intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

55
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có mục đích là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động mua bán nợ của NHTM; luận giải và đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán, nợ của các NHTM ở Việt Nam; trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ và phát triển thị trường mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH THỦY MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH THỦY MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 93.80.107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Nhƣ Phát 2. TS. Lê Anh Tuấn Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ với đề tài “Mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo được tôi sử dụng đều được tôi trích rõ nguồn tác giả, bài viết, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Tôi cam kết chịu mọi trách nhiệm về luận án tiến sĩ của mình. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................10 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................23 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu........................................................................30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................34 Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................................................36 2.1. Những vấn đề lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại ............36 2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại ........................................................................................................56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................74 3.1. Thực trạng pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay....................................................................................................74 3.2. Phân tích, đánh giá thực tiễn mua bán nợ của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay ..................................................................102 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................118 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................120 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ................................................................................120 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại .....................................................................................................129
  5. 4.3. Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ................................................................................138 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................145 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................150
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại DATC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam KAMCO Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc – Korea Asset Management Corporation NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng VAMC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng Việt Nam
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng và những hoạt động ngân hàng có lịch sử ra đời từ rất lâu, từ nghề đổi tiền của một số thương nhân [50], dần hình thành nên các tổ chức nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán,… hoạt động như các NHTM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các NHTM không ngừng phát triển hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Sự phát triển bền vững của NHTM gắn liền với vấn đề quản trị các khoản nợ của mình, trong đó đặc biệt là xử lý nợ nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Mặc dù có nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ như tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp khách nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ, … Nhưng trong số các biện pháp đó, mua bán nợ được xem là một trong những biện pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho NHTM. Hoạt động mua bán nợ xuất hiện và đặt những bước đi đầu tiên tại Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX, khi mà NHNN ban hành Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19 tháng 04 năm 1999 quy định quy chế mua, bán nợ của tổ chức tín dụng. Với Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14, hoạt động mua bán nợ đã được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận và bảo vệ. Từ thời điểm đó cho đến nay, pháp luật về mua bán nợ của NHTM ngày càng hoàn thiện, không chỉ hình thành được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh mà các nội dung quy định cũng dần trở nên đầy đủ, cụ thể hơn, từ đó góp phần không nhỏ vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM quản trị nguồn vốn tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Hệ thống các quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như về vấn đề chủ thể tham gia mua bán nợ của NHTM thì một số quy định về điều kiện năng lực tài chính và phạm vi hoạt động kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tham gia vào hoạt động mua bán nợ của các chủ thể như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành 1
  8. viên Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mua bán nợ, doanh nghiệp môi giới nợ, sàn giao dịch nợ. Việc không thu hút được các chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua bán nợ đồng thời khiến cho thị trường mua bán nợ của NHTM chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó, có nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khác nhau. Điều đó thể hiện tình trạng tản mát, không tập trung và mang tính hệ thống cao của các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM, thậm chí còn có những nội dung chồng chéo, không thống nhất và sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và quản lý giám sát. Ngoài ra, công tác xây dựng pháp luật còn chưa thực sự gắn kết với tổ chức thực thi pháp luật, làm cho hiệu quả thi hành pháp luật bị giảm sút. Như vậy, có thể thấy pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM còn những khiếm khuyết nhất định, chưa trở thành công cụ hữu hiệu để giúp cho việc xử lý nợ của các NHTM đạt hiệu quả cao, góp phần làm lành mạnh và phát triển ổn định hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật về mua bán nợ của NHTM là việc làm cần thiết để đánh giá được chính xác thực trạng, những điểm bất cập và phương hướng hoàn thiện chúng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng có xu hướng tăng cao trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế trong và ngoài nước. Theo kết quả giám sát của NHNN: nợ xấu năm 2010 khoảng 38 tỷ đồng (chiếm 2,1% tổng dư nợ), năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng (chiếm 3,2% tổng dư nợ). Đến cuối tháng 9/2017, theo báo cáo của Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 07/11/2017 thì tổng mức nợ xấu là khoảng 566.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 8,61%. Đến quý IV năm 2019 và trong năm 2020, theo số liệu thống kê chính thức được công bố trên website sbv.gov.vn của NHNN, có sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,6% tại thời điểm quý IV/2019 lên mức 2,4% tại thời điểm cuối quý III/2020. Ở đây, vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM theo hướng nào để có thể xử lý thực tế nợ xấu nêu trên một cách có hiệu quả và bền vững? Để giải 2
  9. quyết vấn đề này, Chính phủ đã đề ra giải pháp là phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ. Đồng thời, tại Mục III.2 Nghị Quyết 77/2014/QH13 “về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”, được Quốc Hội khóa XIII, thông qua tại Kỳ họp thứ tám, ngày 10 tháng 11 năm 2014, Quốc hội cũng yêu cầu phải “Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ...”. Tuy nhiên, những quy định, chính sách này còn mang tính chung, chưa được hướng dẫn cụ thể. Để triển khai thực hiện được những quy định, chính sách này về mặt pháp luật đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn trong hoạt động mua bán nợ của TCTD nói chung và NHTM nói riêng, đồng thời đề ra những kiến giải cần thiết để hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM ở Việt Nam thực sự là hành lang pháp lý quan trọng giúp phát triển thị trường mua bán nợ, góp phần thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những vấn đề lý luận, đặc điểm, nội dung và thực trạng pháp luật về mua bán nợ của các NHTM, nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ, tạo hành lang pháp lý ổn định cho các NHTM có thể đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, đặc biệt là việc mua bán nợ xấu của NHTM. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động mua bán nợ của NHTM; luận giải và đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán, nợ của các NHTM ở Việt Nam; trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ và phát triển thị trường mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của luận án là: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài pháp luật về mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam; Đánh giá những kết quả nghiên cứu của 3
  10. các công trình nghiên cứu đó và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về mua bán nợ của các NHTM; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam; - Luận chứng, xây dựng hệ thống quan điểm hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về mua bán nợ; các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về mua bán nợ và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua bán nợ của các NHTM tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Nghiên cứu pháp luật về mua bán nợ của NHTM ở Việt Nam, đồng thời có tham khảo pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua bán nợ của NHTM ở một số nước trên thế giới. Phạm vi về thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu từ khi Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được ban hành cho đến nay, mặc dù trong nghiên cứu có thể phân tích sự phát triển của pháp luật về các TCTD kể từ thời điểm Luật Các tổ chức tín dụng lần đầu được ban hành năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004. Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu về hoạt động mua bán nợ của NHTM mà không đi sâu vào hoạt động mua bán nợ của các chủ thể khác như các TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và qu tín dụng nhân dân. Mặt khác, các khoản nợ được đề cập đến trong luận án là những khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay giữa NHTM với khách hàng vay, không bao gồm các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp, nợ trái phiếu chính phủ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm một số phương pháp nghiên cứu điển hình là: 4
  11. (i) Phương pháp luận biện chứng: là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng, nhằm phân tích pháp luật mua bán nợ trong mối quan hệ chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều đối tượng khác, đồng thời, nhờ nhận thức được việc này mà đề ra định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM. (ii) Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: là phương pháp sử dụng những thông tin sẵn có từ các nguồn khác nhau, phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM. (iii) Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được vận dụng trong việc tiếp cận các quan điểm, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và mua bán nợ nói riêng, ví dụ như các quan điểm về khái niệm nợ, nợ xấu của NHTM, để kế thừa, cải tiến các kết luận trong các công trình trước đây. (iv) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, đồng thời liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc hơn về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp các khía cạnh lý luận và thực trạng pháp luật về mua bán nợ của NHTM. (v) Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển, tổ chức tri thức thành một hệ thống trên cơ sở mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng toàn diện hơn. Phương pháp này được áp dụng nhằm phân loại và hệ thống các vấn đề được nghiên cứu trong luận án thành hệ thống lý thuyết được sắp xếp hiệu quả, giúp cho sự hiểu biết về mua bán nợ của NHTM được hệ thống và toàn diện. (vi) Phương pháp nghiên cứu lịch sử: là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng. Phương pháp này được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển một số quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM tại Việt Nam, sự hình thành và phát triển của một số thị trường mua bán nợ trên thế giới. 5
  12. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã góp phần hoàn thiện các khái niệm nợ, nợ xấu của NHTM bằng việc định nghĩa một cách đầy đủ, rõ ràng và đúng với bản chất pháp lý của vấn đề hơn. Theo đó, khái niệm nợ của NHTM được định nghĩa là một khoản tiền bao gồm khoản gốc, lãi và các chi phí khác mà khách hàng vay phải thanh toán cho NHTM tại một hoặc nhiều thời điểm nhất định được gọi là hạn thanh toán do NHTM và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng; khái niệm nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ có rủi ro tín dụng cao, khả năng thu hồi vốn thấp, có khả năng gây thiệt hại cho NHTM cho vay, dựa trên sự đánh giá về lượng thời gian quá hạn mà chưa thanh toán nợ và sự đánh giá thấp của NHTM về khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở định nghĩa chính xác về nợ của NHTM, từ đó luận án đã phân tích, nêu ra đầy đủ những đặc điểm về nợ của NHTM là: (i) phát sinh trên cơ sở hợp đồng cấp tín dụng của NHTM; (ii) là quan hệ về tài sản; (iii) bao gồm số nợ gốc, lãi vay và chi phí khác nếu có; (iv) luôn mang rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, luận án có những nội dung phân tích về hoạt động phân loại nợ với tư cách là một hoạt động quản trị rủi ro đặc biệt quan trọng của NHTM, qua đó thấy được nợ được phân ra làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại nợ sẽ có những biện pháp pháp quản lý riêng biệt mà mua bán nợ là một trong những biện pháp đó, những ảnh hưởng của việc phân loại nợ đến những bên tham gia vào hoạt động mua bán nợ. Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã đưa ra khái niệm mua bán nợ của NHTM đầy đủ và chính xác hơn, đó là giao dịch dựa trên sự tự nguyện thoả thuận giữa bên bán nợ và bên mua nợ với đối tượng giao dịch là quyền yêu cầu khách hàng vay nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn thanh toán và những quyền yêu cầu khác của NHTM được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho bên mua nợ. Từ đó, luận án làm rõ hơn những đặc điểm pháp lý của hoạt động mua bán nợ của NHTM, vai trò của hoạt động mua bán nợ đối với các chủ thể tham gia mua bán nợ và đối với nền kinh tế, các nguyên tắc trong hoạt động mua bán nợ của NHTM từ những nguyên tắc chung của quan hệ hợp đồng dân sự đến các nguyên tắc đặc thù của hoạt động này như là: (i) không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, (ii) các 6
  13. chủ thể tham gia hoạt động mua nợ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hoạt động cụ thể của pháp luật, (iii) đối tượng giao dịch là khoản nợ trong một số trường hợp phải đáp ứng một số yếu tố mới được phép đưa vào mua, bán. Thứ ba, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ của NHTM, chỉ ra những đặc điểm cơ bản, đặc thù của pháp luật mua bán nợ của NHTM thông qua các vấn đề: (i) nguồn luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của NHTM, (ii) chủ thể chính chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM, (iii) đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM. Luận án cũng bổ sung thêm những nội dung lý luận pháp luật về mua bán nợ của NHTM trong các vấn đề: (i) đối tượng mua bán nợ của NHTM, (ii) chủ thể mua bán nợ, (iii) công cụ thanh toán trong giao dịch mua bán nợ của NHTM, (iv) hợp đồng mua bán nợ của NHTM, và (v) xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay được mua, bán. Ngoài ra, luận án đã phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về mua bán nợ của NHTM cụ thể là: (i) điều kiện kinh tế, xã hội và đường lối, chính sách của nhà nước, (ii) việc kết nối thị trường vốn, tài chính và nhu cầu thực tiễn, (iii) xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, (iv) sự hài hoà với các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thứ tư, luận án đã phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về mua bán nợ của NHTM và thực tiễn thực hiện những quy định đó, qua đó làm rõ những thành tựu đạt được và những điểm bất cập, những khoảng trống mà pháp luật còn bỏ ngỏ chưa điều chỉnh. Các quy định chủ yếu được luận án phân tích, đánh giá gồm có: (i) khái niệm nợ của NHTM; (ii) điều kiện đối với khoản nợ của NHTM được mua, bán; (iii) chủ thể mua bán nợ; (iv) công cụ thanh toán trong giao dịch mua bán nợ của NHTM; (v) giá mua bán nợ; (vi) hợp đồng mua bán nợ của NHTM; (vii) xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ của NHTM. Thứ năm, luận án đã đưa ra được các định hướng cụ thể, rõ ràng cho việc hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của NHTM, khắc phục tình trạng định hướng chung chung và không đầy đủ trong các công trình trước đây. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của NHTM nhằm hình thành một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán nợ và việc hình thành 7
  14. đầy đủ các điều kiện cần thiết cho một thị trường mua bán nợ hoàn chỉnh bao gồm các loại nợ khác nhau, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành. Các giải pháp được đề xuất cho các vấn đề chủ yếu của pháp luật mua bán nợ của NHTM, bao gồm đối tượng mua bán nợ; chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ; giá mua bán nợ; công cụ thanh toán trong giao dịch mua bán nợ; hợp đồng mua bán nợ; việc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của NHTM ... Đồng thời, để hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật mua bán nợ của NHTM tại Việt Nam nhằm đảm bảo cho các quy định pháp luật được thực hiện, triển khai trên thực tế một cách có hiệu quả, luận án đưa ra một loạt đề xuất như là: bổ sung hình thức mua bán nợ theo lô, khắc phục tình trạng cung thừa cầu thiếu trong mua bán nợ của NHTM, hình thành và phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, thành lập hiệp hội các công ty mua bán nợ, tổ chức thị trường mua bán nợ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức thực thi pháp luật … 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, tập trung về vấn đề mua bán nợ của NHTM, nhằm góp phần xây dựng hệ thống lý luận và pháp luật về mua bán nợ của NHTM, đồng thời đưa ra những đánh giá, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, luận án cung cấp bức tranh tổng quan và góp phần hoàn thiện các cơ sở lý luận về mua bán nợ của NHTM, tạo tiền đề và điều kiện cho các công trình sau có cơ sở tham khảo, vận dụng. Thứ hai, luận án cung cấp kiến thức pháp lý về mua bán nợ của NHTM, phục vụ công tác đào tạo, áp dụng pháp luật tại Việt Nam hiện nay. Thứ ba, luận án đưa ra những đánh giá, kiến nghị mang tính tham khảo hữu ích đối với các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện, nâng cao khả năng thực thi các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài bốn phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án chia thành bốn chương: 8
  15. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu; - Chương 2: Lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại và pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại; - Chương 3: Thực trạng pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay; - Chương 4: Định hướng và đề xuất hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại. 9
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại Một là, các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ của ngân hàng thương mại Khái niệm nợ nói chung và nợ của NHTM nói riêng được một số công trình tại Việt Nam nghiên cứu cụ thể như sau: Tại luận án tiến sĩ về “Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của tác giả Khúc Thị Phương Nhung cho rằng khái niệm nợ (khoản nợ) có thể được biểu hiện bằng một khoản tiền nhất định hoặc dưới dạng khác (dịch vụ phải cung ứng, công việc phải thực hiện) mà theo đó nghĩa vụ này được phát sinh trên cơ sở hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật và bên nợ có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên có quyền. Ngoài ra, công trình còn đưa ra khái niệm nợ của TCTD, theo đó, nợ của TCTD là một khoản tiền bao gồm khoản gốc, lãi, phí và/hoặc chi phí khác có liên quan mà khách hàng (tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ phải trả cho TCTD tại một thời điểm nhất định theo thỏa thuận được xác lập trong hợp đồng giữa TCTD và khách hàng [[31], tr. 57]. Theo luận án tiến sĩ kinh tế về “Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hương, cho rằng nợ là nghĩa vụ phải trả bằng tiền hoặc tài sản của cá nhân hoặc tổ chức này (gọi là khách nợ) đối với cá nhân hoặc tổ chức khác (chủ nợ). Nợ có thể có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm [22]. Luận văn thạc sĩ luật học về “Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Trọng Dũng cũng đề cập đến khái niệm nợ, theo đó, nợ là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải trả tài sản cho cá nhân, tổ chức khác phát sinh từ hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật [[18], tr. 8]. Theo định nghĩa này, nợ được 10
  17. hiểu là một mối quan hệ pháp lý của một bên phải hoàn trả cho một bên khác, mà đối tượng được giới hạn trong phạm vi tài sản, phát sinh do thoả thuận của các bên hoặc do sự điều tiết của pháp luật trong những trường hợp cụ thể. Theo bài viết “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam” của Phó giáo sư Tiến s Ngô Huy Cương, các định nghĩa nợ thông thường chỉ đứng dưới góc nhìn của bên có nghĩa vụ phải thực hiện vì lợi ích của người khác mà chưa xem xét góc độ từ phía người có quyền, theo đó một bên có quyền yêu cầu, còn bên kia phải thực hiện hành vi nhất định theo yêu cầu đó, có nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định. Khi nói hợp đồng là căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ, thì có nghĩa là hợp đồng làm phát sinh ra quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định [17]. Do vậy, cần lưu ý trong quan hệ nghĩa vụ luôn có hai chủ thể trái ngược nhau: một bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, bên còn lại phải thực hiện yêu cầu của bên kia để quan tâm đầy đủ các khía cạnh. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về nợ nói chung của NHTM, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nợ xấu nói chung và nợ xấu của NHTM, cụ thể như sau: Theo Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương về “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả cho rằng nếu đứng dưới góc nhìn của các NHTM thì nợ xấu có thể hiểu là những khoản nợ cho vay không có khả năng sinh lời hay những khoản vay không còn hoạt động, liên quan tới tính hiệu quả của khu vực ngân hàng. Những khoản vay trở nên không sinh lời khi người vay dừng việc thanh toán và khoản cho vay này bắt đầu bị vỡ nợ. Cụ thể, theo quan điểm của tác giả, nợ xấu phải được tiếp cận dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là một khoản vay trong hạn, hoặc thậm chí mới cho vay, nhưng có dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả nợ của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thể coi là một khoản nợ xấu [34]. Việc nghiên cứu khái niệm nợ xấu cũng được đề ra trong nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác. Như trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tú về “Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, tác giả đã đưa ra khái niệm về nợ xấu, hay còn gọi là nợ khó đòi hoặc các khoản vay có vấn đề, là 11
  18. khái niệm được sử dụng phổ biến nhằm ám chỉ các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc mất khả năng thu hồi [43]. Khái niệm này cho thấy về bản chất nợ xấu là khoản nợ mà người vay không trả nợ đến hạn bao gồm cả trường hợp không trả nợ và mất khả năng trả nợ. Hay quan điểm của Tiến sĩ Tôn Thanh Tâm trong bài viết “Bàn về xử lý nợ xấu” chỉ ra rằng, dấu hiệu nhận biết nợ xấu là nếu bên vay trả nợ không sòng phẳng, không đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thì nó trở thành nợ xấu [36]. “Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của tác giả Khúc Thị Phương Nhung đã đề cập một số vấn đề về đặc điểm nợ và phân loại nợ của TCTD trong đó bao gồm NHTM thông qua góc độ phân tích đặc điểm nợ và phân loại nợ của TCTD nói chung. Qua đó, thể hiện nợ mang một số đặc điểm như phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa TCTD và khách hàng, thường đi kèm với sự bảo đảm khả năng thanh toán thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay, thường được các bên xác định trước thời điểm trả nợ, bao gồm số tiền vay gốc, lãi, phí và chi phí khác nếu có, và là kết quả của quá trình mà TCTD thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của chính mình thông qua hợp đồng tín dụng. Đồng thời, công trình này cũng chỉ ra được phương pháp phân loại nợ định lượng và định tính, và khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) có tỷ lệ trích lập dự phòng cao hơn các nhóm nợ khác [31]. Luân án tiến s luật học “Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của Hoàng văn Thành đã đưa ra khái niệm “nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD là một loại quyền tài sản hình thành khi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với TCTD không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ sau một khoảng thời gian luật định hoặc được TCTD nhận định khách hàng rất có thể không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ” [[37], tr.446] Tại một số công trình nghiên cứu khác như “Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của tác giả Trà Đình Thứ [41], “Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Trọng Dũng [18], “Nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định Việt Nam và thông 12
  19. lệ quốc tế” của tác giả Đinh Thị Thanh Vân [46], “Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê [24], cũng chỉ ra được các phương pháp phân loại nợ phổ biến tại Việt Nam theo phương pháp định lượng và định tính. Ngoài những công trình nghiên cứu trong nước kể trên, ở nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về khái niệm nợ, nợ xấu, phân loại nợ của NHTM. Cụ thể là: Trong Fundamentals of contract law (Đại cương về pháp luật hợp đồng) của Corinne Renault Brahinsky [[59], tr. 11], tác giả khẳng định bản chất pháp lý của nợ là một nghĩa vụ tài sản của bên nợ đối với chủ nợ. Trong bài viết Régime juridique du transfert de créances (dịch là: Chế độ pháp lý về chuyển giao quyền đòi nợ) của Andoh Ludovie [99], tác giả cũng cho rằng, nợ với bản chất là nghĩa vụ của chủ thể này với chủ thể khác. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định, thực chất chuyển giao quyền đòi nợ là quá trình chuyển giao quyền tài sản của chủ thể có quyền cho một bên thứ ba theo thỏa thuận. Tiếp đến, có một số công trình khoa học khác cũng đã đề cập đến khái niệm nợ xấu và cách phân loại nợ như The Treatment of Nonperforming Loans (dịch là: Xử lý các khoản vay không hiệu quả) của Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics Washington (June 27–July 1 (2005) [60]; International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (Tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về vốn và đo lường vốn) (A Revised Framework) của Basel Committee on Banking Supervision [62]. Trong các công trình nghiên cứu này, nợ xấu được xác định dựa trên cả hai dấu hiệu định lượng (các khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên) và định tính (dấu hiệu khách hàng không trả được nợ). Hai là, các công trình nghiên cứu về mua bán nợ của ngân hàng thương mại Về khái niệm, đặc điểm mua bán nợ của NHTM hiện nay có một số công trình tiêu biểu tại Việt Nam nghiên cứu đến vấn đề này có thể kể đến như: Công trình “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” của tác giả Lê Thị Thu Thủy [40] đã đưa ra khái niệm về mua bán nợ. Qua đó, có thể hiểu mua 13
  20. bán nợ là hoạt động mà bên bán chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ để sớm thu hồi vốn của mình, bản chất của mua bán nợ là chuyển giao quyền sở hữu đối với khoản nợ từ bên bán sáng bên mua nợ. Tuy nhiên, các phân tích trong công trình nghiên cứu này chưa được cụ thể, chưa làm rõ được sự khác biệt giữa mua bán nợ của NHTM với mua, bán tài sản thông thường. Bên cạnh đó, bài viết “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán nợ” của tác giả Lê Trọng Dũng cũng cho rằng mua, bán nợ là quá trình chuyển giao quyền chủ nợ đối với khoản nợ giữa bên bán nợ và bên mua nợ, tuy nhiên, chưa chỉ ra được đặc điểm cụ thể của hoạt động mua, bán nợ [18]. Về vai trò, nguyên tắc mua bán nợ của ngân hàng thương mại: Công trình “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” của tác giả Lê Thị Thu Thủy [40] nêu được một số vai trò cơ bản của hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên, công trình này chưa tách bạch được vai trò của hoạt động này đối với từng chủ thể cụ thể. Công trình về “Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê [24] đưa ra nhận định mua bán nợ có vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng mà còn có vai trò nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, về nguyên tắc mua bán nợ, công trình nêu ra được nguyên tắc mua bán nợ của DATC và VAMC. Cụ thể, DATC mua nợ theo nguyên tắc tự nguyện đàm phán, trên cơ sở đánh giá hoạt động của cả người vay, còn VAMC mua nợ mang tính bắt buộc với quy định TCTD có nợ xấu trên 3% phải bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này cũng chưa nêu rõ được vai trò của mua bán nợ đối với từng chủ thể và cũng chưa nêu được các vấn đề lý luận về các nguyên tắc mua bán nợ trong hoạt động mua bán nợ hiện nay. Ở nước ngoài, cũng có một số công trình khoa học đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động mua, bán nợ. Chẳng hạn như: bài viết “Définition La cession Dailly” (dịch là: Định nghĩa chuyển nhượng nợ) [100] có đề cập tới khái niệm về chuyển nhượng quyền đòi nợ; ưu điểm và nhược điểm của quá trình chuyển nhượng quyền đòi nợ. Theo đó, hoạt động hay quá trình chuyển nhượng nợ (chuyển 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2