Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 17
download
Luận án nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đề xuất các giải pháp để Ủy ban chứng khoán nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY NGHIÊN CỨU HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY NGHIÊN CỨU HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU TÀI 2. TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Thủy
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i MỤC LỤC...................................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ........................................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 5. Khung nghiên cứu ..................................................................................................5 6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................6 7. Kết cấu của luận án ................................................................................................7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................... 8 1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán ................................................................8 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ........................................................................................8 1.1.2 Các loại chứng khoán ......................................................................................8 1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán .................................................9 1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ................................9 1.2.2 Phân loại hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ................................11 1.2.3 Tác động của hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán .........................15 1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài ..................................................................................19 1.3.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả ........................................................................19 1.3.2 Lý thuyết tài chính hành vi ............................................................................20 1.3.3 Lý thuyết tín hiệu ...........................................................................................21 1.3.4 Lý thuyết tam giác gian lận ...........................................................................22 1.4 Quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ....25 1.4.1 Khái niệm.......................................................................................................25 1.4.2 Chủ thể quản lý ..............................................................................................26
- iii 1.4.3 Nội dung quản lý ...........................................................................................28 1.4.4 Các phương pháp quản lý ..............................................................................30 1.4.5 Các công cụ quản lý .......................................................................................32 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ...................................................................................35 1.5.1. Các nhân tố chủ quan ....................................................................................35 1.5.2. Các nhân tố khách quan ................................................................................37 1.6 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán và bài học đối với Việt Nam ..........................................39 1.6.1 Bài học kinh nghiệm về thẩm quyền của cơ quan quản lý ............................39 1.6.2 Bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật.........40 1.6.3 Bài học kinh nghiệm về hệ thống giám sát giao dịch ....................................44 1.6.4 Bài học kinh nghiệm về tăng cường trách nhiệm của tổ chức phát hành ......48 1.6.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao trách nhiệm của tổ chức kinh doanh chứng khoán ............................................................................................................49 1.6.6 Bài học kinh nghiệm về thành lập đội đặc nhiệm..........................................50 1.7 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ......................................50 1.7.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới ........................................................50 1.7.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................61 1.7.3 Xác định các khoảng trống nghiên cứu .........................................................68 Tóm tắt Chương 1....................................................................................................................... 70 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......... 71 2.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................71 2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................74 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình .............................................74 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia .................................................83 2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...............................................................88 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................89 2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát .......................................................................89 Tóm tắt chương 2........................................................................................................................ 99
- iv CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAN LẬN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................................................ 100 3.1 Sơ lược quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ................100 3.2 Thực trạng hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........102 3.2.1 Nghiên cứu tình huống các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...............................................................................................................102 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cơ hội tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................119 3.3 Thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................130 3.3.1 Các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................130 3.3.2 Thực trạng nội dung, phương pháp và công cụ quản lý ..............................131 3.3.3 Thống kê các hành vi gian lận đã được phát hiện và xử lý .........................139 3.3.4 Thực trạng quản lý một số hành vi gian lận điển hình ................................141 3.4 Đánh giá thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................144 3.4.1 Kết quả .........................................................................................................144 3.4.2 Hạn chế ........................................................................................................146 3.4.3 Nguyên nhân ................................................................................................147 Tóm tắt chương 3...................................................................................................................... 154 CHƯƠNG 4 155GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM155 4.1 Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................155 4.1.1 Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ............................155 4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................156 4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...............157 4.2.1 Hoàn thiện quy trình quản lý .......................................................................157 4.2.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự ......................................................160
- v 4.2.3 Hoàn thiện khung pháp lý đáp ứng nhu cầu quản lý thị trường ..................161 4.2.4 Hoàn thiện phương pháp và kỹ thuật giám sát ............................................161 4.2.5 Phát triển và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin .................................164 4.2.6 Bồi dưỡng trình độ nhận thức cho các nhà đầu tư .......................................165 4.2.7 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức phát hành ..........................................166 4.2.8 Nâng cao trách nhiệm của tổ chức kinh doanh chứng khoán ......................167 4.3 Kiến nghị ...........................................................................................................168 4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................168 4.3.2 Kiến nghị với Bộ tài chính ...........................................................................171 4.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ..........................173 Tóm tắt chương 4...................................................................................................................... 174 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 177 PHỤ LỤC................................................................................................................................... 189
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFE Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ IOSCO Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán SEC Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ SOX Đạo luật Sarbanes - Oxley
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................74 Bảng 2.2: Các tình huống điển hình về giao dịch nội gián ...........................................75 Bảng 2.3: Các tình huống điển hình về thao túng giá ...................................................77 Bảng 2.4: Các tình huống điển hình về công bố thông tin sai lệch ...............................80 Bảng 2.5: Các tình huống điển hình về điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu ...........81 Bảng 2.6: Các tình huống điển hình về đan xen các loại hành vi gian lận....................82 Bảng 2.7: Danh sách các đối tượng phỏng vấn sâu .......................................................84 Bảng 2.8: Ý kiến về việc nhóm các yếu tố cơ hội thành 3 nhóm yếu tố .......................85 Bảng 2.9: Ý kiến về việc sử dụng các cách thức thực hiện hành vi gian lận ................85 để xác định hành vi gian lận ..........................................................................................85 Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến độc lập ...........86 Bảng 2.11: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến phụ thuộc .......88 Bảng 2.12: Các phương pháp nghiên cứu định hượng ..................................................89 Bảng 2.13: Thang đo biến độc lập .................................................................................91 Bảng 2.14: Thang đo biến phụ thuộc.............................................................................93 Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống 117 Bảng 3.2: Tổng hợp các cách thức thực hiện hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống..118 Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha .......120 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA ...................................................................121 Bảng 3.5: Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc ......................121 Bảng 3.6: Giá trị phương sai trích của biến phụ thuộc ................................................122 Bảng 3.7: Ma trận xoay trong phân tích EFA đối với biến phụ thuộc ........................122 Bảng 3.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo mới ........................................................123 Bảng 3.9: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ..........................................123 Bảng 3.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố của biến độc lập .............................124 Bảng 3.11: Kiểm định tự tương quan ..........................................................................124 Bảng 3.12: Kết quả kiểm định F ..................................................................................125
- viii Bảng 3.13: Kiểm định Variances test với nhóm giới tính ...........................................128 Bảng 3.14: Kiểm định ANOVA với nhóm giới tính ...................................................128 Bảng 3.15: Kiểm định Variances test với nhóm trình độ học vấn ..............................129 Bảng 3.16: Kiểm định ANOVA với nhóm trình độ học vấn.......................................129 Bảng 3.17: Kiểm định Variances test với nhóm đối tượng được khảo sát ..................129 Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA với nhóm đối tượng được khảo sát ..........................130 Bảng 3.19: Thống kê số tiền xử phạt hành vi gian lận trên TTCK 2008 - 2019 .........133 Bảng 3.20: Thống kê các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 - 2019....139
- ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK ............................................5 Hình 1.1: Tam giác gian lận ..........................................................................................25 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................73 Hình 2.2: Mô hình các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................................................................................90 Hình 2.3: Quy trình thiết kế phiếu khảo sát...................................................................95 Hình 3.1: Chỉ số Vnindex từ năm 2000 - 2019 ...........................................................100 Hình 3.2: Diễn biến giá cổ phiếu SKG từ ngày 01/05/2017 - 30/09/2017 ..................104 Hình 3.3: Biến động giá cổ phiếu CDO từ ngày 09/03/2015 - 25/10/2017 ................106 Hình 3.4: Quy trình lập hợp đồng khống tại DVD ......................................................115 Hình 3.5: Biểu đồ giới tính các đối tượng khảo sát .....................................................119 Hình 3.6: Biểu đồ trình độ học vấn các đối tượng được khảo sát ...............................119 Hình 3.7: Biểu đồ nhóm đối tượng được khảo sát ......................................................120 Hình 4.1: Quy trình quản lý theo đề xuất ....................................................................159 Hình 4.2. Mô hình phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành .........................................169
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trường hợp thao túng thị trường chứng khoán lần đầu tiên được ghi nhận là vụ bê bối Tulip Bulb năm 1636 tại Hà Lan. Số vụ gian lận đã gia tăng hơn trong thế kỷ 17 và 18, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng kinh tế. Các giao dịch nội gián thường không tìm thấy bằng chứng bởi rất khó để chứng minh những gì bị cáo thực sự biết tại thời điểm giao dịch được thực hiện. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cũng đã lúng túng trước một vụ bê bối liên quan đến giao dịch nội gián của hai nhân viên thực thi của SEC (Stephen, 2014). Hành vi thao túng giá cũng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên. Nghiên cứu thực nghiệm của Rejesh (2003) tại thị trường Mỹ cho thấy có những hành vi gian lận gây tổn hại cho thị trường nhưng chưa được quy định, có những hành vi gian lận không được phát hiện và điều tra, có những trường hợp được điều tra nhưng không đủ minh chứng để khởi tố. Do đó, pháp luật về quản lý và thực thi phải không ngừng hoàn thiện và theo kịp thị trường bởi chừng nào các cơ hội kiếm lời còn tồn tại, gian lận có thể sẽ tiếp tục (Rezaee & Riley, 2010). Gian lận trên thị trường chứng khoán gây nhiều hậu quả tiêu cực bao gồm ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty, tạo ra thiệt hại cho cổ đông, nhân viên, người bán hàng và khách hàng, kết quả là làm giảm khả năng tăng vốn cho công ty (Lord (2010), Rezaee & Riley (2010), Murphy & Tibbs (2010)). Gian lận không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế trực tiếp, nó còn dẫn đến các phát sinh chi phí kiện tụng, phí bảo hiểm, suy giảm niềm tin và làm méo mó thị trường đầu tư (Peterson & Buckhoff (2004), Rezaee & cộng sự (2004)). Theo hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ - Association of Certified Fraud Examiners (ACFE, 2010) thì “gian lận gây ra thiệt hại đến 7% doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, khiến nền kinh tế Mỹ mất khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tương đương với 10,000 tỷ USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003”. Mặc dù có nhiều phương pháp, chỉ số dự báo nhưng gian lận vẫn khó được phát hiện. Như Rezaee & Riley (2010) tuyên bố, không chỉ các nhà nghiên cứu mà các nhà quản lý có một nhiệm vụ quan trọng hơn là ngăn ngừa gian lận xảy ra, do đó, cần phải
- 2 phân tích kỹ lưỡng các lý do cho sự xuất hiện của nó và các kỹ thuật có thể thực hiện. Một trong những yếu tố quan trọng là phân tích các cơ hội, các lỗ hổng cho hành vi gian lận có thể thực hiện. Lý thuyết tam giác gian lận thường được sử dụng để xác định yếu tố này. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hành vi gian lận chính là tồn tại các lỗ hổng tạo cơ hội cho việc thực hiện các hành vi gian lận (Cressey (1953), Demsetz (1968), Cornell & Sirri (1992), Chakravarty & McConnell (1997), Kenyon & Tilton (2006), Dorminey và cộng sự (2010), Ewa & Udoayang (2012)). Tại Việt Nam, từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay (từ năm 2000), các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cũng ngày một tinh vi, phức tạp. Mặc dù các văn bản pháp lý ngày càng chặt chẽ, các biện pháp thanh tra, kiểm tra được triển khai rộng rãi, đặc biệt là việc áp dụng bộ luật hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, song các gian lận vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Giai đoạn 2010 - 2020, trung bình hàng năm Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành 240 quyết định xử phạt với số tiền xử phạt 15,7 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý những giao dịch này còn nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và pháp lý. Ngoài các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý, trên thực tế còn rất nhiều vi phạm không đủ bằng chứng để xử phạt (Dương Nguyễn (2008), Nguyễn Thế Thọ (2014), Trương Minh Huy (2015), Vinh Nguyen & cộng sự (2017)). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chuyển cơ quan công an 3 vụ điều tra và bị trả về dù dấu hiệu giao dịch nội gián là rõ ràng nhưng chứng cứ lại không đủ, đặc biệt hoạt động thao túng thị trường, giao dịch nội gián diễn ra khá phổ biến nhưng không đủ minh chứng nên thường được thể hiện dưới vi phạm về công bố thông tin nên mức phạt nhẹ nhàng hơn, không đúng mức độ nghiêm trọng của các hành vi gian lận. Rất nhiều vụ việc nghiêm trọng dẫn đến tổn thất cho hàng nghìn nhà đầu tư trong thời gian dài cho thấy nhiều lỗ hổng trong quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng như vụ làm giả hồ sơ, tài liệu chào bán chứng khoán của MTM, vụ thao túng giá chứng khoán CDO, DVD...Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các hành vi gian lận là cấp thiết để phát triển bền vững thị trường chứng khoán. Như Benjamin Franklin (1735) đã nói “1 ounce phòng ngừa có giá trị 1 pound chữa bệnh." Ưu tiên hàng đầu cho cơ quan quản lý là có những biện pháp phòng ngừa gian lận thay vì phản ứng và giải quyết hậu quả sau gian lận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thị trường phát triển đã có dữ
- 3 liệu phong phú cho kết quả định lượng. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào với đủ thuyết phục về lý thuyết, mô hình, dữ liệu nghiên cứu về các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là một hướng nghiên cứu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: (1) Các vấn đề cơ bản về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán (2) Các vấn đề cơ bản về quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán (3) Phân tích thực trạng các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam (4) Phân tích thực trạng quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (5) Đề xuất các giải pháp để Ủy ban chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Có các cách thức thực hiện hành vi gian lận nào trên thị trường chứng khoán? (2) Có các yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ? (3) Các hành vi gian lận tác động như thế nào đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán? (4) Có các nội dung, phương pháp, công cụ nào để nhà nước quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán? (5) Đặc điểm của các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? (6) Có những yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? (7) Mức độ tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?
- 4 (8) Có hay không sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? (9) Nhà nước có những nội dung, phương pháp và công cụ nào để quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? (10) Có các giải pháp nào để Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cơ sở. Do hạn chế về nguồn dữ liệu nên đối tượng nghiên cứu không bao gồm các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán phái sinh hoặc những hành vi gian lận có tính chất đan xen 2 thị trường và không bao gồm các hành vi gian lận xuyên biên giới. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hành vi gian lận và quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán được tiếp cận dưới góc độ quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước. Trong đó lý thuyết tam giác gian lận được vận dụng để chỉ rõ các yếu tố cơ hội dẫn đến đến hành vi gian lận để đề xuất các giải pháp giúp tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu các hành vi gian lận gồm vào các hành vi Giao dịch nội gián; Thao túng giá; Công bố thông tin sai lệch; Điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng khoán. Bởi các hành vi gian lận này có tính phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng có liên quan chặt chẽ lẫn nhau và có chung các nhóm yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận.
- 5 5. Khung nghiên cứu Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu của Luận án được thiết lập ở hình 1 dưới đây: Tổng quan nghiên cứu Xác định khoảng trống NC Câu hỏi nghiên cứu Khung lý thuyết - Lý thuyết thị trường hiệu quả - Lý thuyết tài chính hành vi - Lý thuyết tín hiệu - Lý thuyết tam giác gian lận Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu tình huống điển hình (Case study) - Thống kê mô tả - Phỏng vấn sâu các chuyên gia - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích mô hình hồi quy Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK
- 6 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp mới về mặt lý luận Thứ nhất, trên cơ sở các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi giao dịch nội gián; thao túng giá; công bố thông tin sai lệch; điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng khoán, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu của các chuyên gia), các yếu tố cơ hội được nhóm thành 3 nhóm gồm (1) Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành; (2) Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư, (3) Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát. Thứ hai, bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích các tình huống điển hình, nghiên cứu đã bổ sung hai thang đo trong mô hình nghiên cứu là yếu tố “Thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt còn nhiều hạn chế” trong nhóm các yếu tố do quản lý, giám sát thị trường và yếu tố “Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khoán” trong nhóm các yếu tố do nhà đầu tư. Thứ ba, dựa trên tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về hành vi gian lận nói chung của Merriam Webster (1996), Yue Wang (2005), Ernst & Young (2009), Albrecht & cộng sự (2012), luận án phân tích và đưa ra quan điểm phù hợp về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Theo đó, khái niệm được đề xuất như sau “gian lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Thứ nhất, nghiên cứu khám phá và xác định mức độ tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm yếu tố cơ hội tác động lớn nhất đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam là “Cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành”. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, luận án cho rằng các tổ chức phát hành cần có quy chế quản lý và xử lý thông tin nội bộ, giám sát hành vi gian lận để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Nhóm yếu tố “Cơ hội do quản lý, giám sát thị trường” có tác động lớn thứ 2 tới hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức phát hành và công ty chứng khoán đối với các hành vi gian lận. Xác lập trách nhiệm giám sát ở cấp thứ 3 đối với các Công ty chứng khoán trong hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán. Từng bước chuyển từ giám sát tuân thủ sang giám sát rủi ro nhằm nhận diện, theo dõi, phòng ngừa, xử lý các hành vi gian lận một cách kịp thời, nhanh chóng.
- 7 Nhóm yếu tố cơ hội cuối cùng tác động đến hành vi gian lận là “Cơ hội do nhà đầu tư”. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận biết và phòng ngừa các hành vi gian lận cho các nhà đầu tư. Nắm bắt các kiến thức về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Thứ hai, kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát. Kết quả cho thấy nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với nữ giới do đó quá trình bồi dưỡng kiến thức tham gia đầu tư chứng khoán nên tập trung hơn cho đối tượng nữ giới, đặc biệt các thông tin, kiến thức nhận biết các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn, đồng thời không có sự khác biệt về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và các chuyên gia làm trong lĩnh vực chứng khoán. Điều này cho thấy, khả năng nhận biết các hành vi gian lận có được là do trải nghiệm thực tế thị trường bất kể họ có trình độ học vấn như thế nào, dù ngành nghề làm việc trong lĩnh vực chứng khoán hay không. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức nhận biết và phòng ngừa gian lận cho các nhà đầu tư nên được tiến hành rộng rãi không phân biệt trình độ học vấn hay lĩnh vực nghề nghiệp. Thứ ba, phân tích nội dung, phương pháp, công cụ quản lý đối với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua phân tích một số hành vi gian lận điển hình, những vấn đề bất cập trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán được phân tích, kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để làm rõ nguyên nhân – chính là các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận, từ đó đề xuất các giải pháp để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu 4 chương với những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, tại Sở giao dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay hay thị trường có kỳ hạn. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tài sản hoặc vốn góp. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Đặc điểm thị trường chứng khoán Thứ nhất, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp. Người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính. Thứ hai, thị trường chứng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin liên quan đến chứng khoán. Thứ ba, thị trường chứng khoán là một thị trường hoạt động liên tục. Sau khi chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. 1.1.2 Các loại chứng khoán Có thể phân loại chứng khoán bởi nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyển nhượng, theo khả năng thu nhập và theo chủ thể phát hành. Việc phân loại theo tính chất của chứng khoán tạo điều kiện
- 9 cho người đầu tư nhận biết dễ dàng các loại chứng khoán đang lưu thông và giúp họ lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp. Bao gồm các loại chứng khoán sau: Chứng khoán vốn: chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán. Chứng khoán nợ: chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể. Chứng khoán phái sinh: trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động các giao dịch chứng khoán thông thường như các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư, còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn…Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó. Thị trường chứng khoán cơ sở (chứng khoán vốn và chứng khoán nợ) được giao dịch đầu tiên và thường xuyên nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu có được là phong phú, đa dạng hơn trên thị trường chứng khoán phái sinh. Do đó, luận án giới hạn chỉ nghiên cứu các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cơ sở mà không bao gồm các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán phái sinh. 1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán 1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Theo Albrecht & cộng sự (2012), gian lận là một hành động lừa dối nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Theo quan điểm này, gian lận được hiểu là những hành động không trung thực của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân. Theo Yue Wang (2005), gian lận là việc thực hiện bất kỳ cách thức nào liên quan đến giao dịch chứng khoán trái với quy định của pháp luật. Quan điểm này được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
226 p | 513 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
258 p | 278 | 69
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 264 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 156 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
233 p | 205 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Khoa học vật liệu: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới trong cấy ghép và tái tạo xương trên cơ sở Hydrogel Composite sinh học gồm biphasic calcium phosphate và polymer sinh học (gelatin, chitosan)
26 p | 141 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 124 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
165 p | 63 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 119 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
81 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
0 p | 55 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật: Mô hình phần tử hữu hạn trong phân tích kết cấu dầm sandwich FGM
167 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
52 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn