intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng ổi Thanh Hà-1 tại Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 trồng tại Hải Dương và xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng của giống, làm cơ sở để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống ổi này đạt hiệu quả kinh tế cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng ổi Thanh Hà-1 tại Hải Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ THỊ MỸ HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN RA HOA, ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỔI THANH HÀ-1 TẠI HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ THỊ MỸ HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN RA HOA, ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỔI THANH HÀ-1 TẠI HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số : 9 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hoàng Minh Tấn 2. TS. Bùi Quang Đãng HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu khoa học của luận án này là của riêng tác giả. Các kết quả, số liệu và hình ảnh trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được các tác giả khác sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Thị Mỹ Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy hướng dẫn khoa học là GS.TS. Hoàng Minh Tấn và TS. Bùi Quang Đãng. Hai thầy đã chỉ bảo, dìu dắt, giúp đỡ tận tình về nội dung, phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hôm nay bản luận án đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô của Ban Đào tạo sau Đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Rau quả - Đơn vị chuyên môn và cũng là nơi công tác của tôi đã luôn dành thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn UBND xã Liên Mạc, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương đã nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận án. Tác giả luận án Lê Thị Mỹ Hà
  5. iii MỤC LỤC TT Nội dung Trang Lời cam đoan ....................................................................................................................i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vii Danh mục bảng ............................................................................................................ viii Danh mục hình.............................................................................................................. xii Mở đầu ............................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. Những đóng góp mới của đề tài ...........................................................................4 Chương I. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...................................................................6 1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của cây ổi .......................................................... 6 1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ổi ..................................................9 1.3. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây ổi ............................................................... 10 1.4. Một số giống ổi ở Việt Nam ...............................................................................11 1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi ở Việt Nam .................................................... 13 1.6. Nghiên cứu về các biện pháp cơ giới trong canh tác ổi và một số cây ăn quả khác ..............................................................................................................15 1.6.1. Nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa cành ...................................................................15 1.6.2. Nghiên cứu về kỹ thuật bấm ngọn ......................................................................20 1.6.3. Nghiên cứu về kỹ thuật vít cành tạo tán ............................................................. 23 1.7. Nghiên cứu về phân bón và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong canh tác ổi và một số cây ăn quả khác ........................................................................25
  6. iv 1.7.1. Nghiên cứu về sử dụng phân bón đa lượng ........................................................ 25 1.7.2. Nghiên cứu về sử dụng phân bón vi lượng và phân bón lá ................................ 33 1.7.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng .............................................34 1.8. Nghiên cứu về kỹ thuật bao quả trên cây ổi và một số cây ăn quả khác ............37 1.9. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu ....................................44 Chương II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu....................................46 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 46 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 47 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..................................................................................................47 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tác động cơ giới đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và thời gian thu quả của giống ổi Thanh Hà-1 .................... 47 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung phân bón đến năng suất và chất lượng giống ổi Thanh Hà-1 ................................................................................47 2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống ổi Thanh Hà-1......................................48 2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng ổi Thanh Hà-1 .......................................................................................... 48 2.2.6. Đánh giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp ổi Thanh Hà-1 ............................................48 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ................................................... 48 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 55 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................59 Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .......................................................... 60 3.1. Đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 tại huyện Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................................................................60 3.1.1. Đặc điểm hình thái lá của giống ổi Thanh Hà-1 tại huyện Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................................................................60 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của giống ổi Thanh Hà-1tại huyện Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................................................................61 3.1.3. Đặc điểm ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả ....................................63
  7. v 3.2. Ảnh hưởng của một số tác động cơ giới đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và thời gian thu quả của giống ổi Thanh Hà-1 ...................................66 3.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1..........................................66 3.2.2. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và thời gian thu quả của giống ổi Thanh Hà-1 ........................................................ 72 3.2.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến ra hoa, đậu quả và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1........................................................................................... 80 3.3. Ảnh hưởng của bổ sung phân bón đến năng suất và chất lượng giống ổi Thanh Hà-1 .........................................................................................................86 3.3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến năng suất và chất lượng giống ổi Thanh Hà-1 .....................................................................................................86 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất giống ổi Thanh Hà-1........................................................................................... 92 3.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống ổi Thanh Hà-1 ............................................................100 3.4.1. Ảnh hưởng của GA3 đến ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống ổi Thanh Hà-1.........................................................................................100 3.4.2. Ảnh hưởng của auxin α-NAA đến ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống ổi Thanh Hà-1 ..........................................................................105 3.5. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng ổi Thanh Hà-1 .......................................................................................................110 3.5.1. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến tỷ lệ giữ quả và năng suất giống ổi Thanh Hà-1 .......................................................................................................110 3.5.2. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến một số chỉ tiêu về quả của giống ổi Thanh Hà-1 ...................................................................................................114 3.6. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp ổi Thanh Hà-1 ứng dụng các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài ......................................................116 3.6.1. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của vườn mô hình thâm canh ...............................116 3.6.2. Một số chỉ tiêu về quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại vườn mô hình .................117 3.6.3. Hiệu quả kinh tế của ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà-Hải Dương ................119
  8. vi Kết luận và đề nghị ....................................................................................................121 1. Kết luận ............................................................................................................121 2. Đề nghị .............................................................................................................122 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án ...................................123 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................124 Phụ lục .........................................................................................................................136
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật Ca Can xi CT Công thức Cu Đồng Đ/c Đối chứng ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐK Đường kính Fe Sắt GA3 Gibberellin K Kali KCl Kali Clorua KNCLRQ Kiểm nghiệm chất lượng rau quả Mg Ma giê Mn Man gan α-NAA α-Naphthylacetic acid NCRQ Nghiên cứu rau quả NS Năng suất PTNT Phát triển nông thôn TB Trung bình TS Tổng số TSS Hàm lượng chất rắn tổng số VSV Vi sinh vật
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả ổi (phần ăn được) ............................. 10 3.1. Đặc điểm hình thái lá của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ........60 3.2. Khả năng sinh trưởng của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương........61 3.3. Thời gian ra lộc và kết thúc lộc của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014) ..................................................................................62 3.4. Kích thước các đợt lộc của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014) ..................................................................................... 62 3.5. Thời gian ra hoa, nở hoa, kết thúc nở hoa của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014) .................................................................63 3.6. Khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014) ..................................................................................64 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014)..................................................................64 3.8. Một số đặc điểm về quả giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương (năm 2014)........................................................................................................65 3.9. Một số chỉ tiêu sinh hóa quả giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ........................................................................................................65 3.10. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc và kích thước lộc xuân của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .................................................................................................... 67 3.11. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .................................................................................................... 69 3.12. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ........................................................................................................71
  11. ix 3.13. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch quả giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ............................ 73 3.14. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương..............................................75 3.15. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..................76 3.16. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến các chỉ tiêu cơ giới quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương..............................................78 3.17. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương..............................................79 3.18. Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà – Hải Dương .............................................81 3.19. Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..................82 3.20. Ảnh hưởng của bấm ngọn đến các chỉ tiêu cơ giới quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..................................................................................... 84 3.21. Ảnh hưởng của bấm ngọn đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .......................................................................85 3.22. Thành phần dinh dưỡng đất trồng ổi Thanh Hà-1 tại xã Liên Mạc – huyện Thanh Hà (năm 2014) ............................................................................86 3.23. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ................................ 87 3.24. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..........88 3.25. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến một số đặc điểm và các chỉ tiêu cơ giới quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương.............................. 90 3.26. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ........................................................ 91 3.27. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng các đợt lộc của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ............................................................ 93
  12. x 3.28. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà- Hải Dương ..............................................94 3.29. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ............................... 96 3.30. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số đặc điểm và các chỉ tiêu cơ giới quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .................................................98 3.31. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .......................................................................99 3.32. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương..........................................................100 3.33. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................102 3.34. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................................................104 3.35. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................105 3.36. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................................106 3.37. Ảnh hưởng của α-NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................107 3.38. Ảnh hưởng của α-NAA đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................109 3.39. Ảnh hưởng của α-NAA đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................110 3.40. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến khả năng giữ quả và mẫu mã quả của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................111 3.41. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ................112 3.42. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến một số đặc điểm và chỉ tiêu cơ giới quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương........................................114
  13. xi 3.43. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến một số chỉ tiêu sinh hóa quả ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..........................................................115 3.44. Số cành lộc ra hoa và tỷ lệ đậu quả của vườn mô hình thâm canh ................116 3.45. Năng suất của vườn mô hình thâm canh và vườn đối chứng .........................116 3.46. Một số chỉ tiêu cơ giới quả ổi Thanh Hà-1 ở vườn mô hình ..........................118 3.47. Một số chỉ tiêu về chất lượng sinh hóa quả ổi Thanh Hà-1 ở vườn mô hình ...........................................................................................................118 3.48. Hiệu quả kinh tế của ứng dụng các biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ............119
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .............................................71 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm vít cành đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .......................................................................77 3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .......................................................................83 3.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân kali đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ............................................................ 89 3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..................................................................................... 97 3.6. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ..............................................................................................103 3.7. Ảnh hưởng của α-NAA đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương ...................................................................................108 3.8. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất của giống ổi Thanh Hà-1 tại Thanh Hà - Hải Dương .....................................................................113 3.9. Năng suất của vườn mô hình thâm canh và vườn đối chứng .........................117
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ổi (Psidium guajava L.) có nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ và nay là một trong những cây ăn quả phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, nhất là ở các nước vùng Đông Nam châu Á như Philipin, Malaysia, Indonexia, Thái Lan và Việt Nam [8]. Mặc dù hiện nay ổi chưa được coi là cây ăn quả quan trọng nhưng là cây ăn quả có tiềm năng thương mại rất lớn. Ổi là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi, làm đồ hộp, nước giải khát, mứt ổi, ổi đông lạnh...tuy nhiên dạng tiêu dùng chủ yếu nhất là nước ổi cô đặc, đây là dạng sản phẩm có mùi thơm dễ chịu rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, ... Quả non, búp ổi, vỏ cây và rễ có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ở nước ta, cây ổi được đánh giá là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt, cho năng suất cao nếu được chăm sóc tốt. Cùng với nhiều loại cây ăn quả khác, ổi đã thực sự trở thành nông sản hàng hoá. Những năm gần đây, diện tích ổi tăng theo từng năm và thị trường tiêu thụ cũng ngày càng được mở rộng do đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ổi khoảng 1.450 ha, năng suất đạt 23 tấn/ha, sản lượng đạt 33 ngàn tấn, Hải Dương được coi là vùng sản xuất ổi lớn và tập trung của khu vực các tỉnh ĐBSH. Cây ổi đang là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất trong tập đoàn cây ăn quả của tỉnh Hải Dương. Giống ổi Thanh Hà-1 (tên cũ là ổi Thái Lan) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử cho các tỉnh phía Bắc (Quyết định số 213/QĐ-TT-CCN ngày 03/8/2018 của Cục trưởng Cục Trồng trọt), giống ổi này đang dần thay thế các giống ổi khác như ổi Bo đen, ổi Xá Lị (ổi dài), ổi Xù và trở thành giống ổi chính chiếm gần 70% diện tích ổi của huyện Thanh Hà (Hải Dương). Giống ổi này có ưu điểm sinh trưởng rất khỏe, chịu rét tốt, cành dẻo, không phải chống cành khi cây mang quả, năng suất cao, quả to, cùi giòn, vị ngọt hơi chua, quả cứng nên khi chín có thể giữ trên cây khoảng 7 ngày, lâu hơn so với giống ổi Đài Loan và dễ vận chuyển đi xa. Giống ổi này dễ xử lý điều tiết ra hoa trái vụ hơn so với các giống ổi khác, khi lộc còn non, chưa vào bánh tẻ
  16. 2 vẫn có thể bấm ngọn cho ra hoa, năng suất rất cao và ổn định, ít bị mất mùa và được người trồng ổi tại huyện Thanh Hà phát triển mạnh. Mặc dù diện tích ổi tăng khá nhanh chóng tại các tỉnh ĐBSH nói chung và Hải Dương nói riêng nhưng các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh ổi chưa mang tính hệ thống, còn hạn chế. Người sản xuất chủ yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm, chưa đánh giá hết ưu nhược điểm của giống trồng và thị trường tiêu thụ nên việc sản xuất mang tính rủi ro cao. Năm 2013, Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương đã ban hành quy trình “Kỹ thuật trồng và chăm sóc ổi theo VietGAP tỉnh Hải Dương” nhưng chưa cụ thể cho từng giống mà chỉ áp dụng cho sản xuất cây ổi nói chung. Ổi Thanh Hà-1 là giống ổi nhập nội, do có nhiều ưu điểm nổi trội nên gần đây diện tích ổi tăng theo từng năm, phát triển mạnh ở Hải Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật đối với ổi Thanh Hà-1 chưa được đề cập. Các biện pháp kỹ thuật được người dân đang áp dụng (bón phân, cắt tỉa vv..) chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu sinh lý của cây hoặc dựa trên các cơ sở khoa học vv.. mà chỉ dựa vào kinh nghiệm nên thiếu bền vững và kém hiệu quả. Từ những vấn đề trên, muốn nâng cao năng suất, chất lượng cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nhất là các tiến bộ kỹ thuật mới. Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: bón phân, cắt tỉa, bấm ngọn, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, bổ sung dinh dưỡng qua lá, bao quả cho giống ổi Thanh Hà-1 nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh cho việc phát triển giống ổi này trên quy mô sản xuất hàng hóa. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng ổi Thanh Hà-1 tại Hải Dương” góp phần xây dựng vùng sản xuất ổi hàng hóa trên quy mô lớn là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 trồng tại Hải Dương và xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng của giống, làm cơ sở để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống ổi này đạt hiệu quả kinh tế cao.
  17. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả, rải vụ thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của giống ổi Thanh Hà-1 tại vùng trồng Hải Dương. - Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy về kỹ thuật thâm canh cây ổi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đồng bộ các giải pháp kỹ thuật chăm sóc cây ổi Thanh Hà-1 góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, phẩm chất quả, rải vụ thu hoạch cho giống ổi Thanh Hà-1 có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn tại Hải Dương và các vùng trồng khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống ổi nghiên cứu là giống ổi Thanh Hà-1 Giống có nguồn gốc từ Thái Lan được trồng tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, giống được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, cây sinh trưởng mạnh, tỉ lệ đậu quả và năng suất cao, quả có hình thuôn dài, hình cầu, vỏ quả hơi sần, màu xanh vàng, thịt quả màu trắng kem, cùi dầy, thịt chắc, giòn, hương thơm trung bình, vị ngọt, lõi quả có hạt cứng, số hạt vừa phải, tỉ lệ thịt quả > 80%. - Vườn ổi được chọn để nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống là vườn ổi trồng sẵn của dân, có độ tuổi 1, 3, 5 năm tuổi, mật độ 625 cây/ha, trồng trên nền đất phù sa sông Thái Bình bồi tụ hàng năm, cây sinh trưởng tốt. - Vườn ổi được chọn để nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bấm ngọn, vít cành, bón phân, sử dụng chất ĐTST và bao quả là vườn ổi trồng sẵn của dân, cây 5 năm tuổi đã cho quả ổn định, sinh trưởng đồng đều, mật độ 625 cây/ha, trồng trên nền đất phù sa sông Thái Bình bồi tụ hàng năm.
  18. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật được triển khai thực hiện tại xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương: - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1 thực hiện trong năm 2014. - Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch; ảnh hưởng của thời điểm vít cành; ảnh hưởng của gibberellin (GA3); ảnh hưởng của auxin α-NAA thực hiện trong năm 2015, 2016. - Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn; ảnh hưởng của bổ sung phân bón kali; ảnh hưởng của phân bón lá; ảnh hưởng của thời điểm bao quả thực hiện trong năm 2014, 2015, 2016. - Ứng dụng các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài vào xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp ổi Thanh Hà-1 triển khai thực hiện năm 2017. * Phạm vi giới hạn của đề tài - Tại vùng trồng ổi tập trung của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, giống ổi đang được trồng phổ biến là giống ổi Thanh Hà-1 chiếm khoảng trên 70% diện tích. Do vậy đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống ổi Thanh Hà-1. - Do thực tế sản xuất đòi hỏi có sự vận dụng hợp lý kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của người dân nên đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chủ yếu như: bón phân, cắt tỉa, bấm ngọn, vít cành, sử dụng phân bón qua lá, chất điều tiết sinh trưởng và bao quả cho giống ổi Thanh Hà-1. 4.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 5. Những đóng góp mới của đề tài - Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển của giống ổi Thanh Hà-1 trồng tại Thanh Hà, Hải Dương. - Xác định được hiệu quả của một số tác động cơ giới đến sinh trưởng, phát triển, ra hoa và năng suất, phẩm chất của ổi Thanh Hà-1. Công thức cắt tỉa đầu cành, đầu ngọn làm tăng năng suất 42,2-45,4% so với đối chứng; vít cành vào tháng 5,6 tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, tăng năng suất 25,1-28,4%; bấm ngọn khi chồi có 5 cặp lá thật tăng năng suất 18,4-24,2%.
  19. 5 - Đã xác định được hiệu quả của việc bón phân có bổ sung thêm kali và chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, khả năng ra hoa và năng suất, phẩm chất của ổi Thanh Hà-1. Bón bổ sung phân kali với mức 0,3-0,4 kg KCl/cây tăng năng suất và cải thiện chất lượng quả rõ rệt; xử lý chế phẩm Đầu Trâu làm tăng năng suất 15,7- 17,3%, chế phẩm Multi K cải thiện rõ rệt chất lượng của quả ổi Thanh Hà-1. - Xác định được xử lý chất điều hòa sinh trưởng GA 3 và α-NAA với nồng độ 40-50ppm đã ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, ra hoa đậu quả, năng suất của ổi Thanh Hà-1. Năng suất của ổi tăng 14,7-16,5% (GA3) và 14,4-18,7% (α-NAA) so với đối chứng. - Xác định được bao quả khi đường kính quả 2,5-3,0cm làm tăng năng suất 1,6-1,8 lần so với đối chứng, đặc biệt sản phẩm có mẫu mã quả đẹp, sáng bóng hơn so với đối chứng (để tự nhiên không bao). - Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật theo kết quả nghiên cứu của đề tài vào thâm canh ổi Thanh Hà-1 đã làm tăng năng suất 28,7% (từ 25,1 tấn/ha lên 32,3 tấn/ha), lãi thuần tăng từ 158,3 triệu đồng lên 262,3 triệu đồng và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư tăng từ 2,34 lên 2,82 lần so với biện pháp canh tác truyền thống của người dân.
  20. 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của cây ổi * Nguồn gốc và phân bố: Ổi (Psidium guajava L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện tại ổi được trồng phổ biến ở tất cả các nước xứ nóng. Ổi có tính thích nghi rất rộng, không chỉ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, nhất là ở các nước vùng Đông nam châu Á như Philipin, Malaysia, Indonexia, Thái Lan và Việt Nam, mà còn được trổng cả ở các nước vùng á nhiệt đới, như các nước vùng Địa Trung Hải, vùng phía nam nước Pháp, vùng Florida, California của Mỹ [8]. Cây ổi thuộc chi Psidium (X=II), họ Sim (Myrtaceae) với khoảng 80 chi và 3000 loài khác nhau [69]. Ổi có tên tiếng Anh là “Guava”, có nguồn gốc từ tiếng Haiti là Guayaba. Cây ổi đươc trồng phổ biến ở các nước châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh; các nước châu Phi như Nam Phi, Dominica, Zimbabwe, Kenya; các nước châu Mỹ như Brazil, Columbia, Haiti, Mexico, bang Florida và California của Hoa Kỳ, Peru, Venezuela; và một số nước ở Đông Á như Trung Quốc, Malaysia [79]. Ổi được coi như cây táo của vùng nhiệt đới, có thể cho quả quanh năm. Các giống ổi đang được trồng hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ châu Mỹ Latin, Ấn Độ, Đông Nam Á, Mexico và Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, ổi được trồng ở các vùng đồng bằng, miền núi từ miền Bắc vào miền Nam. Dù được trồng ở nhiều nơi trên cả nước nhưng diện tích sản xuất ổi còn rất nhỏ; chưa hình thành các vùng trồng ổi tập trung có diện tích lớn. Do đó, ổi được xếp vào nhóm cây ăn quả không phổ biến. Trước đây, ổi được trồng thương mại chủ yếu ở các tỉnh miền Nam; tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở miền Bắc cũng đã bắt đầu trồng ổi phục vụ nhu cầu thị trường đang có xu hướng tăng. Đặc biệt, do lá ổi chứa terpenoids nên ổi thường được trồng xen với cây có múi như cây cam để hạn chế ảnh hưởng của một số loại dịch hại trên cây có múi như rầy chổng cánh – vector truyền bệnh virus, và bệnh vàng lá greening, đem lại hiệu quả kinh tế cao [24].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1