Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 10
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒ LƢƠNG XINH KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒ LƢƠNG XINH KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. BÙI ĐÌNH HOÀ 2. TS. LÊ QUANG DỰC THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tác giả luận án Hồ Lƣơng Xinh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và lời chỉ bảo chân tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài trƣờng Đại học KT&QTKD, ĐH Thái Nguyên. Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Đình Hòa và TS. Lê Quang Dực là những thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học KT&QTKD, trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế trƣờng ĐH KT&QTKD. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên… đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, nhiệt tình và giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Tôi rất cảm ơn bố mẹ, chồng và ngƣời thân trong gia đình, trong những năm qua đã động viên chia sẻ khó khăn giúp tôi có niềm tin và sức mạnh để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Hồ Lƣơng Xinh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án ......................................................... 4 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp ............................................................................................... 5 6. Bố cục của luận án ................................................................................................ 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ................ 15 1.1. Lý luận về kinh tế hộ nông dân .......................................................................... 15 1.1.1. Kinh tế hộ nông dân ........................................................................................ 15 1.1.2. Đất nông nghiệp và thu hồi đất nông nghiệp của các hộ nông dân để xây dựng các khu công nghiệp ......................................................................................... 22 1.1.3. Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp .......... 26 1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp ................................................................................. 31 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp ........................................................................ 39 1.2.1. Thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp của một số nƣớc trên thế giới ............................................. 39 1.2.2. Thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp của một số tỉnh ở Việt Nam ............................................... 44 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên .......................................... 48
- iv Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 50 2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ......................................................................... 50 2.2. Khung phân tích của luận án .............................................................................. 50 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 52 2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ...................................................................................... 52 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................................... 53 2.3.3. Tổng hợp thông tin .......................................................................................... 57 2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................................... 58 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 64 2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ............... 65 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh tế hộ. ................................................... 65 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập, thu chi của hộ nông dân ................... 65 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN........... 67 3.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 67 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 67 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên ............................................... 71 3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến phát triển kinh tế hộ sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 78 3.2. Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 79 3.2.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..... 79 3.2.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân điều tra sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 83 3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các KCN .................................................................................. 101 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp bằng hồi quy Binary Logistic ............................................................. 109 3.3.1. Kết quả phân tích của mô hình hồi quy ........................................................ 109 3.3.2. Kết quả kiểm định mô hình ........................................................................... 110 3.3.3. Thảo luận kết quả hồi quy Binary Logistic ................................................... 111
- v 3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 113 3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 113 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 114 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ................................. 117 4.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam cho phát triển kinh tế hộ nông dân .................................................................................................................. 117 4.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ..................................................................................................... 119 4.2.1. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.................................................. 119 4.2.2. Định hƣớng phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đât nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ......... 121 4.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 .... 122 4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .................... 123 4.4. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ............................ 125 4.4.1. Giải pháp chung ............................................................................................ 125 4.4.2. Giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ...... 129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 132 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 145
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCN Cụm công nghiệp CMKT Chuyên môn kỹ thuật CN Công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp ĐNN Đất nông nghiệp DT Diện tích ĐTH Đô thị hoá DVNN Dịch vụ nông nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc GO Tổng giá trị sản xuất GPMB Giải phóng mặt bằng GTSX Giá trị sản xuất Ha Hecta HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KHKT Khoa học kỹ thuật KKT Khu kinh tế KT&QTKD Kinh tế & Quản trị kinh doanh KT, XH Kinh tế, xã hội LĐ Lao động LĐ, TB&XH Lao động, thƣơng binh và xã hội LN Lâm nghiệp NL Nông lâm
- vii NLKH Nông lâm kết hợp NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn PTTH Phổ thông trung học QĐ Quyết định QH Quốc hội QHCT Quy hoạch chi tiết SXKD Sản xuất kinh doanh TĐC Tái định cƣ THĐ Thu hồi đất THĐNN Thu hồi đất nông nghiệp TM Thƣơng mại TM, DV Thƣơng mại, dịch vụ TNBQ Thu nhập bình quân Tr.đ Triệu đồng TS Thuỷ sản TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTg Thủ tƣớng UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quá trình THĐNN tại các KCN của tỉnh Thái Nguyên .............. 54 Bảng 2.2: Tổng số hộ bị THĐNN và số hộ điều tra theo tỷ lệ .................... 55 Bảng 2.3: Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong hồi quy Binary Logistic ..... 61 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................................. 69 Bảng 3.2: Tình hình dân số của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2012 - 2016....... 71 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 tính theo giá năm 2010 ........................................... 73 Bảng 3.4: GTSX ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 tính theo giá năm 2010 ..... 74 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016 tính theo giá năm 2010 .............. 75 Bảng 3.6: Vị trí và quy mô của các KCN tỉnh Thái Nguyên ...................... 76 Bảng 3.7: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................. 77 Bảng 3.8: Số hộ nghèo và tỷ lệ các hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên qua giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................... 78 Bảng 3.9: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tại các KCN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016 ...................................... 81 Bảng 3.10: Nhân khẩu và lao động của các hộ bị THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2014 và đến năm 2016 .................... 82 Bảng 3.11: Thông tin cơ bản các hộ điều tra sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên......................................................................... 83 Bảng 3.12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trƣớc THĐNN ......... 85 Bảng 3.13: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động sau THĐNN ......... 85 Bảng 3.14: Việc làm của các hộ nông dân trƣớc THĐNN tại các KCN ....... 87
- ix Bảng 3.15: Việc làm của các hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN .......... 88 Bảng 3.16: Việc làm của các hộ nông dân trƣớc và sau THĐNN tại các KCN phân theo nhóm hộ điều tra ............................................... 90 Bảng 3.17: Mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân sau THĐNN ...... 92 Bảng 3.18: Biến động thu nhập của các hộ nông dân sau THĐNN .............. 93 Bảng 3.19: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ nông dân trƣớc và sau THĐNN ................................................................................ 95 Bảng 3.20: Ngành nghề trƣớc và sau THĐNN của các hộ nông dân ............ 98 Bảng 3.21: Chi phí bình quân của các nhóm hộ nông dân trƣớc và sau THĐNN .............................................................................. 100 Bảng 3.22: Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân .................................................................................... 101 Bảng 3.23: Độ tuổi chủ hộ ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân .............. 102 Bảng 3.24: Tỷ lệ thành viên phụ thuộc ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân .................................................................................... 103 Bảng 3.25: Quy mô lao động ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân .......... 104 Bảng 3.26: Lao động đƣợc đào tạo ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân ...... 105 Bảng 3.27: Lao động đƣợc làm việc trong KCN đến thu nhập hộ nông dân..... 106 Bảng 3.28: Sử dụng tiền đền bù vào SXKD ảnh hƣởng 106đến thu nhập của hộ nông dân................................................................ 106 Bảng 3.29: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic ............... 109 Bảng 3.30: Kiểm định Omnibus của các hệ số trong mô hình .................... 110 Bảng 3.31: Tóm tắt kết quả mô hình ........................................................... 110 Bảng 3.32: Phân loại dự báo ........................................................................ 110 Bảng 3.33: Mô phỏng xác suất thay đổi thu nhập ....................................... 111 Bảng 4.1: Dự báo về phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại KCN đến năm 2020................................................................... 123
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Phỏng khung sinh kế phát triển bền vững liên quan đến thu hồi đất ................................................................................ 27 Hình 2.1: Khung phân tích ....................................................................... 51 Hình 3.1: Bản đồ vị trí các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .............. 76 Biểu đồ 3.1: Biến động thu nhập của các hộ nông dân sau THĐNN........... 94 Biểu đồ 3.2: Ngành nghề trƣớc và sau THĐNN của các hộ nông dân ........ 99
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chứng minh rằng kinh tế hộ là loại hình kinh tế tƣơng đối phổ biến và đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Kinh tế hộ ngày nay đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội (KT, XH) của mỗi nƣớc. Ở Việt Nam, kinh tế hộ nông dân có vai trò và ý nghĩa to lớn khi xuất phát điểm là nƣớc sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân là một đơn vị sản xuất phổ biến. Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nƣớc. Để có quỹ đất phát triển các khu công nghiệp (KCN) phục vụ CNH, HĐH thì thu hồi đất nông nghiệp (THĐNN) là quá trình tất yếu, khách quan. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề THĐNN phục vụ CNH, HĐH nhƣng hiện nay vẫn còn bỏ trống hoặc nghiên cứu chƣa đầy đủ về kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN. Đây là lý do cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về vấn đề này. Theo quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tại những địa phƣơng có tỷ trọng công nghiệp trong giá trị sản xuất (GTSX) thấp [10]. Tính đến tháng 12 năm 2016 cả nƣớc có hơn 325 KCN đƣợc thành lập trong đó có 220 KCN đã đi vào hoạt động và có 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng [9]. Có đến 95.000 hecta (ha) đất tự nhiên bị thu hồi nhằm mục đích xây dựng các KCN trong số đó có đến hơn 80% là diện tích đất nông nghiệp [64]. Phải ghi nhận các tác động tích cực của quá trình THĐNN tại các KCN nhƣ: tạo kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, theo đó thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ lớn cả trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Hàng năm, số lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào KCN chiếm khoảng từ 60- 70% tổng vốn đầu tƣ FDI thu hút đƣợc của cả nƣớc. Trung bình trong giai
- 2 đoạn 2011-2015, các KCN thu hút đƣợc khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc [37] nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo nền tảng vật chất gia tăng thu nhập; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội, tạo nhiều việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế; phát triển các KCN có tính đồng bộ và hiện đại sẽ hình thành phƣơng thức quản lý, kiểm soát, sử dụng tiết kiệm đất đai; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ nhanh chóng và có hiệu quả; tạo ra động lực lan tỏa, biến những vùng nông thôn vốn lạc hậu, chậm phát triển thành những vùng đô thị mới phát triển năng động, hiệu quả; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, khu vực kinh tế …[46],[38]. Nhƣng các tác động tiêu cực của quá trình THĐNN cũng không hề nhỏ đến kinh tế hộ nông dân. Theo nhƣ nghiên cứu của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân và nhiều nghiên cứu khác sau THĐNN có tới hơn 37% hộ nông dân có thu nhập thấp hơn so với trƣớc THĐNN, đây là một tỷ lệ quá cao làm cho kinh tế hộ nông dân phát triển không ổn định, không bền vững. Tỷ lệ thất nghiệp, không có việc, không đủ việc làm của các lao động nông nghiệp sau THĐNN của một số tỉnh rất cao nhƣ Hà Nội chiếm hơn 46%, Hải Phòng chiếm hơn 54%, Bắc Ninh chiếm hơn 45%...[49]; sử dụng tiền đền bù sau THĐNN không hợp lý dẫn đến các tệ nạn trong đời sống hộ nông dân…[28]. Nhƣng vấn đề trên cần phải đƣợc giải quyết để đảm bảo kinh tế hộ nông dân sau THĐNN đƣợc phát triển, ổn định và bền vững. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào, lao động có trình độ tay nghề cao để có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả. Thực hiện mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội (KT, XH) của tỉnh đến năm 2020, xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ [80]. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong giai đoạn từ 2012 - 2016 tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành THĐNN tại 06 KCN đã đƣợc Chính phủ phê duyệt [12], đã ảnh hƣởng đến 16.073 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, có đến 947 ha đất bị thu hồi trong đó có hơn 80% là diện tích đất nông nghiệp và ảnh hƣởng đến 46.073 lao động [5].
- 3 Thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên nhƣ thế nào? kinh tế hộ nông dân sau THĐNN đã có những thay đổi gì? có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN?... Đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn hiện nay không chỉ đối với nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địa phƣơng mà còn rất cần thiết đối với các doanh nghiệp khi THĐNN của các hộ nông dân. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, phân tích kinh tế hộ nông dân sau THĐNN nhằm đƣa ra đƣợc những giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân là cần thiết. Từ đó tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu luận án: “Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên’’. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế hộ nông dân sau THĐNN. - Phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 trên cơ sở đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian Luận án nghiên cứu kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- 4 * Về thời gian - Số liệu thứ cấp của đề tài: đƣợc thu thập từ năm 2012 đến năm 2016. - Số liệu sơ cấp của đề tài: phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân đƣợc điều tra năm 2016 đối với các hộ nông dân đã bị THĐNN từ những năm 2014 trở về trƣớc. - Luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. * Về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây: - Nghiên cứu kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN của một số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ một số địa phƣơng trong nƣớc. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN có giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. Thông qua đó lƣợng hóa các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN bằng mô hình hồi quy Binary Logistic. - Để đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuy nhiên các nội dung đƣợc phân tích đánh giá trong luận án sẽ hƣớng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 4.1. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung thêm lý luận liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN. Thứ hai, luận án bổ sung nhân tố mới là lao động đƣợc làm việc tại các KCN vào mô hình nghiên cứu kinh tế hộ nông dân sau THĐNN. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hƣớng và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ sau THĐNN tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
- 5 4.2. Ý nghĩa của luận án - Luận án là tài liệu tham khảo có căn cứ khoa học vững chắc giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các chủ hộ, các doanh nghiệp, các chủ đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quan tâm đến kinh tế hộ sau THĐNN. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy tại các trƣờng chuyên nghiệp, tài liệu tham khảo của các sinh viên, học viên và các nghiên cứu sinh. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp 5.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Quá trình THĐNN là tất yếu, khách quan đối với các nƣớc để phát triển CNH, HĐH. Đã có rất nhiều các công trình ở nƣớc ngoài nhƣ: nghiên cứu của Diana Carney (1998) [86], nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 1998) tại Trung Quốc [71],... và nhiều nghiên cứu khác đã nghiên cứu về kinh tế hộ sau THĐNN thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề nhƣ sinh kế của hộ nông dân, phân tích các nguồn lực của hộ sau THĐNN… Điển hình là các nghiên cứu: - Nghiên cứu của Goyal (1996) tại Ấn Độ [56] cho thấy rằng, các giải pháp trong phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐ nếu không thực hiện nghiêm túc sẽ tạo ra một lƣợng lớn ngƣời dân bị nghèo đói sau khi các dự án xây dựng. Thông thƣờng các dự án đánh giá thấp hơn thực tế số ngƣời bị ảnh hƣởng và đánh giá sai chi phí của quá trình THĐ. Vì vậy sau THĐ để đảm bảo mức sống cơ bản của ngƣời dân và bảo vệ họ tránh đƣợc nguy cơ nghèo đói, thì chính quyền địa phƣơng có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các giải pháp ổn định kinh tế hộ sau THĐ. Cũng theo nghiên cứu này chính quyền địa phƣơng cần phải hỗ trợ ngƣời dân sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý và đầu tƣ lâu dài vì có đến 83% số tiền đền bù đƣợc các hộ sử dụng để sửa nhà, mua sắm vật dụng và trả nợ, chỉ có 15% số tiền này đƣợc dùng để đầu tƣ sinh lợi. Nhƣ vậy nghiên cứu trên đã chỉ ra sự cần thiết của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế hộ sau THĐ và hƣớng dẫn các hộ sử dụng tiền đền bù hợp lý.
- 6 - Nghiên cứu của World Bank, (1998) tại Trung Quốc trong việc THĐ để xây dựng đập thủy điện Shuikou (Trung Quốc) [56]. Trong nghiên cứu đã chỉ rõ các thiệt hại khi THĐ bao gồm: thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà cửa...và đƣa ra các giải pháp tạo điều kiện cho phục hồi sản xuất và mức thu nhập của hộ. Để thực hiện các giải pháp này nghiên cứu cũng chỉ rõ các yếu tố quan trọng bao gồm: nâng cao chất lƣợng lao động, tạo việc làm cho lao động mất đất, sử dụng tiền đền bù hợp lý, sự tham gia của các tổ chức cộng đồng trong khu dân cƣ. - Tổ chức Department for International Development (DFID) (1999) với nghiên cứu Sustainable Livelihoods Guidance Sheets [85]. Tổ chức này đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề sinh kế cho ngƣời dân và đƣa ra các khung sinh kế bền vững cho ngƣời dân; đặc biệt năm 1999 tổ chức đã đƣa ra khung sinh kế bền vững cho các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất. Theo khung sinh kế bền vững thì quá trình thu hồi đất là một cú sốc lớn đối với hộ nông dân. Bằng sự kết hợp của 5 nguồn lực là con ngƣời, tài chính, tự nhiên, vật chất và xã hội, các hộ sau THĐ phải thiết lập trạng thái cân bằng mới để làm sao có đƣợc thu nhập cao hơn, giảm các yếu tố gây tổn thƣơng cho hộ. - Nghiên cứu của World Bank, (2004)[45] tại một số quốc gia đã đƣa ra kết luận: THĐ sẽ ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời nông dân, đặc biệt là thu nhập bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. World Bank đánh giá; khi ngƣời dân bị THĐ thì cuộc sống thay đổi rất lớn, đặc biệt là các yếu tố tạo nên nguồn thu nhập bị ảnh hƣởng theo ba chiều hƣớng: thu nhập tăng hoặc giảm đi, hoặc duy trì nhƣ ban đầu, nhƣng mục tiêu chung cần phải tăng chi tiêu những hộ dân có thu nhập cao bằng nhiều giải pháp nhƣ: cung cấp tín dụng trực tiếp cho các hộ có hƣớng kinh doanh nhỏ và tự làm chủ bản thân; mở các lớp đào tạo hƣớng nghiệp, hƣớng dẫn mô hình kinh tế mới thích ứng với thay đổi của điều kiện sống mới; hỗ trợ kiếm việc hay giới thiệu việc làm cho ngƣời dân vào các công ty, doanh nghiệp mở trên địa bàn thu hồi đất, ƣu tiên việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. - Nghiên cứu của Gregory, P.A, School of Arigicultural and Forest Sciences, University of Wales (2005) “Factors Affecting Income Generation And Livelihood Diversification Strategies Of The Very Poor” [87]. Nghiên cứu điều tra các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình. Thông qua kết quả nghiên cứu và điều tra cho
- 7 thấy, sinh kế của các hộ có đƣợc từ các nguồn khác nhau nhƣ: đất đai, các nguồn thu nhập, các mối quan hệ xã hội…, trong đó nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra mọi hoạt động cơ bản cho thu nhập, cho dù có sản xuất nông nghiệp hay không sản xuất nông nghiệp là đất đai. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng. Nghiên cứu này mới chỉ ra đƣợc các nguồn lực sinh kế của hộ chứ chƣa đƣa ra đƣợc sự ảnh hƣởng của kinh tế hộ. 5.2. Nghiên cứu ở trong nước THĐNN tại các KCN có tác động sâu rộng đến thành công của tiến trình CNH, HĐH. Vì vậy vấn đề THĐNN nhận đƣợc sự quan tâm và là chủ đề nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức khoa học. Đã có rất nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh này, nhiều nhà xuất bản, tạp chí đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực đời sống, việc làm, kinh tế hộ sau THĐNN nhằm các mục đích khác nhau phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng bao gồm các vấn đề: về thu nhập, đời sống, việc làm và các tác động xã hội đến ngƣời dân sau THĐNN. Sau đây tác giả trình bày một số công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN: - Lê Du Phong với cuốn sách xuất bản năm 2007 nghiên cứu về “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” [49]. Nội dung cuốn sách đánh giá đƣợc một cách chi tiết cụ thể, sâu sắc đời sống việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng KT, XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nƣớc ta. Cuốn sách cũng cho thấy những khó khăn, tồn tại, những vƣớng mắc trong quá trình THĐ hiện nay, đồng thời đƣa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng KT, XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tổng thể, khá đầy đủ, đƣa ra đƣợc nhiều con số để chứng minh quá trình THĐ có ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời bị THĐ, tuy nhiên những
- 8 con số này chỉ đƣợc phân tích định tính chứ chƣa đƣợc phân tích định lƣợng, để kiểm định mối quan hệ, mối tƣơng quan giữa thu nhập của ngƣời dân sau THĐ với các yếu tố có liên quan đến thu nhập nhƣ trình độ chuyên môn, số lƣợng diện tích đất bị thu hồi, số tiền đƣợc đền bù,…. - Đỗ Đức Quân với cuốn sách xuất bản năm 2009, "Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình)"[52]. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng nông thôn, đồng bằng hiện nay trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tình trạng chung trong nông thôn hiện nay là hiện tƣợng thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp để từ đó làm cho một bộ phận dân cƣ nông thôn mất việc làm, chất lƣợng môi trƣờng bị suy giảm, mất cân đối và thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn... Trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về xã hội và các giải pháp khác nhằm khắc phục các hạn chế, tiêu cực của quá trình THĐ xây dựng và phát triển các KCN. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới chỉ chú trọng nghiên cứu vào tình trạng mất việc làm, tình trạng thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn chứ chƣa chú trọng nghiên cứu thu nhập, các hình thức chuyển đổi kinh tế của ngƣời dân sau khi THĐ nông nghiệp, chƣa nghiên cứu chi tiết mức độ và mối tƣơng quan giữa các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn. - Nguyễn Chí Mỳ và Hoàng Xuân Nghĩa với cuốn sách "Vấn đề hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp" đƣợc xuất bản năm 2009 [41]. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau cùng đề cập đến vấn đề bảo đảm lợi ích cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời nông dân sau khi THĐ và các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội và một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Tuy nhiên trong cuốn sách chỉ là tập hợp các bài biết về quá trình THĐ, giải phóng mặt bằng ở Hà Nội nhƣ vậy khi đƣa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề nảy sinh hậu giải phòng mặt bằng thì có thể hoặc ít phù hợp với một số địa phƣơng khác vì sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, KT, XH giữa các vùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm Sò vua (pleurotus eryngii) và nấm Vân chi (trametes versicolor) ở Việt Nam
213 p | 544 | 244
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 487 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 218 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 253 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 256 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 212 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 179 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 156 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 164 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 260 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 142 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 178 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 31 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 146 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định các yếu tố hạn chế về đất đối với cây rau cải bắp trên vùng sản xuất rau chính tại tỉnh Lào Cai
207 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 15 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 121 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn