intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình trạng khẩn cấp; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN ĐÌNH TOÀN PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN ĐÌNH TOÀN PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thư 2. TS. Nguyễn Linh Giang Hà Nội, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đình Toàn i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận án xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Vũ Thư và TS. Nguyễn Linh Giang đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận tình suốt quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ii MỤC LỤC.....................................................................................................................................................iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 22 1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 23 Kết luận Chương 1 ..................................................................................................................................... 26 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP............27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về tình trạng khẩn cấp 27 2.2. Nguyên tắc và các yếu tố cấu thành pháp luật về tình trạng khẩn cấp 49 2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về tình trạng khẩn cấp 64 2.4. Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp ............................................................. 68 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................................................... 72 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................................................... 73 3.1. Quy định của pháp luật về TTKC ở Việt Nam 73 3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam 97 3.3. Đánh giá chung về pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở việt nam hiện nay ............................. 128 Kết luận Chương 3 ................................................................................................................................... 133 Chương 4 NHU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................. 138 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp 138 4.2. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp 143 4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay 145 Kết luận Chương 4 ................................................................................................................................... 160 KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.................................................. 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 168 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTKC: Tình trạng khẩn cấp. UBTVQH: UBTVQH. VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật. ECHR: European Convention on Human Rights - Công ước Châu Âu về nhân quyền. ICCPR: International Covenant on Civil and Political Rights - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. ICESCR: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - Công ước quốc tế các quyền kinh tế xã hội và văn hoá 1966. iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoa học pháp lý, tình trạng khẩn cấp (TTKC) đã có một lịch sử lâu dài. Những tư liệu cổ về pháp luật của đế quốc La Mã đã ghi nhận về khái niệm justitium - một hình thức sơ khai của TTKC, khi các thiết chế dân sự như tòa án, kho bạc và nghị viện bị đình chỉ hoạt động theo lệnh của quan tổng tài đế chế. Ngày nay, theo các thông lệ quốc tế, TTKC (state of emergency) là một tình huống cho phép chính quyền có thể ban hành những chính sách, hoặc thực hiện những hành động mà thông thường không được phép thực hiện, nhân danh lợi ích công cộng. Ở Việt Nam, những văn bản pháp luật đầu tiên về TTKC đã được ban hành từ ngay sau khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1996 ngày 24 tháng 9 năm 1982 nên các quy định về TTKC cũng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt là trong việc hạn chế quyền con người. Hệ thống pháp luật Việt Nam có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề TTKC, như: Hiến pháp năm 2013; Luật An ninh quốc gia; Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Dân quân tự vệ; Luật Quốc phòng, Luật Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Pháp lệnh TTKC năm 2000; Luật Phòng thủ dân sự năm 2023.…Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam còn có những hạn chế như: (1) Pháp luật về tình trạng khẩn cấp chưa đưa ra được khái niệm thế nào là tình trạng khẩn cấp; (2) Chưa xây dựng tiêu chí, chỉ số, cấp độ, phạm vi TTKC cho từng lĩnh vực; (3) Chưa xây dựng được các nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện khi xảy ra TTKC; (4) Pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay chưa trù liệu được hết phạm vi quyền con người, quyền công dân có thể hoặc cần bị hạn chế trong thời gian diễn ra TTKC; (5) Chưa quy định rõ ràng trong pháp luật về tình trạng khẩn cấp về việc hạn chế quyền phải công khai, chính xác, rõ ràng; (6) quy định các biện pháp phòng ngừa việc lạm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong TTKC; 1
  8. (6) Chưa quy định về thời hạn có hiệu lực của TTKC, chưa quy định trình tự, thủ tục thời gian kéo dài hoặc số lần gia hạn TTKC; (7) Chưa quy định rõ xử lý vi phạm pháp luật về TTKC đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, trách nhiệm bồi thường nhà nước khi cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại trong TTKC; (8) Chưa quy định các biện pháp liên quan đến an sinh xã hội, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, cũng như các biện pháp tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, các hoạt động tố tụng tư pháp trong TTKC,….Nguyên nhân của những hạn chế trên là do pháp luật về TTKC ít được áp dụng trong thực tiễn, vì áp dụng ít nên những hạn chế không thể thấy được và cũng không thể bộc lộ. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa từng thực hiện công tác tổng kết thực tiễn việc thực hiện pháp luật về TTKC, nên không thể đưa ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập của pháp luật về TTKC. Đồng thời, nguyên nhân cũng là do việc nghiên cứu, hoàn thiện lý luận cũng chưa được quan tâm đúng mức. Về mặt nhận thức, quan điểm của Việt Nam về TTKC là rất hẹp, dường như TTKC chỉ khi có liên quan đến quốc phòng, an ninh. Đây cũng là lý do mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 mà lại đóng dấu mật, mà lẽ ra các quy định của pháp luật phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến tất cả các tầng lớp nhân dân để thực hiện. Bên cạnh đó, một số luật cũng có quy định về TTKC như Luật phòng chống lụt bão, Luật phòng chống dịch bệnh,… nhưng cũng dường như chỉ những vấn đề thật lớn và phải liên quan đến quốc phòng, an ninh thì mới quan niệm là TTKC. Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của pháp luật về TTKC kể từ thời điểm xảy ra dịch COVID-19. Cụ thể, trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 thì pháp luật về TTKC mới được đề cập đến nhiều. Điều này đã được thể hiện rõ trong thực tiễn. Về mặt thực tiễn, từ trước đến nay, với thực tiễn thực hiện Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp cũng cho thấy một sự lưỡng lự lớn trong việc áp dụng pháp luật về TTKC để xử lý tình hình khẩn cấp đang diễn ra. Các biện pháp đưa ra mang tính đột phá, ngoại lệ, có hiệu quả nhất định trong TTKC (ví dụ các biện pháp 2
  9. trong đại dịch COVID-19), nhưng những biện pháp đó có khi lại trở thành trái với quy định của pháp luật. Nguyên nhân là do chế định pháp luật về TTKC chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ. Một mặt, cho đến nay, khung pháp luật về TTKC còn tương đối đơn giản với văn bản điều chỉnh chủ yếu chỉ là pháp lệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về TTKC và pháp luật về TTKC ở Việt Nam từ trước đến nay còn tương đối khiêm tốn. Các nội dung, khía cạnh cần điều chỉnh về TTKC chưa được nghiên cứu bài bản, toàn diện để làm cơ sở hoàn thiện, ban hành khung pháp luật đầy đủ, điều chỉnh có hiệu quả về TTKC. Do đó, nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm những thông tin tư liệu xác đáng, là nguồn tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ những lý do nêu trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu về chủ đề “Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay” là tính cấp thiết, mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về TTKC; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể như sau: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về TTKC. Phần này trả lời cho câu hỏi: Những vấn đề lý luận về TTKC là gì? Các yếu tố cấu thành pháp luật TTKC? Hai là, nghiên cứu thực trạng pháp luật về TTKC ở nước ta hiện nay. Phần này trả lời câu hỏi: Việt Nam hiện nay đã có khung pháp luật về tình huống khẩn cấp chưa và đang ở mức độ nào? 3
  10. Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam. Phần này trả lời cho câu hỏi: Khung pháp luật về TTKC của Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung như thế nào để phù hợp với tình hình hiện nay? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của pháp luật về TTKC ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Do Đề tài của Luận án là “Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam hiện nay”, nên về mặt nội dung, Luận án phân tích lý luận và thực tiễn về TTKC và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay. - Về không gian: Luận án nghiên cứu các khái niệm, quy định pháp luật một số nước trên thế giới, quy định của pháp luật quốc tế về TTKC để phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu cơ sở pháp lý và thực trạng pháp luật về TTKC ở Việt Nam, từ đó nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay. - Về mặt thời gian: Luận án sử dụng các tài liệu, văn bản, chính sách, pháp luật có liên quan đến TTKC được ban hành hoặc công bố kể từ khi Việt Nam giành độc lập năm 1945 đến năm 2023. Tuy nhiên, giới hạn của Luận án là pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay, nên Luận án tập trung sử dụng các tài liệu, văn bản, chính sách, pháp luật hiện đang còn hiệu lực của Việt Nam để phân tích, đánh giá. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các tài liệu, nghiên cứu về pháp luật về TTKC ở nước ngoài. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và sử dụng lý luận về TTKC, các điều kiện áp dụng TTKC và lý thuyết về hạn chế quyền con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
  11. Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (chủ yếu được sử dụng tại Chương 3) để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Phương pháp tổng hợp để: Hệ thống hoá các quan điểm về pháp luật về TTKC; tìm hiểu các quy định của các nước trên thế giới và của Việt Nam về pháp luật về TTKC; đưa ra khái niệm, đặc điểm TTKC, vai trò của pháp luật về TTKC (chủ yếu được sử dụng ở Chương 1 và chương 2). Phương pháp so sánh để: So sánh các quy định của các nước trên thế giới và của Việt Nam cũng như các quan điểm của các nhà khoa học, các chuyên gia về TTKC (chủ yếu được sử dụng ở Chương 2 và Chương 3). Phương pháp phân tích để: Phân tích các yếu tố tác động đến pháp luật về TTKC, các yếu tố cơ bản cấu thành pháp luật về TTKC (ở Chương 3); đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay (ở Chương 4). Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu để chứng minh các luận điểm, đánh giá, nhận định của Luận án. Hướng tiếp cận của luận án: Tiếp cận dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật : Lý luận và lịch sử về pháp luật về TTKC, các học thuyết tổ chức trên thế giới cũng như quan điểm của các chuyên gia, các nhà khoa học. Tiếp cận dưới góc độ dựa trên cơ sở các quyền con người (humna rights based approach). Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề về pháp luật TTKC đặt trong một phức hợp những yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Tiếp cận liên ngành: Có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như luật học so sánh, khoa học lịch sử, chính trị học... 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án 5
  12. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên với cấp độ luận án tiến sĩ luật học ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về TTKC. Những đóng góp mới của đề tài thể hiện ở một số nội dung sau: - Khái quát hóa lý luận và kinh nghiệm pháp luật quốc tế về TTKC; xác định ý nghĩa, tầm quan trọng và các tiêu chí đánh giá khuôn khổ pháp luật về TTKC trong mối liên hệ đối với các phạm trù liên quan như các quyền con người, quyền công dân. - Đánh giá một cách toàn diện, chuyên sâu khuôn khổ pháp luật và tình hình thực hiện TTKC ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích so sánh với lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. - Định hình, đề xuất một số cơ chế pháp lý mới về TTKC ở Việt Nam, xác định các bước cơ bản trong việc thực hiện cơ chế pháp lý mới đó. Với những đóng góp nêu trên, Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam; đồng thời cũng sẽ hữu ích trong việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013 với mục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về TTKC tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Ý nghĩa về mặt lý luận: Về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ làm rõ được những nội dung lý luận cơ bản về TTKC; quy định TTKC trong pháp luật quốc tế và quốc gia; xác định rõ được thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong TTKC; trình tự, thủ tục áp dụng TTKC; mối quan hệ của TTKC và một số quyền cơ bản của công dân. Về mặt thực tiễn: Từ trước đến nay, hầu như không có luận văn nào nghiên cứu chuyên sâu về TTKC ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm những thông tin tư liệu xác đáng, là nguồn tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực tiễn 6
  13. pháp luật Việt Nam cũng cho thấy TTKC hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp bách hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam. 7. Cấu trúc của Luận án Đề tài có kết cấu như sau: Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về TTKC Chương 3. Thực trạng pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay Chương 4. Nhu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay Kết luận Danh mục công trình đã công bố của tác giả Tài liệu tham khảo 7
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình trạng khẩn cấp (state of emergency/state of public emergency/state of exception/state of alarm) đã có lịch sử pháp lý rất lâu dài [130], điều này đã được khẳng định tại những tư liệu cổ về pháp luật của đế quốc La Mã [36] Ngày nay, pháp luật về TTKC được ghi nhận ở nhiều quốc gia dưới mọi chế độ chính trị [36; tr.434]. Ở Việt Nam, những văn bản pháp luật đầu tiên về TTKC đã được ban hành từ ngay sau khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nghiên cứu pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay có thể thấy các quy định còn khá chung chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới khó khả thi. Ví dụ: Chưa có định nghĩa về TTKC, một số khái niệm về TTKC trong một số văn bản còn chưa có sự thống nhất. Bên cạnh đó, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản qui phạm pháp luật về TTKC, hệ thống pháp luật chưa có quy định để thấy rõ sự khác biệt trong TTKC và trường hợp bình thường... Những hạn chế của hệ thống pháp luật về TTKC ở Việt Nam hiện nay là do vẫn tồn tại những khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục được làm sáng tỏ. 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật tình trạng khẩn cấp Người đặt nền móng cho khái niệm hiện đại về tình trạng khẩn cấp là Carl Schmitt (1888-1985), trong cuốn “Political Theology: Four Chapters on the Concept of Sovereignty/Thần học chính trị: Bốn chương về khái niệm chủ quyền” [139] Carl Schmitt viết: Các yếu tố cơ bản liên quan đến TTKC được phát triển bởi Carl Schmitt tập trung vào chủ quyền, nhà nước và trật tự pháp lý xung quanh nó. Carl Schmitt cho rằng: "Chủ quyền là người đã quyết định TTKC”, vì Carl Schmitt hiểu ngoại lệ liên quan đến TTKC như một đặc điểm liên quan đã tạo điều kiện cho nền kinh tế và các cuộc khủng hoảng chính trị gây 8
  15. khó khăn cho Nhà nước và do đó, sẽ đòi hỏi đình chỉ các luật lệ và quy tắc thông thường để giải quyết các cuộc khủng hoảng đó. Carl Schmitt khẳng định TTKC thực sự phù hợp với định nghĩa pháp lý của chủ quyền, có hệ thống và nền tảng pháp lý logic, quyết định tình trạng khẩn cấp/ngoại lệ đúng như nghĩa của từ này. Nhìn chung, quan điểm của Carl Schmitt về quyền hạn khẩn cấp gắn liền với nỗ lực của ông để đối phó với vấn đề làm thế nào để duy trì ổn định chính trị, trật tự và hòa bình. Không phủ nhận Carl Schmitt được coi là tổ tiên của khái niệm hiện đại về TTKC. Tuy nhiên, những lập luận TTKC của Carl Schmitt đã ủng hộ cho một nhà nước độc tài mà không nhận ra rằng bản sắc của trạng thái khẩn cấp, sự chuyển dịch và con người trong nhà nước hiện đại hiện nay. Walter Benjamin (1892-1940) là học giả đã có một số phản biện lại quan điểm về TTKC của Carl Schmitt, trong cuốn “On the Concept of History/Về khái niệm lịch sử” [126] Walter Benjamin cho rằng TTKC là quy luật và xã hội tất yếu phải đi đến một khái niệm lịch sử tương ứng với điều này. Theo đó, nhiệm vụ của xã hội lúc bấy giờ là đưa ra TTKC thực sự; và vị thế của của những người bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xít nhờ đó sẽ được cải thiện. Nhờ đó, TTKC sẽ được nhìn nhận một cách tiến bộ với sự chuẩn mực của nó mà người đời sau phải ghi nhận. Walter Benjamin đã tìm kiếm giải pháp triệt để hơn cho vấn đề TTKC. Có thể thấy rằng, TTKC thực sự của Walter Benjamin là không thể tách rời khỏi khái niệm nhà nước. Tác giả Giorgio Agamben (sinh năm 1942 tại Ý) là một học giả nổi tiếng, trong tác phẩm “State of exception/Tình trạng ngoại lệ” [150], ông đã phê phán mạnh mẽ quan điểm của Carl Schmitt về TTKC. Trong TTKC, Giorgio Agamben đề cập đến các trạng thái ngoại lệ, nơi các quyền hiến định có thể bị giảm bớt, thay thế và bị từ chối trong quá trình yêu cầu chính phủ mở rộng quyền lực. Giorgio Agamben cho rằng trạng thái ngoại lệ đánh dấu một sự đảo ngược quyết định và có hệ thống của điều gần như không thể nhận thấy, sự đan xen giữa 'luật và sự sống'. Giorgio Agamben cũng xác định TTKC hoàn toàn về các biện pháp pháp lý-chính trị. Việc tuyên bố TTKC là sự duy trì luật trong sự 9
  16. đình chỉ với tư cách là luật pháp. Giorgio Agamben nhận định, TTKC đã trở thành “mô hình thống trị của chính phủ trong nền chính trị đương đại”. Hơn nữa, Giorgio Agamben nhận định TTKC là sự cho phép chính phủ hành động ngoài luật pháp và ngoài trật tự pháp lý. Giorgio Agamben phản đối việc kết hợp quá nhiều TTKC với chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism)1 hay chế độ độc tài (dictatorship). Trong bài “Agamben’s two missing factors: Understanding state of emergency through colonialism and racial doctrine/Hai yếu tố còn thiếu của Agamben: Hiểu về tình trạng khẩn cấp thông qua chủ nghĩa thực dân và học thuyết chủng tộc ” [151], tác giả Punsara Amarasinghe phân tích quan điểm lý thuyết về TTKC của Giorgio Agamben trong bối cảnh một diễn ngôn mới trong lĩnh vực luật công và triết lý chính trị. Tác giả đã chỉ ra hai điểm còn thiếu sót trong quan điểm của Giorgio Agamben về TTKC gồm: (1) Sự im lặng của Giorgio Agamben trong việc phân tích về trường hợp ngoại lệ rõ ràng đã bộc lộ sự thiếu chú ý đến sự tồn tại thời kỳ thuộc địa đã phá hoại sâu sắc việc xây dựng nhà nước ngoại lệ của ông; (2) Giorgio Agamben khi xây dựng ý tưởng về “ngoại lệ” về cơ bản bắt nguồn từ lịch sử của châu Âu và rõ ràng đã bỏ qua các vấn đề chủng tộc và thuộc địa. Punsara Amarasinghe đã lập luận về quyền hạn khẩn cấp không hoàn toàn được tính toán vào việc ngăn chặn bất kỳ nguy hiểm nào hoặc hình thành mối quan hệ giữa người dân và chính quyền, mà là cơ chế cần thiết nhằm bảo vệ quyền lực chủ quyền và hỗ trợ quá trình quản trị đang diễn ra. Khả năng áp dụng TTKC trong việc hợp pháp hóa trật tự chính trị và thuần hóa các cộng đồng cụ thể khi họ trở thành thách thức đối với bộ máy nhà nước đã trở thành một hệ thống thói quen ở nhiều quốc gia châu Á-châu Phi. Đặc biệt là TTKC được ban bố ở Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka ở nhiều quốc gia các trường hợp trong trật tự thời hậu thuộc địa của họ là phản ánh đầy đủ rằng TTKC hoặc 1 Là thể chế, trong TTKC, của một cuộc nội chiến hợp pháp cho phép loại bỏ không chỉ các đối thủ chính trị, mà còn toàn bộ các nhóm dân cư phản đối việc hòa nhập vào hệ thống chính trị 10
  17. thiết quân luật chỉ là cơ chế nhằm hợp pháp hóa trật tự chính trị và thuần hóa một số cộng đồng cụ thể mà không nhằm ngăn chặn bất kỳ một nguy hiểm nào. Bruce Ackermann trong tác phẩm “The Emergency Constitution/Hiến pháp khẩn cấp” việc xây dựng “quy tắc hiến pháp khẩn cấp” là cách tốt nhất để bảo vệ nền dân chủ và các quyền tự do dân sự cơ bản khi xuất hiện TTKC trong một xã hội [120]. Trong các vấn đề lý luận về TTKC, các học giả cũng đã thảo luận mối quan hệ giữa TTKC, chính trị và pháp luật. Tác giả Ralf Salam trong bài “The relationship between state of emergency, politics and the rue of law/Mối quan hệ giữa tình trạng khẩn cấp, chính trị và pháp quyền” [176] đã chỉ ra mối quan hệ giữa các TTKC, chính trị và pháp luật đã được tranh luận từ lâu và chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của các TTKC đối với pháp luật và chủ quyền của nhà nước. Tác giả cho rằng những khó khăn vẫn còn tồn tại trong việc xác định mối quan hệ giữa chính trị, luật pháp, nhân quyền và các TTKC. Lịch sử cho thấy TTKC có thể ảnh hưởng lớn đến chính trị và các khía cạnh pháp lý trong cuộc sống của một công dân bình thường. Khi thảo luận về mối quan hệ giữa các TTKC và bình đẳng trước pháp luật, vai trò của chính trị đã được bảo vệ bởi chủ quyền. Tác giả nhấn mạnh rằng, TTKC thể hiện một thách thức đối với nền dân chủ. Tuy nhiên, bất chấp hậu quả của TTKC về quyền của công dân, TTKC luôn tồn tại trong tất cả các hệ thống chính trị và luật pháp trên thế giới, điều này là do nhu cầu chính trị của các quốc gia để thiết lập trật tự của mình. Theo tác giả Scott P.Sheen: “Reconceptualizing States of Emergency under International Human Rights Law: Theory, Legal Doctrine, and Politics/Khái niệm lại tình trạng khẩn cấp theo Luật Nhân quyền Quốc tế: Lý thuyết, Học thuyết Pháp lý và Chính trị” [179] tác giả đã giải thích nguồn gốc của khái niệm TTKC. Theo đó, khái niệm TTKC có nguồn gốc lịch sử kéo dài từ thời La Mã. Nguồn gốc hiện đại của khái niệm TTKC như một khái niệm pháp lý đã ra đời từ Tây Âu thế kỷ XIX. Cơ sở lý luận về TTKC tương đối rõ ràng và là bắt nguồn từ bản chất của ngoại lệ. TTKC là tình huống đặc biệt và là nhu cầu 11
  18. tự vệ của một quốc gia. Sự tồn tại của các cơ chế như hạn chế quyền con người được coi là sự nhượng bộ đối với tính không thể tránh khỏi của tình trạng ngoại lệ trong thời gian khẩn cấp. Sự vi phạm trên dựa vào sự cân bằng giữa quyền con người với các mục tiêu chung như trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Tác giả đã phân tích khái niệm TTKC trong Công ước Châu Âu về Nhân quyền và trong các Công ước về Quyền con người của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, bài báo chỉ phân tích các khái niệm về TTKC chứ không đưa ra một khái niệm “tình trạng khẩn cấp” thống nhất. Một số học giả Việt Nam đã nghiên cứu về TTKC, tuy không nhiều, nhưng cũng đã có những đóng góp đáng lưu ý. Tác giả Đoàn Văn Dũng trong bài “Quản lý xã hội trong tình huống bất thường” [31] đã nêu các quan niệm về tình huống bất thường, khái niệm quản lý xã hội trong tình huống bất thường. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số nét đặc trưng của tình huống bất thường: đặc trưng về chủ thể quản lý xã hội, đặc trưng về thể chế quản lý xã hội và đặc trưng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. Tác giả Nguyễn Hữu Khiển và Trần Anh Tuấn trong cuốn “Quản lý xã hội trong tình huống bất thường ở Việt Nam hiện nay” [49] đã phân tích khái niệm tình huống bất thường là “một hiện tượng, một sự kiện xã hội có nguyên nhân từ tự nhiên khách quan hoặc xuất phát từ chính đời sống xã hội, hoặc chủ quan do con người tạo ra (như các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, trật tự xã hội), mang đến những hậu quả khó lường ở mức độ khác nhau”.Tác giả Nguyễn Mạnh Kháng trong cuốn “Một số vấn đề lý luận về quản lý xã hội trong những tình huống bất thường” cho rằng tình huống bất thường là “những tình huống xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, không thể dự báo trước, đồng thời đi ngược lại với xu hướng phát triển chung của xã hội và gây ra những hệ quả không tốt cho xã hội” [48]. Trong cuốn Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, mặc dù tại khoản 3 Điều 32, khoản 4 Điều 54, khoản 13 Điều 70, khoản 10 Điều 74, khoản 5 Điều 88, khoản 3 Điều 96 của Hiến pháp 12
  19. có quy định về TTKC, nhưng các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản và Đặng Minh Tuấn cũng không bàn tới khái niệm thế nào là TTKC [33]. Trong bài “Một số vấn đề lý luận về tình trạng khẩn cấp” [39], tác giả Nguyễn Anh Đức và Vũ Công Giao đã phân tích một số vấn đề lý luận về TTKC, bao gồm: định nghĩa; các đặc điểm; điều kiện áp dụng; những rủi ro về vi phạm các quyền hiến định. Tác giả đã nêu lịch sử của khái niệm “TTKC” và phân tích khái niệm TTKC theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966. Bài viết cũng đã giúp phân biệt rõ sự khác biệt giữa TTKC với các điều kiện, diễn biến có thể dẫn tới TTKC. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả đã đưa ra được khái niệm TTKC cho riêng mình. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến tình trạng được hiểu là hoàn cảnh thực tế mà bắt buộc các nhà nước phải tạm thời rời bỏ một số nghĩa vụ về đảm bảo quyền con người để đối phó với tình huống xảy ra. Tuy nhiên, tác giả đã khái quát chứ không chỉ ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến TTKC. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích việc bảo đảm các quyền có thể bị tạm đình chỉ trong TTKC và việc bảo đảm các quyền không thuộc phạm vi tạm đình chỉ trong TTKC. Một số học giả đã dựa vào từ điển để ban về khái niệm TTKC. Trong bài “Vai trò của ngân hàng trong tình trạng khẩn cấp” [55] tác giả Phạm Thị Hồng Nghĩa đưa ra khái niệm TTKC dựa vào từ điển Carmbridge. Bàn về TTKC về quốc phòng, thiết quân luật và giới nghiêm, bài “Pháp luật Việt Nam về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật và giới nghiêm và những vấn đề đặt ra” [54] của tác giả Đỗ Đức Minh đã dựa vào Từ điển tiếng Việt phân tích các cụm từ “tình trạng” và “khẩn cấp”. Từ đó, tác giả rút ra khái niệm TTKC. Tác giả Phạm Hồng Thái và Tạ Đức Hòa trong bài “Thẩm quyền và thủ tục ban bố tình trạng khẩn cấp theo pháp luật Việt Nam và những vấn đề đặt ra” [86] từ việc phân tích lý thuyết về “sự kiện pháp lý” và điểm qua một số văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có đề cập đến TTKC, tác giả đưa ra khái niệm về TTKC. Theo tác giả thì TTKC xuất hiện do nhiều nguyên nhân, 13
  20. theo quy định của pháp luật ban bố TTKC. Việc áp dụng TTKC sẽ dẫn đến hậu quả hạn chế một số quyền của cá nhân, tổ chức hoặc buộc họ thực hiện các nghĩa vụ. Tác giả Cao Vũ Minh trong bài “Pháp luật về tình trạng khẩn cấp của Liên bang Nga và những gợi mở cho Việt Nam” [53] cho rằng “TTKC” (state of emergency) là tình trạng xã hội lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và là tình huống mà chính quyền đưa ra và áp dụng những quy tắc đặc biệt mà thông thường không được áp dụng. Tác giả cho rằng tình huống khẩn cấp chỉ xảy ra khi đe dọa đến sự sống còn của quốc gia. Tuy nhiên, thực tế thì TTKC có thể xảy ra ở một số địa phương. 1.1.2. Các nghiên cứu thực trạng pháp luật về tình trạng khẩn cấp Tác giả Christian Bjørnskov và Stefan Voigt trong bài “The architecture of emergency constitutions/Kiến trúc của hiến pháp khẩn cấp” [155] đã phân tích lịch sử pháp luật về TTKC, theo đó, Pháp là quốc gia hiện đại đầu tiên ban hành quy định TTKC trong hiến pháp năm 1795, sau đó là các nước Châu Mỹ La tinh: Argentina (1819), Chile (1822), Brazil (1824), Các tỉnh thống nhất của Rio dela Plata (1824), Bolivia (1826), Peru (1826), Ecuador (1830), Uruguay (1830), và Venezuela (1830). Tác giả Sadiq Reza đã dẫn chứng một điển hình của mô hình TTKC của Carl Schmitt, trong bài “Endless Emergency: The Case of Egypt/Tình trạng khẩn cấp không có hồi kết: Trường hợp điển hình Hy Lạp” [174] tác giả phân tích thực trạng pháp luật về TTKC ở Ai cập năm 2007. Tác giả phân tích, Cộng hòa Ả Rập Ai Cập đã được ban bố TTKC kể từ 1981 và kéo dài trong suốt những năm qua. Quyền hạn khẩn cấp, quân đội tòa án và các quyền hạn "ngoại lệ" khác được điều chỉnh bởi các đạo luật lâu đời trong Ai Cập và được ủy quyền bởi hiến pháp. Bài luận tóm tắt lịch sử và khuôn khổ của quy tắc khẩn cấp trong Ai Cập, thảo luận về các mục đích và hậu quả của TTKC, đề cập đến các giới hạn tư pháp đối với TTKC. Tác giả cũng đã phân tích nhiều mục tiêu của việc thực thi pháp luật về TTKC trong nhiều năm, đặc biệt là hai nhóm: những người theo chủ nghĩa Hồi giáo và những nhà hoạt động chính trị tự do. Nó cũng giải thích cách 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2