intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định

Chia sẻ: 9 9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

107
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để khuyến cáo với người chăn nuôi trong việc tuyển chọn trâu bố mẹ để phối giống và áp dụng mức dinh dưỡng phù hợp để nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của trâu. Đề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGUYỄN CÔNG ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH ĐẾN KHỐI LƯỢNG, SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT THỊT CỦA TRÂU Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số : 62.62.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN SÁNH PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2012
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận án đều được thể hiện rõ địa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền. Hà Nội, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận án Nguyễn Công Định
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Sánh, PGS.TS. Nguyễn Văn Đức đã dày công giúp đỡ tôi về trí tuệ, thời gian cũng như công sức để tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các Cô, Chú và anh chị em Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi – Viện Chăn nuôi đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.. Tôi hết sức cám ơn tới các GS, PGS, TS trong quá trình đọc luận án đã có những nhận xét giúp tôi sửa chữa và bổ sung kịp thời các thiếu sót. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, thầy cô giáo, bạn bè và các đồng nghiệp đã có sự động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, vợ và con tôi đã cổ vũ, động viên, chia xẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.. Hà Nội, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Công Định
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VI DANH MỤC BẢNG VIII DANH MỤC ĐỒ THỊ X CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài: 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Tình hình chăn nuôi trâu Việt Nam 3 2.1.1. Số lượng và phân bố đàn trâu theo vùng sinh thái 3 2.1.2. Phương thức chăn nuôi trâu 5 2.1.3. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu 5 2.1.4. Công tác giống trâu 6 2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 8 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 8 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 16 2.2.3. Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ đến tầm vóc đời con 21 2.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của trâu 24 2.3.1. Khả năng sản xuất thịt 24 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của trâu 27 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 36 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 36 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 41
  5. iv CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 43 3.1.2. Thời gian nghiên cứu 43 3.2. Vật liệu nghiên cứu 44 3.2.1. Gia súc thí nghiệm 44 3.2.2. Thức ăn thí nghiệm 44 3.3. Nội dung nghiên cứu 44 3.3.1. Nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con 44 3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu 44 3.4. Phương pháp nghiên cứu 44 3.4.1. Phương pháp sử dụng cho nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con 44 3.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu 48 3.5. Phương pháp xử lý số liệu: 54 3.5.1. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về giống: 54 3.5.2. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về nuôi dưỡng: 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57 4.1. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1 57 4.1.1. Hiện trạng đàn trâu trước thí nghiệm 57 4.1.2. Sinh trưởng của đàn trâu thí nghiệm 60 4.1.3. Kích thước một số chiều đo chính cơ thể trâu 70 4.1.4. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra 75 4.1.5. Mối tương quan giữa khối lượng trâu bố, mẹ và đời con 77
  6. v 4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2 81 4.2.1. Khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra từ trâu cái tơ qua các mốc tuổi 81 4.2.3. Kích thước một số chiều đo của nghé qua các mốc tuổi 91 4.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi 95 4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày 95 4.3.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 100 4.3.3. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg khối lượng 105 4.3.4. Mức dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn so với tiêu chuẩn Kearl (1982) 108 4.4. Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu 22- 26 tháng tuổi 112 4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày 112 4.4.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 115 4.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu 116 4.4.5. Thành phần thân thịt của trâu 118 4.4.4. Chi phí thức ăn cho trâu nuôi thâm canh lấy thịt 123 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 124 Kết luận 124 Đề nghị 125 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 TÀI LIỆU PHỤ LỤC 145
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ABBH Axít béo bay hơi CHC Chất hữu cơ cs Cộng sự ĐC Đối chứng ĐVNS Động vật nguyên sinh HCN Axit cyanhydric KL Khối lượng KLCT Khối lượng cơ thể TB Trung bình KPTN1 Khẩu phần thí nghiệm 1 KPTN2 Khẩu phần thí nghiệm 2 KPTN3 Khẩu phần thí nghiệm 3 Pth Protein thô TĂ Thức ăn NLTĐ Năng lượng trao đổi TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TLTH Tỷ lệ tiêu hoá TLTHCHC Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ TLTHCK Tỷ lệ tiêu hoá chất khô TN Thí nghiệm NT1 Nghiệm thức 1 NT2 Nghiệm thức 2 NT3 Nghiệm thức 3 NTĐC Nghiệm thức đối chứng TKL Tăng khối lượng CV Cao vây VN Vòng ngực DTC Dài thân chéo VCK Vật chất khô
  8. vii VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật ATP Adenosine Three Phosphate NPN Non Protein Nitrogen - Nitơ phi protein P Probability - Xác suất r Hệ số tương quan R2 Coefficient of determination - Hệ số xác định SEM Standard Error of Mean - Sai số của số trung bình
  9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm 3 Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái 4 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng trâu 7-18 tháng tuổi 48 Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương ở các mốc tuổi (kg) 57 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương trước thí nghiệm 58 Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể trâu ở các mốc tuổi (kg) 60 Bảng 4.4. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/ngày) 65 Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng về khối lượng của các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng (%) 69 Bảng 4.6. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 71 Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu ở các mốc tuổi (cm) 72 Bảng 4.8. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 74 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra (kg) 75 Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi 77 Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi 78 Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng trâu sơ sinh và các mốc tuổi 80 Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi (kg) 82 Bảng 4.14. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi (g/ngày) 85 Bảng 4.15. So sánh khối lượng trâu thế hệ 2 so với thế hệ 1 qua các mốc tuổi 87 Bảng 4.16. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 qua các mốc tuổi của trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ (kg) 88 Bảng 4.17. Dự đoán khối lượng trâu thế hệ 2 qua các mốc tuổi nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 89 Bảng 4.18. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 với khối lượng dự đoán của trâu thế hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 91 Bảng 4.19. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 92 Bảng 4.20. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâuở các mốc tuổi (cm) 93
  10. ix Bảng 4.21. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 94 Bảng 4.22. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu 96 Bảng 4.23. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 101 Bảng 4.24. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 105 Bảng 4.25. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982) 109 Bảng 4.26. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm 112 Bảng 4.27. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 115 Bảng 4.28. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 117 Bảng 4.29. Thành phần thân thịt của trâu thí nghiệm 119 Bảng 4.30. So sánh thành phần thân thịt của trâu đã cải tiến mổ thịt lúc 24 tháng tuổi so với trâu đại trà 122 Bảng 4.31. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 123
  11. x DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Khối lượng cơ thể trâu đực ở các môc tuổi (kg) 61 Đồ thị 4.2. Khối lượng cơ thể trâu cái ở các môc tuổi (kg) 61 Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng trâu đực qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86 Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng trâu cái qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86 Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi 104 Đồ thị 4.6. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận 111 Đồ thị 4.7a; 4.7b và 4.7c. Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận 112 Đồ thị 4.8. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu thí nghiệm 120
  12. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Con trâu có tầm quan trọng đặc biệt trong nền sản xuất nông nghiệp, là nguồn cung cấp sức kéo chính (cày bừa và vận chuyển ở nông thôn), cung cấp lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt và đóng góp một phần không nhỏ thịt cho nhu cầu của con người. Ngoài ra sản phẩm phụ như da, sừng, lông trâu còn được sử dụng để chế biến một số đồ dùng gia dụng và hàng mỹ nghệ... Thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng, kể cả ở một số nước châu Âu và châu Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, ít cholesterol. Do vậy, phát triển chăn nuôi trâu ở nước ta trong những năm tới là rất cần thiết. Về công tác giống, do nước ta chưa có chương trình giống trâu, những năm qua công tác giống trâu chưa được chú ý, đàn trâu không được chọn lọc dẫn đến khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của trâu thấp, không có tiến bộ di truyền. Trên thực tế ở một số địa phương, trâu đang bị chọn lọc ngược vì ở nhiều vùng trâu đực to bị bán đi mổ thịt, trâu đực nhỏ được giữ lại và sử dụng cho cày kéo là chính chứ không phải làm giống. Nhiều địa phương đàn trâu có xu hướng giảm sút tầm vóc. Những nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trâu còn ít, chế độ dinh dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trâu, vì vậy tiềm năng sinh học của trâu chưa được phát huy đầy đủ. Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1999) tỷ lệ thịt xẻ trâu loại thải là 39% thịt tinh là 28,6%. Tuy vậy, trâu có khả năng tăng khối lượng cao, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá (43-45%), chất lượng không thua kém gì thịt bò. Nếu được nuôi dưỡng tốt và áp dụng kỹ thuật vỗ béo thích hợp thì năng suất và chất lượng thịt trâu được nâng cao rõ rệt.
  13. 2 Như vậy, muốn nâng cao khả năng cho thịt của trâu, trước hết phải hướng tới nâng cao tầm vóc, tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất và chất lượng thông qua các tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh và phẩm chất thịt. Xuất phát từ thực tế để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất thịt của trâu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và sinh trưởng của đời con thế hệ 1 và thế hệ 2. Xác định ảnh hưởng của mức dinh dưỡng cao đến khả năng tăng khối lượng và sản xuất thịt của trâu. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đã xác định được ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu bố với nghé sinh ra cao hơn hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ với nghé sinh ra. Nuôi trâu thâm canh bằng mức dinh dưỡng cao đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc để phát huy tiềm năng của giống dẫn đến tăng khả năng sản xuất của chúng. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết qủa của đề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để khuyến cáo với người chăn nuôi trong việc tuyển chọn trâu bố mẹ để phối giống và áp dụng mức dinh dưỡng phù hợp để nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của trâu.
  14. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình chăn nuôi trâu Việt Nam 2.1.1. Số lượng và phân bố đàn trâu theo vùng sinh thái Trong hơn 10 năm qua, mặc dù có nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhưng số lượng trâu nước ta vẫn ổn định ở mức 2,8-2,9 triệu con (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm Số lượng trâu Tăng/giảm so với Sản lượng thịt Tăng/giảm so với Năm (nghìn con) năm trước (%) (tấn) năm trước (%) 2000 2.897,20 -2,00 48.415 4,20 2001 2.807,90 -3,10 51.380 6,12 2002 2.814,50 0,20 51.811 0,83 2003 2.834,90 0,70 53.061 2,41 2004 2.869,80 1,20 57.458 8,28 2005 2.922,20 1,80 59.800 4,07 2006 2.921,10 0,00 64.317 7,55 2007 2.996,40 2,60 67.507 4,96 2008 2.897,70 -3,30 71.543 5,98 2009 2.886,60 -0,38 74.960 4,78 2010 2.913,39 1,01 84.214 11,20 (Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010) Theo số liệu thống kê, đàn trâu cả nước năm 2008 giảm 3,3% so với năm 2007 (từ 2,99 triệu con xuống 2,89 triệu con), năm 2009 tổng đàn trâu có gần 2,89 triệu con tiếp tục giảm 0,38% so với 2008 và năm 2010, tổng đàn trâu có gần 2,91 triệu con tăng 1,0% so với 2009 và tổng sản lượng thịt trâu năm 2010 là 84,21 nghìn tấn, tăng 11,2% so với 2009 (Cục chăn nuôi, 2010).
  15. 4 Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái Đơn vị tính: nghìn con Vùng TD và Bắc TB và Tây Đông ĐBSH ĐBSCL Cả nước MNPB DHMT Nguyên Nam Bộ Năm 2000 1626,40 213,70 823,50 68,40 101,50 63,70 2897,20 2001 1644,87 136,94 813,23 55,52 125,19 50,73 2807,90 2002 1612,70 171,20 819,30 62,10 112,00 37,30 2814,50 2003 1623,50 165,00 838,80 65,80 106,00 35,80 2834,90 2004 1589,10 216,40 867,00 68,80 92,10 36,40 2869,80 2005 1616,30 209,10 894,60 71,90 91,50 38,80 2922,20 2006 1639,40 184,10 906,80 79,00 73,00 38,80 2921,10 2007 1697,20 176,90 931,90 84,70 67,60 38,10 2996,40 2008 1624,40 171,60 908,90 88,60 61,10 43,10 2897,70 2009 1690,17 106,75 880,70 89,76 75,87 43,34 2886,60 2010 1654,20 168,72 889,81 94,21 62,09 44,37 2913,39 Tỷ lệ % 56,77 5,79 30,54 3,23 2,13 1,52 100 2010 (Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010) Trâu Việt Nam phân bố không đều trên tất cả các địa phương, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chiếm trên 50%, tiếp đến là các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung. Số lượng trâu tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc, nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La.... Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành thấp: trâu đực 400-450 kg/con trâu cái 330-350 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ 43-45%. Do chăn nuôi trâu không được đầu tư đúng mức và công tác giống hầu như chưa được thực hiện nên tầm vóc có xu hướng giảm: Số liệu điều tra từ năm 1985 đến năm 2000 cho thấy tầm vóc của trâu đực đã giảm 11,3%: từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con và trâu cái giảm 14,6%: từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con. Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái giống trâu Việt Nam (Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009).
  16. 5 Trong những năm gần đây, số lượng trâu tương đối ổn định nhưng sản lượng thịt trâu có xu hướng tăng, năm 2001 đạt 51,3 nghìn tấn, năm 2009 đạt 74,96 nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình là 4,59%/năm, trong đó: Bắc Trung Bộ là 11,05%/năm, Đồng bằng sông Hồng là 10,66%/năm, Duyên hải miền Trung là 9,48%/năm, Tây Bắc là 9,02%/năm, Đông Bắc là 2,61%/năm và Tây Nguyên là 0,38%/năm. Trong lúc đó, Đồng bằng sông Cửu Long giảm 12,15%/năm (Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009). 2.1.2. Phương thức chăn nuôi trâu Chăn nuôi trâu hiện nay vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Chăn nuôi trâu của nước ta chủ yếu theo các quy mô sau: Chăn nuôi nông hộ, phân tán các vùng đồng bằng chiếm 90%. Sử dụng thức ăn tận dụng ( cỏ tự nhiên trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng thức ăn ủ xanh, ủ urê...) và lao động phụ trong gia đình. Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản ở một số tỉnh miền núi phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang); Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và phía Nam (Bình Phước). Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng bãi hàng ngày dưới sự chăn dắt trực tiếp của chủ trâu, khi về nhà trâu được ăn rơm là chủ yếu. Trước đây ngoài rơm và cỏ, nông dân không cho trâu ăn thức ăn nào khác, gần đây họ đã bổ sung thêm các loại thức ăn như cám, bột sắn, bột ngô và điều này đã làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Như vậy có thể thấy người nông dân bước đầu đã có ý thức đầu tư cho trâu, song hiệu quả chưa cao vì vậy đàn trâu tăng chậm, nguyên nhân chính là do tập quán chăn nuôi và năng suất sinh sản của đàn trâu còn thấp. 2.1.3. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu Thịt trâu hay còn gọi là thịt đỏ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá đúng vị trí của nó trên thị trường vì thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ
  17. 6 và ít cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt trâu không thua kém thịt bò, tỷ lệ thịt xẻ đạt 43-45%, tỷ lệ nước, thành phần hóa học và các vitamin không thua kém thịt bò vì vậy thịt trâu đã có chỗ đứng trên thị trường. Đời sống của người dân ngày càng cao và nhu cầu về thịt đỏ trên thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên thịt trâu trên thị trường hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (2,4-3%) trong tổng số thịt tiêu thụ hàng ngày. Gần đây nhiều địa phương và thành phố đã xuất hiện nhiều cửa hàng thịt trâu với biển hiệu đặc sản đã chứng minh vai trò của thịt trâu trong đời sống xã hội, dần xóa bỏ được định kiến sai về thịt trâu như hôi, dai, tanh và không ngon. Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm có hàng vạn con trâu to được đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn và mô hình chăn nuôi trâu thịt áp dụng những kỹ thuật thích hợp nhằm đẩy mạnh chăn nuôi trâu thịt thành một ngành chăn nuôi đúng vị trí phát huy tiềm năng vốn có của nó. 2.1.4. Công tác giống trâu Các giống trâu hiện có trên thế giới được hình thành trải qua hàng ngàn năm trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế nhất định và gần như chúng được chọn lọc một cách tự phát, ngẫu nhiên hơn là theo những hướng tạo giống. Xuất phát từ quan niệm của con người về mục đích sử dụng trâu chủ yếu cho cày kéo nên ít người quan tâm đến việc cải tiến nâng cao khả năng sản xuất của chúng. Dần dần trong quá trình sử dụng, trâu đã góp phần vào việc cung cấp cho con người một lượng sữa và thịt ngày càng nhiều nên người ta mới thay đổi nhận thức
  18. 7 về vai trò của chúng. Trong mấy thập kỷ gần đây, công tác giống trâu đã bắt đầu được tiến hành với việc cải tiến di truyền nâng cao khả năng sản xuất của chúng. Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đàn hạt nhân.v.v. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu thành công và áp dụng trong sản xuất các mô hình này như là một chương trình giống quốc gia, thực tế đã đóng góp lớn vào sự phát triển của chăn nuôi trâu. Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu hầu như chưa được thực hiện. Chúng ta có trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mà đã có những nghiên cứu về chọn lọc lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Kết quả của những nghiên cứu đó cho thấy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc đàn trâu cái đã cải thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà (Mai Văn Sánh, 2005). Chúng ta đang tiến hành áp dụng rông rãi kết quả để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương, nghiên cứu đã tập trung vào tuyển chọn đàn trâu nội tầm vóc nhỏ, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy: Khối lượng sơ sinh tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; 12 tháng tuổi tăng từ 130-135 lên 151-155 kg; 24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-254 kg (Mai Văn Sánh, 2005). Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra định hướng cải tiến phẩm giống trâu bằng phương pháp thuần chủng, chọn trâu đực to để phối với với đàn trâu cái được tuyển chọn ở diện rộng, loại thải trâu xấu, không đủ tiêu chuẩn, hình thành các vùng giống trâu, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có và sử dụng các kỹ thuật sinh sản cần thiết để nâng cao tỷ lệ đẻ của trâu. Trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý, sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Tiềm
  19. 8 năng này cần được phát huy nhằm góp phần cải tạo tầm vóc trâu ngoại hình nhỏ được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng. 2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 2.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009). Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. 2.2.1.2. Các quy luật của quá trình sinh trưởng Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ (1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) đều cho rằng sự phát triển của cơ thể trong các giai đoạn và các thời kì đó tuân theo thủ theo các quy luật (trích dẫn theo Trần Đình Miên và cs., 1992), đó là: - Quy luật theo giai đoạn - Quy luật không đồng đều - Quy luật theo chu kì * Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn Sinh trưởng theo giai đoạn là một trong những vấn đề quan trọng trong
  20. 9 quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được xác định rõ ràng (Trần Đình Miên và cs., 1975). Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs. (1983) đã nhấn mạnh rằng: Thời gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó. - Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng được thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống mạch máu nhau thai. Do vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật, còi cọc, chậm lớn. - Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Williamson và cs., 1978; Wood và cs., 1987). Ta có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi, hoặc có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau cai sữa. + Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2