1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TƯ PHÁP<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />
-------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG<br />
<br />
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ<br />
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2019<br />
<br />
2<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TƯ PHÁP<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br />
-------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG<br />
<br />
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ<br />
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật dân sự và Tố tụng dân sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 9 38 01 03<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Trần Anh Tuấn<br />
2. TS. Đinh Trung Tụng<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2019<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân tác<br />
giả. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác,<br />
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.<br />
<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
4<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
Bộ luật Tố tụng dân sự:<br />
<br />
BLTTDS<br />
<br />
Tố tụng dân sự:<br />
<br />
TTDS<br />
<br />
Hội đồng xét xử:<br />
<br />
HĐXX<br />
<br />
Tòa án nhân dân tối cao:<br />
<br />
TANDTC<br />
<br />
Viện kiểm sát:<br />
<br />
VKS<br />
<br />
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:<br />
<br />
TPTANDTC<br />
<br />
1<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế vấn đề bảo vệ quyền con người<br />
ngày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền tố tụng<br />
của đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong<br />
tố tụng dân sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, mang lại<br />
niềm tin công lý cho người dân. Quan điểm cải cách tư pháp được Đảng ta ghi nhận<br />
trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây<br />
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm<br />
2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích<br />
hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án<br />
trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và<br />
lợi ích hợp pháp của công dân”. Có thể nhận thấy rằng quan điểm của Đảng ta về cải<br />
cách tư pháp đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo<br />
hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền tố tụng của đương sự, đảm bảo<br />
hiệu quả của thủ tục tư pháp dân sự đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền con người,<br />
quyền công dân.<br />
Hiến pháp năm 2013 – Đạo luật cơ bản của quốc gia đã cụ thể hóa vấn đề này<br />
tại khoản 3 Điều 102 và nêu rõ “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ<br />
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của<br />
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, vấn đề bảo vệ<br />
công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong rất<br />
nhiều nhiệm vụ của Tòa án mà Hiến pháp đã liệt kê cho thấy sự tiến bộ về mặt lập<br />
pháp, vì bảo đảm quyền con người và quyền công dân là cội nguồn cho sự bảo đảm<br />
quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.<br />
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan<br />
trọng. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho các cá nhân, cơ<br />
quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong các quan<br />
hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chưa có một<br />
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về bảo đảm quyền tố<br />
tụng của đương sự trong tố tụng dân sự để làm cơ sở cho việc đánh giá luật định. Mặt<br />
khác, một số quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được quy định trong<br />
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 chưa đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, nên việc<br />
áp dụng các quy định này trong thực tiễn đã dẫn tới những vướng mắc, bất cập, chưa<br />
<br />