Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 13
download
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam; đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÃ TRƯỜNG ANH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lã Trường Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 1.2. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu ........................................................ 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................................................................................................. 36 2.1. Khái quát về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ......................................................................................... 36 2.2. Lý luận pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ......................................................................... 64 2.3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở một số nước và gợi mở cho Việt Nam ........................................................................ 75 Chương 3 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 92 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay ... 92 3.2. Thực tiễn thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay .......................... 101 3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay ................................................................................... 119
- Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................... 149 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ............................................................................................................... 149 4.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 152 KẾT LUẬN .................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………….......140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 176
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTD : Người tiêu dùng XHCN : Xã hội chủ nghĩa TAND : Tòa án nhân dân BLTTDS : Bộ luật Tố tụng Dân sự TNHH : Trách nhiệm hữu hạn KH&ĐS : Khoa học và Đời sống ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã mang lại những thành quả đáng ghi nhận. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, NTD có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng ngày càng tăng và giá cả ngày càng hợp lý. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì những mặt trái cố hữu vẫn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và quyền lợi của NTD nói riêng. Đó là tình trạng một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đã thực hiện những hành vi vi phạm như: buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại...Thực tiễn công tác bảo vệ NTD tại Việt Nam cho thấy, các vụ vi phạm quyền lợi NTD không giảm đi mà có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất, mức độ và hình thức vi phạm. Hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của NTD được phát hiện như: quảng cáo sai sự thật thông qua hình thức trúng phiếu mua hàng qua điện thoại của công ty Thái Dương Xanh; Bán hàng không đúng như nội dung cam kết qua trang web, chương trình bán hàng trên tivi, facebook...Nhiều trang web bán hàng lợi dụng việc mua hàng qua mạng đã giao hàng không đúng như thông tin giới thiệu… Với việc ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 11 hiệp định đã có hiệu lực thi hành, có thể nói chưa bao giờ Việt Nam lại mở cửa, hội nhập quốc tế sâu và rộng như lúc này. Có thể khẳng định rằng, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ là vấn đề thời sự của mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề của khu vực và toàn cầu do tính xuyên biên giới của nó. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quy 1
- phạm pháp luật cũng như áp dụng nhiều biện pháp để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD trong điều kiện mới. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, các mục tiêu bảo vệ quyền lợi NTD chỉ có thể thực hiện được khi thiết lập các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đầy đủ và hiệu quả. Kinh nghiệm quốc tế đã chứng tỏ rằng, sự hiện diện của các thiết chế của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi NTD tuy cần thiết song thiếu đầy đủ và toàn diện. Để thực thi hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD trong điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, cần phải thiết lập, củng cố, tăng cường mạng lưới các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ cách tiếp cận trên, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã dành một Chương quy định vai trò, vị trí của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, do phải đối mặt với nhiều rào cản khách quan lẫn chủ quan, đặc biệt là cơ chế tham gia nên trên thực tế, hoạt động của các tổ chức xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực sự trở thành một thiết chế hữu hiệu trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta hiện nay. Từ phía các tổ chức xã hội, do ý thức được vai trò, vị trí của mình trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nên các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD đã có những bước phát triển tích cực trong những năm gần đây. Ngày 29/11/2018, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vietnam Consumers Protection Association - VICOPRO) đã được thành lập trên cơ sở tách ra từ Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) hướng tới mục đích đảm bảo tính pháp lý và thực hiện đầy đủ, toàn diện các nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội theo đúng quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hội bao gồm 61 các Hội địa phương và tổ chức là thành viên trải dài ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thời gian vừa qua, các Hội đã có những đóng góp rất quan 2
- trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Hội vừa qua cũng đã cho thấy nhiều điểm còn bất cập trong pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của các tổ chức bảo vệ NTD. Pháp luật hiện hành không quy định về mối quan hệ giữa các tổ chức bảo vệ NTD ở các cấp khác nhau, dẫn đến hoạt động bảo vệ NTD của các tổ chức đơn lẻ sẽ có thể trở nên rời rạc, không thống nhất mang tính hệ thống. Kinh phí cho hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp là do các thành viên đóng góp. Tuy nhiên, khác với những tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp khác, tổ chức bảo vệ NTD không có nguồn thu ổn định từ các hội viên. Hoạt động vì lợi ích chung của NTD và của toàn xã hội nhưng lại không có bất kỳ một sự hỗ trợ kinh phí hay bất kỳ một sự đóng góp nào. Chính điều này đã gây ra những khó khăn trong quá trình hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD. Thực tiễn cũng cho thấy, ở những nơi mà Hội bảo vệ NTD Việt Nam nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính của địa phương như Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… thì hoạt động của các Hội này được thực hiện rất có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho NTD. Các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam mới quy định cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD ở mức độ nguyên tắc và thiếu hiệu quả. Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay đang gặp những vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý, đưa đến vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không được đề cao. Đây cũng là lý do mà tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để thực hiện Luận án Tiến sĩ luật học. 3
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo quy định của pháp luật; - Nghiên cứu so sánh trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu thực tiễn về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 4
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD là một vấn đề rộng, có nhiều nội dung khác nhau. Chủ thể là tổ chức xã hội có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của NTD cũng có nhiều tổ chức với phạm vi trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong Luận án này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ thể là Hội bảo vệ NTD Việt Nam với tư cách là “tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD” . Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian: Căn cứ vào thực tiễn áp dụng, Luận án tổng hợp, đánh giá trách nhiệm của các Hội bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam từ năm 2010 (khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời) đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, nhà nước ta về chính sách và pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích: được tác giả sử dụng khi đánh giá, bình luận các quan điểm, các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD… Phương pháp này được tác giả sử dụng trong tất cả các chương của luận án, đặc biệt nhấn mạnh ở Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận án. - Phương pháp tổng hợp: được tác giả sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, đề xuất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi 5
- của NTD. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 4 của luận án. - Phương pháp so sánh luật học: được tác giả sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD hiện hành của Việt Nam trong mối tương quan với các quy định pháp luật các nước nhằm làm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt, trên cơ sở đó gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 2. - Phương pháp thống kê: được tác giả vận dụng nhằm thu thập các văn bản quy định pháp luật mới nhất về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD; các công trình nghiên cứu về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD; tiến hành thu thập số liệu mới nhất về các việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD của các tổ chức xã hội; đánh giá mức độ và tình trạng các đối tượng yếu thế (NTD) được tổ chức xã hội bảo vệ…Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu tại Chương 1 và Chương 2 của luận án. - Phương pháp phân tích logic quy phạm: được tác giả sử dụng từ khi nêu nội dung điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD, sau đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị tương ứng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu và đảm bảo sự xuyên suốt từ Chương 2, Chương 3, Chương 4 của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Từ trước đến nay, các nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có rất nhiều, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ gọi là nghiên cứu khái quát hoặc nhắc đến trong nghiên cứu của mình. Đặc biệt, công trình nghiên cứu độc lập, các khảo sát về 6
- trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam chưa hề có, mặc khác khi các quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được đưa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không có luận cứ. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu toàn diện, cụ thể và có luận cứ chi tiết, các hoạt động thực tiễn về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đề tài chỉ ra cơ sở lý thuyết về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. Đây là căn cứ khoa học để đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. Chỉ ra quá trình tham gia bảo vệ NTD của các tổ chức xã hội ở một số nước trên thế giới. Đây là cơ sở, bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực trạng thực hiện trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD theo pháp luật Việt Nam hiện nay, bao gồm trách nhiệm về: Phản biện và giám định xã hội; giáo dục NTD; đại diện giải quyết khiếu nại của NTD; thay mặt khởi kiện dân sự vì quyền lợi của NTD. Thông qua đó, đề tài đã phát hiện và chỉ ra: (i) Những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam trong thời gian vừa qua; (ii) Những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. Đề tài đưa ra các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. 7
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đã xây dựng, cung cấp cơ sở khoa học về mặt lý luận, thực tiễn và pháp lý về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc nhận diện đa chiều về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD; trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và đưa ra các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam trong thời gian tới. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo tốt cho các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là công trình, là sản phẩm cho việc giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài Lời nói đầu, Kết cấu và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lí luận về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chương 3. Thực trạng trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chủ đề luận án, các công trình khoa học liên quan đến chủ đề Luận án được tổng quan thành các nhóm sau: 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Ở khía cạnh lí luận chung, những khái niệm, lí thuyết căn bản và nguyên lí trong pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được đề cập khá chi tiết trong các nghiên cứu như: - Báo cáo “Thực thi trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các hiệp hội nghề nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng – cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của ThS. Viên Thế Giang và Lê Tuấn Tú tại Hội thảo “Các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và quyền con người”: tác giả đã chỉ ra các tổ chức xã hội đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực thi tốt trách nhiệm của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp là biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Sự tham gia của các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tạo “thế lực cân bằng”, là đối trọng tương xứng giữa người tiêu dùng và người cung ứng hàng hóa, dịch vụ. - Đề tài cấp Bộ năm 2006 với tiêu đề: “Bảo đảm quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của Viện nghiên cứu con người – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Tường Duy Kiên làm Chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định 9
- hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm người tiêu dùng, phân biệt người tiêu dùng với khách hàng. - TS. Đặng Vũ Huân với bài viết “Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1 năm 2005, bài viết tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD theo kinh tế học. Tác giả phân tích mối quan hệ kinh tế giữa NTD và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường, từ đó có thể thấy NTD giữ vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế. Bài viết cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến quyền lợi của NTD chưa được bảo đảm. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các quy định của pháp luật mang tính tổng quát, chung chung và chưa có cơ chế xử lý thích đáng đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị mang tính vĩ mô nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ NTD. - Bài viết “Một số vấn đề lý luận xung quanh luật bảo vệ người tiêu dùng” của PGS.TS Nguyễn Như Phát (2010) đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2. Bài viết đã đề cập đến nhiều vấn đề trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, tác giả phân tích mối quan hệ giữa NTD với thương nhân, trong mối quan hệ này thì NTD luôn yếu thế “do tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng khó có thể có cơ hội trở thành tự do, bình đẳng vì họ buộc phải tham gia vào mối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là “thông tin bất cân xứng”, chính vì vậy, pháp luật phải ưu tiên bảo vệ “kẻ yếu”. Cũng theo tác giả, pháp luật bảo vệ NTD hiểu theo nghĩa tổng quát là một hệ thống pháp luật có liên quan đến nhau mà đạo luật về bảo vệ quyền lợi NTD chỉ có giá trị tiên phong. Đồng thời, tác giả đã phân tích sự hình thành và những đặc điểm của điều kiện giao dịch chung, mối quan hệ giữa NTD và thương nhân trong việc thiết lập và thực hiện điều kiện giao dịch chung. Và qua đó, tác giả cho rằng cần thiết phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ điều kiện giao dịch chung. 10
- - Cuốn “Tìm hiểu Luật bảo vệ NTD các nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Nxb Lao động, 1999, do Viện Nhà nước và pháp luật biên soạn là một trong số những công trình tiên phong nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam đồng thời là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu quan tâm tới Luật bảo vệ NTD của một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ cũng như chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng có những phân tích về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam mà cụ thể là hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên vấn đề xâm hại quyền lợi của NTD diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng ở nước ta, lý giải các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quyền lợi của NTD cũng như đề ra các biện pháp để bảo vệ NTD hữu hiệu nhất. - Cuốn “Bàn về tiêu dùng của Chủ nghĩa xã hội” của Trần Tri Hoằng, Nxb Chính trị quốc gia, 1999 là công trình tiên phong nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tiêu dùng. Cuốn sách đã tổng kết thực tiễn tiêu dùng hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay dựa trên cơ sở lý luận của C. Mác- Ph. ĂngGhen, V. I. Lê Nin về vấn đề tiêu dùng và tham khảo thành tựu lý luận về tiêu dùng trong kinh tế học phương Tây. Trong cuốn sách này, ông đã trình bày năm vấn đề lớn: Quan niệm về tiêu dùng; hệ thống tiêu dùng; cơ cấu tiêu dùng; hành vi tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng. Tác giả tiến hành tìm hiểu một cách toàn diện về lý luận cơ bản, các quy luật vận hành, diễn biến, các quan hệ của tiêu dùng: giữa sản xuất với tiêu dùng, phân phối với tiêu dùng, trao đổi với tiêu dùng. Ngoài những vấn đề mang tính lý luận về tiêu dùng, tác giả cũng đã đề cập đến một số quyền của NTD như: quyền được tìm hiểu; quyền được lựa chọn; quyền bảo đảm chất lượng, giá cả, an toàn, cân đong; quyền sửa chữa, thay đổi, trả lại tiền và đòi bồi thường. Quyền của NTD tuy chưa được đề cập và phân tích một cách đầy đủ, nhưng 11
- đây có thể xem là sự gợi mở cho các công trình sau, kế thừa và tiếp tục làm rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD. - Iain Ramsay, Consumer Law and Policy: Text and Materials on Regulating Consumer Markets: học giả đề cập sâu sắc về vai trò của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, các quan điểm, chính sách về pháp luật bảo vệ NTD ở nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế từ đó đưa ra các nhận định về cách thức xây dựng chính sách và pháp luật bảo vệ NTD của quốc gia, quốc tế. - A. Brooke Overby, An Institutional Analysis of consumer Law: Trong tài liệu này, Brooke đưa ra định nghĩa “NTD” được sử dụng trong một đạo luật của Anh Quốc là Fair Trading Act năm 1973, trong đó NTD là người được cung cấp hoặc tìm kiếm sự cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong quá trình kinh doanh của bên cung cấp nhưng không tiếp nhận hàng hóa hay dịch vụ trong quá trình kinh doanh của mình. Brooke cũng nhận định tính bất cân bằng trong quyền thương lượng, một điều liên quan tới những vấn đề phi đạo đức và phi thị trường được phản ánh thông qua sự tương phản về kinh nghiệm của bên bán với sự thiếu kinh nghiệm của cá nhân người mua. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu khác cũng cung cấp những quan điểm, lí luận ở nhiều khía cạnh cụ thể liên quan tới bảo vệ quyền lợi NTD phải kể đến như: - Private and Financial Sector Development Department - World Bank, Good Practices for Consumer Protection and Financial Literacy in Europe and Central Asia: A Diagnostic Tool: Công trình nghiên cứu này đề cập về NTD trên thế giới, chủ yếu tập trung ở những nước đang phát triển - những nước có nền kinh tế còn non kém, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD còn chưa phát triển. Đồng thời, nghiên cứu còn để cập đến nội dung thực hành tốt đối với bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực khác nhau của ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao 12
- gồm 8 vấn đề chính: (i) Các tổ chức bảo vệ NTD, (ii) Các nguyên tắc bán hàng và công bố thông tin, (iii) Quản lý và duy trì tài khoản của NTD, (iv) Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, (v) Cơ chế giải quyết tranh chấp, (vi) Phương án bảo lãnh/bảo đảm và bồi thường, (vii) Giáo dục tài chính và (viii) Các vấn đề cạnh tranh trong dịch vụ tài chính. - Committee on Consumer Policy - Directorate for Science, Technology and Industry-OECD, Best Practices for Consumer Policy: Report on the Effectiveness of Enforcement Regimes: Nghiên cứu này xem xét chế độ thực thi nào có hiệu quả về mặt chi phí trong việc đảm bảo tuân thủ nghiêm mặt pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi NTD được lập ra để ngăn ngừa các tổn thất tài chính. Nghiên cứu đưa ra 5 mô hình để thực thi pháp luật bảo vệ NTD gồm: (i) Mô hình dựa vào hệ thống pháp luật hình sự về xử phạt; (ii) Mô hình trong đó các cơ quan hành chính chủ yếu sử dụng hệ thống pháp luật dân sự để đưa ra các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả; (iii) Mô hình trong đó các cơ quan hành chính có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt tài chính; (iiii) Mô hình chủ yếu dựa vào khiếu nại của NTD lên cán bộ thanh tra; (iv) Mô hình chủ yếu dựa vào việc sắp xếp và thực thi các quyền hạn riêng. Qua đó, học giả nghiên cứu phát triển một khung lý thuyết về đánh giá tính hiệu quả về mặt chi phí của các phương án thực thi này thông qua các nghiên cứu thực tiễn tại các quốc gia như: Anh, Australia, Bỉ, Hà Lan. - Alternative consumer dispute resolution in the EU, Committee for Consumer Affairs (CCA) - Social and Economic Council (SER): Báo cáo nhìn nhận các cơ chế hiện tại như Quy định thành lập Trình tự giải quyết vụ việc khiếu kiện nhỏ của EU (the Regulation establishing a European Small Claims Procedure); Nghị quyết về Thương lượng (the Mediation Directive) và Nghị quyết về bảo vệ lợi ích NTD (the Injunctions Directive) chưa tạo nên chuyển biến thực sự tích cực trong hoạt động giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở Châu Âu. Theo báo cáo, rào cản lớn nhất trong việc sử dụng cơ chế phối 13
- hợp ADR đối với các vụ việc vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ chính nằm ở sự thiếu các thông tin cần thiết về địa lý, lĩnh vực, đặc điểm giao dịch đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử. Có thể khẳng định rằng, các nghiên cứu của các học giả trên chủ yếu mang tới cái nhìn đa chiều về quan hệ tiêu dùng, về các khía cạnh chi tiết trong hoạt động giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng, số lượng nghiên cứu mang tính chất tổng quan về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD hiện nay chưa nhiều, các tác phẩm đa phần vẫn chỉ phân tích sâu về từng điểm nhỏ mà chưa cho thấy được bức tranh tổng thể của mối quan hệ phức tạp này. 1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Các tổ chức xã hội hiện nay đang phát triển một cách phong phú, đa dạng và cũng tác động lớn đến xã hội với sự tham gia rộng rãi hơn vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, nghiên cứu khoa học. Các tổ chức này còn đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển cộng đồng, tư vấn phản biện chính sách cho Nhà nước, phát triển các dịch vụ cộng đồng cũng như trong hoạt động giám sát đối với những tiêu cực của xã hội, của Nhà nước... Chính vì vậy, các tổ chức xã hội là một lĩnh vực quan trọng, đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Từ những năm 1993 đến nay, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội, về tổ chức xã hội: Những thông tin về hoàn thiện pháp luật về Hội ở Việt Nam trong thời gian tới; vị trí, vai trò của các hội quần chúng đối với sự hình thành, phát triển của xã hội ở Việt Nam; quan hệ của nhà nước và các hiệp hội quần chúng được đề cập tới trong Đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trong Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước mã số KX.02/06-10 do GS.TS Đỗ Hoài 14
- Nam làm chủ nhiệm; GS.TS. Dương Xuân Ngọc, “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam”, NXB Chính trị - Hành chính, năm 2009; Nguyễn Khắc Mai, “Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước ta”, NXB Lao động, năm 1996. Có một số công trình nghiên cứu đã xác định tầm quan trọng của Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD - là tổ chức xã hội, đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật – trong công tác bảo vệ NTD hiện nay. Xây dựng được cơ sở lý luận và điều kiện để khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD trong việc đảm bảo quyền lợi NTD. Đề xuất một số vấn đề nâng cao năng lực của tổ chức này, mà trước hết cần phải luật hóa vai trò của các tổ chức bảo vệ NTD như báo cáo tại Hội thảo quốc tế và KASS tổ chức năm 2008 của tác giả Phan Huy Hồng: Vai trò của các tổ chức bảo vệ NTD ở Việt Nam (2008): Bài viết xác định tầm quan trọng của Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD - là tổ chức xã hội, đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật – trong công tác bảo vệ NTD hiện nay. Bài viết xây dựng được cơ sở lý luận và điều kiện để khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD trong việc đảm bảo quyền lợi NTD. Trên cơ sở đó, đề xuất một số vấn đề nâng cao năng lực của tổ chức này, mà trước hết cần phải luật hóa vai trò của các tổ chức bảo vệ NTD. - PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật: tác giả đã đưa ra các cơ sở pháp lý của việc xác định vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD. Tiếp đến, tác giả trình bày quá trình hình thành và các hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. - TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật (2012); TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
190 p | 382 | 126
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
12 p | 517 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
188 p | 156 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 68 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 36 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
29 p | 147 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã
186 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay
182 p | 31 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
284 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Vi phạm hợp đồng hiệu quả
179 p | 68 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
254 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về quản lý đất rừng phòng hộ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
187 p | 13 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
28 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
36 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn