intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

91
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối tại vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thông qua sự chỉ dạy của thầy hướng dẫn. Toàn bộ số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2018 Nghiên cứu sinh Lâm Văn Hà
  2. ii LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu trong luận án thuộc đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và hiệu lực tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê làm cơ sở cân đối cung cầu phân bón ở Việt Nam”. Đề tài luận án chủ yếu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - nơi nghiên cứu sinh đang công tác - và Trung tâm Phân tích Môi trường, Viện Hạt nhân Đà Lạt nơi thực hành phân tích mẫu. Để hoàn thành công trình này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và bà con nông dân. Với sự kính phục và biết ơn sâu sắc đến, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Đỗ Trung Bình - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học Đất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - là những người thầy đã tận tình hướng dẫn cho công trình nghiên cứu này. Thầy đã định hướng, xác lập phương pháp luận nghiên cứu đề tài, bồi dưỡng nâng cao kiến thức vật lý, hóa học, sinh học đất và dinh dưỡng cây trồng, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, là người thầy, người lãnh đạo đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, làm việc và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Thị Công - nguyên Trưởng phòng Khoa học, Viện Khoa Học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Thạc sĩ Nguyễn Bích Thu - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, những người thầy đã hết lòng giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Quý Thầy, Cô thuộc các cơ quan Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
  3. iii - Ban lãnh đạo và anh chị em đồng nghiệp Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Gia đình em Nguyễn Văn Đồng (xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng); gia đình anh Bùi Văn Hải (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng); gia đình anh Lê Thanh Tùng (Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã nhiệt tình hợp tác thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng. Cuối cùng xin gửi lời tri ân đến bậc sinh thành, vợ, con và anh chị em, bạn hữu đã động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc và thực hiện luận án. Lâm Văn Hà
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. x DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ xii MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 1.3.1 Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối tại vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng ....................................3 1.3.2 Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan...............................................................................................................3 1.3.3 Xây dựng mô hình sản xuất cà phê bền vững trên đất nâu đỏ bazan tại cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng .............................................................................................. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................... 4 1.5 Giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................................................................4 1.6 Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................5 1.1 Độ phì nhiêu đất. .......................................................................................................5 1.1.1 Độ phì nhiêu đất và các luận điểm về độ phì nhiêu đất ..........................................5 1.1.2 Các yếu tố chính của độ phì nhiêu ..........................................................................6 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất....................................................................7 1.1.3.1 Các chỉ tiêu vật lý .................................................................................................7 1.1.3.2 Các chỉ tiêu hóa học ............................................................................................ 8 1.2 Vai trò của sinh vật đối với độ phì nhiêu đất nông nghiệp ................................ …15 1.3 Đặc điểm độ phì nhiêu của đất đỏ phát triển trên đá bazan ..................................19 1.3.1 Thành tạo và phân bố của đất đỏ phát triển trên đá bazan ở Việt Nam ...............19 1.3.2 Đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học đất đỏ phát triển trên đá bazan .................20 1.3.3 Diễn biến độ phì nhiêu của đất đỏ bazan trồng cà phê vùng Tây Nguyên ............22 1.3.3.1 Tính chất vật lý ...................................................................................................22 1.3.3.2 Tính chất hoá học ............................................................................................... 23 1.3.4 Đặc điểm đất nâu đỏ bazan vùng nghiên cứu .......................................................26
  5. v 1.4 Vai trò của phân bón với năng suất cây trồng và độ phì nhiêu đất ......................27 1.4.1 Khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp ......27 1.4.2 Vai trò của phân đạm, lân, kali với năng suất cà phê vối và đồ phì nhiêu đất .....29 1.4.2.1 Đặc điểm sinh thái của cây cà phê vối .............................................................. 29 1.4.2.2 Vai trò của đạm (N) với cây cà phê vối .............................................................. 29 1.4.2.3 Vai trò của lân (P) với cây cà phê vối ................................................................ 31 1.4.2.4 Vai trò của kali (K) với cây cà phê vối ............................................................... 32 1.4.2.5 Ảnh hưởng của phân đạm, lân và kali đến độ phì nhiêu đất .............................. 34 1.4.3 Phân hữu cơ, vai trò của phân hữu cơ đến năng suất cây trồng và độ phì nhiêu đất ...................................................................................................................................37 1.4.3.1 Các nguồn chất hữu cơ chính bổ sung vào đất ..................................................38 1.4.3.2 Vai trò của phân hữu cơ ....................................................................................38 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 43 2.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 43 2.1.1 Nội dung 1: Điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng phân bón của nông dân trồng cà phê vối vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ..........................................43 2.1.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ, đạm và lân đến độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ........................................43 2.1.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ........................43 2.1.4 Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất cà phê vối bền vững trên đất nâu đỏ bazan cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ........................................................43 2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết vùng nghiên cứu .......................................................... 43 2.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 43 2.3.1 Đất và địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 43 2.3.2 Cây trồng ............................................................................................................. 45 2.3.3 Phân bón ................................................................................................................45 2.3.4 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 46 2.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................46 2.4.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông dân (RRA) ............................................ 46 2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ....................................................... 47 2.4.3 Phương pháp bón phân ......................................................................................... 49 2.4.4 Kỹ thuật chăm sóc..................................................................................................49 2.4.5 Phương pháp thu thập mẫu đất ........................................................................... 50 2.4.5.1 Mẫu giun đất. ......................................................................................................50 2.4.5.2 Mẫu đất đánh giá mật độ vi sinh vật ..................................................................50
  6. vi 2.4.5.3 Mẫu đất đánh giá các chỉ tiêu vật lý và hóa học đất ..........................................50 2.4.6 Phương pháp phân tích mẫu đất ........................................................................ 51 2.4.6.1 Phân tính một số tính chất vật lý đất ..................................................................51 2.4.6.2 Phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất ................................................................ 52 2.4.6.3 Phân tích vi sinh vật đất .....................................................................................53 2.4.7 Phương pháp thu mẫu, tính toán năng suất cà phê và hiệu quả kinh tế ...............53 2.4.7.1 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cà phê ...............................................53 2.4.7.2 Hiệu quả kinh tế và hiệu suất phân hữu cơ ........................................................54 2.4.8 Phương pháp xử lý thống kê số liệu .................................................................... 55 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................56 3.1 Thực trạng canh tác cà phê vối của nông dân vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.......................................................................................................................56 3.1.1 Qui mô diện tích và năng suất cà phê vối ............................................................. 56 3.1.2 Thực trạng sử dụng phân vô cơ cho cà phê vối.....................................................56 3.1.2.1 Lượng phân bón N, P, K .....................................................................................56 3.1.2.2 Tỷ lệ giữa các loại phân bón N:P2O5:K2O ......................................................... 60 3.1.2.3 Loại phân vô cơ dùng cho cà phê ......................................................................60 3.1.3 Thực trạng sử dụng phân hữu cơ bón cho cà phê vối ..........................................61 3.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ, đạm và lân cho cây cà phê đến độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng ..................................63 3.2.1 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ, đạm và lân cho cây cà phê đến một số tính chất vật lý đất ........................................................................................................ 63 3.2.1.1 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến một số tính chất vật lý đất .........63 3.2.1.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến một số tính chất vật lý đất .............64 3.2.1.3 Ảnh hưởng của liên tục bón lân đến một số tính chất vật lý đất ........................65 3.2.1.4 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến một số tính chất vật lý đất ......................................................................................................................... 65 3.2.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ, đạm và lân cho cây cà phê đến một số tính chất hóa học đất ......................................................................................................69 3.2.2.1 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến động thái pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015.................................................................................................69 3.2.2.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến động thái pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015.................................................................................................70 3.2.2.3 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến động thái pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015 ........................................................................................................71
  7. vii 3.2.2.4 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến động thái pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015 ......................................................................72 3.2.2.5 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến một số tính chất hóa học đất .....74 3.2.2.6 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến một số tính chất hóa học đất .........76 3.2.2.7 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến một số tính chất hóa học đất ...........80 3.2.2.8 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến một số chất tính chất hóa học đất. ............................................................................................................81 3.2.3 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ, đạm và lân cho cây cà phê đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất .................................................................................. 93 3.2.3.1 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất ........................................................................................................................... 93 3.2.3.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất ...................................................................................................................................94 3.2.3.3 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất ...................................................................................................................................96 3.2.3.4 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất .......................................................................................................96 3.2.4 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ, đạm và lân cho cây cà phê đến mật độ của một số vi sinh vật đất ............................................................................................. 101 3.2.4.1 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến mật độ vi sinh vật trong đất.....101 3.2.4.2 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến mật độ vi sinh vật trong đất. ........103 3.2.4.3 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến mật độ vi sinh vật trong đất...........104 3.2.4.4 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến mật độ vi sinh vật trong đất ....................................................................................................................... 106 3.2.5 Phân tích tương quan giữa các tính chất vật lý, hóa học và sinh học đất ......... 112 3.2.5.1 Tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ trong đất với một số tính chất vật lý đất .................................................................................................................................112 3.2.5.2 Tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ trong đất với một số tính chất hóa học đất .................................................................................................................................113 3.2.5.3 Tương quan giữa một số tính chất vật lý và hóa học đất với mật độ, kích thước và sinh khối giun đất .....................................................................................................115 3.2.5.4 Tương quan giữa một số tính chất vật lý và hóa học đất đến mật độ của một số vi sinh vật ......................................................................................................................118 3.2.5.5 Tương quan giữa mật độ giun đất với mật độ số vi sinh vật đất ......................119 3.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối..................121 3.3.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất cà phê vối.......................................121
  8. viii 3.3.2 Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất cà phê vối ...........................................123 3.3.3 Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất cà phê vối.............................................125 3.3.4 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên nền đất nâu đỏ bazan ......................................................................................126 3.3.5 Hiệu quả kinh tế (lãi) của sản xuất cà phê và đề xuất liều lượng, tỉ lệ NPK hợp lý cho cà phê vối kinh doanh vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ........................ 130 3.3.6 Phân tích tương quan giữa năng suất cà phê vối với một số yếu tố độ phì nhiêu đất .................................................................................................................................133 3.3.6.1 Tương quan giữa năng suất cà phê với một số tính chất vật lý đất .................133 3.3.6.2 Tương quan giữa năng suất cà phê với một số tính chất hóa học....................134 3.3.6.3 Tương quan giữa năng suất cà phê với một số yếu tố sinh học ...................... .135 3.4 Mô hình trình diễn sản xuất cà phê vối bền vững trên đất nâu đỏ bazan cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.................................................................................136 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 139 4.1 Kết luận ..................................................................................................................139 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 142
  9. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn C/N Tỉ lệ Cacbon hữu cơ trên nitơ tổng số CEC Dung tích hấp phụ (khả năng trao đổi cation) cfu/g Số lượng khuẩn lạc trên 1 gram đất Ctv Cộng tác viên ĐC Đối chứng ĐR Đất rừng EM Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu FAO Tổ chức Lương Nông thế giới K2Ots Kali tổng số K2Odt Kali dễ tiêu KPH Không phát hiện HC Phân hữu cơ HCCB Phân hữu cơ chế biến ICO Tổ chức Cà phê Quốc tế LC50 Nồng độ gây chết 50% số cá thể thí nghiệm NT Nghiệm thức Nts Nitơ tổng số OC Cacbon hữu cơ OM Chất hữu cơ tổng số P2O5ts Lân tổng số P2O5dt Lân dễ tiêu PCA Phân tích thành phần chính ST1 Giống Trường Sơn 1 SA Sunphat amoni TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTN Đất trước thí nghiệm UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ WASI Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên VSVTS Vi sinh vật tổng số VSVPG – P Vi sinh vật phân giải lân VSVPG – C Vi sinh vật phân giải xenluloza VSVCĐĐ Vi sinh vật cố định đạm
  10. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Lượng phân bón khuyến cáo cho cà phê vối trên đất đỏ bazan 34 Bảng 2.1 Một số tính chất vật lý đất trước thí nghiệm (TTN) và đất rừng 44 Bảng 2.2 Một số tính chất hóa học đất trước thí nghiệm và đất rừng 44 Bảng 2.3 Mật độ, kích thước và sinh khối giun đất trước thí nghiệm và đất rừng 45 Bảng 2.4 Mật độ vi sinh vật đất trước thí nghiệm và đất rừng 45 Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng trong phân hữu cơ sau khi ủ 46 Bảng 2.6 Liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân các nghiệm thức nghiên cứu 48 Bảng 2.7 Tóm tắt phương pháp và thủ tục phân tích một số tính chất hóa học của đất 52 Bảng 3.1 Năng suất cà phê trung bình và biến động năng suất theo tỷ lệ hộ nông dân (%) ở huyện Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm ....................................... 56 Bảng 3.2 Lượng đạm bón cho cà phê vối ở các vùng điều tra tỉnh Lâm Đồng (kg N/ha/năm) 57 Bảng 3.3 Lượng lân bón cho cà phê vối ở các vùng điều tra tỉnh Lâm Đồng (kg P2O5/ha/năm) 58 Bảng 3.4 Lượng kali bón cho cà phê vối ở các vùng điều tra tỉnh Lâm Đồng (kg K2O/ha/năm) 59 Bảng 3.5 Tỷ lệ N:P2O5:K2O bón cho cà phê vối ở Lâm Đồng 60 Bảng 3.6 Các loại phân vô cơ sử dụng bón cho cà phê vối (% số hộ) 61 Bảng 3.7 Tỉ lệ hộ nông dân 3 huyện vùng cao nguyên Di Linh sử dụng phân hữu cơ cho cà phế vối 61 Bảng 3.8 Liều lượng phân hữu cơ nông dân 3 huyện vùng cao nguyên Di Linh bón cho cà phê vối 62 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến một số tính chất vật lý đất 63 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của liên tục bón phân N đến một số tính chất vật lý đất ………………………………………………………………………..64 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến một số tính chất vật lý đất 65 Bảng 3.12 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến một số tính chất vật lý đất 67 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến một số chất tính chất hóa học đất 74
  11. xi Bảng 3.14 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến một số tính chất hóa học đất 80 Bảng 3.15 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến một số chất tính chất hóa học đất 82 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ chế biến đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 93 Bảng 3.17 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 95 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 96 Bảng 3.19 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 99 Bảng 3.20 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến mật độ vi sinh vật đất 101 Bảng 3.21 Ảnh hưởng của liên tục bón phân đạm đến mật độ vi sinh vật đất 103 Bảng 3.22 Ảnh hưởng của liên tục bón phân lân đến mật độ vi sinh vật đất 105 Bảng 3.23 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến mật độ vi sinh vật đất 107 Bảng 3.24 Ảnh hưởng của phân đạm đến tỉ lệ quả tươi/nhân và năng suất 123 Bảng 3.25 Ảnh hưởng phân lân đến tỉ lệ quả tươi/nhân và năng suất cà phê vối 125 Bảng 3.26 Ảnh hưởng giữa các liều lượng phân hữu cơ, đạm và lân đến năng năng suất cà phê vối 128 Bảng 3.27 Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê ở các nghiệm thức thí nghiệm 131 Bảng 3.28 Năng suất cà phê và hiệu quả kinh tế của mô hình 137
  12. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Chu trình chuyển hóa Nitơ trong đất .................................................... 12 Hình 1.2 Vai trò của vi sinh vật trong chu trình tuần hoàn vật chất 16 Hình 1.3 Quá trình hoạt động chuyển hóa hợp chất hữu cơ của giun đất trong đất 18 Hỉnh 2.1 Địa điểm nghiên cứu và khu vực thí nghiệm cà phê ở thôn Đan Hà, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 44 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm và các nghiệm thức (NT) nghiên cứu 47 Hình 3.1 Phân bố lượng phân đạm bón cho cà phê vối ở 3 huyện (Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm) tỉnh Lâm Đồng 57 Hình 3.2 Phân bố lượng lân bón cho cà phê vối của 3 huyện (Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm) tỉnh Lâm Đồng 58 Hình 3.3 Phân bố lượng kali bón cho cà phê vối ở 3 huyện (Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm) tỉnh Lâm Đồng 60 Hình 3.4 Tương hỗ giữa phân HC với lân và HC với đạm đến dung trọng đất 66 Hình 3.5 Tương hỗ giữa phân hữu cơ với đạm và giữa hữu cơ với lân đến đoàn lạp đất 68 Hình 3.6 Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ đến pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015 70 Hình 3.7 Ảnh hưởng của liên tục bón N và P đến động thái pHH2O của đất qua các năm 2013, 2014 và 2015 71 Hình 3.8 Tương hỗ giữa các liều lượng đạm với hữu cơ và giữa lân với hữu cơ đến pHH2O năm 2015 72 Hình 3.9 Tương hỗ giữa các liều lượng phân lân với đạm đến pH đất năm 2015 73 Hình 3.10 Ảnh hưởng của liên tục bón phân N đến hàm lượng CEC trong đất 76 Hình 3.11 Ảnh hưởng của liên tục bón phân N đến hàm lượng OM và Nts trong đất 77 Hình 3.12 Ảnh hưởng của liên tục bón N đến hàm lượng P2O5dt và K2Odt trong đất 79 Hình 3.13 Ảnh hưởng của liên tục bón phân N đến hàm lượng Ca2+, Mg2+ và Al3+ trong đất 80 Hình 3.14 Tương hỗ giữa phân hữu cơ với đạm đến hàm lượng OM và Nts 83
  13. xiii Hình 3.15 Tỉ lệ C/N trong đất của các nghiệm thức 86 Hình 3.16 Tỉ lệ Ca/Mg trao đổi trong đất ở các nghiệm thức 90 Hình 3.17 Ảnh hưởng tương hỗ giữa phân hữu cơ với lân và giữa phân hữu cơ với đạm đến hàm lượng Al3+ 91 Hình 3.18 Tương hỗ giữa phân HC với lân đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 97 Hình 3.19 Tương hỗ giữa phân HC với đạm đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 98 Hình 3.20 Tương hỗ giữa phân lân với đạm đến mật độ, kích thước và sinh khối giun đất 98 Hình 3.21 Tương hỗ giữa các liều lượng phân lân với hữu cơ và giữa lân với đạm đến mật độ vi sinh vật phân giải lân 109 Hình 3.22 Tương hỗ giữa các liều lượng phân đạm với hữu cơ đến mật độ vi sinh vật phân giải lân 110 Hình 3.23 Tương hỗ giữa liều phân hữu cơ với đạm và giữa phân hữu cơ với lân đến mật độ vi sinh vật phân giải xenluloza 111 Hình 3.24 Tương quan giữa dung trọng, độ xốp với hàm lượng chất hữu cơ trong đất 113 Hình 3.25 Tương quan giữa hàm lượng hữu cơ với CEC, K2Odt, Ca và Al 2+ 3+ trong đất 114 Hình 3.26 Tương quan giữa mật độ giun đất với độ xốp và đoàn lạp đất 116 Hình 3.27 Tương quan giữa hàm lượng OM với mật độ và kích thước giun đất 117 Hình 3.28 Tương quan giữa mật độ giun đất với VSVTS và VSVPG – C 119 Hình 3.29 Tương quan đa tuyến tính giữa các biến thuộc tính chất vật lý, hóa học và sinh vật đất với nhau trong môi trường đất nâu đỏ bazan 120 Hình 3.30 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến tỉ lệ quả tươi/nhân và NS nhân/ha 121 Hình 3.31 Hiệu suất phân hữu cơ chế biến đến năng suất cà phê nhân 122 Hình 3.32 Tương hỗ giữa các liều lượng đạm với hữu cơ đến tỉ lệ quả tươi/nhân và năng suất cà phê nhân năm 2015 126 Hình 3.33 Tương hỗ giữa các liều lượng lân với hữu cơ và lân với đạm đến năng suất cà phê nhân năm 2015 127
  14. 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Rhodic Ferralsols – FRr), là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao do có tầng canh tác dày, tơi xốp, hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng số ở giàu, đạm tổng ở mức khá. Loại đất này rất thích hợp trồng nhóm cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, hồ tiêu và cây ăn quả [2], [49]. Theo tài liệu Đất Việt Nam (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) cả nước có 2.425.288 ha đất nâu đỏ bazan, trong đó tỉnh Lâm Đồng, có 212.049 ha, phân bố chủ yếu ở cao nguyên Di Linh (182.818 ha) [1], [25]. Cà phê là cây trồng chủ lực trên đất nâu đỏ bazan của vùng Tây Nguyên. Theo Tổng cục Thống kê, (2016) diện tích cà phê của toàn vùng Tây Nguyên là 645.000 ha và giá trị xuất khẩu đạt 3,36 tỷ USD (ICO, 2016). Trong đó tỉnh Lâm Đồng có 157.307 ha, được trồng tập trung ở cao nguyên Di Linh với diện tích 140.482 ha (chiếm 89,3%) chủ yếu là cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre), chiếm khoảng 95% diện tích cà phê của tỉnh [69], [76]. Năng suất cà phê vối của Việt Nam hơn 10 năm gần đây luôn đạt bình quân trên 2 tấn nhân/ha, thuộc loại cao nhất thế giới, có nhiều nơi điển hình đạt 5 – 6 tấn/ha, cá biệt có những hộ đạt 9 – 10 tấn/ha. Đóng góp vào kết quả trên gồm nhiều yếu tố kỹ thuật (giống, chăm sóc, tưới nước, bảo vệ thực vật), nhưng phân bón vẫn là một yếu tố chi phối mang tính quyết định. Cà phê là cây lâu năm trồng trên các vùng đất cao, do đó cùng với nhu cầu cao về dinh dưỡng N, P, K thì phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng để tạo môi trường thâm canh ổn định và hiệu quả. Vì lý do đó, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của phân vô cơ N, P, K và phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng cà phê vối ở vùng Tây Nguyên. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Trương Hồng và Tôn Nữ Tuấn Nam, 1999; Y Kanin Hdơk, 2005; Trình Công Tư, 1996; Lê Hồng Lịch, 2000; Hồ Công Trực và Phạm Quang Hà, 2004, Nguyễn Văn Minh (2014), Nguyễn Văn Bộ (2016),… Tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở Đăk Lăk, Gia Lai, hơn nữa, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào quan tâm thấu đáo đến mối quan hệ giữa phân bón và độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan trồng cà phê. Riêng tỉnh Lâm Đồng, hiện có rất ít kết quả
  15. 2 nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng cho cây cà phê, đặc biệt là ở vùng cao nguyên Di Linh, nơi có các đặc điểm khí hậu và lịch sử hình thành đất đặc trưng hoạt động phun trào của núi lửa Kainozoi muộn đã làm cho tính chất đất khá khác biệt so với cùng loại đất nâu đỏ bazan ở các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên [1], ơ99]. Điều tra thực trạng sử dụng phân bón cho cà phê ở Lâm Đồng những năm gần đấy cho thấy có rất nhiều vấn đề đã trở thành thách thức đối với sản xuất bền vững cây cà phê. Trước hết, phần lớn nông dân sử dụng phân bón thiếu khoa học, bón rất cao về lượng và mất cân đối về tỷ lệ. Đối với phân đạm, có hơn 40% số hộ bón trên 500 N kg/ha/năm (cao nhất 897 kg N). Với phân lân, có 53% số hộ bón trên 300 kg P2O5/ha/năm (cao nhất 620 kg P2O5). Riêng phân kali, lượng bón phổ biến của nông dân đã khá hợp lý (trung bình 299 – 317 kg K2O/ha/năm), mặc dù vẫn còn một số hộ bón thừa kali. So với năng suất bình quân ở Lâm Đồng (3,6 tấn/ha) thì lượng phân đạm và lân lãng phí hàng năm rất lớn. Tỷ lệ bón phân vô cơ đa lượng cũng mất cân đối nghiêm trọng, ở đa số hộ nông dân tỷ lệ bón là N: P2O5: K2O = 1,38 : 1,0 : 0,94 [35]. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, giảm sức khỏe vườn cây, tăng sâu bệnh hại và gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai, lượng phân hữu cơ bón cho cà phê biến động rất lớn từ 0 – 45 tấn/ha/năm, 2 – 3 năm bón một lần. Thực tế, nhu cầu sử dụng phân hữu cơ ngày càng tăng, nhưng khả năng cung cấp tại địa phương vừa rất hạn chế lại vừa kém chất lượng, thực trạng sử dụng phân chuồng tươi (lợn, gà…) chưa qua xử lý vẫn còn khá phổ biến trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nghiên cứu sử dụng nguồn phân hữu cơ chế biến có chất lượng cao bù đắp cho nhu cầu phân hữu cơ là hết sức cần thiết. Một quá trình dài sử dụng phân bón cho cà phê chưa đúng, không hợp lý một mặt gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu đất trồng cà phê tại cao nguyên Di Linh, điển hình là hàm lượng Ca2+, Mg2+ giảm, đất bị chua hóa (pHKCl còn 3,53 – 4,67), lượng Al3+ và SO42- trong đất có xu thế tăng cao [34]. Trước nhu cầu cấp bách phải có một nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về mối quan hệ giữa đất – phân bón – sinh thái môi trường đất phục vụ thâm canh cây cà phê bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm
  16. 3 Đồng” được thực hiện. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung cơ sở khoa học cho chiến lược bón phân cân đối giữa vô cơ - hữu cơ nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan, đồng thời đóng góp cho thực tiễn sản xuất những kỹ thuật mới trong quản lý dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất cà phê ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Cung cấp thông tin mới về mối quan hệ của phân bón – độ phì nhiêu – sinh thái môi trường đất nâu đỏ bazan tại cao nguyên Di Linh. Bổ sung cơ sở khoa học trong chiến lược quản lý bón phân cân đối, hợp lý giữa phân vô cơ với phân hữu cơ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và cải thiện độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan phục vụ thâm canh bền vững cây cà phê. * Ý nghĩa thực tiễn Bổ sung thêm cho nông dân kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả để tăng năng suất cà phê, giảm chi phí phân bón thay cho tập quán lạm dụng phân hóa học và sử dụng phân hữu cơ chưa xử lý cho cà phê đang gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả sản xuất thấp. Đóng góp một số giải pháp kỹ thuật sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê theo hướng tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan trong chiến lược sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất bền vững của tỉnh Lâm Đồng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối tại vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. 1.3.2 Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan. 1.3.3 Xây dựng mô hình sản xuất cà phê bền vững trên đất nâu đỏ bazan tại cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng.
  17. 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Liều lượng của phân đạm (N); phân lân (P) và phân hữu cơ chế biến đến độ phì nhiêu đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan tại vùng cao nguyên Di Linh đã thâm canh cây cà phê qua nhiều năm. - Liều lượng của phân đạm (N); phân lân (P) và phân hữu cơ chế biến đến năng suất cà phê vối (Coffea canephora Pierre) được ghép giống cao sản Trường Sơn 1. 1.5 Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng phân bón N, P và phân hữu cơ chế biến đến một số tính chất vật lý (tỉ trọng, dung trọng, độ xốp và độ bền đoàn lạp trong nước), hóa học (pH, CEC, OM, Nts, P2O5 dễ tiêu, K2O tổng số và dễ tiêu, Ca2+, Mg2+, Al3+, tỉ lệ C/N, tỉ lệ Ca/Mg) và sinh học (giun đất, vi sinh vật tổng số, vi khuẩn cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải xenluloza) của đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có liên quan đến độ phì nhiêu, sinh thái môi trường đất và năng suất cà phê vối vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. 1.6 Đóng góp mới của đề tài - Xác định được tầm quan trọng của phân đạm, lân và phân hữu cơ đến độ phì nhiêu và sinh thái môi trường đất nâu đỏ bazan đang canh tác cà phê. - Đề xuất biện pháp sử dụng phân đạm, lân và hữu cơ chế biến hợp lý cho cà phê vối ghép giống cao sản nhằm ổn định năng suất cà phê cho tỉnh Lâm Đồng.
  18. 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Độ phì nhiêu đất 1.1.1 Độ phì nhiêu đất và các luận điểm về độ phì nhiêu đất Trong sản xuất nông nghiệp, đất là giá đỡ, là môi trường để cây trồng sinh sống và phát triển. Khác với đá mẹ và mẫu chất, đất có thuộc tính cơ bản là độ phì nhiêu, nhờ đó cây trồng có thể sinh trưởng phát triển và cho năng suất [93]. Khái niệm về độ phì nhiêu đất đã có từ thời Cổ La Mã (hơn 2.500 năm trước công nguyên) tuy còn sơ khai. Đến hơn 150 năm trước đây, C.Mác đã phân biệt rõ sự khác nhau của “độ phì nhiêu tự nhiên” và “độ phì nhiêu thực tế”, theo đó độ phì nhiêu thực tế chính là độ phì nhiêu tự nhiên được con người đầu tư thêm khoa học kỹ thuật và dinh dưỡng cho cây trồng để thu được sản lượng cao [93]. Đây là tiền đề cho những tiến bộ trong nhận thức về dinh dưỡng cây trồng và phân bón giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sáu định luật liên quan đến dinh dưỡng cây trồng: Định luật Trả lại, Định luật Tối thiểu, Định luật Tối đa, Định luật Cân đối, Định luật Hiệu suất phân bón và Định luật Ưu tiên chất lượng nông sản [24], [28], [33], [93]. Giai đoạn này cũng có nhiều quan điểm khác nhau về độ phì nhiêu của đất như: Ricacđô "độ phì nhiêu giảm dần"; các nhà thổ nhưỡng Liên Xô (cũ) mà đại diện là Viliams (1949), cho rằng "độ phì nhiêu đất không ngừng tăng lên, không có đất nào xấu chỉ có chế độ canh tác tồi mà thôi" [4]. Hay Henry (1943) [129], độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp những nguyên tố cần thiết cho cây trồng phát triển, không có sự hiện diện của các độc chất. Độ phì nhiêu của đất được xác định bằng nhiều kỹ thuật khác nhau và những thông tin này là cơ sở để đưa ra khuyến cáo về chế độ bón phân. Boyd G. Ellis và Henry D. Foth, (1988) [130], đánh giá độ phì nhiêu đất là đánh giá những thiếu hụt dinh dưỡng của cây trồng, phân tích trạng thái của cây và phân tích đất. Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học đất ở Việt Nam cũng đưa ra những định nghĩa xác đáng về độ phì nhiêu. Điển hình như Nguyễn Vy (2003) [93], Độ phì nhiêu của đất được chia làm 2 loại là độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế. “Độ phì nhiêu tự nhiên: xuất hiện trong quá trình hình thành đất dưới
  19. 6 tác động của đá mẹ, khí hậu và sinh vật. Độ phì nhiêu thực tế: trong điều kiện độ phì nhiêu tự nhiên có tính đến quá trình thổ nhưỡng đang xảy ra, trong mối quan hệ tương hỗ với các nhân tố vũ trụ và các nhân tố sinh học, với tác động quy luật phù hợp của con người vào đất thông qua việc bón phân và các phương thức canh tác nhất đinh, với loại hình kinh tế thích hợp cùng với phương thức và trình độ quản lý tốt nhất, đất trồng có thể sản xuất một số lượng nông sản lớn với chất lượng cao về dinh dưỡng, chứa không đáng kể các độc tố và độ phì nhiêu ấy luôn luôn được ổn định lâu bền”. Hay theo Đỗ Ánh (2003) [4], Độ phì nhiêu là khả năng của môi trường đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng "nước lẫn thức ăn", khả năng đó nhiều hay ít (độ phì cao hay thấp) do các tính chất lý học, hóa học và sinh học đất quyết định. Theo Nguyễn Như Hà (2005) [33], độ phì nhiêu tự nhiên có trong tất cả các loại đất tự nhiên, nó xuất hiện trong quá trình hình thành đất và hoàn toàn chịu sự tác động của con người. Độ phì tiềm tàng là độ phì tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được. Độ phì hiện tại hay còn gọi là độ phì thực tế là một phần của độ phì nhiêu tự nhiên có thể tác động ngay đến cây trồng. Nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về độ phì nhiêu thực tế đã làm thay đổi hướng nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng cây trồng từ nghiên cứu quan hệ “Đất – Cây trồng – Phân bón” trước đây sang nghiên cứu mối quan hệ “Đất – Cây trồng – Phân bón – Yếu tố khí hậu thời tiêt” để có những kết luận xác đáng hơn cho những vùng sinh thái riêng biệt. 1.1.2 Các yếu tố chính của độ phì nhiêu 1. Độ dày tầng đất: Khả năng đáp ứng phát triển của bộ rễ. 2. Cấu trúc đất: Liên quan đến chế độ nước, không khí và độ tơi xốp của đất. 3. Phản ứng của đất: Liên quan đến các phản ứng sinh hóa trong đất; mức độ hữu hiệu của các chất dinh dưỡng; thích nghi của rễ cây; hoạt động của sinh vật đất, tích lũy hay phân giải chất độc hại trong đất. 4. Hàm lượng chất dinh dưỡng: Mức độ di động/dễ tiêu. 5. Sức chứa chất dinh dưỡng, nước: Khả năng giữ và cung cấp từ đất cho cây. 6. Mùn/Hữu cơ và chất lượng mùn (axit Humic/axit Fulvic).
  20. 7 7. Mật độ và hoạt tính sinh học đất: Chuyển hóa chất hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân hoặc kiến tạo cấu trúc đất. 8. Hàm lượng các chất độc hại: các kim loại nặng (Cd, Hg, Pb, As), hay sắt/nhôm trong đất phèn, Na trong đất mặn, ... 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất 1.1.3.1 Các chỉ tiêu vật lý Một số tính chất vật lý của đất như: dung trọng, tỉ trọng, độ xốp và đoàn lạp bền trong nước có vai trò rất lớn trong sinh thái môi trường đất. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá độ phì nhiêu đất. Bởi vì, các yếu tố vật lý chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, chế độ không khí và nhiệt giúp cho hệ sinh vật đất đặc biệt là giun đất và vi sinh vật sinh sống, phát triển. Ngược lại chính hoạt động sống của sinh vật đất cũng tham gia cải thiện tính chất vật lý đất. * Dung trọng: là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá độ phì nhiêu vật lý của đất (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 2007) [27]. Dung trọng phụ thuộc vào thành phần cơ giới, khoáng sét, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc đất và kỹ thuật làm đất. Độ tơi xốp của đất cao nhất ngay sau khi làm đất (cày, xới), nhưng sau đó bị nén chặt dần và dung trọng sẽ tăng lên. Sau một thời gian dung trọng sẽ đạt cân bằng và không thay đổi. Đất có dung trọng thích hợp nhất cho cây trồng là từ 1,0 - 1,1 g/cm3. Đất đỏ bazan nguyên trạng ở Tây Nguyên dung trọng luôn < 1,0 g/cm3 (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [73]. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam (2005) [66], đất đỏ bazan trồng cà phê trên 10 – 15 năm tuổi ở Tây Nguyên có dung trọng dao động 0,99 – 1,0 g/cm3. Theo Võ Thị Gương và ctv (2004) [32], đất trồng lúa ở tầng đế cày có dung trọng dao động trong khoảng 1,4 g/cm3 là thích hợp. Để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt đối với đất thịt thì dung trọng 1,1 – 1,4 g/cm3, đối với đất sét thì dung trọng 1,4 g/cm3 và đất cát dung trọng khoảng 1,6 g/cm3 (Raymond W. Miller và ctv, 2001) [156]. * Tỉ trọng: Là thông số quan trọng có thể ước lượng thành phần khoáng cũng như hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 2008) [26]. Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73], Nguyễn Thế Đặng (2007) [27], tỉ trọng của đất thay đổi từ 2,5 – 2,8 g/cm3. Ở những loại đất khác nhau tỉ trọng đất cũng khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2