Luận án Tiến sĩ Ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn: Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm mô tả thực trạng của việc DH và nguồn tư liệu DH VHDG trong nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh. Xây dựng nguồn tư liệu DH và quy trình, cách thức khai thác nguồn tư liệu DH VHDG trong chương trình Ngữ văn TH (hiện hành và sau 2018). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn: Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)
- f ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 VÕ THỊ NGỌC KIỀU XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO CHO VIỆC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN TRÀ VINH, NĂM 2020
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VÕ THỊ NGỌC KIỀU XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO CHO VIỆC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) Ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã ngành: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾT KHÁNH TRÀ VINH, NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày … tháng … năm 20… Tác giả luận án Võ Thị Ngọc Kiều i
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ, những trao đổi học thuật và sự động viên của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, cộng tác viên, bạn bè cũng như gia đình. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Tiết Khánh, người Thầy đã hướng dẫn khoa học, cho tôi phương pháp nghiên cứu cũng như những chỉ bảo chân thành trong cuộc sống. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý chuyên gia, Ban Giám đốc Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Hướng nghiệp Dạy nghề Thành phố Trà Vinh, Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Phổ thông tỉnh Trà Vinh đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong học tập, tổ chức các hoạt động phục vụ cho luận án. Chân thành cảm ơn các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở trong tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện để tôi khảo sát, thực nghiệm. Cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, động viên, ủng hộ tôi. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá cấp đơn cơ sở, các thầy cô đã giảng dạy cho chúng tôi, các bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, trao đổi khoa học. ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ............................................................................................................viii Tóm tắt ........................................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 4 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 4 3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 4 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................. 5 5.2. Phương pháp điều tra giáo dục ................................................................................. 6 5.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................... 6 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 7 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 9 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về văn học dân gian trong và ngoài nước............................... 9 1.1.1.1. Trong nước ......................................................................................................... 9 1.1.1.2. Ngoài nước ....................................................................................................... 18 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian ................................................ 19 1.1.2.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học văn học dân gian ....................... 19 1.1.2.2. Những nghiên cứu về dạy học văn học dân gian địa phương Trà Vinh bậc trung học ................................................................................................................................. 26 1.1.3. Những tài liệu về thiết kế bài giảng và tư liệu Ngữ văn ..................................... 28 1.1.3.1. Về các thiết kế bài giảng .................................................................................. 28 iii
- 1.1.3.2. Về các tư liệu Ngữ văn ..................................................................................... 29 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................. 32 1.2.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 32 1.2.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 32 1.2.1.2. Cơ sở lý luận văn học ....................................................................................... 37 1.2.1.3. Cơ sở lý luận dạy học và phương pháp dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................. 41 1.2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 43 1.2.2.1. Về Sách giáo khoa Ngữ văn và Sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trà Vinh bậc Trung học hiện hành ............................................................................................... 43 1.2.2.2. Về Chương trình Ngữ văn bậc trung học sau 2018 ......................................... 47 1.2.2.3. Thực trạng dạy học văn học dân gian bậc trung học ở tỉnh Trà Vinh ............. 49 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ................................. 57 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ...................................... 57 2.1.1. Đọc mở rộng và vấn đề đọc mở rộng với nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian............................................................................................................ 57 2.1.2. Đặc điểm và vai trò nguồn tư liệu tham khảo dạy học văn học dân gian bậc trung học ................................................................................................................................. 60 2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ......... 62 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng .......................................................................................... 62 2.2.2. Quy trình xây dựng ............................................................................................. 65 2.3. HỆ THỐNG NGUỒN NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ............................................... 69 2.3.1. Hệ thống nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian bậc trung học cơ sở ở tỉnh Trà Vinh ......................................................................................................... 69 2.3.2. Hệ thống nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian bậc trung học phổ thông ở tỉnh Trà Vinh ............................................................................................. 77 CHƯƠNG 3. KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH ................................. 86 iv
- 3.1. NGUYÊN TẮC KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU ............................................... 86 3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VỚI NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO ........ 89 3.3. TỔ CHỨC KHAI THÁC NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN BẬC TRUNG HỌC Ở TỈNH TRÀ VINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......................................................................................... 91 3.3.1. Định hướng khai thác nguồn tư liệu tham khảo văn học dân gian ..................... 91 3.3.2. Phát triển các năng lực cụ thể qua tổ chức dạy học văn học dân gian theo định hướng khai thác nguồn tư liệu tham khảo ..................................................................... 93 3.3.2.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ ........................................................................... 93 3.3.2.2. Phát triển năng lực tự chủ và tự học................................................................. 97 3.3.2.3. Phát triển năng lực năng lực giao tiếp và hợp tác .......................................... 104 3.3.2.4. Phát triển năng lực thẩm mĩ ........................................................................... 108 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 114 4.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THỰC NGHIỆM ................................................... 114 4.2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ........................ 114 4.3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ................................................................................ 116 4.3.1. Về giáo án đọc hiểu sử thi Đăm Săn, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (cơ bản) .... 116 4.3.2. Về giáo án các bài dạy Truyền thuyết Ao Bà Om, Sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trà Vinh ......................................................................................................... 118 4.3.3. Về Hoạt động trải nghiệm văn học dân gian ..................................................... 120 4.3.3.1. Nội dung chương trình ................................................................................... 120 4.3.3.2. Kịch bản chương trình.................................................................................... 121 4.4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................. 124 4.4.1. Về kết quả đánh giá năng lực ............................................................................ 125 4.4.1.1. Kết quả bài kiểm năng lực văn học dân gian của học sinh trung học cơ sở .. 125 4.4.1.2. Kết quả bài kiểm năng lực văn học dân gian của học sinh trung học phổ thông.. 126 4.4.2. Về kết quả khảo sát ........................................................................................... 127 4.4.2.1. Kết quả khảo sát việc học văn học dân gian bậc trung học cơ sở. ................. 127 4.4.2.2. Kết quả khảo sát việc học văn học dân gian bậc trung học phổ thông .......... 130 4.4.3. Về kết quả hoạt động trải nghiệm ..................................................................... 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 137 v
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......... 1 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CT: Chương trình DH: Dạy học GV: Giáo viên HS: Học sinh PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên TH: Trung học THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông VH: Văn học VHDG: Văn học dân gian vii
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Bài dạy văn học dân gian bậc Trung học Cơ sở (Ngữ văn địa phương Trà Vinh) ............................................................................................................................. 45 Bảng 2.2. Bài dạy văn học dân gian bậc Trung học Phổ thông (Ngữ văn địa phương Trà Vinh). ..................................................................................................................... 45 Bảng 3.1. Mô tả năng lực ngôn ngữ của học sinh bậc trung học: ................................. 95 Bảng 3.2. Mô tả năng lực tự học và tự chủ của học sinh bậc trung học: .................... 100 Bảng 4.1. Bảng thống kê số lượng học sinh các lớp thực nghiệm: ............................. 117 Bảng 4.2. Bảng tác phẩm Ao Bà Om trong các tư liệu: .............................................. 120 Bảng 4.3. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra năng lực bậc THCS......................... 128 Bảng 4.4. Bảng kết quả xếp loại kiểm tra năng lực bậc Trung học Cơ sở.................. 128 Bảng 4.5. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra năng lực bậc Trung học Phổ thông . 129 Bảng 4.6. Bảng kết quả xếp loại kiểm tra năng lực bậc Trung học Phổ thông: .......... 130 Bảng 4.7. Bảng kết quả khảo sát về việc học truyện dân gian của học sinh bậc Trung học cơ sở...................................................................................................................... 131 Bảng 4.8. Bảng kết quả khảo sát về việc học thể loại sử thi của học sinh bậc Trung học Phổ thông..................................................................................................................... 133 viii
- TÓM TẮT Văn học dân gian là nền tảng cơ bản để hình thành nền văn học Việt Nam.Ở nhà trường phổ thông, văn học dân gian chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình với nhiều thể loại đa dạng. Những bài học văn học dân gian đã gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt. Những nhà nghiên cứu nói chung và những giáo viên Ngữ văn nói riêng đã và đang tìm ra những hướng đi phù hợp cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường, trong đó có dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực. Nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp trong các bài học văn học dân gian trong chương trình thiết nghĩ việc xây dựng nguồn tư liệu đa dạng, hấp dẫn, hiện đại,…sẽ là một hướng đi cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)” cho luận án tiến sĩ của mình. Với hi vọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo đặc thù thể loại, theo định hướng phát triển năng lực, và hướng đến một môi trường, phương pháp học tập hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới và sự phát triển của xã hội nói chung, nền giáo dục Việt Nam nói riêng. Trong nội dung luận án, chúng tôi thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Việc tổng quan giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến văn học dân gian, đến phương pháp dạy học văn học dân gian và đặc điểm tư liệu. Để xác định cơ sở khoa học của việc thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng, khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó, chúng tôi xây dựng nguồn tư liệu tham khảo và đề xuất các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian ở nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh. Những nguyên tắc, định hướng, phương pháp dạy học cho việc dạy học văn học dân gian theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học hiện hành và đổi mới được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xác định ở trên. Để kiếm chứng tính khả thi của những đề xuất về nguồn tư liệu và các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian ở nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Ngữ văn sẽ không dạy theo chương trình đóng khung như hiện nay mà là một chương trình theo hướng mở. Sách giáo khoa (SGK) dành một khoảng trống lớn cho người dạy và người học bằng việc không quy định cụ thể các văn bản được dạy trong từng lớp. Căn cứ vào mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học, nhà trường và giáo viên có thể chủ động lựa chọn ngữ liệu như văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng, văn bản đa phương thức,... tương thích. Như vậy, việc dạy học (DH) Ngữ văn nói chung, văn học dân gian (VHDG) nói riêng đang đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, mục tiêu DH VHDG không chỉ phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo mà đặc biệt chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Và về phương pháp dạy học (PPDH) Ngữ văn trong thời gian tới sẽ chuyển hướng mạnh mẽ từ phương pháp (PP) giảng văn sang PP dạy đọc, PP dạy viết, PP dạy nói và nghe, PP DH đọc hiểu. Trên cơ sở này, việc giáo viên (GV) và học sinh (HS) tự đọc, tự học, tự nghiên cứu nguồn tư liệu phục vụ cho việc DH là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc tổ chức các hoạt động DH Ngữ văn. Bên cạnh đó, trong giáo dục nói chung, đánh giá là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược DH của GV, HS, nhà trường,… Đánh giá trong DH phải vì sự tiến bộ của người học, giúp người học nhận ra mình làm được gì, phát triển ra sao,... trong quá trình học tập của mình. Vì vậy, đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp người học liên tục nhận được phản hồi về năng lực của mình để kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập. Đồng thời, đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp người học hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau,… Qua đó, người học cũng dần hình thành và phát triển năng lực tự học - tự chủ, hợp tác,... Để đạt được kết quả trên thì công cụ đánh giá phải đa dạng, những số liệu, chứng cứ thu được từ hoạt động kiểm tra phải thật sự chính xác, tường minh, phù hợp. Môn Ngữ văn cũng đang tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 1
- kết quả học tập của học sinh theo hướng khuyến khích sự sáng tạo. Trong Chương trình môn Ngữ văn mới, Bộ Giáo dục & Đào tạo xác định: “Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe”1. Từ những định hướng này có thể thấy, việc đánh giá HS đánh giá thường xuyên, hay đánh giá định kì Ngữ văn cũng hướng đến việc sử dụng các hình thức đo lường và phát triển năng lực của HS như: thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi VH, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,.. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn xác định: “…sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học”2 cũng là cơ sở quan trọng cho chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, thách thức của một giờ học sáng tạo, linh hoạt và hiện đại, với việc ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và các thiết bị dạy học hiện đại, cũng không hề nhỏ. GV phải nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin như một dạng công cụ trợ giúp bài giảng vừa hiện đại vừa có thể đạt được tốt hơn các giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm, khai thác nguồn tư liệu học tập là một hình thức DH phù hợp với xu thế mới, với sở thích của HS và đặc biệt có hiệu quả đối với việc DH phát triển năng lực. Là một bộ phận của nền văn học Việt Nam, VHDG ra đời từ buổi bình minh của dân tộc, trải qua mấy ngàn năm phát triển, đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà. Có thể nói, VHDG là nền tảng cơ bản để hình thành nền văn học Việt Nam. Ở trường phổ thông, VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương trình với nhiều thể loại đa dạng. Những bài học VHDG đã gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi người Việt. Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ trẻ. Bằng sự tâm huyết của mình, những nhà nghiên cứu nói chung và những giáo viên Ngữ văn nói riêng đã và đang tìm ra những hướng đi phù hợp cho việc dạy học VHDG trong nhà trường, trong đó có việc DH VHDG theo định hướng phát triển năng lực. Những thách thức trên con 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tr. 85. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, tlđd (1), tr.87. 2
- đường này có thể kể đến là: đặc trưng nguyên hợp và các thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố của VHDG, các hình thức diễn xướng, phương thức tồn tại, các chức năng sinh hoạt thực hành xã hội của VHDG, phương thức sáng tác, khoảng cách nhận thức,… gây khó khăn cho HS tiếp nhận các tác phẩm, tâm lý xem nhẹ của HS khi từ lâu các bài học VHDG lâu nay không có hoặc ít khi xuất hiện trong chương trình thi cử… Vì vậy, nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp trong các bài học phần VHDG trong chương trình thiết nghĩ việc xây dựng nguồn tư liệu đa dạng, hấp dẫn, hiện đại,… sẽ là một hướng đi cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Về chương trình Ngữ văn bậc Trung học hiện hành, kiến thức VHDG chủ yếu được HS tìm hiểu thông qua SGK. Ngoài ra, phân phối chương trình phần VHDG cũng không có phần tổng kết cho từng thể loại, giờ ôn tập riêng nên những kiến thức mang tính chất lý luận về VHDG không nhiều. Bên cạnh đó, vì chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ nên việc trang bị kiến thức mang tính toàn diện, phong phú trong DH các tác phẩm VHDG chưa có điều kiện thực hiện và còn phải phụ thuộc quá nhiều vào PPDH của GV, HS trong điều kiện cụ thể của từng trường. Lịch sử nghiên cứu VHDG đã ghi nhận những thành tựu nổi bật, cả về số lượng công trình, quan điểm tiếp cận. Cho nên nguồn tư liệu tham khảo về VHDG là vô cùng phong phú. Tuy nhiên trong thực tế, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguồn tư liệu này hiện nay mới xem nó là đối tượng dạy học, còn với tư cách là phương tiện dạy học có phần chậm trễ và dè dặt. Đặc biệt là nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy VHDG ở bậc trung học hiện nay vẫn chưa được xây dựng một cách hệ thống, đầy đủ và chưa có một tài liệu nào hướng dẫn khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học VHDG. Nếu HS được tiếp cận phù hợp với nguồn tư liệu này thì năng lực, hứng thú, nhận thức của HS với VHDG sẽ thay đổi rất nhiều. Bên cạnh đó, khi xem xét một vấn đề Ngữ văn nói chung, VHDG nói riêng qua các điểm nhìn, quan niệm, thời đại,… khác nhau của các tác giả khác nhau, HS sẽ mở rộng tầm nhìn từ đó những đánh giá, lựa chọn, phân tích, so sánh,… sẽ sâu sắc, đa chiều hơn. Từ đó, HS sẽ tự xây dựng, chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực một cách tự nhiên, sáng tạo nhất. Ngoài ra, như đã nói, với sự hỗ trợ, thông dụng của mạng internet hiện nay, việc tiếp cận nguồn tư liệu này hiện nay cũng tương đối dễ dàng. Vấn đề là HS và GV cần được hướng dẫn lựa chọn, khai thác một cách khoa học, có thể phát huy được tối đa giá trị của nguồn tư liệu này trong định hướng phát triển năng lực. 3
- Với những sự cần thiết nêu trên, cũng như mong muốn giúp cho GV và HS bậc TH tỉnh Trà Vinh tiếp cận nguồn tư liệu tham khảo đã được hệ thống hóa phục vụ cho việc DH VHDG, chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường trung học (Trường hợp tỉnh Trà Vinh)” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Từ việc xây dựng và hướng dẫn tổ chức các hoạt động khai thác nguồn tư liệu tham khảo khi DH VHDG trong chương trình Ngữ văn bậc TH, luận án sẽ góp phần đổi mới PPDH theo đặc thù thể loại, theo định hướng phát triển năng lực, và hướng đến một môi trường, PPDH hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới và sự phát triển của xã hội nói chung, nền giáo dục Việt Nam nói riêng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn tư liệu và PPDH VHDG theo định hướng phát triển năng lực. - Mô tả thực trạng của việc DH và nguồn tư liệu DH VHDG trong nhà trường trung học tỉnh Trà Vinh. - Xây dựng nguồn tư liệu DH và quy trình, cách thức khai thác nguồn tư liệu DH VHDG trong chương trình Ngữ văn TH (hiện hành và sau 2018). 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn tư liệu VHDG dùng để tham khảo và những PPDH khai thác nguồn tư liệu trên theo định hướng phát triển năng lực HS trong điều kiện tỉnh Trà Vinh. 3.2. Đối tượng khảo sát Trong phạm vi luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát: + Nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho việc DH VHDG ở các trường TH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: khảo sát đối tượng này để xây dựng nguồn tư liệu phù hợp với điều kiện DH VHDG bậc TH ở Trà Vinh. + Học sinh, GV và Ban giám hiệu ở một số trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: khảo sát đối tượng này để xác định thực trạng DH VHDG; xác định nhu cầu dạy và học VHDG của các đối tượng này với tư liệu; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng và khai thác tư liệu trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới DH VHDG. 4
- 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Phạm vi về nội dung: + Nguồn tư liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học văn học dân gian rất phong phú, trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hình thức tham khảo cơ bản, chủ yếu, căn cứ vào khả năng, điều kiện của bản thân nghiên cứu sinh, của HS, GV các trường TH ở Trà Vinh hiện nay. Đó là nguồn tư liệu văn bản - tài liệu tham khảo được xuất bản, công bố bằng tiếng Việt ở Việt Nam, các tài liệu hình, tiếng (video, tranh ảnh, audio,…) + Các hình thức dạy học, phương pháp dạy học được đề xuất trong tổ chức khai thác nguồn tư liệu VHDG trong dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại, với định hướng phát triển năng lực người học. - Phạm vi về không gian: Do điều kiện của bản thân và mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ở một số địa bàn trên tỉnh Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố, 106 xã, phường, thị trấn. Chúng tôi xác định, mỗi khu vực (nông thôn – thành thị) đều có những ưu điểm riêng và sẽ có những đóng góp quan trọng cho việc đánh giá thực trạng tư liệu dạy học VHDG. Do vậy, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ trải đều ở các khu vực, với 850 phiếu khảo sát GV và HS ở bậc THCS, THPT đã phát ra. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài 36 tháng (từ 01/2016 đến 12/2018). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Để xây dựng cơ sở lí luận và nguồn tư liệu tham khảo trong DH VHDG, chúng tôi cần rất nhiều tài liệu liên quan đến TP VHDG. Vì vậy phương pháp nghiên cứu tài liệu với các thao tác phân tích, khái quát hóa,... được sử dụng ngay từ đầu. Chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm VHDG, các công trình sưu tầm, tuyển tập VHDG, các công trình nghiên cứu về VHDG, các nghiên cứu về phương pháp dạy học VHDG, nghiên cứu cấu trúc và thời lượng chương trình VHDG trong SGK Ngữ văn bậc TH hiện hành và sau 2018 để làm cơ sở lý luận của luận án cũng như là cơ sở để chúng tôi xác định nguồn tư liệu cho việc dạy học VHDG. Với chương trình, SGK, SGV, chúng tôi phân tích mục tiêu, nội dung và PPDH của các bài dạy VHDG trong chương trình Ngữ văn bậc trung học hiện hành và chương 5
- trình môn Ngữ văn sau 2018. Từ đó chúng tôi sẽ có cái nhìn hệ thống, tích hợp để định hướng xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ việc dạy học VHDG phù hợp. Với các tư liệu khác, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân loại - hệ thống để hệ thống hóa nguồn các vấn đề được nghiên cứu trong các tư liệu để phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận của đề tài và cho việc định hướng xây dựng, khai thác ngồn tư liệu dạy học VHDG bậc TH ở Trà Vinh. 5.2. Phương pháp điều tra giáo dục Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học VHDG, nguồn tư liệu DH và việc khai thác nó trong DH VHDG qua phiếu điều tra, qua quan sát dự giờ và phỏng vấn HS, GV Ngữ văn và Ban giám hiệu ở một số trường trung học ở tỉnh Trà Vinh. Đối với HS, chúng tôi chọn hình thức khảo sát bằng phiếu điều tra, vì cách này sẽ thuận lợi cho việc khảo sát tổng thể chung lớn. Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu đối với GV Ngữ văn và Ban giám hiệu vì tổng thể chung ít, để lấy được lượng thông tin chi tiết. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng PP quan sát dự giờ để tri nhận trực tiếp thực trạng DH, tư liệu VHDG ở các trường TH và kết quả thực nghiệm. Trà Vinh hiện có 9 huyện, thị xã, thành phố (gồm Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú), để đảm bảo tính đại diện về đặc điểm kinh tế - xã hội, dân cư, dân tộc của các địa bàn trong tỉnh Trà Vinh, chúng tôi chọn khảo sát ở mỗi huyện 01 trường THCS và 01 trường THPT, cụ thể: Thành phố Trà Vinh, huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành, Càng Long và Thị xã Duyên Hải. Ở mỗi trường, chúng tôi chọn cách lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Mẫu khảo sát của luận án là 850 (gồm 92 GV, 729 HS, 17 lãnh đạo trường của 17 trường (với 09 trường THPT, 07 trường THCS và 01 Trung tâm -Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hướng nghiệp Dạy nghề Thành phố Trà Vinh)). Kết quả khảo sát được chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS xử lý để cho kết quả đáng tin cậy. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng thành hệ thống nguồn tư liệu tham khảo với các PP khai thác hiệu quả tư liệu VHDG nhằm nâng cao chất lượng DH Ngữ văn trong nhà trường TH tỉnh Trà Vinh. 5.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được sử dụng để khai thác trí tuệ, thu thập ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên 6
- cứu giáo dục liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận án. Phương pháp này ngoài việc giúp nghiên cứu sinh định hướng triển khai nghiên cứu, công bố kết quả nghiên cứu của mình, và quan trọng hơn là giúp định hướng vận dụng các đề xuất khai thác tư liệu qua các hoạt động DH VHDG cụ thể. PP này được thực hiện với hai hình thức chính: hình thức xê-mi-na (tổ chức ở Trường Đại học Đà Lạt ngày 16/5/2018) lấy ý kiến đóng góp cho đề tài từ các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về tư liệu VHDG, dạy học VHDG theo hướng khai thác nguồn tư liệu (trường hợp VHDG Khmer), hình thức phỏng vấn sâu một số chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu văn học (qua buổi tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh ) và GV phổ thông có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, giàu kinh nghiệm trong DH Ngữ văn ở Trà Vinh. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách vận dụng nguồn tư liệu và cách thức khai thác nguồn tư liệu đã đề xuất để thiết kế một số giáo án DH các tác phẩm VHDG trong CT Ngữ văn bậc TH cụ thể qua sự trao đổi, thảo luận thống nhất với một số giáo viên các trường TH trong tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, để tăng tính khả thi cũng như cung cấp đa dạng những hình thức DH với nguồn tư liệu VHDG, chúng tôi còn thực nghiệm với hình thức hoạt động trải nghiệm VHDG. Đây là sân chơi để HS, GV trình bày những bài nghiên cứu, bài cảm nhận về việc tự học Ngữ văn với tài liệu. Đồng thời, hoạt động diễn xướng những bài múa, tiểu phẩm các tác phẩm VHDG Khmer Trà Vinh đã tạo được tiếng vang, khuyến khích HS, GV trong DH. Sau đó, để thu thập thông tin phản hồi, chúng tôi sẽ tiến hành dự giờ, phỏng vấn, kiểm tra năng lực HS qua các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp. Trong đó, chúng tôi dự 05 dạy thực nghiệm với 02 bài dạy đọc hiểu văn bản VHDG, khảo sát 173 HS, 05 GV từ 05 lớp thực nghiệm ở hai bậc THCS và THPT. Cuối cùng từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá và điều chỉnh để rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài. Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê, biểu đồ, đồ thị để xử lí các số liệu thu được từ các phương pháp quan sát, điều tra giáo dục, thực nghiệm sư phạm. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương sau: 7
- Chương 1, chúng tôi thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của đề tài. Trong đó, chúng tôi xác định tình hình tư liệu VHDG Việt Nam và văn học dân gian Trà Vinh, tình hình nghiên cứu PPDH văn học dân gian trong nhà trường Việt Nam, và tình hình nghiên cứu việc xây dựng và khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong dạy học văn học dân gian. Đồng thời, chúng tôi cũng xác định cơ sở khoa học của việc thực hiện nghiên cứu đề tài. Chúng tôi xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng, khai thác nguồn tư liệu tham khảo cho dạy học văn học dân gian trong nhà trường TH ở tỉnh Trà Vinh. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi khẳng định giả thuyết nghiên cứu của đề tài và là nền tảng để chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài. Chương 2, chúng tôi xây dựng nguồn tư liệu tham khảo trong DH VHDG ở trường TH tỉnh Trà Vinh. Những nguyên tắc, định hướng cho việc xây dựng, cũng như nguồn tư liệu VHDG cụ thể cho từng bài dạy được chúng tôi chú ý đến tính giáo dục, với đặc trưng thể loại, thực tiễn giảng dạy VHDG trong nhà trường Việt Nam và đặc biệt là định hướng phát triển năng lực cho HS trong DH Ngữ văn bậc TH sau 2018. Chương 3, chúng tôi đề xuất các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo VHDG đã xây dựng ở Chương 2 vào DH trong nhà trường TH tỉnh Trà Vinh. Những nguyên tắc, định hướng, PPDH VHDG được đề xuất giảng dạy với các bài dạy cụ thể được chúng tôi tập trung vào việc khai thác tư liệu theo định hướng phát triển năng lực của HS. Chương 4, để kiếm chứng tính khả thi của những đề xuất về nguồn tư liệu và các biện pháp khai thác nguồn tư liệu tham khảo trong DH VHDG ở nhà trường TH tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số trường TH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đề xuất một số kiến nghị cho việc DH VHDG trong nhà trường TH sau 2018. 8
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những nghiên cứu về văn học dân gian trong và ngoài nước. 1.1.1.1. Trong nước Văn học dân gian Việt Nam từ lâu đã là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Các nghiên cứu đã phần nào làm sáng rõ, mở ra nhiều cách tiếp cận, như: về nguồn gốc, thể loại, đặc trưng và tính chất, nội dung và hình thức của các thể loại VHDG Việt Nam, tìm hiểu mối quan hệ, ảnh hưởng giữa VHDG và văn học thành văn, tìm hiểu mối quan hệ giữa VHDG với văn hoá dân gian… Những nghiên cứu này là nguồn tư liệu chủ yếu, quan trọng cho việc nghiên cứu, DH VHDG, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho luận án của chúng tôi. Về những vấn đề chung: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, việc giảng dạy VHDG đã được tiến hành ở bậc đại học một cách có hệ thống. Đầu những năm 60 các giáo trình về VHDG của các trường đại học được xuất bản. Có thể kể đến những giáo trình tiêu biểu như: Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian (1961) của Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn (1961), Văn học dân gian Việt Nam (1962) của Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên biên soạn, Văn học dân gian Việt Nam, 2 tập (1972-1973) của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên biên soạn, Văn học dân gian Việt Nam (1990) của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn,…Đây là những công trình có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu VHDG, văn hóa dân gian của GV, với sinh viên ngành Ngữ văn. Qua những công trình này thì có thể thấy vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà biên soạn giáo trình VHDG của các trường đại học sư phạm quan niệm rằng việc đánh giá, phân tích tác phẩm VHDG vốn được xuất phát từ việc nghiên cứu văn học viết. Đến những năm 70, quan niệm về VHDG của các nhà biên soạn đã đổi mới. VHDG đã được xác định bởi những đặc trưng quan trọng, khác về bản chất so với văn học viết. Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hầu hết các bộ giáo trình VHDG đã được bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý luận về VHDG. VHDG được nhìn nhận sâu 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
36 p | 485 | 175
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam
233 p | 28 | 16
-
Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh
197 p | 66 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh lý học thực vật: Nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu và đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa tại Thừa Thiên Huế
114 p | 101 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam
208 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật: Mô hình phần tử hữu hạn trong phân tích kết cấu dầm sandwich FGM
167 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 36 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam
12 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam
37 p | 5 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam
195 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn