Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
lượt xem 8
download
Mục đích của luận án là nghiên cứu là thừa kế và phát triển lý luận về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Mai Bộ Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 62 38 40 01 Luận án tiến sĩ luật học Hà nội- 2010
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân với tư cách là một chế định của pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm những quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là công cụ pháp lý quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm kỷ luật trong Quân đội. Cho nên, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý hình sự. Các quy định pháp luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân đã được hình thành từ năm 1946 và ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 là một bước tiến quan trọng của Luật hình sự nói chung và chế định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nói riêng. Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” thành một chương độc lập. Sau khi ban hành Bộ luật hình sự, các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng tạo cơ sở pháp lý cho việc điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học và không bảo đảm tính lôgích với các quy định khác của Bộ luật hình sự. Việc hướng dẫn thống nhất nhận thức và áp dụng các quy định nêu trên của Bộ luật hình sự chưa được đầy đủ, kịp thời. Mặc dù, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần với các mức độ khác nhau, trong đó có lần sửa đổi cơ bản là ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng những bất cập trong các
- quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân vẫn chưa được khắc phục triệt để. Cá biệt có quy định của Bộ luật hình sự như quy định về tội vắng mặt trái phép được huỷ bỏ, quy định về tội đào ngũ sau khi được sửa đổi đã tạo ra nhiều bất cập, không bảo đảm cho việc đấu tranh phòng chống các tội phạm này. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cho thấy, số lượng vụ án về các tội phạm này chưa có chiều hướng giảm và diễn biến tội phạm càng trở nên phức tạp. Có nhiều trường hợp, hành vi vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân đã vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của chế định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong luật hình sự Việt Nam. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, giảm bớt tình trạng sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Mặc dù vậy, việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: để lọt tội phạm; một số trường hợp định tội danh chưa chính xác hoặc có nhiều quan điểm khác nhau do quy định không rõ ràng của Bộ luật hình sự hoặc do nhận thức thiếu thống nhất các quy định của pháp luật. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân một cách có hệ thống về mặt lý luận, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng; trên cơ sở đó đưa ra những căn cứ khoa học nhằm 2
- hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là một việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định trong Bộ luật hình sự từ năm 1985 nhưng cho đến nay chưa có một luận án thạc sỹ hay luận án tiến sỹ nào nghiên cứ đề tài này. Trong khoa học pháp lý hình sự, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau. ở cấp độ giáo trình, có: giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hình sự của Khoa luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình Luật hình sự của trường Đại học luật trực thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh... Trong các giáo trình Luật hình sự nêu trên, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mới chỉ được đề cập ở mức độ cơ bản. ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của PGS. TS Trần Văn Độ trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp năm 2000; Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của TS. Nguyễn Đức Mai trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2000; sách chuyên khảo “ Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của tập thể tác giả Lê Đức Tiết, Lê Tranh Trung, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Hợp do Nhà xuất bản pháp lý phát hành năm 1987. Trong các cuốn bình luận khoa học Bộ luật hình sự và cuốn sách chuyên khảo nêu trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, giải thích (trong đó, sách chuyên khảo phân tích sâu hơn) các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân làm cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này. 3
- Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như: Về cấu thành tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của ThS. Nguyễn Văn Trượng đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 12 năm 2000; Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý tội đào ngũ của Lê Văn Sua đăng trên tạp chí Toà án nhân dân số 9 năm 2002; Bàn về tội đào ngũ quy định tại Điều 325 Bộ luật hình sự năm 1999 của ThS. Bùi Quang Thạch và CN. Trương Hùng Biện đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 24 năm 2006. Các giả của những bài tạp chí nêu trên mới chỉ nghiên cứu một tội phạm cụ thể (tội đào ngũ) trong Chương các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tác giả cũng đã nghiên cứu và công bố một số cuốn sách chuyên khảo về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như: cuốn Tìm hiểu các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân năm 1998; cuốn Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân năm 2006; và một số bài tạp chí như: áp dụng hình phạt quản chế đối với quân nhân phạm tội đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 12 năm 1993, Tội đào ngũ đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 6 năm 1995 và Tước danh hiệu quân nhân đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 3 năm 1998. Trong cuốn “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”, Nghiên cứu sinh đã chứng minh, làm rõ các đặc điểm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm hình sự của quân nhân theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở phân tích các đặc điểm của khái niệm tội phạm được đề cập tại Điều 8 Bộ luật hình sự. Đồng thời, phân tích bình luận về từng tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nhìn chung, việc nghiên cứu các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân của các tác giả trong nước tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng với những kết quả nêu trên, thì có thể nói việc nghiên cứu 4
- các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân vẫn còn là một khoảng trống trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân để từng bước hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. Về tình hình nghiên cứu các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân ở nước ngoài, do khả năng và điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ nắm được một số thông tin về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được đề cập trong: cuốn Bình luận khoa học Luật về trách nhiệm hình sự của các tội quân sự năm 1986 của GS. TS. Axmetina X. M., GS. TS. Ter-Akopop, PGS.TS. Procovich E. V. và Giáo trình luật hình sự của nhà xuất bản Pháp lý Matxcơva năm 1988. Trong đó, GS. TS. Axmetina X. M đã phân tích rất kỹ đặc điểm của các tội phạm quân sự theo quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Kết quả nghiên cứu của GS. TS. Axmetina X. M có thể kế thừa và phát triển để xây dựng khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Do có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, phân tích, đánh giá pháp luật nước ngoài nên trong luận án này chúng tôi chỉ phân tích số quy định về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự của một số nước đã được dịch ra tiếng Việt mang tích chất thông tin khoa học. Các kết quả nêu trên cho thấy, trong khoa học luật hình sự nói chung và khoa học luật hình sự Việt Nam nói riêng đã có một hệ thống lý luận về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Kế thừa và phát triển 5
- những kết quả nghiên cứu của khoa học luật hình sự trước đây để nghiên cứu, xây dựng khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là việc làm cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của luận án là nghiên cứu: thừa kế và phát triển lý luận về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án đề ra các nhiệm vụ: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như: sự cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; cơ sở trách nhiệm hình sự và các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiêm của quân nhân; - Xem xét, đánh giá tính khoa học, tích pháp lý những quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiêm của quân nhân; - Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về loại tội phạm này. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong pháp luật hình sự của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có sự so sánh đối chiếu với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới; thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho tới nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống, lịch sử, so sánh luật học, thống kê, phân tích, tổng hợp và phương pháp chuyên gia... 6. ý nghĩa của việc nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án Việc nghiên cứu đề tài “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có ý nghĩa rất lớn đối với việc: tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các đối tượng liên quan; áp dụng pháp luật hình sự trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo tinh thần cải cách tư 7
- pháp; và giúp sinh viên các khoa luật chuyên ngành hình sự nghiên cứu sâu hơn về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Đề tài là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sỹ nghiên cứu toàn diện, hệ thống về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong pháp luật hình sự Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án là: - Luận án chứng minh sự cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự của các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; - Luận án đưa ra các khái niệm khoa học về: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các yếu tố cấu thành tội phạm (khái niệm khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan) của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; - Luận án nêu các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; - Luận án phân tích và chứng minh những bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và thực tiễn áp dụng chúng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; - Luận án đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. 7. Cơ cấu của luận án Cơ cấu của luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có ba chương: 8
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Chương 2. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 3. Thực tiễn áp dụng và những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 1.1. Nhận thức chung về Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 1.1.1. Sự cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Những hành vi vi phạm kỷ luật quân đội bao gồm hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước và hành vi vi phạm Điều lệnh Quân đội, có mức độ nguy hiểm khác nhau cần được xử lý bởi các hình thức khác nhau. Trong đó có hành vi bị xử lý hình sự, có hành vi bị xử lý kỷ luật. Những hành vi vi phạm kỷ luật quân đội bị xử lý hình sự là những hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội, vì gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Căn cứ vào tính chất các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ có thể chia những hành vi vi phạm kỷ luật quân đội bị xử lý hình sự thành: những hành vi phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm 9
- của quân nhân; và những hành vi phạm tội hình sự chung. Trong đó, những hành vi phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện, xâm phạm quan hệ xã hội trong lĩnh vực quân sự. Trách nhiệm hình sự của các hành vi này là trách nhiệm hình sự của các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam chưa có định nghĩa nào về trách nhiệm hình sự của các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nhưng xuất phát từ việc phân tích các định nghĩa khoa học về trách nhiệm hình sự [10, tr.9, 33, tr.126, 41, tr.14, 95, tr.49, 96, tr.45] và quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi nêu khái niệm trách nhiệm hình sự của các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau: Trách nhiệm hình sự của các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là trách nhiệm pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế, chịu mang án tích do Toà án áp dụng tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân xuất phát từ các lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng quân đội cách mạng là “Trong quân đội cần có kỷ luật nghiêm khắc nhất”[100, tr 240] và sự nguy hại lớn nhất đối với kỷ luật quân đội và chế độ phục vụ trong quân đội là tội phạm mà trách nhiệm hình sự của nó được thể hiện trong văn bản pháp luật hình sự [101, tr. 563]. 10
- Thứ hai, Luật hình sự là một ngành trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội (trong đó có hành vi xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân) là tội phạm; quy định loại và mức hình phạt áp dụng đối với từng tội phạm cụ thể. Luật hình sự là công cụ quan trọng để bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam [93, tr.288]. Thứ ba, để bảo đảm nguyên tắc công bằng “ở việc không thoát khỏi trách nhiệm và sự tương xứng của trách nhiệm đối với hành vi vi phạm” [96, tr.45]. Thứ tư, để làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo nguyên tắc “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự [45, tr.15].” Thứ năm, Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống mọi tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân theo pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa tội phạm [45, tr.14]. Thứ sáu, chỉ những hành vi nguy hiểm cho quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội, do chủ thể đặc biệt (là quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân) thực hiện bằng hành động hoặc không hành động (vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân) gây thiệt hại cho sức mạnh, trình 11
- độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ trong quân đội (sẽ được trình bày tại Mục 1.2 của Luận án) mới bị quy định là tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Đó là những hành vi đã từng xảy ra nhiều trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc chưa từng xảy ra nhưng việc quy định trách nhiệm hình sự đối với nó có ý nghĩa giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, Bộ luật hình sự Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho cả thời bình và thời chiến. Do vậy, Cơ quan lập pháp của Nhà nước ta chỉ quy định: 28 tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự năm 1985 và 27 tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự năm 1999. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức mạnh của Quân đội. Bởi lẽ, các yếu tố tạo nên sức mạnh của Quân đội bao gồm lực lượng, con người, vũ khí, phương tiện kỹ thuật, trang bị, tính tổ chức và kỷ luật… Khả năng kinh tế của đất nước ta không cho phép duy trì một số lượng quân thường trực rất lớn, trang bị thật nhiều vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Cho nên, cùng với việc xây dựng Quân đội từng bước hiện đại, đổi mới tổ chức lực lượng, đổi mới huấn luyện và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, cần tăng cường tính tổ chức và tính kỷ luật của Quân đội đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại [54, tr.3] như yêu cầu của V.I. Lênin “trong quân đội cần có kỷ luật nghiêm khắc nhất”[100, tr.240]. Về ý nghĩa pháp lý, thì: Thứ nhất, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là cơ sở pháp lý để xử lý người 12
- thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Thứ hai, thông qua việc “quy định trong luật” về các hình thức cưỡng chế đối với người thực hiện hành vi phạm một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sẽ tác động đến ý thức của quân nhân. Từ đó tác động tới tâm lý quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân, tạo hiệu quả trong cảnh báo và răn đe nếu ai đó thực hiện hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là thông điệp cụ thể, trực quan “Nhà nước làm thật chứ không chỉ tuyên bố trong luật”. Thứ tư, cùng với việc áp dụng hình phạt, Toà án còn áp dụng biện pháp tư pháp buộc người phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra như: phạm tội huỷ hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thì phải bồi thường giá trị vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự bị huỷ hoại; phạm tội hành hung đồng đội gây thương tích phải bồi thường toàn bộ chi phí hợp lý mà bệnh viện quân y đã bỏ ra cứu chữa, điều trị cho nạn nhân… Tất cả các khoản bồi thường nêu trên đều được đưa vào ngân sách quốc phòng để bù đắp lại những thiệt hại do hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gây ra. Như vậy, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không chỉ có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn mà còn mang tính cấp thiết để bảo đảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 13
- Khi quy định trách nhiệm hình sự cũng như nghiên cứu về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, vấn đề cơ bản và đầu tiên cần được giải quyết là phải đưa ra khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Trước đây và hiện nay, các nước trên thế giới có một số khuynh hướng: Một là, không quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự như Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (được ban hành ngày 01/7/1979), Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp (Luật số 92-683 ngày 23/7/1992 sửa đổi các quy định chung của Bộ luật hình sự), Bộ luật hình sự Tây úc…; Hai là, có quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự nhưng không nêu định nghĩa các tội phạm này như Bộ luật hình sự của Vương quốc Thuỵ Điển, Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…; Ba là, có quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và có nêu định nghĩa các tội phạm này trong Bộ luật hình sự như Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (trước đây) và Liên bang Nga (ngày nay), Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (được ban hành ngày 01/10/1997)… Các nước theo xu hướng thứ ba tuy có định nghĩa các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự của mình, nhưng mỗi nước lại có một cách định nghĩa khác nhau. Trong Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga năm 1960 được sửa đổi, bổ sung năm 1984, các tội phạm quân sự được định nghĩa tại Điều 237 là “những tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự xâm phạm chế độ phục vụ quân đội, do quân nhân cũng như những người có nghĩa vụ quân sự trong thời gian 14
- tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu thực hiện” [101, tr.128]. Trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996, các tội xâm phạm chế độ phục vụ trong quân đội được định nghĩa tại Điều 331 là “những tội phạm được quy định tại Chương này xâm phạm trật tự phục vụ trong quân đội, do quân nhân, những người được trưng tập hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga theo hợp đồng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện thực hiện”[35, tr.143]. Trong Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997, tại Điều 420 quy định “Quân nhân có hành vi vi phạm chức trách gây nguy hại lợi ích quân sự quốc gia thì sẽ là phạm tội vi phạm chức trách quân nhân bị xử phạt theo quy định của pháp luật [15, tr.67].” Phân tích các định nghĩa nêu trên về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi thấy: Quy định tại Điều 237 Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga và Điều 331 Bộ luật hình sự Liên bang Nga mới chỉ nêu được khách thể loại của các tội phạm quân sự (là chế độ phục vụ quân đội) và người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này (là quân nhân, người được trưng tập hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang theo hợp đồng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện) mà chưa nêu được các tội phạm quân sự có tính nguy hiểm cho xã hội cũng như tính có lỗi của loại tội phạm này. Trong khi đó tại Điều 7 Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga lại đưa ra khái niệm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, xâm phạm….[35, tr.71]; và tại Điều 14 Bộ luật hình sự Liên bang Nga định nghĩa “Tội phạm là hành vi có lỗi, nguy hiểm cho xã hội bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự”. Mặt khác về hình thức ngôn ngữ, tại các điều luật nêu trên dùng thuật ngữ “các tội quân sự là những tội phạm…; các tội xâm phạm chế độ 15
- phục vụ trong quân đội là những tội phạm…” là không khoa học. Như vậy, các khái niệm về các tội phạm quân sự được các nhà lập pháp Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga và Liên bang Nga quy định không bảo đảm tính lôgích hình thức giữa quy định tại Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Tại Điều 420 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997 cũng chỉ nêu được tội xâm phạm chức trách quân nhân là hành vi vi phạm chức trách gây nguy hại cho lợi ích quân sự quốc gia và chủ thể của các tội xâm phạm chức trách quân nhâ là quân nhân, mà chưa nêu được tính “được quy định trong Bộ luật hình sự” và chưa liệt kê được đầy đủ chủ thể của loại tội phạm này. Mặc dù, tại Chương IX Bộ luật hình sự này lại quy định từng tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (từ Điều 421 đến Điều 448); tại Điều 450 lại nêu “Chương này được áp dụng cho những học viên trong quân đội, binh sỹ, cán bộ, sỹ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và những học viên, binh sỹ, cán bộ, sỹ quan của bộ đội lực lượng vũ trang và cả những sỹ quan dự bị và những nhân viên khác”[15, tr.71]. Việt Nam tuy theo xu hướng thứ hai (có quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự nhưng không nêu định nghĩa tội phạm này), nhưng trong khoa học pháp lý hình sự cũng có một số cách định nghĩa khác nhau về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân. Cách định nghĩa thứ nhất cho rằng, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là loại tội xảy ra trong lĩnh vực hoạt động quân sự của Quân đội [93, tr. 458]. Cách định nghĩa thứ hai cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân được Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương XI, do quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được 16
- trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội, những người khác được quy định thuộc lực lượng vũ trang gây ra và xâm hại đến việc duy trì, củng cố, phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh của quân đội”[58, tr. 33]. Cách định nghĩa thứ ba cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân [6, tr.21]”. Cách định nghĩa thứ tư cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”[6, tr.61]. Phân tích các cách định nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy: Cách định nghĩa thứ nhất mới chỉ nêu được lĩnh vực xảy ra các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà chưa trả lời được câu hỏi “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là gì? được quy định ở đâu? do ai thực hiện? có lỗi hay không?”. Cách định nghĩa thứ hai cũng chỉ mới nêu được khách thể loại và chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cách định nghĩa thứ ba tuy có đầy đủ hơn nhưng cũng như cách định nghĩa thứ hai lại không chặt chẽ về thuật ngữ pháp lý vì trong Bộ luật hình sự Việt Nam không có “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân” mà chỉ có “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân”. Quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1985 về những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: “Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân đươc trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân 17
- quan tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội, những người khác được quy định là lực lượng vũ trang” là chưa chính xác. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, thì Lực lượng vũ trang Việt Nam bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ [48. tr.12]. Trong đó hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của Công an nhân dân do sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức Công an nhân dân chỉ có thể xâm phạm sức mạnh của Công an nhân dân chứ không thể xâm phạm sức mạnh của Quân đội. Cho nên, nội dung được nêu trong cách định nghĩa thứ hai và thứ ba cũng không bảo đảm chính xác về phạm vi khái niệm. Cách định nghĩa thứ tư cũng không chính xác về thuật ngữ pháp lý vì đó là định nghĩa về “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”, một tội danh không được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Mặc dù nội dung đề cập trong khái niệm này là một số dấu hiệu của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như: hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Như vậy, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có định nghĩa đầy đủ, chính xác và bảo đảm tính lôgích với quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Theo chúng tôi, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy, khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng bao gồm các những dấu hiệu chung của khái niệm tội phạm. Nghĩa là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 8 18
- Bộ luật hình sự hiện hành, các quan điểm khoa học về các đặc điểm của tội phạm nói chung [11, tr.297, 21, tr.59, 28, tr.38, 56, tr.5-6, 95, tr.78-84] và của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nói riêng [7, tr. 13-22, 99, tr. 13-22], chúng tôi cho rằng các dấu hiệu chung của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi có lỗi; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi phải chịu hình phạt. Các dấu hiệu nêu trên được thể hiện trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nghiên cứu các dấu hiệu của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (thông qua việc nghiên cứu cấu thành tội phạm sẽ được trình bày ở Tiểu mục 1.2.2), đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự một số nước (đã trình bày ở phần trên) và của Bộ luật hình sự Việt Nam, chúng tôi thấy: So với các tội phạm được quy định tại các chương khác của Bộ luật hình sự, thì các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có hai điểm khác nhau cơ bản thể hiện ở hai yếu tố cấu thành tội phạm là khách thể và chủ thể của tội phạm. Khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong quân đội. Đó là quan hệ giữa đơn vị quân đội với quân nhân trong đơn vị, công dân được trưng tập vào phục vụ trong đơn vị và dân quân, tự vệ phối thuộc với đơn vị trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu; quan hệ giữa các quân nhân với nhau và quan hệ giữa quân nhân với những người không phải là quân nhân trong quá trình phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tập trung huấn luyện, 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
197 p | 109 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
158 p | 57 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 26 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 31 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
336 p | 15 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh
26 p | 44 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn