LỜI CAM ĐOAN<br />
Đề tài: “KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI” là<br />
công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng nên. Những nội<br />
dung và ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích<br />
dẫn theo đúng quy định. Nội dung của công trình này không sao chép bất kỳ luận<br />
án hay bất kỳ tài liệu nào.<br />
Tác giả xin lấy danh dự để bảo đảm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính<br />
trung thực của đề tài.<br />
Tác giả<br />
<br />
Võ Phan Lê Nguyễn<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................2<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................2<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................................................................2<br />
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3<br />
3.1. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................3<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................3<br />
4. Ý nghĩa khoa học của luận án ..........................................................................................3<br />
5. Bố cục của luận án ............................................................................................................4<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................5<br />
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Luận án........................................5<br />
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................................5<br />
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai của nước ngoài ... 11<br />
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................13<br />
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .............................................................15<br />
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................15<br />
1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................17<br />
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...........................................................18<br />
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................18<br />
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................18<br />
1.4. Những đóng góp mới của Luận án .............................................................................19<br />
CHƯƠNG 2: TỔNG LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ<br />
ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM................................................................................................................21<br />
2.1. Tổng luận về khiếu nại ...............................................................................................21<br />
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò khiếu nại về đất đai ......................................................21<br />
2.1.2. Mối quan hệ giữa khiếu nại về đất đai với các phương thức bảo vệ quyền của người<br />
sử dụng đất ở Việt Nam ....................................................................................................................28<br />
2.1.3. Các yếu tố cấu thành của quan hệ khiếu nại về đất đai ............................................34<br />
2.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai ..................................................................................47<br />
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giải quyết khiếu nại về đất đai ....................................47<br />
2.2.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam ....................................................50<br />
2.2.3. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai .............................61<br />
<br />
2.3. Các yếu tố tác động đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ....................65<br />
2.3.1. Hình thức và phương thức thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai ............65<br />
2.3.2. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ..........................................67<br />
2.3.3. Lịch sử, truyền thống quan hệ đất đai ở Việt Nam .....................................................69<br />
2.3.4. Mức độ hoàn thiện của pháp luật ...............................................................................71<br />
2.2.5. Các chủ thể lãnh đạo, tham gia, phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai ................71<br />
2.2.6. Xu thế hội nhập quốc tế ..............................................................................................73<br />
2.2.7. Nhận thức pháp luật ....................................................................................................73<br />
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................75<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT<br />
ĐAI Ở VIỆT NAM .........................................................................................................................77<br />
3.1. Thực trạng khiếu nại về đất đai..................................................................................77<br />
3.1.1. Tình hình và nguyên nhân khiếu nại về đất đai ở Việt Nam hiện nay ........................77<br />
3.1.2. Quy định pháp luật về khiếu nại và thực tiễn khiếu nại về đất đai ở Việt Nam .........88<br />
3.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ............................................................. 101<br />
3.2.1. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai; những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân ... 101<br />
3.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết khiếu nại về đất đai .......................... 104<br />
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................. 119<br />
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI ................................... 120<br />
4.1. Dự báo tình hình khiếu nại và phương hướng công tác giải quyết khiếu nại về đất<br />
đai trong điều kiện hiện nay ....................................................................................................... 120<br />
4.1.1. Dự báo tình hình khiếu nại về đất đai...................................................................... 120<br />
4.1.2. Phương hướng trọng tâm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại trong điều kiện<br />
hiện nay ......................................................................................................................................... 121<br />
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ...... 121<br />
<br />
4.2.1. Bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai nhằm giảm thiểu khiếu nại về đất đai ........ 121<br />
4.2.2. Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện<br />
hành ............................................................................................................................................... 140<br />
4.2.3. Bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hành chính và các quy định pháp luật<br />
liên quan khác ............................................................................................................................... 145<br />
4.2.4. Nghiên cứu mở rộng, đa dạng phương thức bảo vệ quyền của người sử dụng đất phù<br />
hợp với điều kiện nước ta hiện nay ............................................................................................... 146<br />
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai ............................... 146<br />
<br />
4.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền<br />
giải quyết khiếu nại, nhất là cấp cơ sở ......................................................................................... 146<br />
4.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác tiếp công dân,<br />
giải quyết khiếu nại về đất đai ...................................................................................................... 149<br />
4.3.3. Tăng cường sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác giải quyết khiếu<br />
nại về đất đai ................................................................................................................................. 150<br />
4.3.4. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên trong giải quyết khiếu<br />
nại về đất đai ................................................................................................................................. 152<br />
4.3.5. Các giải pháp khác .................................................................................................. 153<br />
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 155<br />
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 157<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, của mỗi con người.<br />
Đất đai có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện qua câu nói của W.Petty<br />
(1622 - 1678) mà Mác đã viện dẫn trong Bộ Tư bản nổi tiếng của mình: “Lao động là cha,<br />
đất là mẹ sinh ra mọi của cải vật chất của xã hội”1. Ở nước ta, nhà sử học Phan Huy Chú<br />
(1782 - 1840) cũng đã nhấn mạnh “của báu của một nước không gì bằng đất đai, Nhân<br />
dân và của cải đều do đó mà sinh ra”2.<br />
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Sau<br />
thời kỳ đổi mới, pháp luật đã mạnh dạn trao quyền và ngày càng mở rộng quyền cho người<br />
sử dụng đất nhằm bảo đảm từng thửa đất được khai thác, sử dụng hiệu quả. Nhà nước đã<br />
giảm dần hoạt động can thiệp sâu vào quyền sử dụng đất của chủ thể được trao quyền, để<br />
chuyển sang việc hoạch định chính sách đất đai và tăng cường quản lý nhà nước về đất đai<br />
nhằm bảo đảm đất đai được bảo vệ, quản lý, sử dụng theo đúng định hướng mà Nhà nước<br />
mong muốn. Sự đổi mới theo hướng đi này đã phát huy hiệu quả to lớn trên thực tiễn, đất<br />
đai được khôi phục giá trị thật của nó, tạo nguồn lực to lớn để đất nước phát triển.<br />
Có thể nói, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp sang kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới<br />
nên pháp luật về đất đai cũng phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Pháp luật về đất<br />
đai và hệ thống pháp luật liên quan ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu<br />
quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Một khi pháp luật - công cụ quản lý cốt lõi<br />
thay đổi thì hoạt động quản lý cũng có sự thay đổi nhằm bảo đảm tính tương thích. Tuy<br />
nhiên, trong thực tiễn, pháp luật về đất đai vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Cụ<br />
thể, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều yếu kém, tư duy can thiệp sâu<br />
vào quyền được trao cho người sử dụng đất của các chủ thể quản lý nhà nước vẫn còn tồn<br />
tại. Tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng, phân phối đất đai, sự<br />
lạm quyền của cán bộ, công chức được trao quyền, tham nhũng, lãng phí... vẫn còn xảy ra.<br />
Từ đó, tình trạng khiếu nại về đất đai diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí gay gắt,<br />
phức tạp. Trong bức tranh chung về khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta thì số vụ việc<br />
khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn (tương đương 70%) và diễn biến<br />
phức tạp, nhất là số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai, nhà ở,<br />
bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong khi đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực<br />
nhưng hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính liên quan đến lĩnh vực này của cơ quan<br />
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền chưa đạt được kết quả như mong muốn3.<br />
Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất đã sử dụng<br />
quyền khiếu nại - quyền chính trị, pháp lý cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật<br />
ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai, người sử dụng<br />
1<br />
<br />
C. Mac (1979), Tư bản, Quyển I, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 82.<br />
Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 213.<br />
3<br />
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Báo cáo số 263/BC-UBTVQH13 ngày 5/11/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc<br />
hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với<br />
các quyết định hành chính về đất đai, Hà Nội.<br />
2<br />
<br />