intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

122
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án: Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống (Gobiidae và Eleotridae) để làm cơ sở cho quản lý nguồn lợi cũng như phát triển nuôi trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2016 A
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH Cần Thơ, 2016 B
  3. LỜI CẢM TẠ Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts.Trần Đắc Định, Gs. Ts. Nguyễn Thanh Phương. Thầy đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp thêm kiến thức, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, các đồng nghiệp tại Trường THPT Quản Trọng Hoàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi sớm hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn dự án Nagao đã hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Sau cùng tôi kính lời cảm ơn sâu sắc gởi đến gia đình và bạn bè tôi, tất cả mọi người đều luôn ủng hộ vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học này. Tác giả luận án Nguyễn Minh Tuấn i
  4. TÓM TẮT Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae có thành phần loài rất phong phú và có nhiều loài có giá trị kinh tế. Bến Tre có bốn cửa sông thuộc hạ lưu sông Tiền là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của nhóm cá này, nhưng cho đến nay, ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về đa dạng thành phần các loài cá bống và đặc điểm sinh học của chúng. Chính vì vậy nghiên cứu “Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của luận án nhằm cung cấp dữ liệu về thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, xác định những loài có giá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Đồng thời, xác định một số đặc điểm sinh học của hai loài có giá trị kinh tế quan trọng là cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975) và cá bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) bao gồm: đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa, phổ thức ăn, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản. Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản những đối tượng này trong tương lai và quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre khá đa dạng. Nghiên cứu đã xác định được 26 giống, 35 loài; trong đó họ cá bống trắng (Gobiidae) có 22 giống , 28 loài chiếm 80% và họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống, 7 loài chiếm 20%. Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có 13 loài cá bống có giá trị kinh tế (họ Gobiidae có 9 loài chiếm 69,2% và họ Eleotridae có 4 loài chiếm 30,8%) đang được khai thác và thương mại hóa tại địa phương. Hai loài cá bống kèo (Pseudapocryptes elongatus) và cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) đã và đang được phát triển thành đối tượng nuôi tại khu vực nghiên cứu. Thêm vào đó, hai loài cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) có giá trị kinh tế cao được người dân địa phương ưa chuộng, có nhiều tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai. Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ăn chủ yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Cá bống sao có RLG > 1, thức ăn chủ yếu là khuê tảo chiếm 87,8% và tảo lam (11,3%). Cá bống cát thuộc nhóm cá miệng trên, miệng rộng, lưỡi phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối lưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng hầu phát triển, lược mang có dạng núm hoặc gai nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và thành ruột dày. Cá bống sao thuộc dạng cá miệng dưới, không có răng hầu, lược mang ii
  5. mảnh, mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm chắn, thực quản lớn, vách dạ dày mỏng, ruột dài. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn động vật và cá bống sao ăn thực thực vật. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng xác định được phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của cá bống cát là W = 0,019*L2,72 (R2 = 0,925; n = 411), và cá bống sao là W = 0,008*L3,03 (R2 = 0,845; n = 435). Kết quả này cho thấy cá bống cát tăng trưởng về chiều dài hơn so với chiều rộng và chiều cao thân; cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài, chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích sinh trưởng cho thấy cá bống cát có chiều dài tối đa L∞ = 300 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,77/năm; t0 = -0,02/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,84; tuổi thọ tmax = 3,9 năm. Trong khi đó, cá bống sao có chiều dài tối đa L∞ = 160 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,55/năm; t0 = -0,01/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,15; tuổi thọ (tmax) của cá được xác định là 5,5 năm. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cho thấy tỉ lệ đực:cái của cá bống cát là 1:0,93 và ở cá bống sao là 1:1,18, cả 2 tỉ lệ này đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ 1:1. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cá bống cát có mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng tập trung vào tháng 11 và 12; trong khi đó, cá bống sao có khả năng sinh sản quanh năm, nhưng tập trung vào tháng 10 và 11. Cá bống cát có sức sinh sản tuyệt đối là 69.006±25.616 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 1.122±148 trứng/g cá cái, chiều dài thành thục đầu tiên (Lm) của cá đực là 142 mm; cá cái là 122 mm. Trong khi đó, cá bống sao có sức sinh sản tuyệt đối là 18.224±2.940 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 724±104 trứng/g cá cái, chiều dài thành thục đầu tiên của cá đực là 128 mm; cá cái là 126 mm. Từ khóa: Thành phần loài, cá bống sao, cá bống cát, phổ thức ăn, sinh trưởng, sinh sản. iii
  6. ABSTRACT The species composition of Gobiidae and Eleotridae is diverse and many of them are commercial species in the Mekong Delta, especially in Ben Tre Province. Although the natural environmental conditions in Ben Tre Province are suitable for development of fisheries resources, however, studies on the gobiid faunas are still limited, especially in the coastal areas. Therefore, this study was carried out from April, 2012 to March, 2014 to investigate the gobiid fauna (Gobiidae and Eleotridae) and biological characteristics of Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975 and Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) such as food and feeding habit, growth and reproductive biology. Results of this study will be used for aquaculture development and fishery resources management. The results showed high diversity of the species composition in Ben Tre, with 35 species belonging to 26 genera. Among them, there are 7 species of Eleotridae belonging to 4 genera (20%) and 28 species of Gobiidae) belonging to 22 genera (80%). The results indicated that there was 13 commercial species with 9 species of Gobiidae (69.2%) and 4 species of Eleotridae (30.8%). Pseudapocryptes elongatus and Oxyeleotris marmorata have been cultured; and Glossogobius aureus and Boleophthalmus boddarti could be the new species for aquaculture. The results showed that the Relative Length Gut index (RLG) of G. aureus was less than 1 and the RLG of B. boddarti was higher than 1. The results also indicated that G. aureus fed mainly on small fish (46.3%) and crustaceans (40.5%), while B. boddarti consumed mainly benthic diatom (87.8%) followed by benthic bluegreen algae (11.3%). The result showed that G. aureus is the carnivorous species and B. boddarti is the herbivorous species. The length-weight relationship of G. aureus (W = 0.012 L2.85, R2 = 0.958, n = 441) and B. boddarti (W = 0,007 L3.09, R2 = 0.855) indicated that G. aureus grew in length faster that of B. boddarti The results also indicated that G. aureus could reach 300 mm in the asymptotic length (L∞ ), 0.77/yr. in growth coefficient (K), -0.02/yr. in age at zero length (t0), 2.84 in growth performance index (Φ’) and 3.9 yrs. in maximum age (tmax). Meanwhile, the growth parameters of B. boddarti are L∞ = 160 mm, K = 0.55/yr., t0 = -0.01/yr., Φ’ = 2,15 and tmax = 5.5 yrs. The sex ratio of both G. aureus (1:0,93) and B. boddarti (1:1.18) was not significant different from 1:1. The spawning season of G. aureus ranged from iv
  7. September to December with the spawning peak from November to December, while B. boddarti can spawn in all year round with a peak from October to November. The absolute fecundity was 69,006 ± 25.616 eggs/female and 18,224 ± 2,940 eggs/female for G. aureus and B. boddarti, respectively. Length at first maturity (Lm) for males and females was 142 mm and 122 mm, respectively; while those of B. boddarti were 128 mm and 126 mm. Keywords: Fish composition, Glossogobius aureus, Boleophthalmus boddarti, food and feeding habit, growth biology, reproductive biology. v
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu: “Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” là công trình khoa học nằm trong dự án Nagao và thuộc công trình Định loại cá ĐBSCL do bản thân tôi thực hiện ở tỉnh Bến Tre. Tất cả các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án không sao chép và chưa được công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp trước đây. Tác giả luận án Nguyễn Minh Tuấn vi
  9. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Luận án đã chỉnh sửa theo góp ý của Phản biện độc lập. Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. Trần Đắc Định vii
  10. MỤC LỤC Lời cảm tạ ...................................................................................................... i Tóm tắt.......................................................................................................... ii Abstract ....................................................................................................... iv Chương 1: Giới thiệu.....................................................................................1 1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................2 1.4 Ý nghĩa của luận án ...................................................................................2 1.5 Điểm mới của luận án ................................................................................3 Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................4 2.1 Hệ sinh thái ven biển và cửa sông ..............................................................4 2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre.................................................................4 2.3 Họ cá bống Gobiidae và Eleotridae...........................................................7 2.3.1 Thành phần loài và sự phân bố ...............................................................7 2.3.2 Tập tính dinh dưỡng ............................................................................. 10 2.3.3 Tuổi và tăng trưởng .............................................................................. 13 2.3.4 Đặc điểm sinh học sinh sản ...................................................................16 2.4 Giống Boleophthalmus ............................................................................ 18 2.5 Giống Glossogobius ................................................................................ 19 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................22 3.1 Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................... 22 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 22 3.1.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 23 3.2 Nghiên cứu 1: Điều tra tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre......................................23 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 23 3.2.2 Phương pháp thu số liệu .......................................................................23 3.2.3 Nội dung điều tra .................................................................................. 23 3.3 Nghiên cứu 2: Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae. .....................................................................................................24 3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu .......................................................... 24 3.3.2 Xác định các chỉ tiêu hình thái .............................................................. 24 3.4 Nghiên cứu 3: Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa, phổ thức ăn của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti). ......................... 26 3.4.1 Phương pháp thu và cố định mẫu .......................................................... 26 3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu ..................................................................27 3.5 Nghiên cứu 4: Đặc điểm sinh trưởng của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) ................................................................................... 28 3.5.1 Xác định tương quan chiều dài và khối lượng .......................................28 3.5.2 Xác định phương trình tăng trưởng von Bertalanffy.............................. 29 viii
  11. 3.6 Nghiên cứu 5: Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) .......................................................... 29 3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................ 33 Chương 4: Kết quả và thảo luận.................................................................34 4.1 Tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. .......................................................................... 34 4.1.1 Các loài cá khai thác ............................................................................. 34 4.1.2 Tình trạng khai thác và giá trị kinh tế.................................................... 34 4.2 Một số chỉ tiêu môi trường và thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. ......................................... 37 4.2.1 Một số chỉ tiêu môi trường nước ........................................................... 37 4.2.2 Đặc điểm hình thái một số loài cá họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre ........................................................................... 39 4.2.3 Thành phần loài và biến động thành phần loài cá họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. ......................................... 69 4.3 Đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) ....................................................... 77 4.3.1 Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa ..................................................... 77 4.3.2 Phổ thức ăn ........................................................................................... 83 4.4 Đặc điểm sinh trưởng của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) .......................................................................................................88 4.4.1 Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá ......................................... 88 4.4.2 Phương trình tăng trưởng von Bertalanffy ............................................ 90 4.5 Đặc điểm sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) .......................................................................................................96 4.5.1 Tỉ lệ giới tính ........................................................................................ 96 4.5.2 Các giai đoạn thành thục sinh dục....................................................... 101 4.5.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) ......................................................... 110 4.5.4 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ......................................................... 113 4.5.5 Hệ số điều kiện (CF) ........................................................................... 116 4.5.6 Mùa vụ sinh sản .................................................................................. 118 4.5.7 Sức sinh sản........................................................................................ 119 4.5.8 Chiều dài thành thục đầu tiên .............................................................. 120 Chương 5: Kết luận và đề xuất ................................................................. 124 5.1 Kết luận ................................................................................................. 124 5.2 Đề xuất .................................................................................................. 125 Tài liệu tham khảo..................................................................................... 127 Phụ lục ....................................................................................................... 136 ix
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Số lượng loài của hai họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở một số nước Đông Nam Á. .........................................................................................7 Bảng 2.2: Các tham số tăng trưởng của một số loài cá bống .......................... 15 Bảng 2.3: Mùa vụ sinh sản của một số loài cá thuộc hai họ Gobiidae và Eleotridae. .....................................................................................................18 Bảng 2.4 Tên đồng danh của B. boddarti (Froese and Pauly, 2015) ............... 19 Bảng 4.1: Các loài cá kinh tế họ Gobiidae và Eleotridae khai thác được ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. ................................................................................... 34 Bảng 4.2: Tình trạng khai thác và giá trị kinh tế của các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae. ................................................................................. 35 Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống hoa (B. scalaris) ........................ 39 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống trân (B. butis). ........................... 40 Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống trân (B. humeralis)..................... 41 Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống lưng cao (B. koilomatodon) .......42 Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống trứng (E. melanosoma) .............. 43 Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống tượng (O. marmorata) ............... 44 Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống dừa (O. urophthalmus) .............. 45 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống chấm (A. caninus).................... 45 Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống (A. globiceps) .......................... 46 Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống lá tre (A. viridipunctatus) ......... 47 Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống đuôi chấm (A. unicolor) ........... 49 Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống sao (B. boddarti)...................... 50 Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống mắt tre (B. sabanus)................. 51 Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu hình thái cá kèo huyết (C. urolepis) ..................... 51 Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống dừa mắt nhỏ (E. microps) ........ 52 Bảng 4.18: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống cát (G. aureus)......................... 53 Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống cát (G. giuris) .......................... 54 Bảng 4.20: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống cát trắng (G. sparsipapillus) ....55 Bảng 4.21: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống râu (G. macrostoma)................ 56 Bảng 4.22: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống đối (M. chulae) ........................ 57 Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống xệ vảy to (O. acutipennis)........ 58 Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống kèo vảy to (P. serperaster) ......59 Bảng 4.25: Một số chỉ tiêu hình thái cá thòi lòi (P. schlosseri) ...................... 60 Bảng 4.26: Một số chỉ tiêu hình thái cá thòi lòi (P. septemradiatus) .............. 61 Bảng 4.27: Một số chỉ tiêu hình thái cá thòi lòi chấm đen (P. variabilis) .......62 Bảng 4.28: Một số chỉ tiêu hình thái cá thòi lòi (P. gracilis) .......................... 63 Bảng 4.29: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống kèo vảy nhỏ (P. elongatus) ......63 Bảng 4.30: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống (P. yanamensis) ....................... 64 Bảng 4.31: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống đỏ (R. chrysosoma).................. 65 Bảng 4.32: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống mỡ (S. mekongensis)................ 66 Bảng 4.33: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống mít (S. pleurostigma) ............... 67 Bảng 4.34: Một số chỉ tiêu hình thái cá lưỡi búa (T. gracilis) ........................ 68 Bảng 4.35: Một số chỉ tiêu hình thái cá bống đều (T. vagina) ........................ 68 Bảng 4.36: Thành phần loài cá họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre........................................................................................... 70 x
  13. Bảng 4.37: Số lượng loài theo mùa của các loài cá thu được ......................... 72 Bảng 4.38: Số lượng loài theo độ mặn của các loài cá thu được..................... 73 Bảng 4.39: Các loài chỉ thu được ở vùng nhiễm mặn theo mùa hoặc vùng mặn quanh năm .....................................................................................................74 Bảng 4.40: Thành phần loài cá bống theo ngư cụ thu mẫu. ............................ 75 Bảng 4.41: Các thông số về chiều dài ruột và chiều dài tổng cá bống cát (G. aureus) (n = 411)..................................................................................... 80 Bảng 4.42: Các thông số về chiều dài ruột và chiều dài tổng cá bống sao (B. boddarti) (n = 436) ................................................................................. 82 Bảng 4.43: Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày cá bống cát (G. aureus) (n=35) ........................................................................................ 83 Bảng 4.44: Thành phần thức ăn trong dạ dày theo phương pháp khối lượng ..83 Bảng 4.45: Phổ dinh dưỡng của cá bống cát (G. aureus) (n = 35) ................. 84 Bảng 4.46: Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày cá bống sao (B. boddarti) (n = 30). ................................................................................... 85 Bảng 4.47: Thành phần thức ăn trong dạ dày theo phương pháp đếm điểm....85 Bảng 4.48: Phổ thức ăn cá bống sao (B. boddarti) ......................................... 86 Bảng 4.49: So sánh phổ thức ăn cá bống sao (B. boddarti) và cá bống kèo vảy nhỏ (P. elongates) ......................................................................................... 87 Bảng 4.50: Phương trình tương quan chiều dài–khối lượng cơ thể của một số loài cá bống. ..................................................................................................90 Bảng 4.51: Số liệu tần suất chiều dài cá bống cát (G. aureus). ....................... 91 Bảng 4.52: Quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá bống cát (G. aureus). ........ 92 Bảng 4.53: Số liệu tần suất chiều dài cá bống sao (B. boddarti). .................... 93 Bảng 4.54: Quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá bống sao (B. boddarti). .....94 Bảng 4.55: Các tham số tăng trưởng của một số loài cá bống. ....................... 96 Bảng 4.56: Tỉ lệ cá đực:cá cái của cá bống cát qua các tháng. ....................... 98 Bảng 4.57: Tỉ lệ cá đực:cá cái của cá bống sao qua các tháng. ..................... 100 Bảng 4.58: Tỉ lệ thành thục cá bống cát (G. aureus) theo chiều dài. ............ 121 Bảng 4.59: Tỉ lệ thành thục cá bống sao (B. boddarti) theo chiều dài. ......... 122 xi
  14. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Bản đồ Việt Nam và tỉnh Bến Tre ....................................................5 Hình 2.2: Cá bống sao (B. boddarti) .............................................................. 19 Hình 2.3: Ba loài cá bống cát giống Glossogobius. ........................................ 20 Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu............................................................ 22 Hình 3.2: Các chỉ tiêu đo ở cá........................................................................ 26 Hình 4.1: Sự thay đổi nhiệt độ nước tại vùng nghiên cứu .............................. 37 Hình 4.2: Sự thay đổi độ pH nước tại vùng nghiên cứu .................................38 Hình 4.3: Sự biến động độ mặn tại vùng nghiên cứu .....................................39 Hình 4.4: Cá bống hoa (B. scalaris)............................................................... 40 Hình 4.5: Cá bống trân (B. butis) ...................................................................40 Hình 4.6: Cá bống trân (B. humeralis) ........................................................... 41 Hình 4.7: Cá bống lưng cao (B. koilomatodon) .............................................. 42 Hình 4.8: Cá bống trứng (E. melanosoma)..................................................... 43 Hình 4.9: Cá bống tượng (O. marmorata)...................................................... 44 Hình 4.10: Cá bống dừa (O. urophthalmus) ................................................... 45 Hình 4.11: Cá bống chấm (A. caninus) .......................................................... 46 Hình 4.12: Cá bống (A. globiceps).................................................................47 Hình 4.13: Cá bống lá tre (A. viridipunctatus) ............................................... 47 Hình 4.14: Cá bống (A. moloana) ..................................................................48 Hình 4.15: Cá bống đuôi chấm (A. unicolor) ................................................. 49 Hình 4.16: Cá bống sao (B. boddarti) ............................................................ 50 Hình 4.17: Cá bống mắt tre (B. sabanus) ....................................................... 51 Hình 4.18: Cá kèo huyết (C. urolepis) ........................................................... 52 Hình 4.19: Cá bống dừa mắt nhỏ (E. microps) ............................................... 53 Hình 4.20: Cá bống cát (G. aureus) ............................................................... 53 Hình 4.21: Cá bống cát (G. giuris).................................................................54 Hình 4.22: Cá bống cát trắng (G. sparsipapillus) ........................................... 55 Hình 4.23: Cá bống (G. chuno)......................................................................56 Hình 4.24: Cá bống râu (G. macrostoma) ...................................................... 57 Hình 4.25: Cá bống đối (M. chulae) .............................................................. 58 Hình 4.26: Cá bống xệ vảy to (O. acutipennis) .............................................. 58 Hình 4.27: Cá bống kèo vảy to (P. serperaster) ............................................. 59 Hình 4.28: Cá thòi lòi (P. schlosseri)............................................................. 60 Hình 4.29: Cá Thòi lòi (P. septemradiatus) ................................................... 61 Hình 4.30: Cá thòi lòi chấm đen (P. variabilis) ............................................. 62 Hình 4.31: Cá thòi lòi (P. gracilis) ................................................................ 63 Hình 4.32: Cá bống kèo vảy nhỏ (P. elongatus)............................................. 64 Hình 4.33: Cá bống (P. yanamensis) ............................................................. 64 Hình 4.34: Cá bống đỏ (R. chrysosoma) ........................................................ 65 Hình 4.35: Cá bống mỡ (S. mekongensis) ...................................................... 66 Hình 4.36: Cá bống mít (S. pleurostigma) ..................................................... 67 Hình 4.37: Cá lưỡi búa (T. gracilis) ............................................................... 68 Hình 4.38: Cá bống đều (T. vagina)............................................................... 69 Hình 4.39: Tỉ lệ % số lượng loài giữa hai họ cá bống. ...................................71 Hình 4.40: Số lượng loài theo họ giữa mùa mưa và mùa khô. ........................ 73 xii
  15. Hình 4.41: Số lượng loài theo họ giữa vùng nhiễm mặn theo mùa và vùng mặn quanh năm. ....................................................................................................73 Hình 4.42: Số lượng loài theo ngư cụ thu mẫu ............................................... 76 Hình 4.43: Hình thái miệng, răng và lưỡi cá bống cát (G. aureus) ................. 77 Hình 4.44: Hình thái ngoài mang cá bống cát (G. aureus) ............................. 78 Hình 4.45: Hình thái cung mang của cá bống cát (G. aureus) ........................ 78 Hình 4.46: Hệ tiêu hóa cá bống cát (G. aureus) ............................................ 79 Hình 4.47: Cấu tạo ống tiêu hóa cá bống cát (G. aureus) ............................... 79 Hình 4.48: Răng cá bống sao (B. boddarti). ................................................... 81 Hình 4.49: Hình thái ngoài và cung mang của cá bống sao (B. boddarti) ......81 Hình 4.50: Hệ tiêu hóa cá bống sao (B. boddarti) .......................................... 82 Hình 4.51: Chiều dài ruột cá bống sao (B. boddarti) ......................................82 Hình 4.52: Phổ thức ăn cá bống cát (G. aureus) ............................................ 84 Hình 4.53: Phổ thức ăn cá bống sao (B. boddarti) ......................................... 86 Hình 4.54: Tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống cát. ..88 Hình 4.55: Tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng cá bống sao ......... 89 Hình 4.56: Hệ các đường cong tăng trưởng của cá bống cát (G. aureus)........ 91 Hình 4.57: Đường cong tăng trưởng von Bertalanffy của cá bống cát .......... 93 Hình 4.58: Hệ các đường cong tăng trưởng của cá bống sao (B. boddarti).....94 Hình 4.59: Đường cong tăng trưởng von Bertalanffy của cá bống sao ......... 95 Hình 4.60: Hình thái cơ quan sinh dục ngoài của cá bống cát đực. ................ 97 Hình 4.61: Hình thái cơ quan sinh dục ngoài của cá bống cát cái. .................. 97 Hình 4.62: Hình thái cơ quan sinh dục ngoài của cá bống sao đực. ................ 99 Hình 4.63: Hình thái cơ quan sinh dục ngoài của cá bống sao cái. ................. 99 Hình 4.64: Các giai đoạn phát triển khác nhau của tinh sào cá bống cát....... 102 Hình 4.65: Tổ chức tế bào tinh sào cá bống cát dưới kính hiển vi (X400) .... 102 Hình 4.66: Các giai đoạn noãn sào của cá bống cát (G. aureus)................... 104 Hình 4.67: Tổ chức tế bào noãn sào của cá bống cát dưới kính hiển vi (X100) .................................................................................................................... 104 Hình 4.68: Biến động tỉ lệ thành thục sinh dục ở cá bống cát. ...................... 105 Hình 4.69: Các giai đoạn phát triển khác nhau của tinh sào cá bống sao ...... 107 Hình 4.70: Tổ chức tế bào tinh sào cá bống sao dưới kính hiển vi (x400) .... 107 Hình 4.71: Các giai đoạn noãn sào của cá bống sao (B. boddarti)................ 109 Hình 4.72: Tổ chức tế bào noãn sào của cá bống sao dưới kính hiển vi....... 109 Hình 4.73: Biến động tỉ lệ thành thục sinh dục ở cá bống sao. ..................... 110 Hình 4.74: Biến động hệ số thành thục sinh dục GSI ở cá bống cát ............. 111 Hình 4.75: Biến động hệ số thành thục sinh dục GSI ở cá bống sao............. 112 Hình 4.76: Biến động hệ số tích lũy năng lượng HSI ở cá bống cát. ............ 114 Hình 4.77: Biến động hệ số tích lũy năng lượng HSI ở cá bống sao............. 114 Hình 4.78: Sự biến động hệ số CF của cá bống cát đực và cái. .................... 116 Hình 4.79: Sự biến động hệ số CF của cá bống sao đực và cái..................... 117 Hình 4.80: Biểu đồ tương quan giữa tỉ lệ thành thục và chiều dài cá bống cát .................................................................................................................... 121 Hình 4.81: Biểu đồ tương quan giữa tỉ lệ thành thục và chiều dài cá bống sao. .................................................................................................................... 122 xiii
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT D: Vi lưng (Dorsal) D1: Vi lưng thứ nhất D2: Vi lưng thứ hai A: Vi hậu môn (Anal). P: Vi ngực (Pelvic) V: Vi bụng (Ventral) TL: Chiều dài tổng SL: Chiều dài chuẩn L0/H: Tỉ lệ chiều dài chuẩn (mm) / chiều cao thân (mm). L0/Lđ: Tỉ lệ chiều dài chuẩn (mm) / chiều dài đầu (mm). Lđ/oo: Tỉ lệ chiều dài đầu (mm) / Khoảng cách hai mắt(mm). Lđ/De: Tỉ lệ chiều dài đầu (mm) / Đường kính mắt (mm). Lđ/Lmo: Tỉ lệ chiều dài đầu (mm) / Chiều dài mõm (mm). Lcđ/Hcđ: Tỉ lệ chiều dài cuống đuôi (mm) / Chiều cao cuống đuôi (mm). H/Hcđ: Tỉ lệ chiều cao thân (mm) / Chiều cao cạnh đuôi (mm). ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng. xiv
  17. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu chung Thành phần loài cá thuộc hai họ Gobiidae và Eleotridae rất đa dạng. Họ Gobiidae có đến 372 loài và họ Eleotridae có 28 loài (Carpenter and Niem, 2001). Theo Nguyễn Nhật Thi (2000), ở Việt Nam trước đây nhóm cá bống được chia làm 4 họ: Gobiidae, Eleotridae, Periophthalmidae và Taenioididae, trong đó có 54 giống và 92 loài. Ở ĐBSCL trước đây chỉ công bố 15 loài phân bố ở nước ngọt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) nhưng hiện nay có 66 loài phân bố ở nước ngọt và lợ (Trần Đắc Định và ctv, 2013). Các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng nội địa đến cửa sông, nhưng thành phần loài và số lượng chiếm ưu thế ở bãi bồi ven biển (Taki, 1974; Murdy, 1989; Clayton, 1993), trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999, Blaber et al., 2000). Vùng ven biển tỉnh Bến Tre thuộc hạ lưu sông Tiền có bốn cửa sông với diện tích bãi bồi rộng lớn. Các loài cá bống của hai họ Gobiidae và Eleotridae được biết là có nhiều loài có giá trị kinh tế và có đặc điểm phân bố rất phù hợp với môi trường bãi bồi ven biển. Các cá bống đang là đối tượng nuôi như cá kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)), cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)) và nhiều loài là đối tượng đánh bắt quan trọng như: cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Megugo, 1975), cá bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)),... Trong đó cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) là hai đối tượng khai thác quan trọng của người dân địa phương. Kích thước và khối lượng cá không lớn, song chúng có thịt thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác, rất có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Để phát triển đối tượng nuôi này thì cần những kết quả nghiên cứu khoa học về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của chúng. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần loài và các đặc điểm sinh học của các loài cá này ở vùng bãi bồi ven biển ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do đó nhằm đánh giá nguồn lợi nhóm cá bống để có những nhận định khoa học về sự đa dạng thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá kinh tế làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi của nhóm cá này. Với lý do trên, nghiên cứu “Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện. 1
  18. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống (Gobiidae và Eleotridae) để làm cơ sở cho quản lý nguồn lợi cũng như phát triển nuôi trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng. - Mục tiêu cụ thể nhằm: + Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. + Xác định các đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Megugo, 1975) và bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)). 1.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình trạng khai thác và giá trị kinh tế của các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. - Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. - Xác định một số đặc điểm sinh học của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) bao gồm: + Đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn. + Đặc điểm sinh trưởng: tương quan giữa chiều dài và khối lượng, xác định phương trình tăng trưởng von Bertalanffy. + Đặc điểm sinh học sinh sản: giai đoạn thành thục sinh dục, tỷ lệ đực:cái, hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI), hệ số điều kiện (CF), sức sinh sản, mùa vụ sinh sản và chiều dài thành thục đầu tiên (Lm). 1.4 Ý nghĩa của luận án Luận án góp phần bổ sung kiến thức cơ bản về thành phần loài của họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng bãi bồi ven biển, cập nhật tình trạng khai thác, giá trị kinh tế một số loài cá, cung cấp kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti). Những kết luận về thành phần loài và đặc điểm sinh học sẽ là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng trong quản lý nguồn lợi và cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo, sản xuất thức ăn để có thể thúc đẩy nghề nuôi cá bống cát, cá bống sao, đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình 2
  19. nuôi thủy sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển. 1.5 Điểm mới của luận án - Luận án đã xác định được thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre gồm có 35 loài trong đó có 28 loài thuộc họ Gobiidae (80%) và 7 loài thuộc họ Eleotridae (20%). - Luận án cũng đã xác định được 13 loài cá kinh tế thuộc họ Gobbiidae và Eleotridae. - Luận án đã cung cấp kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) bao gồm: + Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn: Cá bống cát (G. aureus) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với loài cá dữ ăn động vật và phổ thức ăn có thành phần giáp xác và cá nhỏ chiếm ưu thế (86,8%); ngược lại cá bống sao (B. boddarti) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với loài có tính ăn thực vật và phổ thức ăn có thành phần tảo khuê chiếm ưu thế (87,84%). + Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng ghi nhận cá bống cát tăng trưởng chiều dài hơn chiều rộng và chiều cao thân, cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài, chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích cũng cho thấy cá bống cát có L∞ = 300 mm; K = 0,77/năm và t0 = -0,02 năm, cá bống sao có L∞ = 160 mm; K = 0,55/năm và t0 = -0,01 năm; qua đó đã xác định được quan hệ giữa chiều dài và tuổi của 2 loài cá này. + Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cho thấy cá bống cát và cá bống sao sinh sản tập trung vào mùa mưa, sức sinh sản tuyệt đối của hai loài khá cao trong đó sức sinh sản của cá bống cát lớn hơn cá bống sao. Xác định được chiều dài thành thục đầu tiên của hai loài cá này là cơ sở cho việc khuyến cáo ngư dân khai thác cá có kích thước lớn hơn chiều dài thành thục đầu tiên để cá có thể sinh sản duy trì quần đàn. 3
  20. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Hệ sinh thái ven biển và cửa sông Cửa sông nhiệt đới là những vùng có năng suất sinh học cao do sự kết hợp của thủy triều thấp và dinh dưỡng phong phú từ các dòng sông. Ngoài ra thảm thực vật ở cửa sông, đặc biệt là rừng ngập mặn đã góp phần vào năng suất sinh học nơi đây (Blaber, 2000). Đây là điều kiện tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cá, tôm. Hệ sinh thái cửa sông cung cấp môi trường sống cho các loài cá khác nhau, đặc biệt là cá bống, và được sử dụng như là bãi đẻ của cá (Whitfield, 1990; Blaber, 2000; Elliott et al., 2007.). Địa mạo của môi trường sống ở cửa sông có ảnh hưởng rõ rệt về cấu trúc của các quần đàn cá. Các yếu tố như loại trầm tích, mức độ phong phú của thảm thực vật, độ cao thủy triều, độ dốc của khu vực triều và chiều sâu của khu vực triều… xác định sự phù hợp của môi trường sống cho các loài cá. Dòng nước cũng ảnh hưởng đến sự phong phú và phân bố thủy sản, vận tốc trung bình sẽ xác định các đặc điểm trầm tích và các quần thể sinh vật đáy (Coasta et al., 2002). Thực vật phù du là nhóm phổ biến nhất của các sinh vật tự dưỡng trong hầu hết các cửa sông và góp phần đáng kể vào tổng sản lượng sơ cấp. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn trực tiếp và chủ yếu cho các loài động vật sống ở đây. Mùa vụ và sự thay đổi dòng chảy có thể ảnh hưởng đến sản lượng và sự phân bố của thực vật phù du trong một hệ thống cửa sông (John et al., 1989). Môi trường sống ven biển, cửa sông là vùng sinh thái năng động và hiệu quả cho ấu trùng, con non, con trưởng thành của nhiều loài sống ở đây để sinh sản, tìm kiếm thức ăn và trú ẩn (Blaber et al., 1995; Harris et al., 2001; Peterson and Whitfield, 2000). Các bãi bùn ở cửa sông có vai trò quan trọng như là nơi ương giống và cung cấp thức ăn cho các loài cá biển (Elliott and Dewailly, 1995). Chúng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu như mất môi trường này (McLusky, 1982). Sự thay đổi ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của môi trường sống và sự mất cân đối nguồn thức ăn phong phú sẽ ảnh hưởng đến chức năng ương giống ở nơi đây (Cattrijsse et al., 2002; Coasta and Elliott, 1991). 2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là: 2.315 2 km , được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048’ bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020’ bắc, điểm cực đông nằm trên 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1