intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ THANH NHUNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ THANH NHUNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. VÕ KHÁNH VINH Hà Nội - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Tổng thể kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Mai Thị Thanh Nhung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 9 1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài ........................................ 9 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài ............................. 27 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................ 30 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 33 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ ........................................................................... 34 2.1. Khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ ........... 34 2.2. Các yếu tố của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ............................ 46 2.3. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự Việt Nam .................................................................. 53 2.4. Chính sách pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ ....... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 67 Chƣơng 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ ....................................... 69 3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ ........................................................................................... 69 3.2. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ .................................................... 96 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 115 Chƣơng 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ ......................................................................... 117
  5. 4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ.................... 117 4.2. Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ .......................................... 142 4.3. Các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ ......................... 163 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 167 KẾT LUẬN .................................................................................................. 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật hình sự BLHS Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS Bộ tổng luật liên bang (Mỹ) USC Cấu thành tội phạm CTTP Điều ước quốc tế ĐƯQT Hiệp định thương mại tự do FTA Sở hữu trí tuệ SHTT Sở hữu công nghiệp SHCN Trách nhiệm hình sự TNHS
  7. DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. Bảng 1: Số vụ án và số bị can bị khởi tố, truy tố về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 2. Bảng 2 và biểu đồ 1: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 3. Bảng 3: Số vụ án theo cơ cấu các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 4. Bảng 4: So sánh số vụ và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ so với các tội phạm về hàng giả trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 5. Bảng 5: So sánh số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ so với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 6. Bảng 6: So sánh số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ và tội phạm nói chung trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 7. Bảng 7: Số vụ và số tiền xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp theo trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020 8. Bảng 8: Thống kê hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020.
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) theo pháp luật hình sự Việt Nam xuất phát từ những đòi hỏi có tính cấp thiết sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của SHTT đối với đời sống kinh tế - xã hội. SHTT đã dần trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, là một nguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũng như toàn xã hội. Trong bối cảnh nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, các tài sản trí tuệ ngày càng được thừa nhận trên toàn thế giới như là một tài sản thương mại quan trọng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, SHTT còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của các lĩnh vực khoa học khác trong đời sống xã hội đặc biệt là các vấn đề về bảo hộ và khai thác đa dạng sinh học, về phát triển và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, gìn giữ những giá trị văn học và nghệ thuật dân gian, văn hóa truyền thống. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của SHTT, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng nỗ lực khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo vệ thành quả sáng tạo này bằng nhiều biện pháp. Pháp luật quốc gia là một trong những công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Kinh nghiệm và thực tiễn thế giới cũng chỉ ra rằng, một trong những nền tảng cơ bản cho một nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao là hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phải hoàn thiện, vững chắc. Hệ thống pháp luật về SHTT trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ, người tiêu dùng, doanh nghiệp và các vấn đề phúc lợi xã hội khác. Đặc biệt, mức độ bảo hộ của pháp luật có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia, kinh tế toàn cầu trong vấn đề đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi cho sự sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa. Bảo vệ quyền SHTT đầy đủ, chặt chẽ và mạnh mẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh. Do đó, các quốc gia đều chủ động trong việc hoạch định chính sách và xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT; pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT cũng là một những bộ phận không thể thiếu của hệ thống đó. 1
  9. Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn đã được tổng kết cho thấy tình trạng gia tăng các vi phạm pháp luật về SHTT nói chung; những quy định và việc áp dụng pháp luật hình sự xử lý các tội xâm phạm SHTT chưa phúc đáp được yêu cầu chống và phòng ngừa các tội phạm này. Theo số liệu thống kê từ Chương trình 168 về phối hợp hành động và phòng chống xâm phạm quyền SHTT cho thấy, trong năm 2020, các lực lượng chức năng, bộ ngành đã xử phạt 1.300 vụ xâm phạm quyền SHTT. Các hành vi xảy ra phổ biến như: sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT trên môi tường internet, nhiều vụ việc có tính chất xuyên biên giới; những vi phạm cạnh tranh không lành mạnh; nhái nhãn hiệu, vi phạm liên quan đến tên miền, tên thương mại; xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Trong số đó, có khoảng 95% các vụ xâm phạm quyền SHTT được xử phạt bằng biện pháp hành chính. Và theo thống kê từ cơ quan xét xử hình sự, số vụ phạm tội xâm phạm SHTT được xét xử chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đó trên thực tế, các vụ xâm phạm SHTT, đặc biệt là trên nền tảng số có xu hướng phổ biến hơn; các hành vi xâm phạm có chuyển biến nhanh, thủ đoạn tinh vi, khó lường và rất phức tạp, gây ra những thiệt hại to lớn cho chủ thể sáng tạo cũng như kinh tế - xã hội. Mặc dù, các biện pháp hành chính, dân sự, thương mại nêu trên đã phát huy được những tác dụng tích cực trong hạn chế các vi phạm về SHTT; tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những hình thức này chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi xâm phạm. Điều này phần nào đặt ra vấn đề liệu việc quy định và áp dụng quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT có thực sự phù hợp và hiệu quả? Song song với thực trạng gia tăng những hành vi xâm phạm thông thường, xuất hiện thêm những hành vi xâm phạm mới có nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng chưa được quy định là tội phạm và bị xử lý về hình sự, dẫn đến giảm hiệu quả chống và phòng ngừa các vi phạm về SHTT nói chung. Thứ ba, xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quan hệ SHTT. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT vì những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong nhiều văn kiện chính trị quan trọng: 2
  10. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2020 đã chỉ rõ một trong những định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam là: “Hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.‖ Tiếp đó, Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ ra một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp là hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, trong đó cần “Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế.‖ Vấn đề hoàn thiện pháp luật về SHTT được khẳng định tại Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 05/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và tiếp tục được đề cập trong Báo cáo đánh giá kinh tế của Đại hội Đảng lần thứ 13 cũng đã đề xuất “tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ”. Nghị quyết Đại hội 13 được thông qua cũng nêu rõ 06 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, một trong những nhiệm vụ kinh tế được nhấn mạnh đó là: “hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.” Thứ tư, xuất phát từ quan điểm của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền SHTT: “Các vấn đề và mối quan tâm về sở hữu trí tuệ ngày càng hòa nhập với các vấn đề toàn cầu khác; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này không thể tiếp tục triển khai khi tách rời môi trường chính sách rộng hơn.‖ [74, tr.8] Trong thời kỳ mà hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu, việc hợp tác phát triển ở nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia trên thế giới trong đó có lĩnh vực SHTT là một đòi hỏi cấp thiết. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT đánh dấu sự xuất hiện của quyền SHTT trong vai trò một lĩnh vực đàm phán thương mại đa phương. Tiếp nối truyền thống của TRIPS, lĩnh vực SHTT được các hiệp định đối tác đa phương, song phương và khu vực khác nhau, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA…) đưa ra với tư cách một trong những lĩnh vực đàm phán, 3
  11. thỏa thuận và ký kết. Những sự hợp tác này đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam). Một trong số những thách thức đó là việc hoàn thiện chính sách, pháp luật. Sau những thỏa thuận chủ yếu điều chỉnh các nội dung cơ bản của việc thực thi quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự, thương mại, hành chính thì các biện pháp xử lý hình sự đối với tội xâm phạm SHTT được đặc biệt nhấn mạnh bởi các đối tác phát triển. Theo đó, yêu cầu xử lý hình sự các hành vi phạm tội ở mức độ nhất định đối với quốc gia thành viên được thể hiện trong các FTA nói riêng, Điều ước quốc tế có liên quan ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn, trong đó, có một số yêu cầu đặt ra mà pháp luật hình sự Việt Nam chưa đảm bảo được sự tương thích. Thứ năm, xuất phát từ lý luận khoa học về nhóm các tội phạm trong luật hình sự: Nghiên cứu các tội xâm phạm SHTT nói riêng, các tội phạm nói chung dưới góc độ lý luận khoa học luật hình sự cho thấy: Việc nghiên cứu tội phạm không chỉ là nghiên cứu từng tội danh cụ thể mà còn bao gồm nghiên cứu tập hợp các tội phạm có điểm chung. Trong đó, đặc điểm chung về tính chất quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại (khách thể của tội phạm) là tiêu chí cơ bản nhất để sắp xếp các tội danh khác nhau vào cùng một nhóm, ví dụ: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu… Đây là một trong những cơ sở để nhận thức tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, giúp xây dựng đường lối xử lý thống nhất đối với các tội phạm trong cùng nhóm. Mặt khác, lý luận chung về các tội xâm phạm SHTT là một trong cơ sở để xây dựng cấu thành tội phạm của các tội cụ thể. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về mặt khoa học những yếu tố của tội phạm, các nhà xây dựng pháp luật cũng như các nhà áp dụng pháp luật mới có thể quy định phù hợp và áp dụng chính xác các dấu hiệu của tội phạm. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận về các tội xâm phạm SHTT là một yêu cầu cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học luật hình sự; tạo cơ sở nhận thức và xây dựng các quy định của pháp luật hình sự một cách khoa học. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu toàn diện các tội xâm phạm SHTT theo pháp luật hình sự Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa thời sự về lý luận cũng như thực tiễn. 4
  12. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích những vấn đề lý luận về các tội xâm SHTT; - Khái quát lịch sử lập pháp, phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam (trọng tâm là quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm SHTT; đồng thời, phân tích, so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về các tội phạm này nhằm rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT; tìm ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của các vướng mắc, bất cập đó. - Đưa ra được các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự; giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các quan điểm lý luận, học thuyết khoa học về các tội xâm phạm SHTT; quy định của pháp luật hình sự Việt Nam ở những thời kỳ khác nhau và pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về các tội xâm phạm SHTT; thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam trong những năm gần đây về các tội xâm phạm SHTT; yêu cầu và giải pháp hoàn thiện, bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Đối với các vấn đề lý luận và pháp luật thực định, thời gian nghiên cứu bám sát tiến trình lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam (tập 5
  13. trung phân tích các giai đoạn kể từ khi BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 ra đời đến nay). Đối với thực tiễn áp dụng pháp hình sự, thời gian nghiên cứu đối với các số liệu từ năm 2010 đến năm 2020; thời gian nghiên cứu đối với các vụ án được tiến hành từ năm 2010 đến nay. - Địa bàn nghiên cứu: + Nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự được thực hiện trên phạm vi: quy định của pháp luật hình sự Việt Nam có tham khảo thêm một số vấn đề pháp luật quốc tế và pháp luật 04 nước (Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Singapore). + Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam được thực hiện với các số liệu, các vụ việc (có tính đại diện) trên phạm vi cả nước. - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: ngoài những giới hạn về thời gian và địa bàn nêu trên, trong nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT, tác giả lựa chọn chỉ tập trung làm rõ hoạt động áp dụng luật nội dung (Luật hình sự) để đi sâu nghiên cứu, đảm bảo dung lượng của luận án. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm, về TNHS làm phương pháp luận nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng phù hợp cho từng chương trong luận án, cụ thể: Chương 1: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố để tìm ra những nội dung nên kế thừa, cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp tổng hợp để làm rõ các vấn đề lý luận về các tội xâm phạm SHTT. Chương 3: Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về các tội xâm phạm SHTT. 6
  14. Chương 4: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm SHTT; đưa ra các yêu cầu, biện pháp hoàn thiện và các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Việt Nam về các tội này. Các tội xâm phạm SHTT là một vấn đề đa phương diện. Với xu hướng đổi mới tư duy tiếp cận nghiên cứu từ đơn ngành sang tư duy kết hợp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu luật học, luận án kết hợp các hướng tiếp cận khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng nội dung cần làm sáng tỏ trong luận án. Từ đó, các hướng tiếp cận của luận án bao gồm tiếp cận tiếp cận luật học thực định (là hướng tiếp cận chủ đạo), xã hội học pháp luật, kinh tế học, chính sách học pháp luật và tiếp cận dựa trên quyền. 5. Những đóng góp mới của luận án Về nội dung: Luận án là công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm SHTT một cách tương đối toàn diện, khoa học và có tính chuyên sâu. Trên cơ sở kế thừa tri thức đã có, luận án đã thiết lập được hệ thống lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT; luận giải một cách khoa học sự hình thành, vận động và phát triển quy định đó; đánh giá được tính tương thích/bất tương thích giữa pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia về các tội xâm phạm SHTT nhằm đúc rút được những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Luận án cũng góp phần khắc họa bức tranh tổng thể về các vấn đề thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT đặc biệt là trong hoạt động định tội danh và quyết định TNHS đối với các tội phạm này. Như mục đích nghiên cứu đề ra, luận án kiến giải một cách tương đối đầy đủ, có cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội xâm phạm SHTT. Về hướng tiếp cận: Luận án đã lựa chọn hướng tiếp cận mang tính đa ngành, liên ngành, là một xu hướng nghiên cứu hiện đại đang ngày một áp dụng nhiều hơn trong các cấp độ nghiên cứu khoa học pháp lý. 7
  15. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trước hết, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để thống nhất về nhận thức các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm SHTT, góp phần khắc phục những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, từ đó, giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như các tội xâm SHTT nói riêng. Với tư cách công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diện về các tội xâm phạm SHTT theo pháp luật hình sự Việt Nam, luận án có thể cung cấp hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt hoạt động hoàn thiện pháp luật khi các cơ quan lập pháp, các tổ chức xã hội và công dân tham gia vào việc đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định trong BLHS, BLTTHS và Luật khác có liên quan. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác đào tạo, và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật hình sự và những lĩnh vực SHTT tại các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục luận án được kết cấu gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - Chương 2: Những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ - Chương 3: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ - Chương 4: Thực tiễn áp dụng và các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện, bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. 8
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ Các công trình nghiên cứu lý luận về các tội xâm phạm SHTT rất đa dạng ở nhiều chuyên ngành với các cấp độ khác nhau, có thể được chia thành các nhóm như sau: Thứ nhất, nhóm các công trình có nội dung nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của SHTT, quyền SHTT. Trong các tài liệu nước ngoài, lý luận về SHTT được nhiều nhà khoa học quan tâm: Bài viết ―The philosophy of intellectual property‖ (tạm dịch: Triết lý về sở hữu trí tuệ) của tác giả Justin Hughes trên Tạp chí Georgetown Law tập 77 số 2 tháng 12 năm 1988; cuốn “Introduction to Intellectual Property Theory and Practice‖ (tạm dịch: Giới thiệu về lý thuyết và thực hành sở hữu trí tuệ) của Tổ chức WIPO năm 1997; cuốn “The Economic structute of Intellectual Property” (tạm dịch: Cơ cấu kinh tế của sở hữu trí tuệ) của tác giả William M. Landes và Richard A.Posner, nhà xuất bản Belknap của Đại học Harvard năm 2003; cuốn “Intellectual property law” (tạm dịch: Luật sở hữu trí tuệ) của tác giả L. Bently và B. Sherman (tái bản lần thứ 2), xuất bản bởi Đại học Oxford năm 2004; cuốn “Intellectual property law: text, cases and materials” (tạm dịch: Luật sở hữu trí tuệ: văn bản, các vụ việc và tài liệu) (tái bản lần thứ 3) của các tác giả Tanya Aplin, Jennifer Davis, xuất bản bởi Đại học Oxford năm 2017… Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong các tài liệu này đã trình bày được sự phức tạp, phong phú của các quan điểm về khái niệm SHTT với sự đồng thuận lớn cho rằng đây là một loại sản phẩm của trí tuệ con người hoặc cho rằng đây là một loại tài sản đặc biệt. Số khác [132, tr.769-778] [141, tr.7615-7621] các bài nghiên cứu hoặc từ điển lại nhận định đây là một khái niệm dùng để chỉ các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với các sản phẩm trí tuệ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những học thuyết về sự hình thành và phát triển quyền SHTT trong khoa học, pháp lý với những: lập luận về sự làm giàu bất chính (của các vi phạm SHTT); lập luận về quyền tự nhiên (dựa trên lý thuyết về tài sản của John Locke); lập luận dựa trên lý thuyết về nhân cách; lập luận về quyền con người; lập luận theo chủ nghĩa thực dụng; lập luận về mối quan hệ 9
  17. giữa luật và kinh tế; lập luận về vi phạm công cộng… Cùng với đó, những nội dung cơ bản về các vấn đề thuộc chuyên ngành SHTT cũng được khai thác làm rõ. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu lý luận về SHTT đồ sộ nhất phải kể đến hệ thống giáo trình và các sách chuyên khảo như: “Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2009; “Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ” của Khoa Luật, Đại học Huế do TS. Đoàn Đức Lương chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2012; “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” cuarKhoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2012; Cuốn “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp do PGS.TS. Lê Hồng Hạnh và ThS. Đinh Thị Mai Phương chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004; cuốn “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ” của TS. Lê Xuân Thảo, nhà xuất bản Tư pháp năm 2005; cuốn “Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” của Vụ pháp luật quốc tế, nhà xuất bản Tư pháp năm 2005 hay cuốn “Quyền tác giả trong không gian ảo‖ của TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2015… Bên cạnh đó, nhiều công trình là đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, bài viết trên tạp chí chuyên ngành Luật SHTT cũng làm rõ các vấn đề về SHTT dưới góc độ chuyên ngành. Dưới góc độ chuyên ngành Luật SHTT, các công trình này làm sáng tỏ cơ bản những vấn đề khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc bảo hộ, chủ thể quyền SHTT, nội dung, thời hạn, vấn đề xác lập hợp đồng và chuyển giao quyền SHTT. Trong đó, cuốn “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” do TS. Lê Đình Nghị - TS. Vũ Thị Hải Yến đồng chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2016 được đánh giá có phần nghiên cứu lý luận sâu, đa dạng các quan điểm về khái niệm SHTT cũng như quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật SHTT ở Việt Nam và trên thế giới. Điểm chung của các công trình nghiên cứu chuyên ngành này là sự khẳng định và thừa nhận quyền của chủ thể sáng tạo đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo nên. Đây là loại tài sản vô hình nên vấn đề sở hữu đối với chúng cũng có những đặc trưng khác biệt so với các tài sản thông thường khác. Các yếu tố cấu thành quyền SHTT như quyền tác giả, quyền liên quan, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng được định nghĩa về mặt lý luận, phân tích về các đặc điểm dưới những chiều cạnh khác nhau. Từ đó, quyền SHTT là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền 10
  18. tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi. Những nghiên cứu trên cũng luận giải và khẳng định SHTT ngày càng có vai trò quan trọng đối với hầu hết các mặt của sự phát triển kinh tế, xã hội; việc bảo hộ quyền SHTT là cần thiết nhưng quan điểm bảo hộ đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự khác biệt về quan điểm lập pháp của các dòng họ pháp luật; cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ SHTT của các quốc gia cũng khác nhau. Thứ hai, nhóm các công trình có nội dung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm SHTT Lý luận về các tội xâm phạm SHTT không thể tách rời lý luận về tội phạm nói chung. Những vấn đề lý luận căn bản về tội phạm đã được không ít các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra đời các công trình chất lượng, có thể thể kể đến như: hệ thống giáo trình nghiên cứu về Luật hình sự phần chung của các cơ sở đào tạo như cuốn “Luật hình sự Việt Nam – phần chung (giáo trình sau đại học)” của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội do GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên) - nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2014; “Giáo trình Luật hình sự - phần chung” của Trường Đại học kiểm sát Hà Nội - nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội năm 2017; cuốn “Tội phạm và cấu thành tội phạm” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa – nhà xuất bản Tư pháp năm 2015; “Giáo trình Luật hình sự - phần chung” của Trường Đại học Luật Hà Nội - nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2018; cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung” của GS.TSKH. Lê Cảm – nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2019, “Đổi mới nhận thức một số vấn đề lý luận về tội phạm và cấu thành tội phạm‖ của PGS.TS. Trần Văn Độ trên Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 10/2020. Các công trình đã đưa ra những định nghĩa và đặc điểm khác nhau về tội phạm, cấu thành tội phạm nhưng đều thống thất cao độ khi xác định tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong luật hình sự. Xét về cấu trúc, tội phạm nào cũng sẽ được tạo thành từ bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Nghiên cứu trực tiếp khái niệm các tội xâm phạm SHTT, rất ít công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam giải quyết nội dung này. Trong số ít các công trình đó, có thể kể đến công trình “Hoạt động phòng ngừa tội phạm về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân‖ - Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Hoài Nam (năm 2011). Dựa trên định nghĩa tội phạm theo 11
  19. quy định của BLHS 1999 và kết hợp với đặc điểm của quyền SHTT, tác giả đã đưa ra định nghĩa tội xâm phạm về SHTT là ―hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS do người có đủ năng lực TNHS vì mục đích kinh doanh hoặc vụ lợi mà xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại và đáng bị xử lý bằng hình phạt‖. Định nghĩa đã nêu được cơ bản các dấu hiệu về nội dung, hình thức cũng như hậu quả pháp lý của tội xâm phạm về SHTT. Cùng với việc đưa ra định nghĩa tội xâm phạm SHTT, tác giả cũng có những phân tích về đặc điểm của các tội này về tính nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền SHTT đang được bảo hộ tại Việt Nam; xâm phạm trên quy mô thương mại; do người có NLTNHS thực hiện, thực hiện vì mục đích kinh doanh hoặc vụ lợi; bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, những phân tích này còn đơn giản. Các tài liệu quốc tế cũng đề cập đến khái niệm các tội phạm SHTT nhưng thường có cách định nghĩa mang tính khái quát thực tiễn và đặc trưng pháp luật quốc tế, quốc gia sở tại riêng nên nội dung định nghĩa cũng rất khác biệt, chẳng hạn: Interpol đưa ra khái niệm “Tội phạm sở hữu trí tuệ” với giải thích đây là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một loạt các tội danh làm giả nhãn hiệu và vi phạm bản quyền. Tiếp đó, khẳng định làm giả nhãn hiệu và vi phạm bản quyền là những tội phạm nghiêm trọng về SHTT nhằm lừa dối người tiêu dùng, đe dọa sức khỏe và sự an toàn, gây thiệt hại cho xã hội hàng tỷ đô la doanh thu của chính phủ, đầu tư nước ngoài hoặc lợi nhuận kinh doanh và vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền [130]. Nghiên cứu về các đặc điểm của các tội xâm phạm SHTT, cho thấy rằng, có một sự kết hợp hoặc là không phân tách rõ ràng giữa lý luận và luật thực định trong đa số các nghiên cứu khi phân tích bốn yếu tố của tội xâm phạm SHTT. Tuy nhiên, cũng còn những công trình hướng trọng tâm vào lý luận nhiều hơn như Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần các tội phạm (quyền 1)” của Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2018; “Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)” của TS. Phạm Mạnh Hùng – Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội năm 2016; “Luật hình sự Việt Nam – phần các tội phạm (giáo trình sau đại học)” của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội do GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2014; cuốn “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)” của PGS. 12
  20. TSKH. Lê Cảm chủ biên – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007… Từ định nghĩa, đặc điểm, các yếu tố được phân tích của các tội xâm phạm SHTT mà các tác giả chỉ ra các tội được coi là thuộc nhóm xâm phạm SHTT ít nhất bao gồm tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền SHCN. Một số công trình nghiên cứu khác cũng chỉ ra được nội dung này nhưng xác định thêm tội phạm về hàng giả cũng nằm trong nhóm các tội xâm phạm SHTT như cuốn Đấu tranh với tội phạm xâm phạm SHTT – Thực trạng và giải pháp của tác giả Hồ Thế Hòe và Lê Việt Long, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2012. Các kết quả nghiên cứu kể trên đều ít nhiều cho thấy tồn tại sự giao thoa giữa khái niệm “tội phạm” trong luật hình sự với khái niệm “sở hữu trí tuệ” trong luật SHTT. Tuy nhiên, để tiếp làm rõ một cách sâu sắc dưới góc độ lý luận mối quan hệ này và từ đó, chỉ ra những yếu tố cấu thành nên các tội xâm phạm SHTT thì không nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã làm sâu sắc được. Một trong những nghiên cứu nước ngoài nổi bật về chủ đề này có thể kể đến là cuốn ―Handbook of Intellectual Property Research. Lenses, Methods, and Perspectives‖ (tạm dịch: Sổ tay nghiên cứu sở hữu trí tuệ. Ống kính, phương pháp và quan điểm) của tác giả Irene Calboli và Maria Lillà Montagnani, xuất bản bởi Đại học Oxford năm 2021. Tại mục thứ 13 của phần I cuốn sách, các tác giả đã đưa ra lập luận rằng: Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) bảo vệ quyền tư nhân của chủ sở hữu, trong khi luật hình sự bảo vệ lợi ích công cộng, gây nguy hại cho xã hội. Trong xã hội phát triển theo hướng công nghệ hiện nay, mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là dưới dạng hàng giả ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng, đòi hỏi phải áp dụng luật hình sự để đảm bảo bảo vệ quyền SHTT nghiêm ngặt. Các tác giả cũng khẳng định: quyền SHTT và luật hình sự giao nhau ở ngoại vi tác động lên người mua nói chung và người có quyền hợp pháp, tức là vi phạm lợi ích chung. Theo đó, nhiều quốc gia quy định các hình phạt đối với vi phạm SHTT vì chúng phù hợp với yêu cầu của luật hình sự khi hành vi đó không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân liên quan mà còn cho toàn xã hội. Việc cân nhắc thế nào để tạo nên một khuôn mẫu cho hành vi bị coi là tội phạm về SHTT là hết sức quan trọng khi mục tiêu lý tưởng của việc quy định các tội phạm này là vừa bảo đảm quyền của chủ thể, vừa không trở thành rào cản đáng tiếc cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, điểm trọng yếu trong việc thiết lập nên các yếu tố phân định ngưỡng tội phạm với các vi phạm khác về SHTT là phải cân bằng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2