intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

106
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích làm rõ một số quan điểm về độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Phân tích thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, văn hóa, quốc phòng – an ninh. Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm giải quyết biện chứng mối quan hệ này trong hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ HỒNG NHUNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS Mã số: 9.22.90.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ HOÀNG CÔNG HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Phan Thị Hồng Nhung
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................................6 1.1. Các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế..................................................................................................6 1.2. Các công trình nghiên cứu nghiên cứu về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam ........................................... 23 1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế............................................................................................... 27 1.4. Những vấn đề đặt ra cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu .................................... 31 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM......................... 35 2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 35 2.2. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ...................................... 47 2.3. Sự phát triển lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ................................................................................... 62 2.4. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập của một số nước trên thế giới .................................................................................................... 78 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢI QUYẾT MỐI GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ..................................................................................................... 92 3.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam ...................................................................................................................... 92 3.2. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết mối quan hệ giữa độc lâp, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam....................................................................................... 137 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ................................................................................ 148 4.1. Quan điểm cơ bản về giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay................................................................................. 148 4.2. Giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam. ........................................................................................................ 156 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 188
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia và các nền kinh tế trong thế giới ngày nay. Tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, phát triển hay đang phát triển đều tham gia vào quá trình này. có nước chủ động và tích cực tham gia vì không muốn tự loại mình khỏi trào lưu phát triển của thế giới và muốn tranh thủ tốt nhất những cơ hội phát triển do hội nhập quốc tế đem lại, nhưng cũng có nước bị cuốn hút một cách thụ động vào quá trình này nên thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng. Cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế đem lại đối với các nước vì thế cũng khác nhau. Thông thường, cơ hội sẽ nhiều hơn đối với những nước phát triển và hội nhập chủ động, còn thách thức sẽ nhiều hơn đối với những nước chậm phát triển và bị động vào quá trình tham gia. Cùng đem lại những cơ hội và thách thức, hội nhập quốc tế có thể làm giảm hoặc cũng có thể tăng cường độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này. Nói một cách khác, hội nhập quốc tế có thể giúp một nước tăng cường sức mạnh, nâng cao vai trò và phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, hoặc cũng có thể khiến cho nước đó bị lệ thuộc và chịu tác động nhiều hơn từ bên ngoài. Vì thế, giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình cải cách mở cửa và hội nhập quốc tế. Đối với Việt Nam, vấn đề này được đặt ra không chỉ trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc Đổi mới, mà còn cần được nhìn nhận từ hoàn cảnh lịch sử đặc thù là quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và với sứ mệnh lịch sử là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách quan trọng về đổi mới trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần to lớn 1
  5. vào sự nghiệp phát triển kinh tế, duy trì an ninh và tăng cường vị thế của đất nước. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta ngày càng sâu rộng trong một môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng vì toàn cầu hóa sẽ không chỉ tác động sâu sắc hơn đến nền kinh tế mà cả những lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, an ninh – quốc phòng. Do đó, việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế không thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà phải được đặt trong khuôn khổ rộng lớn hơn, mang tính hệ thống bao trùm các lĩnh vực như kinh tế, chính trị - ngoại giao, văn hóa, quốc phòng – an ninh. Tính chất đa chiều phức tạp này đặt ra yêu cầu phải khắc phục bằng được những khoảng trống hiện tại trong cơ sở lý luận về vấn đề độc lập, tự chủ. Khái niệm về độc lập, tự chủ truyền thống cần được điều chỉnh dựa trên nhận thức khoa học vững chắc, cho phép bổ sung những nội dung mới, phù hợp với bối cảnh quốc tế, thế và lực mới của đất nước cũng như yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của Việt Nam. Do đó, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm của độc lập, tự chủ và ý nghĩa, bản chất, nội hàm của xu hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế và giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chiến lược và sách lược của Đảng và Nhà nước nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tận dụng mọi thời cơ; phát huy các tiềm năng và lợi thế từ quá trình hội nhập quốc tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu, luận giải đúng bản chất mối quan hệ này sẽ tìm được giải pháp tối ưu để thu hút các nguồn vốn đầu tư, tiếp thu và sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; vốn sống, kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia các nước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảm bảo độc lập, tự chủ giữ vững chủ quyền quốc gia và 2
  6. toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Vì những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam, luận án khảo sát và đánh giá thực trạng, góp phần làm rõ hiệu quả mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích làm rõ một số quan điểm về độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam Phân tích thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, văn hóa, quốc phòng – an ninh Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm giải quyết biện chứng mối quan hệ này trong hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa độc lâp tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quan điểm và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếulà kinh tế, chính trị - ngoại giao, văn hóa, quốc phòng – an ninh. - Phạm vi thời gian: Từ năm 1995 đến nay 3
  7. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất, về mâu thuẫn; về quan hệ quốc tế, về dân tộc và thời đại; về giải quyết mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế…v.v. ngoài ra, luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các công trình khoa học liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, hệ thống hóa, điều tra xã hội học và một số phương pháp khác. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của mối quan hệ qua lại giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đối với sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay Những giải pháp được đề xuất trong luận án (xuất phát từ hiện thực) góp phần làm sáng tỏ định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập quốc tế của Việt Nam 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần cung cấp luận cứu khoa học nhằm nâng cao nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy học tập triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ quốc tế, ngoại giao…trong các trường Đại học, Cao Đẳng. 4
  8. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả có liên quan đến đề tài Luận án. Luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5
  9. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về độc lập, tự chủ; hội nhập quốc tế *Về độc lập, tự chủ Độc lập, tự chủ là hai khái niệm riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau, là hai phạm trù có ý nghĩa then chốt trong các lĩnh vực chính trị, luật pháp và quan hệ quốc tế, là một yêu cầu nội tại của mọi quốc gia, dân tộc với tính cách là một chủ thể chính trị - pháp lý. Bởi vậy, nó trở thành một trong những nguyên tắc căn bản nhất trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, cả trên bình diện đối nội và đối ngoại. Ở trong nước và nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc lập, tự chủ. Đối với các học giả nước ngoài, đặc biệt là Mỹ như Paul Kennedy trong tác phẩm The Rise and Fall of Great Powers. Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000 (1987) trước đây và hiện nay là Joseph S. Nye trong The Paradox of American Power: Why the World Only Superpower Can not Go It Alone; hay Sammuel Hungtington trong The Clash Of Civilization and the Remarking of World Order. Simon & Schuster,… vấn đề độc lập, tự chủ thường được xem xét dưới góc độ độc quyền theo đuổi các lợi ích toàn cầu bằng việc sử dụng trực tiếp sức mạnh áp đảo về chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, công nghê, hay gián tiếp thông qua các định chế kinh tế, chính trị, quân sự quốc tế nằm dưới sự kiểm soát chi phối của họ. Mối quan tâm hàng đầu của họ đều thống nhất ở mục tiêu duy trì sức mạnh vượt trội và địa vị bá quyền của Mỹ và phương tây trong quan hệ quốc tế, ngăn chặn bất cứ thế lực nào nổi lên tranh chấp địa vị đó. Hạn chế cơ bản của đa số các công 6
  10. trình này là việc tuyệt đối hóa các lợi ích và gắn với chúng là địa vị độc tôn, lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, bất chấp các định chế quốc tế cũng như lợi ích của các quốc gia khác. Kiểu tư duy theo chủ nghĩa quốc gia, dân tộc trung tâm, tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ của một hay một nhóm quốc gia, điển hình như các công trình của Hennry Kissinger Diplomacy (1994); Kenneth N. Waltz trong The Emerging Structure of International Politics (1993)… đưa đến nhiều nhận định không đầy đủ, thậm chí méo mó sai lệch với hiện thực. Kiểu tư duy này đang vấp phải thách thức lớn khi phải đối mặt với các nguy cơ, đe dọa phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố tôn giáo, cực đoan, vấn đề môi trường dịch bệnh, biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng hoảng tài chính quốc tế… Các công trình của các học giả Trung Quốc như Kiệt Minh, Trương Tây Ninh, Trương Thao, Khúc Khắc Mẫn. Mười hai mối quan hệ lớn: Con đường cất cánh của Trung Quốc (bản dịch của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia); Lý Như Bình. Sự lựa chọn chiến lược đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ đầu thế kỷ XXI. Bắc Kinh, (bản dịch của Hội đồng Lý luận Trung Ương, 2006); Lý Thành Huân (chủ biên). Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 1996 – 2050. Nxb Bắc kinh (bản dịch Nxb Chính trị quốc gia, 1998) tiếp cận vấn đề độc lập, tự chủ chủ yếu từ quan điểm sự nổi lên của Trung Quốc và xử lý quan hệ Trung – Mỹ nhằm kiến tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự trỗi dậy được quảng bá là hòa bình của họ. Tính hệ thống là điểm yếu của đa số các công trình này, tính giáo điều, rập khuôn điển hình cho giai đoạn trước cải cách mở cửa ít nhiều còn rơi rớt lại, đặc biệt trong việc xem xét vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với các nước láng giềng. Mặt mạnh của người Trung Quốc là cách tiếp cận lịch sử và các phân tích tình huống theo kiểu “Binh pháp Tôn tử” truyền thống khá sắc bén, mà hiện nay được gọi là lý thuyết trò chơi chiến lược Vấn đề độc lập, tự chủ của đất nước, đường lối, độc lập tự chủ của Đảng ta luôn có vị trí cực kỳ quan trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, 7
  11. Cương lĩnh và các văn kiện của Đảng. Thông cáo của Trung Ương gửi các cấp bộ đảng ngày 21/12/1941 đã lưu ý “Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu kẻ ấy là bạn của ta vậy”. Cụm từ “độc lập, tự chủ” lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 khi nhấn mạnh đến vai trò then chót của “đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta” trong kháng chiến chống Mỹ thắng lợi và yêu cầu “giữ vững độc lập, tự chủ” trong giai đoạn mới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định nội hàm mới của độc lập tự chủ, lần đầu tiên chủ trương “gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ”. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”. Văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Văn kiện Đại hội XII khẳng định “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Những bước chuyển biến trong tư duy, chủ trương đường lối độc lập tự chủ của Đảng ta qua các giai đoạn cho thấy sự kết tinh từng bước tư duy về độc lập, tự chủ của Đảng cũng như sự vận dụng linh hoạt, uyển chuyển của 8
  12. các cặp phạm trù này nhằm phục vụ cho mục tiêu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ cụ thể. Nghiên cứu lý luận về độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam có các rất nhiều công trình. Tiêu biểu là: Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước – Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 – 2010, đề tài “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam” năm 2010 và “Độc lập,tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 của tác giả Nguyễn Xuân Thắng; “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2015 của các tác giả Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế và Mai Hoài Anh “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, năm 2011, của tác giả Phạm Bình Minh – chủ biên;; “Giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu hóa”; Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7, năm 2003, của tác giả Hoàng Chí Bảo; “Đảm bảo mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, năm 2011 của tác giả Nguyễn Viết Thảo; Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam; …. Đề cập đến khái niệm độc lập, tự chủ trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa: “Tự chủ” là loại quyền đặc biệt để có thể kiểm soát được một khu vực về quyền cai trị về con người hay bản thân một ai đó. Các học giả nước ngoài như David Held (2002) cho rằng “Tự chủ là việc không phân chia và không ngăn trở quyền lực hình thành và củng cố luật pháp và đặc điểm này xác định đặc tính của mỗi quốc gia”. Theo định nghĩa của Jonh Austin (1955) thì “Một quốc gia tự chủ khi có một bộ máy điều khiển xã hội một cách có hiệu quả và không bị chỉ huy/ điều hành bởi bất cứ một lực lượng bên ngoài nào”. “Độc lập” là chế độ tự trị của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, nghĩa là có chủ quyền tối cao. 9
  13. Trong các công trình “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam” năm 2010 và công trình “Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 của tác giả Nguyến Xuân Thắng đã rút ra vấn đề cốt lõi của khái niệm độc lập, tự chủ. Đó là hai khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất. Độc lập và tự chủ là những phạm trù then chốt trong các lĩnh vực chính trị, pháp luật và quan hệ quốc tế. Tác giả đã nhận định, Độc lập là trạng thái không phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào ở bên ngoài; tự chủ là năng lực kiểm soát, chủ động đưa ra những chính sách phù hợp với mục tiêu của mình. Khái niệm độc lập, tự chủ ra đời cùng phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Độc lập, tự chủ là quyền mọi dân tộc được tự quyết định vận mệnh của mình; trước hết là giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước đế quốc, quyết định chế độ chính trị - xã hội bằng cách thiết lập một nhà nước - dân tộc, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với thể chế chính trị - xã hội và một nền kinh tế dân tộc được định hướng theo những mục tiêu của từng nước. Tác giả còn khẳng định rằng độc lập không phải là một quyền đơn nhất, mà là một tập hợp gồm nhiều quyền và nghĩa vụ khác nhau. Công trình “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2015 của các tác giả Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế và Mai Hoài Anh khẳng định. Độc lập và tự chủ đi kèm với nhau thành một cụm từ chung là “độc lập, tự chủ” nhằm làm rõ hơn nội hàm của chúng vừa thể hiện mối quan hệ bên ngoài, đồng thời cho thấy sự vận động bên trong. Tác giả Đặng Đình Quý và Nguyễn Vũ Tùng trong công trình“Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, năm 2011, Phạm Bình Minh – Chủ biên cho rằng độc lập, tự chủ là khả năng một nước giữ được ở mức cao nhất có thể chủ quyền và sự tự quyết 10
  14. trong các vấn đề liên quan đến hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại của mình nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc mình. Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, năm 2011, với bài viết “Đảm bảo mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”, của tác giả Nguyễn Viết Thảo và Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7, năm 2003 “Giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu hóa” với bài viết của tác giả Hoàng Chí Bảo. Đã đề cập đến nội dung nội hàm khái niệm độc lập, tự chủ trên nhiều phương diện như kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh và đối ngoại. Các tác giả cũng đồng thời phân tích những xu hướng lý luận về nội hàm khái niệm độc lâp, tự chủ, trong đó nổi bật là nhận định độc lập, tự chủ là yếu tố quyết định để hội nhập quốc tế, là căn cứ để hoạch định triển khai các lĩnh vực hội nhập; tạo tiền đề cơ sở để hội nhập quốc tế thành công Mặt khác, vấn đề độc lập, tự chủ trong kinh tế luôn có một vị trí quan trọng hàng đầu trong đường lối chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi quốc gia. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học trong nước nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ Kinh tế “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế” của tác giả Nguyễn Thúy Anh, năm 2004; luận án Tiến sĩ Triết học “Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của Trần Thị Thu Hường, năm 2011. Các tác giả đã tập trung phân tích khá sâu sắc và rút ra cốt lõi của vấn đề độc lập, tự chủ trong kinh tế tập trung ở các điểm sau: Một là, nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có thể tự thân vận động, không bị chi phối hay lệ thuộc vào các nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, sử dụng và phát huy được nội lực và ngoại lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. 11
  15. Hai là, nền kinh tế có khả năng đối phó và đứng vững trước những thách thức, tác động tiêu cực từ bên ngoài (khu vực và thế giới) Ba là, độc lập tự chủ về kinh tế luôn được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về chính trị, văn hóa xã hội và các mặt khác tạo thành sức mạnh tổng hợp quốc gia. Không chỉ đề cập đến khái niệm độc lập, tự chủ. Các công trình “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2015 của các tác giả Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế và Mai Hoài Anh và, đề tài “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam” năm 2010 và công trình “Độc lập,tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 của tác giả Nguyến Xuân Thắng còn đề cập đến khía cạnh “sự kết hợp độc lập, tự chủ trong chủ quyền quốc gia”. Các công trình đã phân tích khá sâu sắc và khẳng định chủ quyền quốc gia là nền độc lập của một quốc gia, không phụ thuộc vào quốc gia khác. Trong đó, nhà nước hoạt động quản lý trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, không bị chi phối hoặc can thiệp, hạn chế từ chính quyền bên ngoài. Chủ quyền đó được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tác giả Nguyễn Xuân Thắng khẳng định “Chủ quyền quốc gia có sự kết hợp thống nhất, biện chứng của cả hai mặt: về hình thức đó là khuôn khổ độc lập, ranh giới luật pháp bên ngoài và bên trong của quốc gia; về nội dung đó năng lực tự chủ là quyền thực tế đối nội đối ngoại mà quốc gia đó nắm giữ”. [29, tr 33] Nhìn chung, các tác giả đã xây dựng khái niệm trên cơ sở phân tích khá sâu sắc những vấn đề lý luận về độc lập, tự chủ. Về cơ bản, chúng tôi nhất trí với những nhận định của các tác giả trong các công trình khoa học nêu trên và sẽ tiếp thu kế thừa những thành tựu của các công trình ấy vào xây dựng nội dung luận án. 12
  16. Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế chúng tôi nhận thấy nội hàm khái niệm độc lập, tự chủ cần được nghiên cứu một cách toàn diện hơn nữa. Nội hàm khái niệm độc lâp, tự chủ của các tác giả nêu trên chưa chỉ ra được sự thay đổi trong nội hàm khái niệm về độc lập, tự chủ trong tình hình mới. Đại hội XI (2011) chủ trương: Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Với chủ trương này, hội nhập quốc tế không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Thực tiễn đòi hỏi cơ sở lý luận về độc lập, tự chủ phải thương thích với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Chúng tôi cũng nhận thấy sự cần thiết phải làm rõ thêm, cũng như nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về chủ quyền quốc gia, bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia phải chịu áp lực theo không gian 3 chiều: từ trên xuống (các tổ chức quốc tế mà quốc gia là thành viên); từ dưới lên (các nhóm lợi ích, sắc tộc, tôn giáo, v.v…) và cả chiều ngang (từ các quốc gia khác). Nhận thức cứng nhắc, truyền thống “toàn vẹn, tuyệt đối và đầy đủ” về chủ quyền quốc gia không còn phù hợp nữa. Thực tế cho thấy, chủ quyền quốc gia giờ đây cần được hiểu, trước hết, là khả năng quản lý, điều hành và bảo vệ đất nước một cách chủ động và hiệu quả. *Về hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế là quá trình phát triển tất yếu, là sự lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới để phát triển. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và với nhiều lĩnh vực từ thấp tới cao. Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế thực sự trở nên sôi động kể từ khi triển khai chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của hội nhập quốc tế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khái niệm hội nhập quốc tế. Trong công trình “Hội Nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, năm 2015 của tác giả Bùi Thanh Sơn; Nguyễn Đình 13
  17. Lương, Đình Chúc, Trần Hoàng Hà (2010), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Nxb Công thương, Hà Nội; Bộ Ngoại giao (2002) Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa – vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đã xây dựng khái niệm hội nhập quốc tế trên cở sở lấy quốc gia và hành vi của quốc gia làm hệ quy chiếu cho cách tiếp cận. Hội nhập quốc tế được tác giả định nghĩa là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ lợi ích tối đa dân tộc. Công trình “Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 của tác giả Nguyến Xuân Thắng và “Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 – 2020”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2013, của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung đã khắc họa khá sâu sắc khái niệm hội nhập quốc tế khi cho so sánh khái niệm này với “toàn cầu hóa”. Các tác giả cho rằng khái niệm hội nhập mang tính khái quát cao hơn khái niệm toàn cầu hóa. Trong các tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1, năm 2002, và tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3, năm 2006, tác giả Hoàng Khắc Nam với hai bài viết “Một số vấn đề khái niệm hội nhập quốc tế” và “Một số xu hướng lý luận về hội nhập quốc tế”; Vũ Như Khôi (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Phạm Bình Minh (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề cập đến nội dung của khái niệm hội nhập quốc tế với tư cách là quá trình hay trạng thái; điều kiện nguyên tắc hội nhập quốc tế;…Đồng thời, phân tích những xu hướng lý luận về hội nhập quốc tế, trong đó nổi bật là chủ nghĩa chức năng mơi, chủ nghĩa liên bang, chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa xuyên quốc gia. 14
  18. Khi đề cập đến hội nhập quốc tế, trong công trình “Toàn cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững từ góc nhìn triết học đương đại”, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, năm 2011, của tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm (đồng chủ biên). Các tác giả đã đề cập khá sâu sắc những vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế. Phân tích tính tất yếu và những tác động ảnh hưởng của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thời đại. Theo đó hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc các tổ chức quốc tế. Tác giả Phạm Quốc Trụ, trong bài viết: “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2, năm 2011, đã đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại. Có thể khẳng định, những kết luận của các công trình khoa học trên đã làm sáng tỏ hơn vấn đề hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, thì những thành tựu này đã góp một phần không nhỏ để các nhà nghiên cứu, các nhà chiến lược hoạch định các chính sách hội nhập, tích cực, chủ động. Kịp thời đưa ra những giải pháp để Việt Nam tích cực và chủ động hơn nữa trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tình hình thế giới ngày càng biến chuyển phức tạp khó lường. Lý luận về hội nhập quốc tế trong các nghiên cứu chủ yếu tập trung việc phân tích cơ hội, thách thức và đánh giá tác động, ít đi sâu vào quy luật vận động của hội nhập quốc tế. Vì vậy, rất cần tiếp tục nghiên cứu rõ hơn bản chất, cấp độ, hình thức, các lĩnh vực của hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy luật vận động của hội nhập quốc tế. Điều này có ý nghĩa rất quan 15
  19. trọng đối vơi Việt Nam trong tình hình khu vực và thế giới đang nhiều biến động như hiện nay. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là một trong những mối quan hệ cơ bản cốt lõi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, độc lập, tự chủ là mục tiêu, còn hội nhập quốc tế là phương thức thực hiện và độc lập, tự chủ là yếu tố quyết định sự thành bại của hội nhập quốc tế. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ này. Tiêu biểu có các công trình: Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước – Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 – 2010, đề tài “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam”, năm 2010; và công trình“Độc lập,tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 của tác giả Nguyễn Xuân Thắng; “Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương – Một số vấn đề triết học”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007, của tác giả Phạm Văn Đức – Chủ biên; “Toàn cầu hóa và tương lai của các nước đang chuyển đổi”, Nxb Chính trị quốc gia dịch và phát hành, năm 2006 của Grzegorz W. Kolodka; Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), “Giáo trình Triết học Mác – LêNin”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2015 của các tác giả Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế và Mai Hoài Anh; “Việt Nam con Hổ đang chuyển mình”, của tác giả Brian Van Arkadie, Raymod Malon, Trần Thị Mai Khoa và Hoàng Gia Hải dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2004; 16
  20. “Tổng thuật tọa đàm” Tạp chí Cộng sản, số 826, tháng 8 năm 2011; “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6, năm 2009, của Nguyễn Vũ Tùng;… Tác giả Nguyễn Xuân Thắng khi đề cập đến mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, trong công trình “Độc lập,tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2011 và chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước – Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 – 2010, đề tài “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam”, năm 2010. Tác giả đã đề cập khá sâu sắc những vấn đề lý luận về mối quan hệ này từ các góc độ kinh tế, chính trị - đối ngoại, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội. Đồng thời phân tích những xu hướng của hội nhập quốc tế, trong đó, nổi bật là ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến quan hệ của các quốc gia. Đó là, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau ngày một sâu sắc và khiến cho quan niệm về độc lập, tự chủ của một quốc gia cần được xem xét từ một góc độ toàn diện và biện chứng hơn…theo đó, khi thế và lực của mỗi quốc gia tăng lên, không nên chỉ nhìn nhận độc lập, tự chủ mà quốc gia này theo chiều “hướng nội” mà còn nên nhìn nhận theo chiều “hướng ngoại”, có nghĩa là chú trọng khả năng ảnh hưởng và kiểm soát của quốc gia đó đối với bên ngoài. Trong các công trình: “Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương – Một số vấn đề triết học”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007 của tác giả Phạm Văn Đức (Chủ biên ); “Toàn cầu hóa và tương lai của các nước đang chuyển đổi”, Nxb Chính trị quốc gia dịch và phát hành, năm 2006 của Grzegorz W. Kolodka, “Việt Nam con Hổ đang chuyển mình”, của tác giả Brian Van Arkadie, Raymod Malon, do Trần Thị Mai Khoa và Hoàng Gia Hải dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2004 ….các nhà khoa đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đề cập khá sâu sắc đến trật tự thế giới, sự công bằng về mặt kinh tế dưới tác động 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0