Luận án Tiến sĩ Ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là phân tích sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------------------------- NGUYỄN QUANG PHI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------------------------- NGUYỄN QUANG PHI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Chuyên ngành: KINH TẾ BẢO HIỂM Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN THỌ ĐẠT HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Quang Phi
- ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 1.4. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 4 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước .................................................................4 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước .................................................................6 1.5. Qui trình nghiên cứu ................................................................................ 9 1.6. Mô hình và phương pháp nghiên cứu ................................................... 11 1.7. Kết cấu luận án ....................................................................................... 16 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA................... 18 2.1. Lý thuyết về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ..18 2.1.1. Khái quát về bảo hiểm phi nhân thọ ............................................................18 2.1.2. Lý thuyết về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ............................................21 2.2. Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa .... 34 2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa ......34 2.2.2. Toàn cầu hóa và bản chất của toàn cầu hóa .................................................35 2.2.3. Sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa............................................................................................................38 2.2.4. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các thị trường bảo hiểm mới nổi ............41 2.3. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ .......................................................................................................... 43 2.3.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ .........43
- iii 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ .......44 2.4. Các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa ................................................................... 48 2.4.1. Các điều kiện khách quan ............................................................................48 2.4.2. Các điều kiện chủ quan ................................................................................50 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ........................................................................ 52 3.1. Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm .............................................. 52 3.1.1. Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............52 3.1.2. Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam ......................55 3.2. Thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (2008 - 2018) .......................................................................................... 57 3.2.1. Năng lực thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (2008 - 2018) ......57 3.2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ..................................................................66 3.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính ...........................................................................73 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .................................................................................. 74 3.3.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................74 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................82 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM .......... 86 4.1. Phân tích mẫu nghiên cứu ..................................................................... 86 4.2. Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các lực lượng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam .............................................................. 89 4.2.1. Tác động của toàn cầu hóa đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ..89 4.2.2. Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Khách hàng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...........................................................................................96 4.2.3. Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Các nhà cung ứng/phụ trợ tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...............................................................97 4.2.4. Đánh giá chung tác động của toàn cầu hóa tới các lực lượng và sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ....................................................98
- iv 4.3. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực tài chính và sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................................................. 101 4.3.1. Năng lực tài chính và dòng vốn đầu tư nước ngoài ...................................101 4.3.2. Kết quả kiểm định ......................................................................................104 4.4. Đánh giá chung...................................................................................... 107 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (2020 - 2030)........... 109 5.1. Yêu cầu của toàn cầu hóa với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ................................................................................ 109 5.1.1. Cơ hội .........................................................................................................109 5.1.2. Thách thức ..................................................................................................113 5.1.3. Yêu cầu.......................................................................................................114 5.2. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.. 115 5.3. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đến năm 2030 ......................................................... 116 5.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................116 5.3.2. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp bảo hiểm ......................................119 5.4. Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp ............................................. 130 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 135 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 140
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH : Bảo hiểm CII : Học viện bảo hiểm Hoàng Gia Anh DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm P&I : Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu STBH : Số tiền bảo hiểm TNDS : Trách nhiệm dân sự WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2001 - 2019) .............................................................................57 Bảng 3.2. Vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................................................58 Bảng 3.3. Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam (2008 - 2018) .....................................................................................60 Bảng 3.4. Dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam (2008 - 2018) .....................................................................................62 Bảng 3.5. Tỉ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................................................64 Bảng 3.6. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ...............................................67 Bảng 3.7. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ............................68 Bảng 3.8. Bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam (2008 - 2018) ....................................................................70 Bảng 3.9. Tỉ lệ bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................72 Bảng 3.10. Hoạt động tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................................................73 Bảng 3.11. Hoạt động đầu tư của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................................................73 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .............................................................................75 Bảng 3.13: Doanh thu theo doanh nghiệp của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .....................................................................................76 Bảng 3.14: Thị phần theo doanh nghiệp của thi trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008-2018) .......................................................................................78 Bảng 3.15: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm (2008 - 2018)..............79 Bảng 4.1. Vị trí công tác của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát.............................86 Bảng 4.2. Độ tuổi của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát........................................87
- vii Bảng 4.3. Giới tính của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát .....................................88 Bảng 4.4. Thời gian làm việc trong ngành bảo hiểm tính đến thời điểm hiện tại .......88 Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...........90 Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Nhân lực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...........................91 Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................92 Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...................93 Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ....95 Bảng 4.10. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Công nghệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ..................96 Bảng 4.11. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Khách hàng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ................................96 Bảng 4.12. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Các nhà cung ứng/phụ trợ tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............97 Bảng 4.13. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới các lực lượng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .........................................99 Bảng 4.14. Kết quả thống kê mô tả về thay đổi của các lực lượng/nhân tố trong bối cảnh toàn cầu hóa tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ...................................................................................100 Bảng 4.15. Mức độ tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ....................................................................100 Bảng 4.16. Doanh thu phí bảo hiểm gốc và vốn chủ sở các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài (2005 - 2018) .................................................102 Bảng 4.17. Tổng tài sản và dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài tại Việt Nam (2005 - 2018) .....................................103 Bảng 4.18. Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài ...........................105
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu ......................................................................................10 Hình 2.1. Vận dụng Mô hình 5 lực lượng của Porter trong lĩnh vực bảo hiểm ............12 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................14 Hình 3.1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ..........................................................67 Hình 3.2. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ..............................69 Hình 4.1. Dự phòng và biên khả năng thanh toán của toàn thị trường và các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (2005 - 2018) ........................106
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là thị trường bảo hiểm mới nổi, thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài (bình quân khoảng 20%/năm giai đoạn 2000 - 2017) (Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm, 2018). Kể từ khi mở cửa thị trường và hội nhập vào những năm 2000, chính thức gia nhập WTO năm 2007, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Số lượng các doanh nghiệp tăng từ một doanh nghiệp bảo hiểm giai đoạn 1965 - 1994 lên 31 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2017 với sự góp mặt của hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qui mô các doanh nghiệp được mở rộng nhanh qua các năm với mạng lưới các chi nhánh/công ty thành viên tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Số lượng các sản phẩm được phát triển và đưa ra thị trường ngày càng đa dạng, được cải tiến đáp ứng nhu cầu bảo vệ của cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. Nhân lực ngành bảo hiểm tăng cả về qui mô và chất lượng. Năng lực cung của thị trường được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình phát triển và hội nhập cũng đem đến cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam rất nhiều các yếu tố cản trở, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với các yếu tố phi kĩ thuật liên quan đến phí, phạm vi bảo hiểm; sự gia nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ; sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài liên quan đến dịch vụ, các yếu tố về nhân lực, kĩ thuật thiếu hụt do sự phát triển quá nhanh của thị trường, v.v. Xét trong điều kiện khách quan, khủng hoảng tài chính năm 2009 và suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế giai đoạn 2010 - 2013 cũng gây ra các tác động mạnh đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nói chung và một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chủ chốt giảm, tỉ lệ bồi thường tăng, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và toàn thị trường thấp, một số doanh nghiệp rơi vào diện cảnh báo hoặc phải tái cơ cấu. Nhìn nhận từ góc độ nền kinh tế, thị trường của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thể hiện tiềm năng và cơ hội phát triển cao trong thời gian tới. Mặc dù Mỹ đã rút khỏi TPP, tuy nhiên vẫn còn 12 quốc gia vẫn đang tiếp tục đàm phán việc gia nhập TPP, vì vậy trong bối cảnh mới với các thị trường phát triển như Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, cơ hội phát triển của Việt Nam
- 2 vẫn rất rộng mở. Trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020) của Quốc hội, các chỉ tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 được đặt ở mức cao và lạc quan: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40% (Quốc hội, 2016). Với các chỉ tiêu đề ra, giá trị tài sản, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các thành phần kinh tế sẽ gia tăng và được thúc đẩy, đây chính là yếu tố gia tăng nhu cầu và mở rộng thị trường tiềm năng cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Nhìn nhận tổng thể, là một thị trường bảo hiểm mới nổi, có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tiềm năng tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai với nhiều phân khúc khác nhau. Tuy nhiên, thị trường cũng phải đối đầu với hàng loạt các thách thức: năng lực tài chính thấp, năng lực bảo hiểm liên quan đến các yếu tố về kĩ thuật đánh giá và quản lý rủi ro còn yếu, kinh nghiệm còn thiếu hoặc non kém, sự cạnh tranh trong nội bộ thị trường trong nước và cạnh tranh trong môi trường quốc tế. Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” cho phép nghiên cứu sinh đánh giá tổng quát quá trình phát triển đã qua, làm rõ sự phát triển của các lực lượng của thị trường, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, phân tích đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của môi trường phát triển trong thời gian tới và đề xuất hướng phát triển phù hợp cho thị trường nói chung, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng trong bối cảnh mới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận án cần làm rõ các yếu tố sau: - Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa; sự phát triển cũng như kinh nghiệm đối phó, thích nghi của các thị trường bảo hiểm nói chung, thị trường bảo hiểm mới nổi nói riêng dưới tác động của toàn cầu hóa;
- 3 - Đánh giá sự thay đổi và phát triển của các lực lượng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung dưới tác động của toàn cầu hoá; - Dựa trên kết quả phân tích đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án là: - Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa là gì? - Sự thay đổi và phát triển của các thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hoá? - Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa là gì? - Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thay đổi và phát triển thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá? - Cần có giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá thời gian tới? - Cần có những điều kiện gì để các giải pháp được xác định phát huy hiệu quả? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trọng tâm nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng. Phạm vi nghiên cứu về không gian: không gian nghiên cứu của luận án là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với đặc trưng của thị trường mới nổi. Nghiên cứu phân tích sự thay đổi và phát triển của thị trường và các lực lượng của thị trường, bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng, các doanh nghiệp phụ trợ của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2008 - 2018, đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các thỏa thuận và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm liên quan đến việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính từng bước được thực hiện. Cơ sở lý luận chính: luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu từ khía cạnh mô hình năm lực lượng của Porter (2008), bao gồm: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ
- 4 tiềm năng, khách hàng, sản phẩm thay thế, các nhà cung ứng. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, luận án sẽ lựa chọn và đặt trọng tâm nghiên cứu các lực lượng có yếu tố quyết định đến sự phát triển của thị trường, bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng và các doanh nghiệp tổ chức phụ trợ. 1.4. Tổng quan nghiên cứu 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học trong ngành. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực được rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế quan tâm, các mô hình nghiên cứu được các chuyên gia xây dựng, ứng dụng. Các mô hình đưa ra các đánh giá nhận định dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau nhằm một mục đích cuối cùng là xác định các nhân tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực trong một bối cảnh cụ thể. Đối với thị trường bảo hiểm, do thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, tính nhạy cảm cao, bất cứ thay đổi từ bên trong hay từ môi trường bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Phát triển và toàn cầu hoá là hai khái niệm đồng hành với nhau trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay - các thị trường không thể phát triển độc lập mà luôn có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau.Thực tế cho thấy thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại các quốc gia nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng không nằm ngoài qui luật, mỗi thị trường đều có sự thay đổi đáng kể dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập. Tại các thị trường mới nổi thuộc các nước Đông Âu, Ấn Độ, Trung Quốc ảnh hưởng của toàn cầu hoá và hội nhập tương đối rõ nét. Việc gia nhập WTO của các nước này dẫn đến sự chuyển mình tích cực của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Một loạt các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường xuất hiện bao gồm xu hướng thay đổi liên quan đến các rào cản thương mại, xu hướng mua bán sát nhập doanh nghiệp, sự cải thiện về công nghệ, cạnh tranh, qui mô vốn và năng lực bảo hiểm gia tăng, chất lượng nhân lực được cải thiện, vấn đề cải tiến qui trình khai thác, đa dạng hoá sản phẩm, xu hướng thay đổi mở rộng kênh phân phối. Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm Hoàng Gia Anh (CII, 2012), các vấn đề quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường kinh doanh bảo hiểm, tác động đến vấn đề tổ chức, kiểm soát và quản lý trong chiến lược công ty.
- 5 Những vấn đề được đề cập và nhấn mạnh liên quan đến sự xuất hiện của các nguồn vốn dưới dạng đầu tư của các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia đối với các thị trường nội địa tương quan với vấn đề mở rộng thị trường hay tăng trưởng doanh thu phí. Sự gia tăng về dòng vốn tại các thị trường đang phát triển, thị trường mới nổi liên quan cả đến xu hướng mua bán sát nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Cụ thể hơn, khi đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, hai nhà nghiên cứu của Viện Bảo hiểm Hoàng Gia Anh Butterworth & Brocklehurst (2015) đưa các hướng dẫn nhấn mạnh vào khả năng chịu đựng của thị trường trong mối quan hệ tương quan giữa nguồn vốn với các nhân tố vĩ mô của thị trường nội địa như doanh thu của ngành, các chỉ số vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng, lạm phát. Đặc biệt, Butterworth & Brocklehurst (2015) nhấn mạnh vào việc sử dụng Stress Test để kiểm định mức độ chịu đựng của thị trường trong bối ảnh toàn cầu hoá, hội nhập. Nghiên cứu của Baur và các cộng sự (2001) thuộc nhóm nghiên cứu của Swiss Re nghiên cứu về vai trò của bảo hiểm và ảnh hưởng của toàn cầu hoá cùng thương mại điện tử tại các nước Đông Âu, tập trung vào vai trò của các nhà bảo hiểm nước ngoài tại các thị trường này và vấn đề tự do hoá thị trường là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nghiên cứu dẫn ra mô hình ảnh hưởng mà Swiss Re đưa ra liên quan đến ảnh hưởng của tự do hoá thị trường với sự thâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài tới thị trường bảo hiểm nội địa. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Anđelić và cộng sự (2010) đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm tại các nước Đông Âu, nghiên cứu đề cập đến vấn đề tái cấu trúc thị trường, sự thay đổi về qui mô vốn, cơ cấu và qui mô doanh thu phí thị trường theo sản phẩm kết hợp với các yếu tố rủi ro bảo hiểm. Đáng tiếc là các nghiên cứu này mới dừng lại nghiên cứu tổng quan, chưa đi sâu phân tích mô hình ảnh hưởng của các nhân tố. Không hẳn là nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của toàn cầu hoá và bảo hiểm, nghiên cứu của Njegomir và Stojic’ (2012) - giảng viên khoa Kinh tế, đại học Novi Sad của Serbia chỉ ra mối quan hệ tương quan giữa cầu bảo hiểm với GDP, các rào cản gia nhập thị trường, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, nguồn nhân lực, khai thác khả năng sinh lời và đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Kết quả kiểm định của nghiên cứu chỉ ra các yếu tố khai thác khả năng sinh lời, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn nhân lực là những nhân tố có giá trị trong việc thu hút các nhà bảo hiểm nước ngoài và thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, xét theo mặt cắt dọc, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề rào cản và tự do hoá thị trường với sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài, qui mô vốn, nhân lực
- 6 trong mối quan hệ tương quan với sự mở rộng của thị trường, tăng trưởng về doanh thu của thị trường nội địa. Đứng trên khía cạnh tổ chức, nghiên cứu của OECD (2011) hay nghiên cứu của McKinsey & Company (2014), Earn & Young (2015), nghiên cứu của Atul và Eugene (2006) đều nhấn mạnh đến yếu tố thâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài vào các thị trường nội địa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, đặc biệt là các thị trường mới nổi có sự phát triển mạnh về doanh thu trong bối cảnh toàn cầu hoá, các công ty bảo hiểm nội địa có cơ hội mở rộng thị trường, nhập khẩu và nâng cấp công nghệ, năng lực vốn được cải thiện, hoạt động khai thác được cải tiến. Sự thâm nhập của các tập đoàn tài chính đa quốc gia vào các thị trường này dưới hình thức đầu tư 100% vốn, bancassurance hay mua bán sát nhập cho thấy các rào cản thương mại đã thay đổi và đã tạo ra sự khởi sắc cho các thị trường mới nổi. Nghiên cứu tại Trung Quốc (Claudio, 2013), tại Ấn độ (Trefis Team, 2015) cho thấy sự góp mặt của các tập đoàn tài chính, các nhà bảo hiểm nước ngoài là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tại các thị trường bảo hiểm tại các nước này. Các nghiên cứu ngoài nước có một điểm chung là tập trung vào các thị trường mới nổi, thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Ấn độ, một số thị trường các nước Châu Á, Châu Phi, hoặc các nền kinh tế chuyển đổi như các nước Đông Âu. Về cơ bản, vấn đề gia tăng về qui mô vốn do sự thâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia, các nhà bảo hiểm nước ngoài và tác động của nó vào các thị trường được nghiên cứu là vấn đề trọng tâm được nhấn mạnh trong các nghiên cứu. 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Hội nhập là quá trình không thể tránh khỏi của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Sau khi mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 với hàng loạt các chính sách mở cửa, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và sự gia nhập của các doanh nghiệp ngoài nước ngoài, kinh tế Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về cả lượng và chất. Trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam nói riêng được xếp vào nhóm thị trường mới nổi, nhạy cảm với các sự thay đổi, tác động của toàn cầu hoá càng rõ rệt với sự cải thiện đáng kể về môi trường pháp lý theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, số lượng các doanh nghiệp, ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài, đa quốc gia có mặt tại Việt Nam, sự phát triển và đa dạng về dịch vụ.
- 7 Nghiên cứu của các tác giả Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016) về “An ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh mới” cho thấy, hội nhập và toàn cầu hoá góp phần gia tăng qui mô cho thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực bảo hiểm, quá trình hội nhập có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự phát triển cả về qui mô và chất lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả tập trung vào an ninh tiền tệ là chủ yếu, phân tích tác động của bảo hiểm đối với đảm bảo an ninh tiền tệ tại Việt Nam được đề cập mang tính tổng quát, các yếu tố tác động về kĩ thuật, năng lực bảo hiểm, khả năng cung, v.v. của thị trường bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập chưa được đề cập hoặc đề cập không sâu trong nghiên cứu. Bên cạnh các nghiên cứu tổng quan mang tính vĩ mô như vừa đề cập, có một số nghiên cứu chuyên sâu về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập. Nghiên cứu của Phạm Thị Định (2004) tập trung vào hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Nhà nước. Trên thực tế, đây là một nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến vấn đề đầu tư của một số doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, nhấn mạnh vào hoạt động đầu tư và liên quan đến dòng vốn trong nước. Nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở mức thống kê so sánh theo thời gian liên quan đến qui mô vốn nội địa của một số ít doanh nghiệp (ở đây là các doanh nghiệp Nhà nước thời điểm chưa cổ phần hoá) và kết quả, hiệu quả đầu tư. Vấn đề toàn cầu hoá và ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hầu như không được đề cập, có chăng nhấn mạnh đến sự gia tăng về qui mô vốn cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm khi kinh tế Việt Nam phát triển do tác động của hội nhập. Sau đó, nghiên cứu của tác giả Trịnh Chi Mai (2013) cũng tập trung vào hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam với chuỗi thời gian kéo dài đến năm 2011. Nghiên cứu này có đề cập đến vấn đề hội nhập, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia như là các nhân tố khách quan tác động đến kết quả và hiệu quả đầu tư, không nhấn mạnh đến sự phát triển của thị trường trong bối cảnh hội nhập. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Xuân Dung (2012) tập trung vào đánh giá tổng quan sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn 2005 - 2010. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thống kê chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp của Cục quản lý giám sát bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đưa ra các phân tích so sánh về thời gian liên quan đến sự phát triển của thị trường dựa vào doanh thu phí, tỉ lệ bồi thường, lợi nhuận của doanh nghiệp, kết quả phân tích nhấn mạnh đến
- 8 yếu tố chi phí quản lý cao. Tuy nhiên các đánh giá này vẫn mang tính định tính và chưa có bằng chứng minh chứng cụ thể, chưa nhấn mạnh sâu đến sự thâm nhập và vai trò của các nhà bảo hiểm nước ngoài tác động đến thị trường theo các nhân tố cụ thể như vốn, trình độ quản lý, công nghệ. Vấn đề tác động của toàn cầu hoá đến thị trường thị trường với tác động các dòng vốn nước ngoài cũng như các yếu tố quản trị và xu hướng du nhập không được đề cập. Nghiên cứu của tác giả Đoàn Minh Phụng (2007) tập trung vào nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong thị trường. Trong nội dung phân tích, tác giả đề cập đến các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, do nghiên thực hiện từ năm 2007 với số liệu phục vụ nghiên cứu trước 2006, sử dụng số liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, tập trung vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Nhà nước nên không phản ánh hết được tác động cụ thể của toàn cầu hoá đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng mới được đề cập và phân tích mang tính cảm tính, tác động của toàn cầu hoá và hội nhập còn mờ nhạt tại thời điểm trước 2007. Nghiên cứu của tác giả Hồ Công Trung (2015) tập trung vào các nhân tố vi mô từ phía doanh nghiệp tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm yếu tố chất lượng dịch vụ, cấu trúc vốn, các phân tích này được phân tích định lượng dựa cả vào số liệu sơ cấp và thứ cấp. Kết quả của nghiên cứu đề cập đến vấn đề chưa phù hợp về cơ cấu sản phẩm, cấu trúc vốn chưa hợp lý và xung đột về kênh phân phối. Tuy vậy, phân tích của tác giả mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, chất lượng dịch vụ với sự phát triển của thị trường, mối liên hệ liên quan đến sự gia tăng nguồn vốn từ bên ngoài và các nhân tố xuất hiện do toàn cầu hoá và hội nhập chưa được chỉ ra hoặc còn rất mờ nhạt trong nghiên cứu. Hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Nga (2015) tập trung vào hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đưa ra các phân tích đánh giá đối với hoạt động quản lý thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh hội nhập của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các phân tích tương đối dàn trải và đánh giá yếu tố bám sát hội nhập của hệ thống giám sát từ phía cơ quan quản lý đối với sự vận hành của thị trường. Tương tự như các nghiên cứu trước, các phân tích dựa vào số liệu thứ cấp và phân tích mang tính chất thống kê và so sánh, không nhấn mạnh sâu vào tác động của nguồn vốn tác động đến sự phát triển của thị trường.
- 9 Một số chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học cũng đưa ra các phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, đặc biệt khi các cam kết của Việt Nam với WTO đã và đang được thực hiện, FTAs mới đang dần trở thành hiện thực trong thời gian tới (Nguyễn Thị Hải Đường, 2016; Nguyễn Thị Hải Đường và cộng sự, 2016). Bài viết của các tác giả này bước đầu đưa ra mối liên hệ giữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi gia nhập WTO và chỉ ra các cơ hội, thách thức đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam khi các FTAs có hiệu lực trong thời gian tới. Nhìn chung các nghiên cứu tại Việt Nam đi vào từng vấn đề cụ thể của thị trường như hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến quản lý giám sát hoạt động của thị trường (Nguyễn Thanh Nga, 2015), hay vấn đề đầu tư đầu tư tài chính của các doanh nghiệp (Trịnh Chi Mai, 2012; Hồ Công Trung, 2015), hoặc tập trung phân tích sự phát triển của thị trường từ khía cạnh kết quả và hiệu quả kinh doanh (Trịnh Xuân Dung, 2012). Các nghiên cứu chưa tập trung vào gốc của vấn đề là sự phát triển của thị trường gắn với yếu tố toàn cầu hoá liên quan đến các cam kết mở của thị trường, sự thâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài vào thị trường trong nước trong bối cảnh thị trường bảo hiểm mới nổi của Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu chi tiết về sự thay đổi của các lực lượng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam dưới tác động của hội nhập liên quan đến nhân lực, công nghệ, quản lý rủi ro, sản phẩm và phân phối, khách hàng cũng không được nghiên cứu sâu trong các nghiên cứu trước đây. Từ các khoảng trống trong các nghiên cứu đi trước, đề tài luận án sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thông qua các lực lượng của thị trường với sự thay đổi về cơ cấu và qui mô vốn, nhân lực, công nghệ và quản lý đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Hơn nữa, luận án sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề như đánh giá mối quan hệ tương quan giữa sự gia tăng về qui mô vốn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ dưới tác động của các nguồn vốn trong và ngoài nước với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mới nổi và đang trong quá trình hội nhập, phát triển. 1.5. Qui trình nghiên cứu
- 10 Xác định mục tiêu và khung nghiên cứu Xác định khung lý thuyết và cơ sở khoa học của Nghiên cứu Phỏng vấn chuyên gia Thảo luận nhóm chuyên gia, thiết kế các câu hỏi phỏng vấn và phiếu điều tra Thu thập dữ liệu thứ cấp Phân tích dữ liệu hoàn thiện báo cáo Kết quả nghiên cứu Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
226 p | 514 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
258 p | 278 | 69
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 264 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 156 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
233 p | 205 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
225 p | 125 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Khoa học vật liệu: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới trong cấy ghép và tái tạo xương trên cơ sở Hydrogel Composite sinh học gồm biphasic calcium phosphate và polymer sinh học (gelatin, chitosan)
26 p | 142 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 125 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 120 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
81 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
0 p | 55 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật: Mô hình phần tử hữu hạn trong phân tích kết cấu dầm sandwich FGM
167 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
52 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn