intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tỉ Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

82
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường (DVMT); chỉ ra thực trạng của pháp luật về phát triển DVMT của Việt Nam trong thời gian qua và nguyên nhân của những thực trạng này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian tới, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT) sống trong lành của người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ KIM TUYẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số : 938.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Đăng Huệ HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Võ Thị Kim Tuyến
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG ... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ......................................................................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................... 20 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án .................................................................... 23 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG VÀ .................. 26 PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG .................................................... 26 2.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ môi trường và phát triển dịch vụ môi trường ................. 26 2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường ..................................... 35 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường và gợi mở cho Việt Nam ............................................................................................................ 48 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 70 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường ..................................................................................................... 70 3.2. Thực trạng các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường .......... 76 3.3. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường .................. 86 3.4. Thực trạng các quy định pháp luật về giá dịch vụ môi trường ......................................... 113 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ............................................................. 122 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay .... 122 4.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam ............................................................................................................................... 124 4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay .. 127 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 146 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 150
  4. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - APEC Cooperation Thái Bình Dương ASEAN The Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á Nguyên tắc người hưởng lợi từ tài BPP Beneficiary Pay Principle nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp chi phí CPC Central Product Classification Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của LHQ EGS Environmental Goods and Hàng hóa và dịch vụ môi trường Services EIA Environmental Impact Assessment Đánh giá tác động môi trường EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương mại GATS Services dịch vụ General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế quan và GATT and Trade mậu dịch GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ISO International Standardization Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IUCN International Union for Hiệp hội bảo tồn tài nguyên thiên Conservation of Nature nhiên quốc tế NEPA National Environment Policy Act Luật chính sách môi trường quốc gia ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
  5. Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển OECD Co-operation and Development kinh tế PPP Polluter Pays Principle Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí SPS Sanitary and Phytosanitary Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và Standards kiểm dịch TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại UNCSD United Nations Commission on Ủy ban của Liên hợp quốc về phát Sustainable Development triển bền vững United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển UNCTAD Trade and Development Liên hợp quốc UNDP United Nations Development Chương trình phát triển của Programme Liên hợp quốc UNEP United Nations Environment Chương trình môi trường của Program Liên hợp quốc United Nations Commission on Ủy ban của Liên hợp quốc về WCED Environment and Development môi trường và phát triển WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 2. Tiếng Việt Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt BVMT Bảo vệ môi trường CCKT Công cụ kinh tế CGCN Chuyển giao công nghệ CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt DVMT Dịch vụ môi trường ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GTGT Giá trị gia tăng QCKT Quy chuẩn kỹ thuật QTMT Quan trắc môi trường TN&MT Tài Nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường hiện nay đang là một vấn đề sống còn của mọi quốc gia, mọi dân tộc, dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những nguy cơ, hiểm họa của thiên nhiên. Nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt và đặc biệt là sự xuống cấp nghiêm trọng của chất lượng môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của các quốc gia. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước đang tác động tích cực đến ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhằm bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu mà các Nhà nước áp dụng nhằm bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đó chính là pháp luật mà cụ thể là pháp luật về môi trường bên cạnh các biện pháp khác như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp giáo dục, biện pháp khoa học – công nghệ và biện pháp kinh tế. Mặt khác, sự gia tăng chất thải hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng mà các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt do sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao dẫn đến gia tăng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của con người. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới. Tính đến tháng 5/2017, cả nước đã có 802 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa 36,6%. Tốc độ đô thị hóa cao đã bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng mà còn phát sinh các vấn đề về môi trường, đặc biệt là sự gia tăng các loại hình chất thải [22]. Do đó, nhu cầu về xử lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường ngày càng cao, đòi hỏi cần có những bước phát triển mới trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Thực tế cho thấy, năng lực cung ứng dịch vụ môi trường và chất lượng dịch vụ môi trường còn thấp, khu vực tư nhân tham gia chưa nhiều, chỉ mới phát triển ở các thành phố lớn. Trước đây, các hoạt động làm sạch, khôi phục môi trường và bảo vệ tài nguyên được xem là 1
  7. những dịch vụ công, do các Chính phủ cung cấp. Nhưng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, các Chính phủ đã tìm cách xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ môi trường và tạo ra các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Trước tình hình đó, đòi hỏi pháp luật phải có sự điều chỉnh đối với lĩnh vực dịch vụ này để chúng phát triển theo đúng hướng Nhà nước mong muốn. Trên thế giới, dịch vụ môi trường là một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào GDP, được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là ở những nước phát triển. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với xu hướng tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ ngày càng được mở rộng thì mở cửa thị trường dịch vụ môi trường trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế. Việt Nam c ng đang phải cam kết thực hiện ngày càng nhiều hơn các cam kết quốc tế có liên quan đến môi trường, trong khi các doanh nghiệp đang gặp phải những thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong xuất khẩu sang các thị trường của các nước phát triển thì việc mở cửa thị trường dịch vụ môi trường sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bảo vệ môi trường với chi phí thấp hơn. Do đó, các yêu cầu về hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các loại hình doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường là việc làm rất cần thiết. Ở Việt Nam, theo Nghị Quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã coi phát triển dịch vụ môi trường là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo và quản lý phát triển đất nước theo hướng bền vững, trong đó đối với phát triển dịch vụ môi trường đã xác định cần ―Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường‖ [3]. Ngành dịch vụ môi trường đã được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2
  8. 2005 và tiếp tục được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trong đó tại Điều 6 quy định về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích phát triển và tại Điều 150 quy định các lĩnh vực dịch vụ môi trường cụ thể được khuyến khích đầu tư phát triển [63]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 – 2020 c ng xác định “ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải‖ [5]. Tại Quyết định số 1030/QĐ- TTg ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025 đã coi dịch vụ môi trường là một trong ba lĩnh vực của ngành công nghiệp môi trường (hai lĩnh vực còn lại là thiết bị môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên, phục hồi môi trường) [78]. Tại Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 xác định “Phát triển dịch vụ môi trường là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước‖ [76]. Phát triển dịch vụ môi trường là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đến nay, khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2016 [90]. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp, các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường. Như vậy, có thể thấy rằng, dưới góc độ quản lý nhà nước, sở dĩ ngành dịch vụ môi trường ở Việt Nam chưa phát triển là do chúng ta đang thiếu một hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho việc hình thành, quản lý và phát triển các loại hình dịch vụ môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá c ng như tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường của Việt Nam hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Từ tất cả các lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để bảo vệ luận án tiến sĩ luật học. 3
  9. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường (DVMT); chỉ ra thực trạng của pháp luật về phát triển DVMT của Việt Nam trong thời gian qua và nguyên nhân của những thực trạng này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian tới, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT) sống trong lành của người dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu nói trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận: (1) quan điểm về DVMT, phát triển DVMT, pháp luật về DVMT, pháp luật về phát triển DVMT và phạm vi điều chỉnh giữa pháp luật về DVMT với pháp luật về phát triển DVMT; (2) nguyên tắc điều chỉnh, nội dung cơ bản và yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về phát triển . Thứ hai, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT của một số nước trên thế giới, qua đó gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam hiện hành và từ đó đưa ra những đánh giá c ng như nguyên nhân của thực trạng pháp luật về phát triển DVMT của Việt Nam trong thời gian qua. Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là các quy định pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT được ghi nhận trong Luật BVMT năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngoài ra, luận án c ng nghiên cứu một số cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến phát triển DVMT và pháp luật về phát triển DVMT của một số nước trên thế giới. 4
  10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ nội dung của đề tài luận án ―Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay‖. Nghiên cứu sinh cho rằng, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong nhóm quan hệ pháp lý giữa Nhà nƣớc với các tổ chức, cá nhân trong xã hội (bao gồm cả tổ chức, cá nhân cung ứng DVMT và tổ chức và cá nhân sử dụng DVMT). Còn lại các nhóm quan hệ pháp lý khác như quan hệ giữa tổ chức, cá nhân cung ứng DVMT với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMT với nhau sẽ do pháp luật thương mại, pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan khác điều chỉnh. Nội dung của pháp luật về phát triển DVMT sẽ được nghiên cứu sinh luận giải trong Chương II của luận án. Ngoài ra, trong khuôn khổ giới hạn của một luận án tiến sĩ luật học, nghiên cứu sinh không thể đi sâu phân tích tất cả các vấn đề có liên quan đến pháp luật về phát triển DVMT. Như mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên thì ngoài việc đưa ra nhận thức chung về DVMT, phát triển DVMT, pháp luật về DVMT, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về phát triển DVMT. Các nội dung không được đề cập trong luận án sẽ được nghiên cứu sinh tiếp tục làm rõ trong các chuyên đề nguyên cứu tiếp theo. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án như sau: - Phương pháp kế thừa có chọn lọc: nghiên cứu sinh kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong các tài liệu khoa học, các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các đề án quốc tế do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến nội dung của luận án. Cụ thể là phần lý luận chung về DVMT và kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật phát triển DVMT trong mục 2.1 và 2.3.1 Chương 2 của Luận án - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện Luận án; bao quát trong tất cả các chương, mục của Luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp thu thập và thống kê: được nghiên cứu sinh sử dụng để phân loại, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể là trong mục 1.1 chương 1, mục 2.3.1 Chương 2 và toàn bộ Chương 3 của Luận án nhằm tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài luận án; kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng và thực 5
  11. hiện pháp luật về phát triển DVMT và các quy định pháp luật về phát triển DVMT của Việt Nam trong thời gian qua. - Phương pháp phân tích logic quy phạm: phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu là để phân tích thực trạng các quy định pháp luật về phát triển DVMT trong toàn bộ Chương 3 của Luận án nhằm đưa ra một số nhận định, đánh giá. - Phương pháp luật học so sánh: được nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu trong mục 2.1 và 2.3 Chương 2 của Luận án nhằm so sánh, đối chiếu: (1) Các quan điểm của các tổ chức quốc tế về DVMT, từ đó rút ra khái niệm về DVMT phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để làm tiền đề nghiên cứu cho toàn bộ luận án. (2) Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật về phát triển DVMT của các nước trên thế giới để từ đó gợi mở cho Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh phạm vi điều chỉnh giữa pháp luật về DVMT và pháp luật về phát triển DVMT, để từ đó đưa ra các nhận định có cơ sở và làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu của luận án. - Phương pháp tham khảo chuyên gia: được nghiên cứu sinh sử dụng trong mục 4.3 Chương 4 của Luận án thông qua việc tham vấn, trao đổi, phỏng vấn và tọa đàm với các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực pháp luật môi trường và kinh tế môi trường tại các buổi hội thảo khoa học chuyên ngành để có được những đánh giá mang tính tổng hợp và liên ngành từ đó rút ra được một số nhận định chung có tính tham khảo trong phần giải pháp và kiến nghị. Ngoài ra, phương pháp khảo sát thực tiễn tại một số doanh nghiệp DVMT và sử dụng các số liệu thống kê trong các Báo cáo công tác môi trường hằng năm của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm điều tra, tìm hiểu và đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về tình hình thực hiện pháp luật phát triển DVMT của các địa phương trong phạm vi cả nước c ng được tác giả ưu tiên áp dụng trong toàn bộ Chương 3 của luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và tiếp cận cả theo hướng đa ngành, liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án. 6
  12. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống các quan niệm về DVMT, phát triển DVMT, pháp luật về DVMT và pháp luật về phát triển DVMT; làm rõ phạm vi điều chỉnh giữa pháp luật về DVMT và pháp luật về phát triển DVMT. Thứ hai, luận án xác định các nguyên tắc điều chỉnh, nội dung cơ bản và yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về phát triển DVMT. Thứ ba, luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khách quan thực trạng pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, chỉ ra được nguyên nhân của những thực trạng này để từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian tới. Thứ tư, luận án đưa ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT; hệ thống các giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi luận án là công trình khoa học pháp lý nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về pháp luật phát triển DVMT ở Việt Nam. Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn đối với các cơ quan lập pháp và hành pháp trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về phát triển DVMT. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án về những vấn đề lý luận pháp luật về phát triển DVMT có thể được dùng cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường đào tạo chuyên ngành luật hoặc làm tài liệu nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường Chương 2. Những vấn đề lý luận về dịch vụ môi trường và pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường Chương 3. Thực trạng pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam 7
  13. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Hiện nay, theo sự tìm hiểu và nghiên cứu của nghiên cứu sinh thì số lượng công trình khoa học pháp lý trong nước nghiên cứu về phát triển DVMT không nhiều. Chủ yếu là các nghiên cứu về phát triển DVMT dưới góc độ kinh tế môi trường. Do ngành DVMT là một ngành rất mới ở nước ta và mới bắt đầu được quy định trong Luật BVMT năm 2005 và tiếp tục được ghi nhận và phát triển trong Luật BVMT năm 2014. Hầu như chưa có một công trình khoa học pháp lý nào trong nước nghiên cứu về phát triển DVMT một cách đầy đủ và toàn diện. Có thể nói, đây là một hướng nghiên cứu rất mới trong lĩnh vực pháp lý. Do vậy, việc tổng hợp và phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài của luận án hay theo phân ngành của DVMT gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng tra cứu các tài liệu có liên quan, nghiên cứu sinh đã chia tài liệu tham khảo thành bốn nhóm nghiên cứu chính có nội dung liên quan đến đề tài của luận án như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về dịch vụ môi trường, pháp luật về dịch vụ môi trường và pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường Trong thời gian qua đã có khá nhiều công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu lý luận về DVMT nhưng số lượng công trình nghiên cứu lý luận về pháp luật dịch vụ môi trường và pháp luật về phát triển DVMT vẫn còn hạn chế. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều đưa ra các quan điểm của các tổ chức quốc tế về khái niệm DVMT như quan điểm của WTO, OECD, EU, UNCTAD…, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích các quan điểm về DVMT của các tổ chức quốc tế mà vẫn chưa đưa ra được quan điểm riêng về khái niệm DVMT. Ngoài ra, các nghiên cứu này c ng đã chỉ ra các đặc điểm, vai trò và cách phân loại DVMT. Kết quả của những công trình nghiên cứu này được nghiên cứu sinh kế thừa trong phần lý luận chung về DVMT tại Mục 2.1 của Luận án. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: 8
  14. (1) Nghiên cứu của Aparna Sawhney năm 2003, thuộc Hội đồng nghiên cứu về Quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ với tiêu đề “Trade in Environmental Services: Opportunities and Constrains” [103], đã đề cập đến những cơ hội và thách thức của Ấn Độ trong việc thực hiện các cam kết về mở cửa lĩnh vực DVMT. Trong đó, nghiên cứu c ng chỉ rõ nguồn gốc và cấu trúc của ngành DVMT trên thế giới và Ấn Độ, đặc biệt tập trung vào các xu hướng gần đây như tư nhân hóa và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực DVMT; đưa ra việc phân loại và định nghĩa DVMT mà đã được đề cập trong các cuộc đàm phán đa phương. Nghiên cứu c ng đưa ra các đánh giá về tác động của việc tự do hóa ngành DVMT ở Ấn Độ bên cạnh những thế mạnh và lợi ích mang lại cho đất nước thì c ng có những điểm yếu cần phải khắc phục trong lĩnh vực này. Từ những đánh giá này, Nghiên cứu đã đưa ra một chiến lược đàm phán cho ngành DVMT của Ấn Độ trong vòng đàm phán GATS 2000. Từ những lợi ích mà ngành DVMT mang lại, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị cải cách các quy định, thủ tục trong nước để đảm bảo công bằng và phát triển bền vững trong việc cung cấp các DVMT ở Ấn Độ. Kết quả của nghiên cứu này được nghiên cứu sinh sử dụng trong Mục 2.1 Chương 2 của Luận án, trong đó nghiên cứu sinh đã tham khảo một số khái niệm và kế thừa cách phân loại DVMT mà nghiên cứu này đã chỉ ra, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm riêng của mình về khái niệm DVMT phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đồng thời tham khảo một số khuyến nghị trong việc cải cách các chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT để áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam. (2) Nghiên cứu của Colin Kirkpatrick (2006), thuộc trung tâm quốc tế về phát triển thương mại bền vững (ICTSD), với tiêu đề ―Trade in environmental service: Assessing the implications for developing countries in the GATS‖ [105]. Nghiên cứu đã phân tích cam kết DVMT trong các đàm phán dịch vụ của WTO; Cách phân loại DVMT theo quan điểm phát triển bền vững; Trên cơ sở phân tích cấu trúc thị trường hiện có, phương thức cung cấp DVMT và các vấn đề liên quan mà các nước đang phát triển quan tâm trong lĩnh vực DVMT, đó là việc nhập khẩu dịch vụ cơ sở hạ tầng môi trường và xuất khẩu DVMT thương mại. Qua đó hỗ trợ các nước đang phát triển cách thức chuẩn bị các bước tiến hành đàm phán các cam kết DVMT trong GATS. Nghiên cứu c ng đã đưa ra những đánh giá về sự tác động của các cam kết trong GAST đối với các nước đang phát triển nhằm nâng cao năng lực cho các nước này trong việc hiểu 9
  15. rõ mối quan hệ giữa vấn đề phát triển thương mại bền vững với hàng hóa DVMT. Từ việc đánh giá tác động của các cam kết DVMT trong khuôn khổ GATS đối với sự phát triển bền vững là mang lại những lợi ích cho các nước đang phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo trong khi vẫn bảo vệ tài nguyên môi trường sẽ giúp các nước này có những lựa chọn thích hợp, phán ánh những ưu tiên, những quan điểm khu vực trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương và khu vực. Kết quả nghiên cứu này c ng được Nghiên cứu sinh sử dụng trong Mục 2.1 của Luận án về cách phân loại DVMT theo quan điểm phát triển bền vững. (3) Nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2005, Trade that Benefits the Environment and Development: Opening Markets for Environmental Goods and Services [116]. Trong đó, tại trang 131 của Nghiên cứu đã đưa ra quan điểm của OECD về “dịch vụ môi trường‖. Trên cơ sở tham khảo khái niệm của OECD, nghiên cứu sinh đã đưa ra quan điểm riêng của mình về khái niệm “dịch vụ môi trường‖ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Nội dung này sẽ được nghiên cứu và phân tích trong Mục 2.1 Chương 2 của Luận án. (4) Công trình nghiên cứu của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về ―Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển DVMT phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế ở nước ta‖ năm 2005 [14]. Nghiên cứu này đã làm rõ được các vấn đề lý luận về DVMT, phân loại chúng và đánh giá vai trò của nó đối với công tác BVMT và phát triển kinh tế. Nghiên cứu c ng đã phân tích khái quát thực trạng phát triển DVMT ở nước ta trong một số phân ngành như: Dịch vụ thu gom và xử lý chất thải; cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, khí thải; dịch vụ tư vấn môi trường. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp phát triển lĩnh vực này như tạo dựng khung khổ pháp lý, mô hình phát triển các loại hình dịch vụ. Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án về phần lý luận cho việc xây dựng chính sách phát triển DVMT và được nghiên cứu sinh kế thừa trong Mục 2.1 Chương 2 của Luận án. (5) Báo cáo ―Cơ sở lý luận về phát triển DVMT‖ trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” năm 2010 do Bộ TN&MT phối hợp với chương trình hỗ trợ hậu gia nhập WTO thực hiện [16]. Báo cáo này cung cấp các cơ sở lý luận nhằm làm rõ hơn các quan điểm, khái niệm, loại hình và vai trò của DVMT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc 10
  16. tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả của nghiên cứu này c ng được nghiên cứu sinh kế thừa trong Mục 2.1 Chương 2 của Luận án. (6) Bài viết ―Cơ sở lý luận của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường‖ của tác giả Võ Thị Kim Tuyến đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2018 [98]. Bài viết là đưa ra quan điểm riêng của tác giả về khái niệm DVMT, phát triển DVMT, pháp luật DVMT, pháp luật về phát triển DVMT; chỉ ra các nguyên tắc, những nội dung cơ bản, yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về phát triển DVMT. Đồng thời bài viết c ng đã làm rõ được phạm vi điều chỉnh của pháp luật về DVMT với pháp luật về phát triển DVMT. Có thể nói đây là kết quả nghiên cứu hoàn toàn mới chưa có trong các công trình nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu này được nghiên cứu sinh sử dụng trong Tiểu mục 2.1.4 và Mục 2.2 Chương 2 của Luận án. (7) Luận án tiến sĩ luật học ―Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường‖ của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào tại Học viện Khoa học xã hội năm 2013 [46]. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế (CCKT) trong BVMT ở Việt Nam. Từ đó, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật về sử dụng CCKT trong BVMT ở Việt Nam làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng CCKT trong BVMT ở Việt Nam. Đây là một nghiên cứu mà luận án có thể tham khảo và kế thừa một số vấn đề lý luận về pháp luật sử dụng CCKT trong BVMT để qua đó thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các CCKT đối với BVMT nói chung và phát triển DVMT nói riêng. (8) Luận án tiến sĩ luật học: ―Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam‖ của tác giả Bùi Đức Hiển tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2016 [50]. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Đây là một nghiên cứu pháp lý chuyên sâu về mặt lý luận của một phân ngành DVMT, đó là dịch vụ xử lý khí thải. Do vậy, nghiên cứu sinh có thể sẽ tham khảo một số vấn đề lý luận trong quá trình thực hiện luận án. (9) Luận án tiến sĩ luật học: ―Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam‖ của tác giả Bùi Kim Hiếu tại Học viện khoa học 11
  17. xã hội năm 2015 [51]. Luận án thể hiện được nội dung nguyên tắc đặc trưng của pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về phát triển DVMT nói riêng, đó là ―người gây ô nhiễm phải trả tiền‖ (PPP) để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường. Nguyên tắc này được nghiên cứu sinh kế thừa trong chương 2 của luận án… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trên thế giới về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường; các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường và bài học cho Việt Nam Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển DVMT của một số nước. Điển hình là các nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến khu vực châu Á Thái Bình Dương về thương mại, điều hành kinh tế và phát triển nhân lực‖, tháng 6/2003 [71]. Một trong những nội dung của dự án là nghiên cứu về các chính sách thương mại DVMT của các nước Thái Lan, Pakistan, Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các nước này trong việc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường DVMT. Nghiên cứu này c ng đã đề cập đến những nguyên tắc của việc mở cửa thị trường DVMT và những phương thức trao đổi DVMT mà các nước nói trên cần lựa chọn trong quá trình thực hiện cam kết WTO. Kết quả của những nghiên cứu này được nghiên cứu sinh sử dụng trong Tiểu mục 2.3.1 Chương 2 của Luận án về kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Trung Quốc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT. Những nghiên cứu đó là: - Sitanon Jesdapipat (2003), An Asian Synthesis on Environmental Services Trade under GATS and Humen Development, Bangkok. [121] - Nguyen Thanh Giang (2003), Trade in Environmental Services and Human Development, Country Case Study of Vietnam, Hanoi. [111] - Piter Hills (2003), Trade in Environmental Services and Human Development, Country Case Study of China and Hong Kong Special Administrative Region. [117] Một nghiên cứu khác của Trung tâm nghiên cứu Chính sách về kinh tế và môi trường của Trung Quốc năm 2003 với tiêu đề “Strategy for Trade Liberalization in Environmental Services in China” [118], trong đó đã phân tích một số chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển thương mại DVMT của Trung Quốc trong quá trình 12
  18. mở cửa tự do hoá thương mại, đề xuất lộ trình mở cửa DVMT và các phương thức trao đổi dịch vụ này khi Trung Quốc gia nhập WTO. Kết quả nghiên cứu này c ng được nghiên cứu sinh sử dụng trong Mục 2.3 Chương 2 của Luận án về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện các chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT và đưa ra gợi mở cho Việt Nam. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác trên thế giới có nội dung liên quan đến kinh nghiệm phát triển DVMT như: APEC Committee on Trade and Invesment (2010), ―Survey on APEC trade libelization in environmental services‖ [104]; OECD (2000), ―The global environmental goods and service industry‖ [115]; OECD/Eurostat (1999), ―Environmental Goods and Services Industry Manual for the Collection and Analysis of Data,” OECD, Paris [114]; WTO (1998), “Environmental Services - Background Note by the Secretariat‖, S/C/W/46, 6 July, Geneva [130]; UNCTAD (2003b), ―Environmental Goods and Services in Trade and Sustainable Development: Note by the Secretariat‖, TD/B/COM.1/EM.21/2, Geneva [126]… Tại Việt Nam c ng đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như sau: (1) Báo cáo tổng hợp ―Kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVMT‖ trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” năm 2010 do Bộ TN&MT phối hợp với chương trình hỗ trợ hậu gia nhập WTO thực hiện [15]. Báo cáo nghiên cứu khung pháp lý, kinh nghiệm xây dựng, chiến lược, định hướng chính sách về phát triển DVMT của một số nước như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…đồng thời Báo cáo c ng nghiên cứu kinh nghiệm về việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng về DVMT; Kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập hiện diện thương mại; Nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình hợp tác công tư trong việc cung cấp các DVMT; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển DVMT. Kết quả của nghiên cứu này được nghiên cứu sinh kế thừa trong Mục 2.3 Chương 2 của Luận án. (2) Các nghiên cứu trong khuôn khổ dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) với tiêu đề ―Promotion of FDIS in the sector of environmental goods and services‖ của Tiến sĩ David Luff và các cộng sự gồm Dr. Nguyen Hoang Minh; Msc. Lai Van Manh; Msc. Dang Thi Phuong Ha năm 2015 [107]. Mục đích của toàn bộ nghiên cứu là hỗ trợ nâng cấp và điều chỉnh khung chính 13
  19. sách nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường (Environmental Goods and Services - EGS). Dự án này, được chia làm hai phần nghiên cứu riêng biệt như sau: Trong phần thứ nhất, nghiên cứu đưa ra những phân tích về các khoản đầu tư hiện có ở Việt Nam trong lĩnh vực EGS, trong đó phân tích mức đầu tư nội địa và mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong lĩnh vực EGS. Nghiên cứu c ng đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường EGS ở Việt Nam, tổng hợp các chính sách và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến EGS. Phần này, nghiên cứu c ng phân tích cam kết quốc tế hiện hành như các cam kết trong khuôn khổ APEC, ASEAN, WTO… đang ảnh hưởng đến chính sách của Việt Nam về EGS trong đầu tư và BVMT. Phần hai, nghiên cứu đã chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy đầu tư lĩnh vực EGS. Dựa vào nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước thứ 3 về sự phát triển của cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực EGS. Qua đó, nghiên cứu làm rõ các công cụ, chính sách để thúc đẩy lĩnh vực EGS phát triển và đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện các chính sách và quy định pháp luật liên quan đến thúc đẩy EGS. Đây là một nghiên cứu rất quan trọng mà nghiên cứu sinh đã sử dụng trong Mục 2.3 Chương 2 của Luận án về kinh nghiệm của một số nước Châu Âu trong việc sử dụng các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực DVMT và đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển DVMT. Đồng thời, nghiên cứu sinh c ng đã tham khảo một vài khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phát triển DVMT để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian tới tại Mục 4.3 Chương 4 của Luận án. (3) Bài viết ―Một số cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường‖ của tác giả Võ Thị Kim Tuyến đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11 (308) năm 2017 [97]. Trong đó, tác giả đã phân tích một số cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến phát triển DVMT trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, EU…Tác giả c ng đã đưa ra một số nhận định và đánh giá sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế về DVMT. Kết quả nghiên cứu đã được nghiên cứu sinh kế thừa trong phần Phụ lục I, II, III của Luận án. 14
  20. (4) Nghiên cứu ―Kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn trên thế giới - Một vài khuyến nghị cho Việt Nam‖ của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2015 [11]. Nghiên cứu đã tổng hợp một số CCKT trong quản lý chất thải rắn và đồng thời chỉ ra kinh nghiệm sử dụng các CCKT trong quản lý chất thải rắn tại một số quốc gia trên thế giới c ng như đề xuất một số kiến nghị hiệu quả cho thực tiễn thực hiện quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này c ng được nghiên cứu sinh sử dụng trong Mục 2.3 của Luận án về kinh nghiệm sử dụng các CCKT trong phát triển DVMT tại Việt Nam. (5) Bài viết “Hợp tác công tư trong lĩnh vực dịch vụ môi trường đô thị - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam‖ của Tiến sĩ Trần Ngọc Ngoạn đăng trên Tạp chí Môi trường số 1 năm 2016 [56]. Bài viết đề cập đến xu hướng phát triển trên thế giới và kinh nghệm hợp tác công tư của các nước Singapore, Trung Quốc trong DVMT đô thị và từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này được nghiên cứu sinh tham khảo và sử dụng trong Mục 2.3 của Luận án về kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc về hợp tác công tư trong phát triển DVMT và bài học cho Việt Nam trong triển khai áp dụng trên thực tiễn. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam (1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ TN&MT về ―Điều tra, khảo sát, xây dựng đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020‖ năm 2012 và―Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam‖ năm 2013 [18], [19]. Có thể nói đây là những nghiên cứu liên quan trực diện nhất đến đề tài luận án mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa và tham khảo một số nội dung như sau: kết quả Điều tra, khảo sát việc thực hiện một số chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển DVMT ở Việt Nam; từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá việc triển khai thực hiện một số chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến phát triển DVMT ở Việt Nam; đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách, pháp luật phát triển DVMT và bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở cơ sở thực tiễn của việc xây dựng pháp luật về phát triển DVMT mà chưa đề cập đến các cơ sở lý luận của việc xây dựng pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2