intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án "Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam" là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội và đánh giá thực trạng pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ở Việt Nam, đưa ra các đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam nhằm điều chỉnh một cách có hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH VÕ THỊ THANH LINH PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380107 Nghiên cứu sinh: VÕ THỊ THANH LINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH PGS.TS. BÙI XUÂN HẢI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình và PGS.TS. Bùi Xuân Hải. Luận án đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Võ Thị Thanh Linh
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Nguyên văn Bộ TTTT Bộ Thông tin truyền thông Bộ VHTT và DL Bộ Văn hóa thể thao và du lịch LQC 2012 Luật Quảng cáo năm 2012 của Việt Nam LTM 2005 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam QCTM QCTM TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH Chữ viết tắt Nguyên văn Nghĩa Tiếng Việt Broadcast Committee of Ủy ban thực thi pháp luật quảng cáo BCAP Advertising Practice qua phát sóng của Anh Committee of Advertising CAP Ủy ban thực thi quảng cáo của Anh practice California Consumer Đạo luật về quyền riêng tư tiêu dùng CCPA Privacy Act tại California Electronic Communication Đạo luật Quyền riêng tư truyền thông ECPA Privacy Act điện tử Hoa Kỳ General Provisions on Data Quy định chung về bảo vệ dữ liệu GPDP Protection Châu Âu International Covenant on Công ước quốc tế về các quyền dân sự ICCPR Civil and Political Rights và chính trị International Covenant on Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, ICESCR Economic, Social and xã hội và văn hóa Cultural Rights Les Entreprises du LEEM Hiệp hội các công ty dược phẩm Pháp Médicament
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................... 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ........................................ 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu ................................................................................ 6. Những kết luận mới của Luận án ...................................................................... 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ......................................................... 8. Kết cấu của Luận án............................................................................................ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 1.2. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .............. 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI .................................................................. 2.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ............ 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại .................................... 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của mạng xã hội ..................................................... 2.1.3. Khái niệm và đặc điểm, các hình thức của quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ............................................................................................................ 2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ..............................................................................................................
  6. 2.3. Các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ............................................................................................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC THI .... ....................................................................................................................................... 3.1. Chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội ............................ 3.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ............................................................................................................ 3.1.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi .................... 3.2. Sản phẩm quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ..................................... 3.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .................................................................................................... 3.2.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi .................... 3.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ..................................................... 3.3.1. Quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ........... 3.3.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi .................... 3.4. Bảo mật thông tin của người tiếp nhận thông tin quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ...................................................................................................... 3.4.1. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin của người tiếp nhận thông tin quảng cáo thương mại trên mạng xã hội ...................................... 3.4.2. Một số bất cập trong quy định pháp luật từ thực tiễn thực thi .................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ................................................................. 4.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam ....................................................................................................... 4.1.1. Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội cần đảm bảo tự do dòng chảy dữ liệu và quyền được bảo mật thông tin của người tiếp nhận quảng cáo ..............................................................................................................
  7. 4.1.2. Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội cần hài hòa quyền tự do kinh doanh của chủ thể quảng cáo và quyền bảo mật thông tin của người tiếp nhận quảng cáo ............................................................................................... 4.1.3. Pháp luật cần đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa chủ thể quảng cáo trong nước và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới . 4.1.4. Pháp luật cần bảo vệ quyền của người tiếp nhận quảng cáo được tiếp nhận thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, hợp pháp về sản phẩm quảng cáo .............................................................................................................. 4.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .............................................................................................................. 4.3. Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam ........................................................ 4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội .................................................................................................... 4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội 4.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .......................................................................... 4.3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong quảng cáo thương mại trên mạng xã hội .......................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ KẾT LUẬN LUẬN ÁN ............................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tốc độ phát triển của các phương tiện quảng cáo trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cùng với tốc độ di chuyển không ngừng nghỉ của dòng chảy dữ liệu, QCTM trên mạng xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo về vấn đề bảo mật thông tin của người tiếp nhận và nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của các chủ thể QCTM trên mạng xã hội. Nghiên cứu pháp luật về QCTM trên mạng xã hội nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa chủ thể quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác và chủ thể QCTM trên mạng xã hội, đặc biệt là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận quảng cáo. Những lý do chọn pháp luật về QCTM trên mạng xã hội là: Thứ nhất: Người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội đối diện với nhiều rủi ro hơn các phương tiện quảng cáo truyền thống trong việc tiếp nhận thông tin quảng cáo không trung thực, thiếu chính xác do chính người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành QCTM trên mạng xã hội mang lại. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa điều chỉnh đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin của các chủ thể tham gia vào QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay pháp luật thiếu quy định quyền và nghĩa vụ, chế tài, các hành vi vi phạm khi QCTM trên mạng xã hội của người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng, trong khi nhóm người này tham gia QCTM trên mạng xã hội lại rất phổ biến. Thứ hai: Bảo mật thông tin người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội là nhu cầu tất yếu, bởi lẽ bối cảnh chuyển đổi số đã dẫn đến sự ra đời của các loại hình công nghệ mới làm thay đổi cách các doanh nghiệp quảng cáo xử lý dữ liệu cá nhân của người tiếp nhận quảng cáo. Người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội bị các chủ thể quảng cáo thu thập thông tin bằng nhiều ứng dụng chuyên nghiệp, tích hợp nhiều chức năng (như đặt thức ăn, vé xe, dịch vụ làm đẹp…) trên cùng một ứng dụng nên doanh nghiệp đã vận dụng dữ liệu này để phát triển dịch vụ quảng cáo. Bên cạnh đó, với công nghệ tân tiến về máy học và AI, chủ thể quảng cáo phân tích dữ liệu của người tiếp nhận quảng cáo thông qua quá trình tìm kiếm, sở thích và cả các yếu tố nhân sinh trắc học, phân tích dữ liệu dưới dạng biểu đồ nhận dạng
  9. 2 (Identity Graph) hoặc xây dựng dữ liệu tổ hợp (Cohort)1 … để chuyển hóa dữ liệu của người dùng nhằm thúc đẩy hiệu quả quảng cáo trong thời đại kỷ nguyên số. Chính vì vậy, vấn đề bảo mật thông tin người tiếp nhận QCTM trên mạng xã hội là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề này đang bị hạn chế vì rất nhiều lý do khác nhau, cụ thể: + Pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư của người tiếp nhận quảng cáo được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, pháp luật mới chỉ quan tâm điều chỉnh đến quyền riêng tư trong đời sống nói chung mà thiếu đi các quy định đặc thù điều chỉnh vấn đề bảo mật thông tin trong hoạt động QCTM trên mạng xã hội. + Môi trường quảng cáo trong kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức về bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo, tuy nhiên pháp luật chưa quy định dữ liệu cá nhân nào của người tiếp nhận quảng cáo cần được bảo vệ. + Ngoài ra, trong xu thế ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới, pháp luật Việt Nam thiếu cơ sở để xác định đâu là những dữ liệu thông tin cá nhân của người tiếp nhận quảng cáo được chuyển ra nước ngoài và chế tài đối với hành vi cung cấp dữ liệu ra nước ngoài, đây cũng là một trong những lý do cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. Từ các lý do nêu trên, việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật và thực tiễn thực thi để đưa ra kiến nghị pháp lý phù hợp và kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn thực thi pháp luật về QCTM trên mạng xã hội là yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, NCS lựa chọn vấn đề “Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội và đánh giá thực trạng pháp luật về QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam, Luận án đưa ra các đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam nhằm điều chỉnh một cách có hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 “6 loại dữ liệu của thời đại cookieless mà các Marketer cần biết”. Xem tại: https:// inboundmarketing.vn/6- loai-du-lieu-cua-thoi-dai-cookieless-ma-cac-marketer-can-biet/. Truy cập ngày 5.4.2021.
  10. 3 Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, bao gồm khái niệm, đặc điểm của QCTM trên mạng xã hội, các rủi ro pháp lý đối với người tiếp nhận quảng cáo, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, các tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. - Nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh: (i) Chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội; (ii) Sản phẩm QCTM trên mạng xã hội; (iii) Một số nghĩa vụ đặc thù của các chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội như nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM và nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam. - Nghiên cứu pháp luật về QCTM trên mạng xã hội của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. - Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật về QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập của pháp luật và những yếu kém trong thực thi pháp luật cùng nguyên nhân của những yếu kém. - Đề xuất phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các quy định của pháp luật Việt Nam về QCTM trên mạng xã hội và thực tiễn thực thi pháp luật. Cụ thể, Luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật mang tính đặc thù trong điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội và thực tiễn thực thi pháp luật như (i) Chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội; (ii) Sản phẩm QCTM trên mạng xã hội; (iii) Một số nghĩa vụ đặc thù của các chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội như nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM, nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, ngoài ra Luận án còn đề cập đến nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
  11. 4 Luận án còn nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi của một số quốc gia về QCTM trên mạng xã hội làm cơ sở cho các đề xuất hoàn thiện các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quy định của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, trong đó, Luận án tập trung vào việc điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề mang tính đặc thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội và thực tiễn thực hiện từ năm 2005, từ khi có Luật thương mại 2005 (LTM 2005), Luật Giao dịch điện tử 2005 và các quy định pháp luật về quản lý giao dịch điện tử nói chung và hoạt động QCTM mạng xã hội nói riêng cho đến hiện nay. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận 4.1 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được Luận án sử dụng là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh luật học, phương pháp điều tra xã hội học. Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong Chương 1 của Luận án. - Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học được NCS sử dụng tại Chương 3 khi đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam. - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2 để làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến quảng cáo, QCTM trên mạng xã hội và pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. 4.2. Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và đa lĩnh vực bao gồm kinh tế, công nghệ thông tin và luật học nhằm chứng minh rằng pháp luật là do kinh tế quyết định và pháp luật về QCTM trên mạng xã hội hình thành và phát triển cần tính đến các đặc thù của cơ sở hạ tầng của hoạt động QCTM trên mạng xã hội như thương mại điện tử, công nghệ thông tin, và môi trường internet. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu Luận án là công trình đầu tiên dưới hình thức một Luận án tiến sĩ, nghiên cứu chuyên sâu các quy định mang tính đặc thù trong quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội.
  12. 5 Thông qua việc phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật mang tính đặc thù về chủ thể tham gia hoạt động QCTM trên mạng xã hội, sản phẩm QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo của chủ thể QCTM trên mạng xã hội và vấn đề bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội, Luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. 6. Những kết luận mới của Luận án 1. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội hiện được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Các quy định pháp luật hiện hành chưa xuất phát từ các đặc thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội nên chưa điều chỉnh một cách hiệu quả hoạt động QCTM trên mạng xã hội. 2. Các đặc thù của hoạt động QCTM trên mạng xã hội bao gồm: các đặc thù về chủ thể, về cách thức thực hiện, về tính xuyên biên giới. Những đặc thù này đặt ra nhu cầu cần thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia QCTM trên mạng xã hội. 3. Pháp luật của một số quốc gia đã có cách tiếp cận phù hợp nhằm điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ các đặc trưng của hoạt động QCTM trên mạng xã hội. Những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài ở mức độ tương đối là bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCTM trên mạng xã hội. 4. Luận án xây dựng các luận cứ để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội. Cụ thể như: (i) Về chủ thể QCTM trên mạng xã hội, cần quy định nghĩa vụ của cá nhân trong việc đăng ký thông tin khi tham gia mạng xã hội. Bổ sung quyền hạn, nghĩa vụ, chế tài của “Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”. (ii) Về sản phẩm QCTM trên mạng xã hội, cần quy định thời lượng, tần suất xuất hiện của các sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội. (iii) Về nghĩa vụ cung cấp thông tin QCTM trên mạng xã hội, cần quy định chế tài nhằm ràng buộc trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ QCTM trên mạng xã hội trong việc không đăng ký thông tin, không thông báo với Bộ TTTT trước khi quảng cáo. (iv) Xác định thẩm quyền thu thuế của Nhà nước Việt Nam và những căn cứ để tính thuế đối với cá nhân, tổ chức có doanh thu QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam… Với những điểm mới về hướng tiếp cận, tác giả Luận án hy vọng nền tảng lý luận và các kiến nghị pháp lý được đưa ra trong Luận án có giá trị thiết thực và có ý nghĩa lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
  13. 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa trong việc phân tích, đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội, đặc biệt là hoàn thiện các quy định về chủ thể QCTM trên mạng xã hội, sản phẩm QCTM trên mạng xã hội, nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp thực hiện QCTM trên mạng xã hội cũng như các quy định về quyền riêng tư của người tiếp nhận quảng cáo ở góc độ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội. Luận án là tài liệu tham khảo đối với hoạt động lập pháp thông qua việc xây dựng các cơ sở lý luận và đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động QCTM trên mạng xã hội. Đồng thời Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo về pháp luật khi nghiên cứu vấn đề về pháp luật QCTM nói chung và QCTM trên mạng xã hội nói riêng. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận án chia làm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận của pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội Chương 3. Thực trạng pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam và thực tiễn thực thi Chương 4. Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam.
  14. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phân chia các công trình thành công trình nghiên cứu nước ngoài và công trình nghiên cứu ở trong nước. Ở nước ngoài và ở trong nước, việc đánh giá tình hình nghiên cứu được chia thành hai (02) nhóm: (i) Nhóm công trình nghiên cứu về QCTM trên mạng xã hội nói chung; (ii) Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến pháp luật QCTM trên mạng xã hội. Trong nhóm thứ (ii), tác giả đánh giá tình hình nghiên cứu dựa trên việc phân thành các nhóm nhỏ hơn như sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp QCTM trên mạng xã hội (trong nhóm các công trình này, một số công trình nghiên cứu lồng ghép cả sản phẩm và phương tiện quảng cáo); Nhóm các công trình nghiên cứu quyền riêng tư trong QCTM trên mạng xã hội. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội nói chung Trong số các công trình nghiên cứu QCTM trên mạng xã hội, tiêu biểu có các công trình sau đây: Năm 2002, tác giả Tom Hyland xuất bản cuốn sách “Webvertising: The Ultimate Internet Advertising Guide”2 (Tạm dịch là: “Quảng cáo trên web: Hướng dẫn quảng cáo internet tối ưu). Năm 2010, hai tác giả James D. Ratliff và Daniel L. Rubinfeld có bài báo “Online Advertising: Defining Relevant Markets”3 (Tạm dịch là: “Quảng cáo trực tuyến: Định nghĩa các thị trường có liên quan”). Năm 2019, 3 tác giả Lauren I. Labrecque, Ereni Markos, Aron Darmody có bài viết “Addressing Online Behavioral Advertising and Privacy Implications: A Comparison of Passive Versus Active Learning Approaches”4 (Tạm dịch là: “Giải 2 Tom Hyland (2002), “Webvertising: The Ultimate Internet Advertising Guide”, Nhà xuất bản John Benjamins. 3 James D. Ratliff và Daniel L. Rubinfeld (2010) “Online Advertising: Defining Relevant Markets”, Journal of competitions Law and Economics, 6(3) 652-686. 4 Lauren I. Labrecque, Ereni Markos, Aron Darmody (2019), “Addressing Online Behavioral Advertising and Privacy Implications: A Comparison of Passive Versus Active Learning Approaches”, Journal of Marketing Education, 00(0), tr 1- 16.
  15. 8 quyết các hàm ý về vấn đề quyền riêng tư và quảng cáo nhằm hành vi trực tuyến: So sánh về cách tiếp cận của phương pháp học tập thụ động và phương pháp học tập chủ động”). Các công trình này cũng đặt ra nhiều câu hỏi gợi mở, chỉ ra những thách thức mà QCTM trên mạng xã hội đang đặt ra, đây cũng là cơ sở thực tiễn để hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội - Các công trình nghiên cứu về những vấn đề pháp lý nói chung liên quan đến QCTM trên mạng xã hội Năm 2014, nhóm các tác giả Gonenc Gurkaynak, Ilay Yilmaz, Burak Yesilaltay, đã có bài viết “Legal Boundaries of Online Advertising”5 (Tạm dịch là: "Ranh giới pháp lý của quảng cáo trực tuyến”). Năm 2019, tác giả Chidiebere Anthony Ezinwa trong bài viết “Regulating Online Advertising in Nigeria: Challenges and Prospects”6 (Tạm dịch là: “Quy định quảng cáo trực tuyến tại Nigeria: Thách thức và triển vọng”) - Công trình nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp QCTM trên mạng xã hội Năm 1998, tác giả Sallie Spilsbury công bố cuốn sách “Guide to Advertising and Promotion Law”7 (Tạm dịch là: “Hướng dẫn Luật Quảng cáo và tiếp thị”). Năm 2003, tác giả Klaus Menrad trong bài viết “Market and marketing of functional food in Europe”8 (Tạm dịch là: “Thị trường và mua bán thực phẩm chức năng ở Châu Âu”) Năm 2005, tác giả Frye Patrick có bài viết “An Internet Advertising Service Can Constitute Use in Commerce” (Tạm dịch là: “Một dịch vụ quảng cáo trên Internet có thể sử dụng trong thương mại”).9 5 Gonenc Gurkaynak, Ilay Yilmaz, Burak Yesilaltay (2014), “Legal Boundaries of Online Advertising”, Journal of International Commercial Law and Technology 9 (3), tr 180-189. 6 Chidiebere Anthony Ezinwa (2019), “Regulating Online Advertising in Nigeria: Challenges and Prospects, Esuit Journal of management Sciences, Số 1-2, tr 213-219. 7 Sallie Spilsbury (1998), “Guide to Advertising and Promotion Law”, Nxb Cavendish Publishing Limited, tr 95 – 113. 8 Klaus Menrad (2003), “Market and marketing of functional food in Europe”, Journal of Food Engineering, 56, tr 181–188. 9 Frye Patrick (2005), “An Internet Advertising Service Can Constitute Use in Commerce”, Santa Clara High technology law Journal, 22 (1), tr 89 – 147.
  16. 9 Năm 2020, nhóm tác giả Cristina González-Díaz, Maria J. Vilaplana-Aparici và Mar Iglesias-García có bài viết “How Is Functional Food Advertising Understood? An Approximation in University Students”10 (Tạm dịch là: “Quảng cáo thực phẩm chức năng được hiểu như thế nào? Một ước tính của sinh viên đại học”) Các nghiên cứu nói trên giúp NCS bổ sung lý luận cũng như cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về sản phẩm quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, những kinh nghiệm pháp luật Châu Âu, Pháp, Nhật Bản trong việc điều chỉnh vấn đề thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ là một trong những định hướng để NCS đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin của chủ thể quảng cáo. - Công trình nghiên cứu về quyền riêng tư trong QCTM trên mạng xã hội Năm 2003, tác giả Lansing, Paul Halter, Mark D có bài viết “Internet Advertising and Right to Privacy Issues”11 (Tạm dịch là: “Quảng cáo trên Internet và quyền riêng tư”). Năm 2013, tác giả Keelan Carpenter có bài viết “Ethical Issues of Online Advertising and Privacy”12 (Tạm dịch là: “Các vấn đề đạo đức của quảng cáo trực tuyến và vấn đề bảo mật”). Năm 2014, các tác giả Carl Levin, John McCain có bài viết “Online advertising and hidden hazards to consumer security and data privacy”13 (Tạm dịch là “Quảng cáo trực tuyến và những nguy hại đối với an ninh của người sử dụng và thông tin cá nhân của họ”). Năm 2015, tác giả Frederik Zuiderveen Borgesius xuất bản cuốn sách “Improving Privacy Protection in the Area of Behavioural Targeting”14 (Tạm dịch là: “Cải thiện bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực nhắm mục tiêu theo hành vi”). Năm 2019, các tác giả Jasmin Kaur, Rozita A. Dara, Charlie Obimbo, Fei Song & Karen Menard có bài viết “A comprehensive keyword analysis of online 10 Cristina González-Díaz, Maria J. Vilaplana-Aparici, Mar Iglesias-García (2020), “How Is Functional Food Advertising Understood? An Approximation in University Students, Department of Communication and Social Psychology, University of Alicante, www.mdpi. com/journal/nutrient. 11 Lansing, Paul Halter, Mark D (2003), “Internet Advertising and Right to Privacy Issues”, Đại học Luật Detroit Mercy, Hoa Kỳ. 12 Keelan Carpenter (2013), “Ethical Issues of Online Advertising and Privacy”, Keelan Carpenter. University of Tennessee Chattanooga, CPSC 3610, November 25, tr 201. 13 Carl Levin, John McCain (2014), “Online advertising and hidden hazards to consumer security and data privacy, Majority and minority staff report permanent subcommittee on investigations United States senate, Released in conjunction with the permanent subcommittee on investigations’, tr 1-43. 14 Frederik Zuiderveen Borgesius (2015), “Improving Privacy Protection in the Area of Behavioural Targeting”, University of Amsterdam - IViR Institute for Information Law (IViR).
  17. 10 privacy policies”15 (Tạm dịch là: “Phân tích toàn diện về các chính sách bảo mật trực tuyến”). Năm 2020, tác giả Jian Jia và Liad Wagman đã thực hiện đề tài “The one impact of the General Data Protection Regulation (GDPR) on European Ventures”. (Tạm dịch là: “Một tác động của quy định chung về bảo vệ dữ liệu GDPR lên các doanh nghiệp mạo hiểm Châu Âu”). Mặc dù vậy, các công trình này giúp NCS có cách tiếp cận sâu hơn khi nghiên cứu các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội nói chung - Các công trình nghiên cứu về QCTM và pháp luật về QCTM nói chung Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Tâm hoàn thành Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về QCTM”.16 Năm 2016, cũng nghiên cứu về hoạt động QCTM, nhưng phạm vi hẹp hơn, tác giả Hồ Thị Duyên hoàn thành Luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay”, 17 Luận án tập trung bàn về hành vi quảng cáo trên cơ sở quy định của Luật Cạnh tranh 2004 và LTM 2005. - Công trình nghiên cứu về QCTM trên mạng xã hội Năm 2008, tác giả Bùi Thiên Hương có bài viết “Những bất cập xung quanh quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam”.18 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội - Công trình nghiên cứu về những vấn đề pháp lý nói chung liên quan đến QCTM trên mạng xã hội 15 Jasmin Kaur, Rozita A. Dara, Charlie Obimbo, Fei Song & Karen Menard (2019): “A comprehensive keyword analysis of online privacy policies”, Information Security Journal: A Global Perspective, tr 2. 16 Nguyễn Thị Tâm (2016), “Hoàn thiện pháp luật về QCTM”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 17 Hồ Thị Duyên (2016), “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học Viện Khoa học xã hội. 18 Bùi Thiên Hương (2008), “Những bất cập xung quanh quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam”, Tạp chí Công Nghệ thông tin, tr 35-37.
  18. 11 Năm 2020, tác giả Nguyễn Thị Đan Phương trong Luận án tiến sĩ “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay”.19 - Công trình nghiên cứu vấn đề về quyền riêng tư trong QCTM trên mạng xã hội. Năm 2012, tác giả Thái Thị Tuyết Dung có bài viết “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”.20 Năm 2019, Nguyễn Linh Giang có bài viết “Bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia mạng xã hội”.21 1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Những trình bày ở trên cho thấy, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến QCTM trên mạng internet nói chung ở nước ngoài tương đối phong phú nhưng lại còn khá hạn chế ở Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể liên quan đến QCTM trên mạng xã hội như: chủ thể QCTM, sản phẩm QCTM, vấn đề bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong QCTM trên mạng xã hội; Nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp quảng cáo… hầu như thiếu vắng trong các công trình nghiên cứu ở cấp độ chuyên sâu như Luận án, sách chuyên khảo, đề tài cấp Nhà nước hay cấp bộ. 1.1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tổng quan và đánh giá những nội dung của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của Luận án, NCS nhận thấy một số vấn đề đã được các tác giả nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Đó là: - Các vấn đề lý luận về QCTM, pháp luật về QCTM và pháp luật về QCTM nói chung. - Các vấn đề lý luận và thực tiễn về một số khía cạnh của quảng cáo trên internet nói chung trong pháp luật quảng cáo và pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật viễn thông. - Các quy định của pháp luật của một số quốc gia về quy định QCTM trên mạng xã hội, trên báo điện tử và trang thông tin điện tử, các quy định về xử lý vi 19 Nguyễn Thị Đan Phương (2020),“Pháp luật về dịch vụ QCTM trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Khoa học xã hội. 20 Thái Thị Tuyết Dung (2012), “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”. Nguồn: http://tintuc. vibonline.com.vn/quyen-rieng-tu-trong-thoi-dai-cong-nghe-thong-tin.html. Truy cập ngày 5.2.2020. 21 Nguyễn Linh Giang (2019), “Bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia mạng xã hội”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 (379), tr 59 – 65.
  19. 12 phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo này; Các quy định về bảo mật thông tin khách hàng truy cập quảng cáo trực tuyến trên mọi độ tuổi. 1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ Các nghiên cứu ở trong và ngoài nước còn bỏ ngỏ, chưa phân tích sâu và cụ thể ở những vấn đề sau: - Những vấn đề lý luận về QCTM trên mạng xã hội và pháp luật về QCTM trên mạng xã hội, chưa có công trình hay Luận án tiến sĩ nào phân tích một cách toàn diện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam để chỉ ra khái niệm, đặc điểm QCTM trên mạng xã hội, các rủi ro pháp lý đối với người tiếp nhận quảng cáo mà hoạt động quảng cáo này mang lại, chưa có công trình nào đưa ra các nguyên tắc và định hướng hoàn thiện pháp luật, các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. - Nhiều nội dung quan trọng của của quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về QCTM trên mạng xã hội chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Các vấn đề bỏ ngỏ này cũng là nhiệm vụ mà Luận án tiến sĩ này phải nghiên cứu để giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cụ thể những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về QCTM trên mạng xã hội là yêu cầu mang tính thời sự và đây cũng chính là nhiệm vụ của NCS khi thực hiện Luận án tiến sĩ này. 1.2. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu Để hoàn thiện Luận án này, NCS đã sử dụng bốn (04) lý thuyết quan trọng liên quan trực tiếp đến Luận án, đó là: Thứ nhất: Lý thuyết về tính toàn diện (Holistic view approach) trong hoạt động QCTM. Lý thuyết toàn diện được hiểu là, khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với QCTM trên mạng xã hội cần đảm bảo toàn diện, pháp luật cần đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo. Thứ hai: Lý thuyết về thông tin bất đối xứng (asymmetric information). Lý thuyết về thông tin bất đối xứng được nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ George Akerlof phát minh năm 1970 và được đề cập trong bài báo: “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”22. George Akerlof đã áp dụng thị trường xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho vấn đề thông tin bất đối xứng khi mà người bán xe biết rất rõ hiện trạng của chiếc xe mình muốn bán còn người mua 22 Xem tại: George Akerlof (1970) “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, Quarterly Journal of Economics, số 84 (3), tr 488 – 500.
  20. 13 thì không hề biết những thông tin trước đó. Tiếp đến, năm 1973, tác giả Michael Spence trong bài báo “Job-Market Signaling” một lần nữa sử dụng lý thuyết này để đánh giá thông tin các ứng viên thông qua bằng cấp của họ trong tuyển dụng23. Thứ ba: Lý thuyết về quyền tự quyết thông tin (informational self determination). Quyền tự quyết là một quyền giới hạn của cá nhân đối với thông tin của chính mình khi nào, làm thế nào và ở mức độ nào thông tin được truyền cho người khác. Thứ tư: Lý thuyết nguyên tắc lợi ích (benefit principle hay economic allegiance). Lý thuyết này liên quan đến vấn đề xác định thuế trong quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới, cụ thể là làm cách nào để phân chia thẩm quyền các quốc gia trong việc thu thuế quảng cáo đối với các quảng cáo trực tuyến xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam. Trên đây là các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng trong Luận án. Việc sử dụng các lý thuyết này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội tại Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát Pháp luật về QCTM trên mạng xã hội cần hoàn thiện như thế nào để điều chỉnh kịp thời và hiệu quả sự phát triển của hoạt động QCTM trên mạng xã hội? 1.2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu chi tiết và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi 1. QCTM trên mạng xã hội có những đặc trưng gì? Các đặc trưng đó làm phát sinh những rủi ro pháp lý gì đối với các chủ thể liên quan và các rủi ro đó cần được quản lý như thế nào? Quản lý Nhà nước đối với QCTM trên mạng xã hội đã hiệu quả hay chưa và đã bảo vệ quyền lợi người tiếp nhận quảng cáo hay chưa? Giả thiết nghiên cứu: QCTM trên mạng xã hội có các đặc trưng so với các phương tiện quảng cáo khác. Để quản lý các rủi ro nói trên, Nhà nước cần xác định những nguyên tắc và định hướng để hoàn thiện pháp luật về QCTM trên mạng xã hội. Câu hỏi 2. Quy định pháp luật hiện hành về chủ thể tham gia QCTM trên mạng xã hội và sản phẩm QCTM trên mạng xã hội có những bất cập gì? Kiến nghị nào để hoàn thiện quy định về chủ thể, sản phẩm QCTM để phù hợp với sự phát triển của hoạt động QCTM trên mạng xã hội? 23 Xem tại: Michael (1973), “Job-Market Signaling”, Quarterly Journal of Economics, 87 (3), tr 355 – 374.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2