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế (2008-2015) Chương 4: Một số nhận xét về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 - 2015).
  17. 8 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài Trên cơ sở tham khảo và kế thừa thành quả các công trình nghiên cứu trước đó, luận án “Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)” được nhìn nhận dưới góc độ đa chiều. 1.1.1. Cơ sở lý luận về khái niệm và những biến đổi của giai cấp công nhân Khái niệm giai cấp công nhân Vấn đề về giai cấp công nhân hiện nay là một nội dung rất rộng và còn tồn tại nhiều ý kiến tương đồng và dị biệt về khái niệm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tùy theo quan điểm của nhà lãnh đạo, thái độ chính trị, nhà khoa học mà người ta đưa ra ý kiến của mình về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó. Cơ bản có hai loại ý kiến sau: - Thứ nhất, những ý kiến dị biệt cho rằng vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay không còn. Họ cho rằng ở các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển mạnh, công nhân từng bước đã có cổ phần, hưởng thu nhập từ lợi nhuận, đời sống nâng cao cho nên họ đã trở thành những người giàu có và từng bước tan biến vào các bộ phận khác trong xã hội. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư tác động làm cho giai cấp công nhân gia nhập vào tầng lớp trí thức, các thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tự động hóa đã thay thế công nhân nên họ trở thành một bộ phận không đáng kể trong xã hội. - Thứ hai, những ý kiến tương đồng cho rằng giai cấp công nhân tiếp tục tồn tại và phát triển cùng lịch sử, nhưng được bổ sung thêm những biểu hiện, đặc trưng mới. Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân hiện đại, sẽ có những đặc trưng cơ bản: giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp. Đó là quá trình lao động sản xuất vật chất kết hợp các quy trình công nghiệp hiện đại, là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của xã hội; là giai cấp có hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam; có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, có tinh thần triệt để cách mạng; có khả năng tổ chức và lãnh đạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2