Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 14
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường; Những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường; Thực trạng chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường và thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay; Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THÙY DUNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THÙY DUNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN LỢI Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, do bản thân tôi tìm hiểu và điều tra. Các kết quả rút ra từ công trình nghiên cứu chưa từng được công bố. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Tác giả Vũ Thị Thùy Dung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 9 CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG .......... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước.......................................................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 13 1.3. Đánh giá về những kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố mà luận án sẽ kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 27 1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 30 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 32 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG .......................................................................... 34 2.1. Khái niệm và đặc điểm của chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ....................................................................................................................................... 34 2.2. Mục tiêu và các nguyên tắc của chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ............................................................................................................................ 42 2.3. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ................................................................................................ 50 2.4. Các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ............................................................................................................................ 58 2.5. Nội dung của chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường............... 61 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 77 Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............ 79 3.1. Thực trạng chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường................... 79 3.2. Thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................. 98 3.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 109
- Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 119 Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................................................. 121 4.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ..................................................................................................................................... 121 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ............................................................................ Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 4 ...................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 161 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 162 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 175
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trường sống là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Vấn đề bảo vệ môi trường được nhận thức từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên chỉ được tập trung nghiên cứu và giải quyết trong nửa sau thế kỉ XX. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được chính thức hình thành từ thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, giữa các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Hội nghị quốc tế về “Con người và môi trường” được tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 (họp tại Rio de Jianayro – Braxin) bắt đầu cho sự ra đời của nhiều văn bản quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) được soạn thảo và kí kết. Cho đến nay, đã có hàng ngàn văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó có khoảng 300 Công ước quốc tế về BVMT. Trong những thập niên gần đây, con người đã ngày càng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống cũng như nhận thức được rằng vấn đề BVMT là vấn đề cấp thiết được quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của việc BVMT và điều này đã được ghi nhận trong văn bản luật và các văn bản dưới luật như Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản luật có liên quan đã bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động BVMT, đạt được một số thành tựu cơ bản như mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhận thức và ý thức về BVMT trong các cấp, ngành và đời sống nhân dân được nâng cao…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Những năm qua, các tội phạm môi trường (TPMT) vẫn không ngừng gia tăng về cả quy mô và tính chất; các hành vi xâm phạm môi trường ngày càng tăng về số lượng, đa dạng, phức tạp về tính chất, mức độ nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình các TPMT như do công tác quản lý của các cơ quan chức năng, cơ chế quản lý, chính sách BVMT của 1
- Nhà nước còn sơ hở, thiếu sót. Công tác đấu tranh, xử lý các TPMT còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý… Đặc biệt, trong giải quyết một số vụ án về các TPMT giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn mâu thuẫn, lúng túng, không thống nhất về quan điểm khi định tội danh, khi xác định ranh giới giữa tội phạm với không phải là tội phạm, cũng như khi quyết định hình phạt. Về mặt lý luận, trong những năm qua pháp luật hình sự (PLHS) đã liên tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với chính sách hình sự (CSHS) của Nhà nước ta qua mỗi thời kỳ. Chính sách hình sự là quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp PLHS là cốt lõi nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hoàn thiện CSHS nói chung, chính sách pháp luật hình sự (CSPLHS) nói riêng là việc làm mang tính cấp thiết. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình TPMT đang tiếp tục có nhiều biến động phức tạp do những thay đổi về điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế, lợi dụng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên trong xã hội đã xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến nghiêm trọng nhưng chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) là tội phạm. Ngược lại, cũng từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy, một số hành vi không còn mang tính nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể, không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay, thể hiện nhiều năm qua rất ít xảy ra, thậm chí không xử lý về hình sự nên cần được nghiên cứu để loại bỏ. Hay hệ thống hình phạt quy định đối với các TPMT nói chung đã nghiêm khắc và đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên quy định về hình phạt trong một số tội phạm cụ thể còn mâu thuẫn với phần chung. Mức chế tài quy định trong một số điều luật cụ thể còn thể hiện sự bất hợp lý khi so sánh trong mối tương quan chung, chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Có thể nhận thấy rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước cũng sẽ đặt ra cho chúng ta những thách thức, khó khăn trong việc điều tra, xử lý các TPMT. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặt ra yêu cầu tiếp tục công cuộc cải 2
- cách tư pháp, cải cách hành chính nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN) thể hiện trong Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Chính vì vậy, đẩy mạnh xây dựng pháp luật, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là những công việc hết sức cần thiết. Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đề ra một trong những phương hướng quan trọng, đó là hoàn thiện chính sách PLHS phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, nghiên cứu quy định trong BLHS hiện hành về các TPMT, NCS cho rằng còn những khoảng trống, bất cập về lý luận. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu CSPLHS về các TPMT; nghiên cứu và đánh giá thực trạng CSPLHS về các TPMT; nghiên cứu các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu lý luận cũng như đánh giá thực trạng CSPLHS về các TPMT để nắm bắt được những thuận lợi, những khó khăn, hạn chế, thiếu sót và từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện kịp thời nhằm đấu tranh phòng, chống nhóm TPMT là vấn đề mang tính cấp thiết, tính thời sự. Xuất phát từ những phân tích trên, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách pháp luật hình sự về tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án cung cấp hệ thống lý luận về chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường, đánh giá những ưu điểm và những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường, 3
- góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này một cách nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan đến chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường, đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên cứu của những công trình này nhằm xác định những nội dung được kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Phân tích những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường, bao gồm khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nội dung của chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường; các lĩnh vực thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng thể hiện của chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường bao gồm: chính sách về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với các tội phạm môi trường và thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự để phát hiện xử lý và quyết định hình phạt đối với các hành vi phạm tội thuộc nhóm tội phạm về môi trường. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường và các giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Dưới góc độ khoa học pháp lý, quan niệm như thế nào là CSHS và CSPLHS đã được nhiều tác giả quan tâm, đề cập đến trong các sách, báo pháp lý. Trong đó, các tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về CSHS và CSPLHS; sự khác nhau này chủ yếu xuất phát từ quan niệm theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp chứ không có sự 4
- khác nhau về nội dung và những bộ phận tạo thành CSHS và CSPLHS. Với nhận thức của mình, tác giả cho rằng nội dung và các bộ phận cấu thành của CSHS được thể hiện ở chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự và chính sách phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung của luận án là nghiên cứu CSPLHS về các TPMT, tác giả tập trung làm rõ CSPLHS về các TPMT gồm chính sách về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với các TPMT; đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện chính sách về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với các TPMT; xác định định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. - Về không gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách tội phạm và chính sách hình phạt đối với các TPMT ở Việt Nam hiện nay. - Về thời gian: Luận án tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê từ năm 2010 cho đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, tinh thần cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các TPMT nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, tùy yêu cầu, mục đích chính của từng vấn đề, từng phần, chương, mục…; tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích: phương pháp này sử dụng để nghiên cứu các tài liệu, bài viết liên quan đến CSPLHS về các TPMT. Tác giả phân tích, vận dụng phương pháp để làm rõ các vấn đề về CSPLHS về các TPMT. - Phương pháp thống kê: phương pháp được sử dụng để thống kê điều tra, thu thập số liệu về tình hình thực hiện CSPLHS về các TPMT. Trên cơ sở các số liệu đã thống 5
- kê, tác giả phân tích, so sánh, đánh giá các số liệu để làm rõ thực trạng thực hiện CSPLHS về các TPMT nhằm phát hiện, xử lý và áp dụng hình phạt đối với các hành vi phạm tội thuộc nhóm TPMT. - Phương pháp so sánh pháp luật: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CSPLHS về các TPMT thông qua các quy định cụ thể của pháp luật hình sự trong nước qua các thời kì; đối chiếu, so sánh với các quy định đã được ký kết trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. - Phương pháp phân tích các vụ án điển hình: thông qua các vụ án điển hình được thu thập, luận án sẽ luận giải những vấn đề pháp lý để làm rõ, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra quan điểm đường lối xử lý nhằm góp phần hoàn thiện CSPLHS về các TPMT. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những kết quả từ thực tiễn thực hiện CSPLHS về các TPMT. Việc vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để xử lý các TPMT và áp dụng hình phạt cho các hành vi phạm tội này nhằm đúc kết kinh nghiệm, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CSPLHS về các TPMT. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các cán bộ thực tiễn, các chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến CSHS, CSPLHS về các TPMT. Việc nghiên cứu này có thể được tiến hành thông qua các ấn phẩm, chuyên khảo, đề tài khoa học, sách báo, tạp chí pháp lý đã được xuất bản, nghiệm thu có đề cập đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp xã hội học pháp luật: phương pháp này được sử dụng để nhận diện các dấu hiệu, mục tiêu, nguyên tắc và các phương tiện của chính sách pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về CSPLHS về các TPMT trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cụ thể: Thứ nhất, Luận án tiếp tục kế thừa, phát hiện và đưa ra được khái niệm và đặc điểm của CSPLHS về các TPMT. Tác giả chỉ ra nội hàm của khái niệm về CSPLHS về các TPMT cũng như đề cập đến những đặc điểm đặc trưng của CSPLHS về các TPMT. 6
- Thứ hai, Luận án phân tích, làm rõ các mục tiêu, đối tượng và nội dung của CSPLHS về các TPMT. Đối với mục tiêu, tác giả xác định các mục tiêu cơ bản cụ thể mà CSPLHS về các TPMT hướng tới. Về nội dung, tác giả xác định giới hạn nội dung của CSPLHS về các TPMT: chủ yếu xác định nội dung chính liên quan đến chính sách tội phạm và hình phạt đối với nhóm tội phạm môi trường. Về đối tượng, tác giả xác định đối tượng của CSPLHS về các TPMT là những cơ sở, nhu cầu của việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với nhóm tội phạm này. Thứ ba, Luận án làm rõ được thực trạng thể hiện của chính sách về tội phạm và chính sách hình phạt đối với các TPMT. Thông qua các quy định trong pháp luật hình sự về các TPMT, tác giả đưa ra sự đánh giá những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót trong chính sách về tội phạm và chính sách hình phạt đối với các TPMT. Thứ tư, Luận án đánh giá được thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự để phát hiện, xử lý, áp dụng hình phạt đối với các TPMT. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự xử lý các TPMT, được thể hiện chủ yếu thông qua các số liệu thống kê và các vụ án cụ thể, tác giả sẽ đưa ra được sự đánh giá về tính hiệu quả của việc thực hiện CSPLHS về các TPMT, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện để định tội danh cũng như xác định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt. Thứ năm, Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về CSPLHS về các TPMT đã được đánh giá, tác giả đề xuất, gợi mở các giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm hoàn thiện CSPLHS về các TPMT. Và để có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi, tác giả làm rõ những định hướng cho việc đưa ra các giải pháp CSPLHS về các TPMT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho hoạt động nghiên cứu CSPLHS về các TPMT. Thông qua những kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự đối với các TPMT; đặc biệt là nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các TPMT hướng đến việc hạn chế và kiểm soát đối với nhóm tội phạm này nhằm bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu về xây dựng pháp luật, các cán bộ hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Ngoài 7
- ra, luận án còn là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu giảng dạy môn học Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Tội phạm học, Khoa học Điều tra hình sự trong các học viện, các trường đại học đào tạo về Luật. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường. Chương 2: Những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường. Chương 3: Thực trạng chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường và thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay. Chương 4: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG Chính sách hình sự nói chung và chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường có mối quan hệ gắn bó mật thiết với chính sách về kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa…nhằm mục đích phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh sự phát triển tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án và để tham khảo cách tiếp cận vấn đề đa phương diện, đa ngành, tác giả lựa chọn tóm lược dưới đây một số công trình khoa học tiêu biểu của những tác giả nghiên cứu trong nước và nước ngoài về chính sách pháp luật hình sự và chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách pháp luật hình sự Chính sách pháp luật hình sự được nhận thức trên nền tảng của CSHS, do đó cần phải nhận thức được nội hàm của CSHS. Trên thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra một số nhận thức về CSHS, cụ thể: Sách chuyên khảo “Chính sách hình sự của Nhà nước Xô Viết” của Tiến sĩ Luật học Bobetev năm 1984. Công trình nghiên cứu khoa học này đề cập đến một số nội dung cơ bản liên quan đến quá trình phát triển và CSPLHS của Nhà nước Xô Viết, thể hiện thông qua các hoạt động tội phạm hóa (TPH), phi tội phạm hóa (PTPH), hình sự hóa (HSH), phi hình sự hóa (PHSH) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước qua từng giai đoạn. Công trình nghiên cứu khoa học này đã cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu các nội dung của hoạt động lập pháp hình sự - hình thức thực hiện CSPLHS. Tuy nhiên, cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề đã từ rất lâu, bên cạnh đó, nội dung nghiên cứu mới chỉ đánh giá một khía cạnh nhỏ của CSPLHS. Những vấn đề cần nghiên cứu như mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung và các phương tiện thực hiện CSPLHS chưa được đề cập và nghiên cứu. 9
- Sách chuyên khảo “Crime and criminal justice policy” (Tạm dịch: Chính sách tội phạm và tư pháp hình sự) của tác giả Tim Newburn, Nxb. Longman, Anh, 1995. Tác giả cho rằng việc nghiên cứu về tội phạm và CSHS là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách xã hội. Cuốn sách dựa trên cuộc thảo luận về Đạo luật tư pháp hình sự năm 1991, những xáo trộn lớn trong nhà tù ở Anh, báo cáo của Wolf …để từ đó đánh giá về bối cảnh của hệ thống hình phạt nước Anh và các bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt nước Anh. Sách chuyên khảo “Criminal Justice Policy” (Tạm dịch: Chính sách tư pháp hình sự) của tác giả Joan Petersilia, Jodi Lane, Nxb. E. Elgar, Anh. 1998. Các chủ đề được đề cập đến trong cuốn sách gồm: quan điểm quốc tế về mức độ và bản chất của tội phạm; giải thích lý thuyết cho sự khởi đầu, leo thang và chấm dứt hành vi tội phạm; bối cảnh xã hội của tội phạm; đánh giá các lựa chọn chính sách tội phạm thay thế; chính sách kiểm soát tội phạm và tương lai. Cuốn sách được coi là nguồn tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp chính quyền và cho các thành viên của công chúng tích cực quan tâm đến việc làm cách nào để các chính sách tội phạm ngày càng hiệu quả hơn. Sách chuyên khảo “Criminal Justice and the Policy Process” (Tạm dịch: Tư pháp hình sự và quy trình của chính sách) của tác giả James G. Houston, Phillip B. Bridgmon, William W. Parsons, Nxb. University Press of America, Anh, 2008. Cuốn sách lý giải về các chính sách tư pháp hình sự được phát triển, thực hiện và đánh giá như thế nào. Cuốn sách cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách, quá trình hoạch định CSHS cùng với các yếu tố của việc quản lý tư pháp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra vai trò của các nhà hoạch định chính sách, của giới truyền thông và của các nhóm lợi ích đặc biệt trong việc hoạch định các CSHS. 1.1.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến chính sách pháp luật hình sự về tội phạm môi trường Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng hiện nay chưa có công trình nào trên thế giới nghiên cứu về CSPLHS về các TPMT. Tuy nhiên các công trình lại có những cách tiếp cận khác nhau liên quan đến các TPMT dưới góc độ là các quy định của pháp luật về tội phạm. Vì vậy, tác giả xin nêu một số công trình để bổ sung cho hoạt động 10
- nghiên cứu và nhận thức về nhóm các TPMT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu dưới góc độ CSPLHS. Tài liệu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 05 về thực thi và tuân thủ các cam kết về môi trường “Transboundary Environmental Crimes: German Experiences and Approaches” (Tạm dịch: Tội phạm về môi trường xuyên biên giới: kinh nghiệm và cách tiếp cận của Cộng hòa liên bang Đức), Gallas, Andreas, Werner, Julia, Monterey, California, 1998. Các tác giả tập trung giới thiệu về việc thực thi pháp luật hình sự (PLHS) về môi trường là sự bổ sung cho việc thực thi pháp luật hành chính về môi trường. Trên thực tế, có những trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong phạm vi quốc gia và những trường hợp vi phạm xuyên quốc gia không dễ để bị truy tố về hình sự, mặc dù có đủ các công cụ pháp lý cần thiết cho hoạt động truy tố. Sự không tương thích trong một số lĩnh vực luật pháp quốc tế cản trở việc xử lý hình sự đối với các vi phạm về môi trường. Những hạn chế chủ yếu là thiếu sự hợp tác giữa các lực lượng Cảnh sát và các cơ quan quản lý môi trường. Cụ thể là năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành các hoạt động này. Các tác giả xác định việc trao đổi, hợp tác giữa các lực lượng và các quốc gia sẽ là nhân tố chính giúp giải quyết những hạn chế này. Sách chuyên khảo “Environmental crime and justice” (Tạm dịch: Tội phạm môi trường và sự công bằng ) của tác giả Michael J Lynch và Paul B. Stretesky, Nxb. Oxford, 2001. Tác giả đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về các TPMT và hoạt động xét xử. Tác giả chỉ rõ vai trò của cơ sở dữ liệu tội phạm, dân sự, hành chính trong phòng, chống TPMT cũng như tác dụng của nó đối với hoạt động truy tố, xét xử các TPMT. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra dự báo tình hình các TPMT trong mối liên hệ với tội phạm có tổ chức trong tương lai. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu quan tâm đến vấn đề TPMT có liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án và xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền. Sách chuyên khảo “Environmental crime” (Tạm dịch: Tội phạm môi trường) của nhóm tác giả Mary Clifford và Terry S. Edward đồng chủ biên, Nxb. Jones & Barlett Learning, Anh, 2012. Công trình nghiên cứu của các chuyên gia về các TPMT ở nhiều quốc gia, trong đó tập trung ở Hoa Kỳ đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu quốc tế về bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật của Hoa Kỳ về môi trường. Các tác giả đi 11
- sâu về cách nhận diện, xác định các TPMT và khám phá loại tội phạm này ở Hoa Kỳ. Đồng thời, các tác giả đã có những chỉ dẫn về sự khác biệt về pháp luật về cách thức xử lý tội phạm giữa một số quốc gia Châu Âu, Austraylia và Hoa Kỳ. “Handbook of Transnational Environmental Crime” (Tạm dịch: Sổ tay tội phạm môi trường xuyên quốc gia) của biên tập viên Lorraine M. Elliott, William H. Schaedla, Nxb. Edward Elgar Publishing, Incorporated, Anh, 2016. Cuốn sách này đã chỉ ra hành vi tội phạm ngày càng gia tăng ở các quốc qua, chủ yếu là hành vi buôn bán động vật hoang dã, gỗ, nguồn cá và các chất gây ô nhiễm, chất thải và tội phạm trong thị trường carbon. Cuốn sách cũng chỉ ra những hậu quả đối với môi trường, thiệt hại về người cũng như sự gia tăng của các nguồn tội phạm khác. Cuốn sách là tài liệu bổ ích, có giá trị đối với các cán bộ thực thi pháp luật khi đứng trước những thách thức của TPMT xuyên quốc gia. Bài viết “The Strategy of Implementing Criminal Policy in Environmental Crimes” (Tạm dịch: Chiến lược thực hiện CSHS trong TPMT) của tác giả Masoud Heidari và Noshin Dorri đăng trên Tạp chí Journal of Earth, Environment and Health Sciences, Islamic Azad University Isfahan, năm 2016. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện CSHS đối với các TPMT của Iran trong bối cảnh việc bồi thường để khôi phục lại nguyên trạng môi trường như trước khi bị hành vi phạm tội xâm hại là rất khó khăn và có lẽ là không thể. Kết quả nghiên cứu thấy rằng CSHS hiện hành thiếu sự toàn diện với các TPMT khi thiếu tính nghiêm khắc và quyết đoán trong việc xử lý cũng như phòng ngừa loại tội phạm này. Sách chuyên khảo “Transnational Environmental Crime” (Tạm dịch: Tội phạm môi trường xuyên quốc gia) của tác giả Rob White, Nxb. Taylor & Francis, Anh, năm 2018. Cuốn sách cung cấp một cách toàn diện và có hệ thống về các hành vi vi phạm môi trường xuyên quốc gia; đánh giá tác hại môi trường như ô nhiễm (không khí, nước và đất) và xâm hại tới các loài động vật hoang dã (bao gồm buôn bán bất hợp pháp ngà voi cũng như động vật sống); biến đổi khí hậu; mối đe dọa đối với đa dạng sinh học…Cuốn sách cũng đưa ra các quan điểm cho rằng việc phân tích những vấn đề về TPMT xuyên quốc gia như khái niệm; đặc điểm; các yếu tố tác động…là cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề BVMT. 12
- Các nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết đều đưa ra được khái niệm, đặc điểm của các TPMT nhằm phân biệt TPMT với các loại tội phạm khác. Các tác giả đều thống nhất cho rằng, các TPMT có những đặc điểm như: là hành vi trái pháp luật; xâm hại tới môi trường sống của con người, hệ sinh thái và những yếu tố khác liên quan; tác động đến lợi ích xã hội và các TPMT cần được quan tâm hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các công trình nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu thực tiễn như các hành vi xâm hại đến môi trường tự nhiên và nhân tạo, như xả thải bất hợp pháp, buôn bán động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường đến hoạt động đấu tranh phòng, chống các TPMT của cơ quan chức năng, hoạt động TPMT xuyên quốc gia hay dưới góc độ Luật so sánh. Điều này cho thấy tồn tại ở mỗi quốc gia, các TPMT cũng đang là vấn đề cấp thiết và được quan tâm. Từ thực trạng đó, các tác giả đã đánh giá nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp khác nhau trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các TPMT, tập trung vào một số vấn đề như: sửa đổi, bổ sung quy định PLHS hiện hành; tăng cường áp dụng pháp luật; tăng cường hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tăng mức xử phạt để nâng cao tính răn đe với các TPMT, thay đổi nhận thức của xã hội cũng như cơ quan có thẩm quyền về tác hại của các TPMT và phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra sự phức tạp, tinh vi và có tổ chức của TPMT để cho thấy xu hướng hiện nay coi TPMT không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề xuyên quốc gia. Vì vậy, vấn đề hợp tác quốc tế trong công tác BVMT và xử lý các TPMT là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, có thể thấy qua các công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm toàn diện và bao quát được các cấu thành của các TPMT. Các công trình chủ yếu nghiên cứu thông qua thực tiễn, rất ít công trình nghiên cứu về lý luận. Mặc dù vậy, phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong các công trình nghiên cứu là kinh nghiệm mà NCS có thể học hỏi trong quá trình triển khai nghiên cứu các vấn đề của luận án. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách pháp luật hình sự Sách chuyên khảo “Luật Hình sự Việt Nam (quyển 1) – Những vấn đề chung” của tác giả Đào Trí Úc năm 2000 được Nxb. Khoa học xã hội xuất bản là cuốn sách đề cập đến những nội dung như: xác định mối liên hệ giữa nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội xâm phạm với hệ thống tư pháp hình sự; đề cập đến những vấn đề lý luận chung của 13
- Luật Hình sự Việt Nam như khái niệm, các nguyên tắc, hiệu lực, nguồn của Luật Hình sự Việt Nam; đặc biệt trong cuốn sách này tác giả dành một chương để đề cập đến CSHS. Trong chương IV về chính sách hình sự, tác giả đã phân tích và làm rõ khái niệm CSHS cụ thể tác giả đã chỉ ra rằng: “chính sách hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi vì đó là những định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm” [129, tr.182]. Từ khái niệm, tác giả đã xác định các yếu tố thuộc về nội dung của CSHS và làm rõ các lĩnh vực của CSHS. Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực CSHS. Do đó, cuốn sách này có ý nghĩa rất lớn cho việc nghiên cứu và nhận thức về CSPL nói chung, CSHS nói riêng. Tiếp tục phát triển về tư duy nhận thức liên quan đến khoa học luật hình sự nói chung và CSHS nói riêng, GS.TSKH Lê Văn Cảm đã biên soạn cuốn sách chuyên khảo về “Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung)” vào năm 2005, tái bản 2019, được Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Công trình nghiên cứu phân tích và làm sáng tỏ lý luận về những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, từ đó đưa ra các luận điểm khoa học riêng biệt và xây dựng các mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp đối với các quy phạm và các chế định tương ứng [22, tr.20]. Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã giải quyết, phân tích các nội dung về CSHS; đạo luật hình sự; tội phạm; TNHS; hình phạt và biện pháp tư pháp…Những nội dung này được đề cập dưới góc độ so sánh, phân tích và kiến giải một cách cụ thể. Thể hiện sự nhận thức đầy đủ về khoa học luật hình sự, đặc biệt tác giả cũng khẳng định về mặt lý luận những quan điểm nhận thức về CSHS. Đồng thời, tác giả nêu lên ba hình thức thể hiện chủ yếu của CSHS gồm: sáng tạo pháp luật, áp dụng pháp luật, giáo dục phát triển ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong xã hội. Đặc biệt, tác giả phân tích đưa ra một số kết luận mang tính định hướng và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục triển khai nghiên cứu gồm: cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hoạch định CSHS trong giai đoạn hiện nay; tiếp tục nghiên cứu để phát hiện những điểm còn hạn chế trong quy định của BLHS, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự chính là những định hướng cần được triển khai tích cực để góp phần làm cho hệ thống tư pháp hình sự vững mạnh; nghiên cứu và lý giải để soạn thảo các cơ chế pháp lý khả thi tương ứng với các quy định của 14
- PLHS, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự nhằm thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Với những kết quả như trên đã bổ sung những nhận thức quan trọng và giá trị cho khoa học luật hình sự nói chung, CSHS nói riêng. “Chính sách hình sự và việc thực hiện chính sách hình sự ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ luật học của Phạm Thư, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. Luận án đã khẳng định CSHS là hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, định hướng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học. từ đó, đưa ra khái niệm CSPL, CSHS. Tác giả khẳng định, CSHS có quan hệ và gắn bó mật thiết với việc xây dựng và thực hiện CSPL, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chịu sự tác động, chi phối của các chính sách này. Đồng thời, CSHS trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng, hoàn thiện PLHS, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng chúng, soạn thảo và triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận án cũng chỉ rõ những mục đích cơ bản của CSHS; ý nghĩa của việc nghiên cứu CSHS; coi sáng tạo pháp luật, áp dụng pháp luật và giáo dục, phát triển ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong xã hội là các hình thức thể hiện của CSHS; phân tích làm sáng tỏ nội hàm, bản chất của chính sách phòng ngừa tội phạm, CSPLHS, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự; phân tích những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định CSHS. Ngoài ra, luận án đã có sự khái quát về quá trình xây dựng và thực hiện CSHS của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay bằng việc phân tích hoàn cảnh chính trị, lịch sử qua các thời kỳ, những văn bản pháp luật đã được ban hành và đặc điểm nổi bật trong CSHS ở những thời kỳ ấy. Đồng thời, luận án đã đi sâu phân tích, kiến giải CSHS của một số nước trên thế giới qua các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm như: CSHS của Liên bang Nga, CSHS của Hoa Kỳ, CSHS của Nhật Bản, CSHS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đây là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện CSHS ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Đặc biệt, luận án đã đánh giá về thực trạng chính sách về tội phạm và hình phạt 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 635 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn